Tương Lai:
.
THƯ NGỎ GỬI ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG,
TỔNG BÍ THƯ BCH ĐẢNG CỘNG SẢN VN
Kính thưa anh Nguyễn Phú Trọng,
Tôi dùng cách xưng hô
này để tiện cho nội dung thư sẽ viết với tư cách của một người có hân hạnh được
quen biết Anh. Đúng hơn là biết, chứ chưa dám nói là quen,
vì tôi cũng chỉ gặp và nói chuyện với anh đôi ba lần kể từ dạo anh làm Tổng
Biên tập Tạp chí Cộng sản và có mặt trong buổi tôi báo cáo với Tổng bí thư Đỗ
Mười và Bộ Chính trị về cuộc Khảo sát xã hội học về Cơ cấu xã hội và Phân
tầng xã hội, một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước. Theo lời
thuật lại của Chu Hảo, lúc ấy là Thứ trưởng Bộ KH và CN ngồi cạnh Anh, thì anh
đã nhận xét về tôi “Tay này báo cáo với Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mà cứ
nói khơi khơi như nói trước Hội đồng Khoa học của Viện không bằng !”.
Lần gặp gần đây nhất là ngày 17 tháng 1 năm 2011 tại Hội trường Hội nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Hà Nội. Có thể Anh quên vì bận nhiều việc nên tôi xin được nhắc lại : Hôm ấy, khi tôi đi đăng ký phát biểu ý kiến với Đoàn Chủ tịch Hội nghị, ngang qua chỗ Anh ngồi, Anh đã chủ động đứng dậy chào gọi và bắt tay tôi. Tôi cảm kích về cử chỉ thân thiện này, biết rằng thế là Anh vẫn nhớ tôi, nên đã bắt tay Anh rất chặt và nói “Xin chúc mừng Tân Tổng Bí thư“.
Anh cười và hỏi : “Chúc mừng cơ à?”. Tôi đoán biết và mang máng hiểu ra Anh đang nghĩ gì và định nói gì, nên cũng vui vẻ trả lời “Phải chúc mừng chứ. Hãy cứ chúc mừng đã. Và rồi tôi sẽ dõi theo công việc của Anh làm, hành động và ứng xử của Anh với tư cách Tổng Bí thư, để rồi có tiếp tục chúc mừng hay không là chuyện về sau, còn bây giờ thì phải chúc mừng đã”. Cả Anh và tôi cùng cười. Những người đứng cạnh cũng cười vì tôi vốn nói to, mọi người đều nghe và nhìn thấy. Nhắc lại chuyện này để nói rằng, hai năm qua, dõi theo những công việc Anh làm, quả thật tôi nghĩ là phải rút lại lời chúc mừng đã đưa ra với Anh hai năm trước. Vì sao?
Vì chưa lúc nào vận
mệnh của đất nước lại bấp bênh, chao đảo như hiện nay khi mà bàn tay của Trung
Quốc đã thọc quá sâu vào mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước, của đời sống đất nước
ta. Chính vì thế, chưa bao giờ uy tín của Đảng xuống thấp đến vậy. Điều này
liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của Tổng Bí thư. Thực trạng này được phơi
bày quá rõ ràng mà chính Anh, cũng như nhiều người giữ vị trí cao trong bộ máy
cầm quyền, đã nhiều lần trực tiếp hoặc gián tiếp nói ra, chứ chẳng phải do
“những phần tử thù địch” nào bôi nhọ cả!
Đành rằng với nguyên
tắc “lãnh đạo tập thể“, cả Bộ Chính trị, và toàn thể BCHTƯĐ phải chịu
trách nhiệm, tuy nhiên, với trách nhiệm là người đứng đầu BCHTƯ, Tổng bí thư là
người phải gánh vác, không thể đổ cho ai được cả.
Trong bức thư này chưa
thể nói nhiều về thực trạng của đất nước mà người Tổng bí thư phải chịu trách
nhiệm, xin chỉ nêu lên hai điều trực tiếp nhất và gần đây nhất đã làm trầm
trọng thêm sự mất uy tín của Đảng, gây bức xúc trong lòng dân: Một là phát biểu
tùy tiện của Tổng Bí thư tại Vĩnh Phúc gây phẫn nộ trong công luận, và hai là
sự câm lặng của Đảng, Nhà nước và cả Hệ thống chính trị trong ngày 17 tháng 2!
Cái ngày mà cách đây 34 năm, hơn nửa triệu quân Trung Quốc xâm lược theo lệnh
của Đặng Tiểu Bình đã tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc, gây nên tội ác
tày trời đối với đồng bào ta, hàng van chiến sĩ ta đã hy sinh trong cuộc chiến
đấu đánh trả quân xâm lược, buộc chúng phải tuyên bố rút quân.
Trong phạm vi bức thư
ngắn này, tôi chỉ đề cập đến hai vấn đề nói trên để mong được Anh xem xét và
cho tôi câu trả lời.
Quả thật, tôi quá sửng
sốt khi nghe anh nói: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có
thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chứ gì
nữa? Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò
lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’
không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan
điểm đấy. Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy
thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? Tham gia đi khiếu kiện,
biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì…ì? Cho nên các
đồng chí quan tâm xử lý cái này.”
Sửng sốt vì không thể
hình dung được đây là lời của Tổng Bí thư, một người vốn tính thận trọng, lại
tùy tiện quy kết một cách hồ đồ như vậy. Sẽ quá dài dòng và có lẽ cũng chưa là
thật sự cấp bách vào lúc này để chỉ ra sự lẫn lộn, nếu không muốn nói là đánh tráo
khái niệm, khi Tổng Bí thư nói đến “các luồng ý kiến” được nêu
lên trong dịp các tầng lớp nhân dân đóng góp ý kiến vào Dự thảo Sửa đổi Hiến
pháp theo Nghị quyết và lời kêu gọi của Quốc hội, lại là “suy thoái tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống“.
Là một trong những
người đã ký vào Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992, tham gia vào đoàn đại biểu
do ông Nguyễn Đình Lộc làm trưởng đoàn đến 34 Hùng Vương Hà Nội để trao bản
Kiến nghị đó cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 kèm theo một Dự thảo
Hiến pháp mới để tham khảo, tôi hết sức bất bình về quy kết hồ đồ của Tổng Bí
thư đối với một số điểm trong nội dung của 7 vấn đề mà bản Kiến nghị của chúng
tôi đã chuyển cho Ủy ban Dự thảo nói trên. Tuy vậy, trong thư ngỏ này, tôi
chỉ nói ý kiến của riêng tôi và chịu trách nhiệm về những điều tôi nói trong
bức thư này.
Phải nói thêm là, đoàn
đại biểu chúng tôi đã được Ủy ban Dự thảo tiếp đón trọng thị và tiếp nhận Kiến
nghị có 72 chữ ký cùng với Dự thảo Hiến pháp 2013. Một số phóng viên báo đến dự
và sau đó một số báo đã đưa tin về cuộc gặp này. Trong thư gửi ông Nguyễn Đình
Lộc, người dẫn đầu đoàn đại biểu đến trao Kiến nghị, ông Ủy viên Ủy ban, Trưởng
Ban Biên tập đã cho biết là “những điều nêu trong Kiến nghị nói trên sẽ được
tập hợp, nghiên cứu trong quá trình chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp”.
Vậy thì, khi Tổng Bí thư quy kết ” vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì
cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống. Chứ gì nữa? ” liệu có phải là nhằm vào những vấn đề mà bản Kiến nghị
của chúng tôi nêu lên không? Nếu vậy thì Nghị quyết và lời kêu gọi toàn dân góp
ý kiến vào việc Sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội còn có giá trị gì nữa khi mà những
ý kiến trái tai lãnh đạo thì bị quy là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống! Là một đại biểu Quốc hội, Tổng Bí thư phải trả lời với Quốc
hội và với cử tri về kết luận hồ đồ nói trên. Ít nhất, Tổng Bí thư cần giải
thích rõ những ý kiến mà Tổng Bí thư dẫn ra, vì sao gọi đó là suy thoái
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Là nhà lý luận, lại
từng là Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Tổng Bí thư cần giải thích rõ nội
hàm của khái niệm đạo đức, lối sống và tư tưởng chính trị
để từ đó mà nói rõ những “kiến nghị…” dẫn ra ở trên là suy thoái đạo đức,
lối sống,suy thoái về tư tưởng chính trị như thế nào? Một nhà lý luận sao
lại có thể giải thích tùy tiện và hồ đồ rằng : “Người ta đang có những quan
điểm đấy. Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy
thoái chứ còn gì nữa!“. Vậy thì đã thừa nhận người ta nêu lên “quan
điểm” thì cần phải tranh luận để làm sáng tỏ đúng sai, sao lại quy kết
đó là “suy thoái” và đòi phải “ xử lý“? Sẽ không
đúng lúc nếu lại đưa ra tất cả những điều mà Tổng Bí thư cho đó là suy thoái về
tư tưởng, đạo đưc, lối sống, xin chỉ đề cập đến mấy vấn đề sau đây:
Ở đâu thì tôi không rõ,
chứ trong 7 điểm nêu trong Kiến nghi về sửa đổi Hiến pháp 1992, thì kiến nghị
bỏ Điều 4 của Hiến pháp không đồng nghĩa với “phủ nhận sự lãnh đạo của
Đảng” theo cách hiểu của Tổng Bí thư. Xin nhắc lại nguyên văn nội dung
của kiến nghị đó trong văn bản đã được trao cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp năm 1992 :” … Chính vì vậy chúng tôi đề nghị bỏ Điều 4 của Dự thảo.
Việc tiếp thu đề nghị này tạo cơ hội cho Đảng Cộng sản Việt Nam lấy lại niềm
tin đã từng có trong dân để thực sự trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị được
xã hội chấp nhận“.
Một vấn đề nữa được
Tổng Bí thư nêu lên: “Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả?” và quy kết
đó là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” thì lại càng hồ
đồ hơn nữa. Xin nhắc lại rằng, đây là quan điểm chúng tôi đã nêu hơn mười năm
trước trong nhiều Hội thảo Khoa học do các cơ quan Nhà nước tổ chức và đã đăng
công khai trên nhiều tờ báo.
Xin chỉ dẫn ra một ví
dụ ; trong bài “Nhà nước pháp quyền và Xã hội dân sự” đăng trên
báo “Người Đại biểu Nhân dân“, tiếng nói của Quốc Hội và Hội đồng Nhân
dân, ngày 26.5.2006 và bài “Hành trình từ “chuyên chính vô sản” đến
“Làm chủ tập thể” và “Nhà nước pháp quyền“ cũng đăng trên “Người Đại
biểu Nhân dân” ngày 10.6.2013, tôi đã trình bày về vấn đề “tam quyền
phân lập” như sau :
“Vấn đề cơ bản nhất
của nhà nước pháp quyền là pháp quyền ở trên nhà nước. Theo nguyên lý của tư
tưởng pháp quyền đó, nhà nước phải được tổ chức theo nguyên tắc “tam quyền phân
lập”. Mục đích của sự phân quyền đó là trong cơ cấu quyền lực phải có sự kiểm
tra, kiểm soát lẫn nhau nhằm tránh sự độc quyền, lạm quyền. Nhà nước và công
chức chỉ được làm những điều luật pháp cho phép, còn dân thì được làm tất cả
những điều mà luật pháp không cấm, thể hiện rõ nguyên lý quyền lực chính trị và
quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền tham gia vào việc
hoạch đinh pháp luật, giám sát và kiểm soát hoạt động và nhân sự của bộ máy nhà
nước. Đây là điểm quy chiếu để xác lập sự khác biệt giữa nhà nước pháp quyền
và nhà nước không pháp quyền…Ở các kiểu loại nhà nước không pháp quyền
thì quyền lực được tập trung vào độc quyền cá nhân [nhà vua] hay một nhóm người
định đoạt mọi vấn đề của đất nước. Sự chuyển giao quyền lực giữa các chủ thể
quyền lực là cơ chế nối truyền [gia đình, dòng tộc, các nhóm quyền lực cùng
chung lợi ích, nhân dân đứng ngoài tiến trình này, hoặc chỉ là vật trang sức để
lừa mị mà thôi".
Vậy thì dựa vào cơ sở
nào để quy kết rằng nói đến "tam quyền phân lập" là
" suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống" xin Tổng Bí
thư chỉ rõ ra đặng chúng tôi nâng cao nhận thức. Cũng xin nói thêm rằng, hai bài
báo nói trên lại nằm trong cụm bài trong mục "Đàm luận sáng thứ hai"
của tôi đã được tặng thưởng báo chí về Đề tài Quốc hội và Hội đồng Nhân dân năm
2006. Ban tổ chức đã động viên tôi bay ra Hà Nội nhận giải thưởng bằng việc cho
biết là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng sẽ là người đứng ra trao giải thưởng
đó. Tôi đã gửi thư cám ơn và in lỗi đã không ra Hà Nội được, và bức thư đó đăng
trên báo. [Xin nói thêm là tiếp năm sau, tôi lại được tặng thưởng lần thứ hai
giải báo chí về Đề tài Quốc hội và Hội đồng Nhân dân năm 2007 cùng với hai tác
giả khác là ông Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội và hòa thượng Thích
Chơn Thiện, đại biểu Quốc hội] ! Vậy mà nay tôi lại bị Tổng Bí thư quy kết là “suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống” vì đã có tư tưởng về
“tam quyền phân lập” thì xem ra tôi khó mà tiếp thu sự khiển
trách của Tổng Bí thư về sự “suy thoái” của mình.
Đành tự an ủi với quan
điểm tôi đã viết trong bức thư nói trên [đăng trên báo Người Đại biểu Nhân
dân ngày 31.12.2006 với đầu đề do Tòa soạn đặt : "Dùng ngòi bút của
mình chiến đấu cho lý tưởng cao cả". Quan điểm đó là : "Nhằm
giữ cho ngòi bút của mình không thẹn với chính mình, phải có sự lao tâm khổ tứ
để chọn ý, chọn lời, chọn cách diễn đạt để sao cho những cá nhân nào đó khỏi
động lòng, khiến họ có thể dùng thói độc quyền chân lý, áp đặt tư duy, tùy tiện
quy kết, gây khó khăn cho tờ báo đã đăng bài của mình...Nhưng rồi nghề nào cũng
có nghiệp ấy, "đã mang lấy nghiệp vào thân" thì cũng phải bằng mọi
cách mà đi cho trọn con đường đã chọn...tôi sẽ tiếp tục chiến đấu bằng ngòi bút
trung thực của chính mình...!".
Vả chăng, thưa anh
Nguyễn Phú Trọng, tôi chỉ là hạt cát nhỏ nhoi trong biển cả nhân dân, sự bị xúc
phạm của tôi chưa là gì so với điều mà anh đã xúc phạm đến nhân dân, trong đó
có những bậc lão thành cách mạng đáng kính, những trí thức tâm huyết, những người
từng giữ trọng trách, nay tuy đã về hưu, tuy tuổi cao sức yếu, vẫn cố gắng tham
gia soạn thảo và ký vào Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992.
Họ làm điều ấy với lòng
mong mỏi đóng góp vào việc soạn thảo một Hiến pháp ngang tầm với đòi hỏi của
thời đại, đáp ứng được khát vọng của cả dân tộc muốn hội nhập vào quỹ đạo phát triển
của thế giới trong bối cảnh của nền văn minh mới thế kỷ XXI. Trong số đó, có
người từng được Anh mời đến góp ý kiến với Hội đồng lý luận Trung ương, mà nếu
tôi nhớ không nhầm, thì rất nhiều lần Anh tỏ ý kính phục và trân trọng trí tuệ
và tâm huyết của những đóng góp ấy với tư cách là Chủ tịch Hội đồng lý luận TƯ.
Những người như vậy mà Anh dám quy cho họ là "suy thoái tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống" sao?
Anh Trọng ạ, nếu thật
sự muốn chỉ ra sự suy thoái ấy thì phải tìm vào trong những kẻ vong
ân bội nghĩa với đồng bào, đồng chí từng ngã xuống trong cuộc chiến
tranh biên giới cách đây 34 năm! Vong ân bội nghĩa bằng sự câm
lặng trong ngày 17 tháng 2 để khỏi phải phạm vào "điều cam kết" với
những kẻ đã từng xua hơn nửa triệu quân xâm lược tràn vào các tỉnh biên giới
năm 1979, tàn sát dân lành, tiêu hủy nhà cửa, đốt phá làng mạc, kể cả việc đặt
bom phá khu di tích Păc bó. Vì vậy, nói về "suy thoái tư tưởng chính
trị" thì không thể chỉ quy chiếu vào sự trung thành
hay không trung thành với một hệ tư tưởng được áp đặt, khi mà
thực tiễn đã chứng minh những giáo điều từng được học thuộc lòng về hệ tư tưởng
ấy đã gây tai họa cho sự nghiệp của đất nước ghê gớm như thế nào. Thì chẳng
phải "Đổi Mới" được xem là một cột mốc trong đời sống của dân tộc ta
vì nó đã đưa đất nước vượt qua thảm họa của sự sụp đổ những năm 80 do sự áp đặt
mô hình được xây nên bằng những giáo điều tai hại đó sao!
Cho nên, trung thành
vơi truyền thống không có nghĩa là quay về những thế kỷ đã lụi tàn để ngắm một
dãy dài những bóng ma, mà trái lại phải đem hết sức mình tiến về phía trước,
như dòng sông chỉ có chảy ra biển mới gọi là trung thành với ngọn nguồn của
nó. Còn nói về tư tưởng chính trị của Đảng thì có lẽ nên tham khảo cách định nghĩa
về "đảng chính trị" của Đại Bách khoa Toàn thư Pháp
:" Nhìn chung, một đảng chính trị có thể được định nghĩa như thể là
một tập thể xã hội tìm kiếm sự ủng hộ của nhân dân nhằm trực tiếp thực thi
quyền lực, và tập thể này được tổ chức theo thời gian và không gian sao cho nó có
thể vượt qua được ảnh hưởng cá nhân của người lãnh đạo. Định nghĩa này vận dụng
ba yếu tố: nền tảng của đảng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của nó mà người ta xem
xét trước khi xem xét những đảng được định nghĩa như vậy đã hình thành trong
lịch sử như thế nào".
Ấy vậy mà, đã từ lâu, ở
ta, thường quen dùng và thích dùng khái niệm "Đảng ta", xem
đấy như là một lời phong tặng về uy tín của Đảng trong lòng dân, biến khái niệm
đảng chính trị thành một thứ "bái vật giáo", mà quên
mất rằng, khi là đảng cầm quyền, thì cũng như mọi thực thể quyền lực
khác, đều không tránh khỏi sự tha hóa. Biểu hiện rõ nhất của sự tha hóa ấy
chính là sự suy thoái về tư tưởng chính trị : ngày càng xa dân, cưỡi lên đầu
lên cổ dân do cơ chế toàn trị, không muốn và không dám tiếp nhận sự phản biện
xã hội [vì không có tự do tư tưởng, không có tự do báo chí, không cho phép
quyền tư do lập hội...]. Và sự tha hóa ấy bộc lộ rõ quy luật đã được lịch sử
đúc kết “quyền lực có xu hướng tham nhũng, quyền lực tuyệt đối thì tham
nhũng cũng tuyệt đối“! Câu chuyện về “một bộ phận không nhỏ” thoái
hóa biến chất cứ ngày càng to dần lên, càng chống càng phình to ra như một căn
bệnh ung thư đã di căn vô phương cứu chữa, mới đích thực là sự “suy thoái
về tư tưởng chính trị” gắn liền với “suy thoái về đạo đức lối
sống” đáng sợ nhất.
Thưa anh Nguyễn Phú
Trọng,
Sự suy thoái mà Anh vừa
nói, trước hết được biểu hiện quá rõ mà “triệu con mắt đều nhìn vào,
triệu ngón tay đều chỉ vào” trong ngày 17.2. 2013 vừa rồi : Đó là sự
quay lưng lại với đồng chí, đồng bào đã chết dưới họng súng của quân Trung Quốc
xâm lược. Máu của hàng vạn đồng bào và chiến sĩ ta đã thấm đẫm giải đất biên
cương. Máu người đâu phải là nước lã, ấy vậy mà để giữ “cam kết” với thế lực
hiếu chiến Bắc Kinh, người ta đã chỉ đạo quán xuyến từ trên xuống dưới không có
một nén hương, một vòng hoa tưởng niệm? Cần phải nói thêm rằng, thế lực hiếu
chiến mà ai đó đã “cam kết” lại đã ngang nhiên tổ chức rầm rộ lễ kỷ niệm về
ngày 17.2, ngày chúng mở cuộc chiến tranh xâm lược, nhưng lại rao rêu khắp cả
nước, đưa cả vào sách giáo khoa dạy trẻ em Trung Quốc, rằng đó là cuộc chiến
tranh tự vệ nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học”! Thế lực hiếu chiến mà ai đó
“cam kết” lại đang dung dưỡng cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan, công nhiên đưa
lên bảng hiệu trong cửa hàng Beijing Snacks tại Bắc Kinh dòng chữ
ngạo ngược :” không phục vụ người Việt Nam,
Philippines,
Nhật Bản và chó!”.
Vậy thì ai đã đưa ra
lời “cam kết” với bọn xâm lược là “không nhắc lại quá khứ” để tuyệt đối câm
lặng trong ngày 17.2 vừa rôi? Ai đã làm chuyện xấu hổ và dại dột
ấy? Ai? Xin Tổng Bí thư chỉ ra.
Thực hiện sự “cam kết”
đó, cùng với hương tàn khói lạnh trên các nghĩa trang liệt sĩ trong ngày 17.2,
là sự câm lặng trên toàn bộ báo chí chính thống và hệ thống truyền thông theo một
cây gậy chì huy thống nhất, là sự ngăn chặn, cản trở, đe dọa bắt bớ và trấn áp
những ai đã dâng hương hoa tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến
đấu chống quân xâm lược ở biên giới phía Bắc, biên giới phía Tây Nam, ở Hoàng
Sa năm 1974 và ở trận Gạc Ma, Trường Sa năm 1988. Còn sự suy thoái tư tưởng nào
bằng sự vong ân bội nghĩa ấy thưa anh Nguyễn Phú Trọng. Có sự sa đọa về đạo đức
và lối sống nào bằng sự vong ân bội nghĩa ấy thưa Tổng Bí thư?
Mặt khác, nếu muốn rao
giảng về đạo đức thì chính là đạo đức đích thực khi dám vượt qua
mọi sự đe dọa, trù dập, trấn áp cho đến những thủ đoạn thấp hèn quen thuộc là
đuổi việc, đuổi học, vẫn quyết theo tiếng gọi của lương tâm, phạm
trù cơ bản nhất của đạo đức, quyết dâng vòng hoa tưởng niệm tại Đài Liệt sĩ
trên đường Bắc Sơn, thắp nén hương tại tượng Quang Trung nơi Gò Đống Đa, giương
cao vòng hoa trắng quyết không cho những bọn vô sỉ giành giật và bóc xé dòng
chữ tưởng niệm tại tượng đài Cảm Tử bên hồ Hoàn Kiếm, vượt qua mọi sự rình mò
và soi mói để trang trọng dâng hoa và những dòng chữ tưởng niệm nhân ngày 17.2.2013
dưới chân tượng Đức Thánh Trần gần bến Bạch Đằng, quận I, thành phô Hồ Chí
Minh. Chính là đạo đức, khi trong mỗi ngôi nhà, không phân biệt là nhà cao
tầng, biệt thự hay nhà tranh vách đất, người ta thành tâm thắp một nén hương,
bày bình hoa trên ban thờ với dòng tưởng niệm những người đã chết trong cuộc
chiến đấu chống quân xâm lược nhân ngày 17.2. Cũng chính là đạo đức, khi nêu
cao một lối sống không chịu khuất phục, dám ngẩng cao đầu để biểu
thị chính kiến của mình như nhà báo trẻ nọ ”làm báo từ năm 2006 đến giờ.
Tôi nhận thức được hệ quả sẽ đến với tôi.” Biết rõ như vậy, nhưng nhà báo
ấy vẫn nói lên tiếng nói trung thực của chính mình, “hoàn toàn do mệnh
lệnh đạo đức của tôi ” như anh khẳng định.
Thưa anh Nguyễn Phú
Trọng,
Liệu sau khi nhỡ lời,
anh có thấy hối tiếc vì mình đã xúc phạm đến những người được nhân dân kính
trọng, vị tướng lão thành từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Trung
Quốc, năm nay đã 98 tuổi, đã suy nghĩ, nghiền ngẫm từng chữ từng lời, thêm bớt,
bổ sung trước khi ký vào Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992, và ngày 17.2 vừa
qua đã cùng với một số người đáng kính khác ký vào Kiến nghị ấy đã mang hoa đến
tưởng niệm các liệt sĩ ngã xuống vì sự tồn vong của Tổ quốc? Nếu có, thì Anh
nên xin lỗi họ, cũng tức là xin lỗi nhân dân. Chuyện nhất thời có sự hồ đồ
thiếu tỉnh táo cũng là chuyện thường tình, cho nên xin lỗi là một cử chỉ văn
minh trong lối sống của người có hiểu biết và có đạo đức.
Người có “tư tưởng chính trị” vững vàng chính là người có bản
lĩnh dám nhận sai lầm.
Vả chăng, hơn lúc nào
hết, khi con thuyền của đất nước đang chao đảo, là người giữ trọng trách lèo
lái thì biết thu phục nhân tâm, trân trọng hiền tài phải là cái
đức của người biết mình, biết người. Trót hồ đồ, nói thiếu cân nhắc, xúc phạm
những người đáng lý phải trân trọng, gây phẫn nộ trong công luận, thì việc lắng
nghe để bình tĩnh nhận ra chân lý, có ứng xử thích hợp, luôn là điều đáng làm.
Đến một vị vua từng nằm
gai nếm mật, mười năm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống giặc Minh, lên ngôi đại
định, mở đầu cho một triều đại vẻ vang thế kỷ XV, vua Lê Thái Tổ vẫn một lòng khiêm
nhường kính cẩn : “Nay trẫm gánh vác trách nhiệm nặng nề, sớm khuya kính
cẩn lo sợ, như đi trên băng mỏng, như đứng bờ vực thẳm chỉ vì chưa kiếm được
hiền tài giúp đỡ việc trị nước…”. Còn vua Lê Thánh Tông, gặp khi có
thiên tai đã chỉ dụ rằng “Bởi chính trị có thiếu sót, nên trời chỉ cho
bằng tai biến. Đó là do lỗi lầm của trẫm mà chuốc lấy họa chứ trăm họ có tội gì
đâu? Có phải vì trẫm đức tin chưa đến dân, lòng thành chưa thấu tới trời mà đến
nỗi như thế chăng?”. Cũng trên cái mạch tư duy ấy, vua Minh Mạng
thế kỷ XIX khi nghe tâu về vỡ đê, dân tình cơ cực đã xót xa tự vấn :” Nghĩ
tấm thân lạm ở trên trăm họ, không biết tu đức để trời cho hòa khí, đến nỗi dân
ta bị tai họa ấy, thực là một điều lỗi lầm của ta“! Thì ra, cha ông ta
xưa đã không mắc phải điều mà ngày nay đã trở thành ca dao hiện đại : “mất
mùa bởi tại thiên tai, được mùa bởi tại thiên tài đảng ta“!
Gợi lên vài dòng lịch
sử chi nhằm nói thêm với người gánh vác trọng trách quốc gia rằng : phải biết “kính
cẩn, lo sợ, như đi trên băng mỏng, như đứng bên bờ vực” chứ không thể
tùy tiện phán bảo và quen thói bịt miệng dân, chỉ muốn dân cúi đầu tuân phục
“chỉ thị, nghị quyết”, cho dù thực tiễn cho thấy có quá nhiều chỉ thị nghị
quyết sai lầm gây bao tai họa cho dân. Và rồi, cái cách lớn tiếng đe dọa “lợi
dụng việc góp ý kiến vào Hiến pháp để phá hoại đường lối chính sách, làm mất uy
tín và vai trò lãnh đạo của Đảng” của một vài người có trọng trách trên báo
chí và trên tivi mấy ngày qua đã không hù dọa được ai! Trái lại, chỉ làm cho
lòng dân thêm phẫn nộ. Điều này mong Tổng Bí thư cần lưu ý.
Đối với riêng tôi, khi
tham gia soạn thảo và ký vào Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 mà Tổng Bí thư
đã phê phán nặng lời, tôi chỉ muốn nói rằng, tôi đã thực hiện lời chỉ dẫn của
Các Mác “ trí thức là người nói sự thật, phê bình không nhân nhượng về
những gì đang hiện hữu. Không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không lùi bước
trước kết luận của chính mình, hoặc trước xung đột với quyền lực, bất cứ quyền
lực nào”.
Cho nên dù bị quy kết
thế nào đi chăng nữa, tôi cũng thấy là chẳng có gì đáng bận tâm. Bởi lẽ, là
người am hiểu và tôn trọng phép biện chứng, chắc Tổng Bí thư nhớ nằm lòng ý
tưởng của Hégel được Ph. Angghen dẫn ra để nói về biện chứng của sự phát triển
: “mỗi bước tiến mới sẽ tất yếu biểu hiện ra như là một sự xúc phạm tới
cái thiêng liêng, là một sự nổi loạn chống lại trạng thái cũ, đang suy đồi nhưng
được tập quán thần thánh hoá”.
Người am hiểu về biện
chứng như Tổng Bí thư chắc sẽ bình tâm suy nghĩ về “những bước tiến mới”
mà đời sống đất nước đang chứng kiến, để với cương vị của mình, thúc đẩy cho
những ý tưởng mới phát triển nhằm đẩy lùi trạng thái cũ đang suy đồi
nhưng được tập quán thần thánh hóa. Làm được như vậy thì dấu ấn để lại
trong lòng người và cho lịch sử sẽ không là sự cáo chung của lực lượng bảo thủ
cố duy trì cái cơ chế đã đưa đất nước vào ngõ cụt, mà là người đem lại sự canh
tân, thuận với quy luật phát triển, đáp ứng được lòng dân.
Kính gửi Tổng Bí thư
lời chào trân trọng.
TP Hồ Chí Minh ngày
28.2.2013
Tương Lai
Đất nước đang trong lúc thù trong, giặc ngoài như thế này thì đến mất nước thôi. Đảng càng ngày trở thành kẻ thù của nhân dân thì lấy ai ra để cầm súng bảo vệ đất nước đây. Chỉ khi nào chính quyền thực sự cùng nhân dân một ý chí thì sẽ chiến thắng mọi kẻ thù dù hung bạo nhất. Chính Đảng đang gây ra chia rẽ, mất đoàn kết dân tộc, làm lụn bại đất nước và suy thoái đạo đức xã hội...
Trả lờiXóaCác cháu sinh viên cố gắng in bức thư này cho các bác lão thành CM không thạo internet nhé!!! GS Tương Lai viết bức thư này bằng máu của biết bao người đã đổ xuống cho mảnh đất VN đấy các cháu ạ
Trả lờiXóaCác cháu hãy ký và vận động nhiều bạn ký vào bản Kiến nghị 72 nghe không các chau
Một bài viết thật tuyệt vời, Những cảm xúc bấy lâu nay mới được nói ra của GS.
Trả lờiXóaMột trí thức uyên bác, một nhân cách lớn, đất nước và nhân dân chúng tôi rất cần những người như ông.Cảm ơn ông và mong ông tiếp tục chiến đấu và dành tự do, hạnh phúc cho muôn dân. Kính chúc ông và gia đình mạnh khoẻ, vạn sự như ý.
Trả lờiXóaRất cần phổ biến rộng rãi nội dung bức thư này của Giáo sư Tương Lai để cho thật nhiều người dân biết và đánh giá, nhận định sự việc đặng khẳng định được đâu là chân lý, đâu là ngụy lý.
Trả lờiXóaKính thưa GS Tương Lai,tôi còn nhớ khi mới nhận chức TBT ông Trọng đã trả lời GS Chu Hảo là ông không muốn tạo dấu ấn nhưng nay ông đã tạo một dấu ấn vô cùng lớn đó là xúc phạm nặng nề Nhân dân rồi đấy ạ.
Trả lờiXóaGiáo sư Tương Lai đúng là một người đáng kính trọng! Một GIÁO SƯ đích thực!
Trả lờiXóaÔng Trọng cũng là "Giáo Sư", nhưng tôi dám chắc ông không phải là một giáo sư đích thực vì những gì ông đã thể hiện cho thấy ông quá LÚ!
Đọc bài viết của Giáo sư Tương Lai, tôi cảm thấy như đó là một bản cáo trạng kết tội Trọng Lú! Đúng là hắn có tội với nhân dân thật!
GS. Tương Lai đã nói thay hàng triệu người Việt Nam. Quả là khi nghe xong lời phát biểu của ông TBT tại VP ngày 25-2, tôi thấy ứ nghẹn ở cổ. Tôi phải cố giải thích tình huống mình đang gặp phải. Nó là cái gì đây? Có lẽ là tổng hợp tất cả các xúc cảm tồi tệ: bất bình, tức giận, tủi hổ, thất vọng,... Hỡi các ông đứng đầu Đảng, nhà nước ở VN hiện nay. Các ông đã có lúc nào so sánh các ông với lãnh tụ của các nước như Mỹ, Nhật, Nga,... không? Tất nhiên, ai cũng có kẻ yêu người ghét, nhưng nguyên thủ quốc người ta bao giờ cũng được đa số nhân dân kính yêu. Mà khi không còn được kính yêu nữa thì người ta từ chức luôn. Còn ở ta, tại sao người dân (buộc phải) luôn luôn căm ghét, khinh bỉ lãnh tụ của mình? Phải sống trong trạng thái căm ghét, khinh bỉ thì chính người dân còn đâu hạnh phúc? Nhưng muốn kính yêu mà không được.
Trả lờiXóaÔ sao chưa thấy các bán tuyên truyền viên vào nhỉ
Trả lờiXóaXin cám ơn ông nguyễn phú trọng,qua những gì ông đã phát biểu NHÂN DÂN sẽ càng hiểu về ĐẢNG của ông hơn.GIÁO SƯ TƯƠNG LAI chính là NHÂN DÂN đó!
Trả lờiXóaCon thuyền chở ĐCSVN dang gặp sóng to gió lớn. Cụ TBT phải vất vả cầm lái không khéo con thuyền bị lật. Thay vì lái con thuyền tránh bão, cụ TBT lại cứ lao vào bão tố mịt mù. Mọi người nín thở xem cụ TBT có đưa con thuyền về bến an toàn hay chìm tàu giữa biển khơi. Nhiều người nghi ngờ tay lái lụa của TBT . TBT cảm thấy cô đơn, nói năng có hơi lạc tiếng . Từ ngày TBT muốn rơi lệ khi báo cáo kết quả HNTW 6 đến nay, mặt TBT thường xuyên xạm lại, tóc bạc trắng hơn, giọng nói kém trọng lượng, nôi hàm chỉ đạo ngày càng chua hơn. GS Tương Lai lại thêm giấm vào chén đắng của TBT .
Trả lờiXóacam on giao su da co bi viet hay .Thiet nghi tong bi thu TRONG doc bai nay nen suy nghi lai nhung gi minh da noi va lam da duoc long DAN chua , da vi DAN chua
Trả lờiXóaGiáo Sư Tương Lai vĩ đại,trước và sau ông vẫn là niềm tin của mọi người!
Trả lờiXóaCháu cảm ơn Bác Tương Lai đã nói hộ những suy nghĩ của hàng triệu người Việt Nam.
Trả lờiXóaTrước ĐH 11 ông Trọng cho người phao tin : ông Trọng chỉ làm TBT nửa nhiệm kỳ rồi nghỉ vì đến tuổi ! Giờ ông cứ kéo dài TW4 với chiêu bài "phê và tự phê" thì có 10 khóa nữa cũng chẳng kết thúc được .Giờ mới thấy toàn bộ kế hoạch thực hiện NQTW4 do ông Trọng khởi xướng chỉ nhằm mục đích : giữ ghế đến hết nhiệm kỳ và kéo dài cái ghế đến cả nhiệm kỳ sau. Vì thế , chống tham nhũng vẫn chỉ là tắm rửa qua loa từ rốn trở xuống.
Trả lờiXóaChúng cháu mãi yêu mến và kính phục Bác,những người như Bác còn sống thì dân tộc Việt nam vẫn còn TƯƠNG LAI tươi sáng.Vẫn còn hy vọng!
Trả lờiXóaGiáo sư có nhiều loại giáo sư, còn như Giáo sư Xây dựng Đảng ông Trọng ra cái quái gì, ông ta đang phá đảng của ông ta đấy !
Trả lờiXóaCon nghẹn ngào khi đọc những dòng tâm huyết của Bác Tương Lai...
Trả lờiXóaKính phục Bác, chúc Bác sức khỏe và bình an!
Cầu mong đất nước ta sớm đi tới được Tương Lai tươi sáng!
Xin chỉnh lại ngày tháng trong đoạn văn sau cho đúng: "Xin chỉ dẫn ra một ví dụ ; trong bài “Nhà nước pháp quyền và Xã hội dân sự” đăng trên báo “Người Đại biểu Nhân dân“, tiếng nói của Quốc Hội và Hội đồng Nhân dân, ngày 26.5.2006 và bài “Hành trình từ “chuyên chính vô sản” đến “Làm chủ tập thể” và “Nhà nước pháp quyền“ cũng đăng trên “Người Đại biểu Nhân dân” ngày 10.6.2013, tôi đã trình bày về vấn đề “tam quyền phân lập” như sau :"
Trả lờiXóaĐồng Bào
Giáo Sư viết như vậy làm sao " Bác Tọng" đọc và hiểu hết được
Trả lờiXóaTôi nghĩ, ông Trọng này có lẽ là người duy nhất ở Việt Nam còn tin vào Chủ nghĩa Cộng sản
Trả lờiXóaThật xứng danh một Giáo sư về Chính trị học. Một Chu Văn An thời đảng trị. Tôi ngẹn ngào muốn khóc, vừa mừng vừa lo cho dân tộc mình. Cảm ơn GS Tương Lai đã nói hộ chúng tôi. Dù dân tộc này có bị Tàu đô hộ nhất thời đi nữa cũng cam lòng để "Quốc loạn tri Trung Thần". Việt Nam chưa bao giờ cạn hiền tài.
Trả lờiXóaNói một đàng làm một nẻo!Không thể tin được!
Trả lờiXóaHoan hô GS Tương Lai. Ông là Anh Cha Chú Bác cho thế hệ trẻ noi theo!
Trả lờiXóaGs Tương Lai có khí phách khi chỉ trích TBT như vậy.Theo tôi GS cần gửi một bức thư tới tay TBT.Nhưng dù sao cũng phải thông cảm vì đôi lúc con người ta sẩy miệng chết oan do hồ đồ.Còn 7 điểm nêu trong kiến nghị mà ko chấp nhận và còn quy kết suy thoái đạo đức,tư tưởng...là bảo thủ,chậm tiến bộ.Tôi mong các bác,các anh đoàn kết,mưu trí để đấu tranh chống lại sự suy thoái của một bộ phận ko nhỏ cán bộ đảng viên.Tôi ủng hộ các anh và giúp đc gì cho cac a tôi sẵn sàng giúp theo khả năng của mình.
Trả lờiXóakhông biêt ông npt có đọc thư ngỏ này không? có cách nào để thư đến tay ông và được ông trả lời ?
Trả lờiXóaQuả là Gs. Tương Lai đã không phụ lòng kính trọng của tôi. Từ khi biết ông, từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, tôi đã đánh giá ông là một trí thức đích thực. Và, chính bức thư này là sự nối tiếp tái khẳng định nhận định, đánh giá của tôi. Chính ông - Gs. Tương Lai - qua bức thư này đã nói dùm tôi và hàng triệu triệu người Dân VN.
Trả lờiXóaXin được hỏi tất cả các quí vị: có ai biết từ nào chứa nhiều "hàm lược nhục" hơn từ "nhục" vốn có trong từ điển không? Xin quí vị chỉ dùm. Xin đa tạ.
GS Tương Lai là những trí thức hàng đầu Việt Nam, tiêng nói của ông rất có trách nhiệm với đất nước. Nếu vì "Sổ hưu" thì ông có thể sống một cuộc sống sung túc cùng gia đình. Nhưng với lương tâm của người trí thức quân tử, ông cất lên tiếng nói để đại diện cho tầng lớp nhân dân vô vọng đang bất lực trước chính quyền ngày càng trắng trợn, độc tài, sằn sàng thao túng vơ vét tài sản của nhân dân cũng như của quốc gia. Đảng ngày nay không còn đứng về phía nhân dân để xây dựng một quốc gia cường thịnh nhân dân no ấm mà câu kết với kẻ thù TQ phá hoại toàn điện đất nước, gây hậu quả nghiêm trọng. Bên ngoài kẻ thù luôn rắp tâm thôn tính quốc gia...
Trả lờiXóaSự độc tài dẫn đến nhiều những cuộc bầu cử không còn tác dụng, đưa vào những kẻ bất tài, vô học, thiếu đạo đức nhằm phá hoại đất nước. Vì vậy nạn bằng cấp giả tràn lan trong mọi cơ quan chính quyền, người ta đều mặc cả mua bán quyền chức gây ra hậu quả cho dân tộc...
Hầu hết chính quyền ra sức vơ vét tài sản của nhân dân và đất nước khiến kiệt quệ, trở thành con nợ khổng lồ. Thực tế quan chức 6 tỉnh biên giới đã bán rừng cho kẻ thù, cho TQ trúng thầu toàn diện để phá hoại hoàn toàn cơ sở hạ tầng đất nước rơi vào khủng khoảng kinh tế, nhập công nghệ rởm và lạc hậu được tân trang của TQ chiếm 70% đã biến con đường CNH-HDH đất nước trở thành đống sắt vụn, một bãi rác khổng lồ ở Đông nam á.
Luật đất đai "Sở hữu toàn dân..." đã tiếp tay cho chính quyền cướp hết đất đai sản xuất, bị đẩy ra lề đường trở thành nạn nhân bần cùng hóa.
Con đường dối trá của Đảng đã phá hoại đất nước, tiếp tay cho kẻ thù thôn tính quôc gia một cách nhanh nhất...Những chính sách dốt nát, ngu xuẩn gây ra sự mất đoàn kết dân tộc, chia rẽ sâu sắc trong quần chúng nhân dân, anh em ruột thịt lao vào những cuộc tranh giành kiện tụng cắn xé lẫn nhau, thậm chí bố con anh em đâm chém lẫn nhau vì đất đai do ông cha để lại. Những điều luật hết sức phản động cho phép cả con gái đi lấy chồng về gia đình để đòi đất của tổ tiên đã đẫn đến huynh đệ tương tàn, con giết cha, vợ giết chồng, anh em lìa nhau dẫn ra tòa kiện cáo. Suy thoái đạo đức xã hội từ đây đều do Đảng cầm đầu cả. Đó là một sự ngu dốt khủng khiếp gây đại họa cho cả dân tộc...Kể từ mấy chục năm qua kể từ khi thành lập Đảng hỏi đã đem lại những tốt đẹp gì cho dân tộc, hay làm suy thoái đạo đức và làm tụt hậu cả quôc sgia bởi tham nhũng...
Tuyet voi
Trả lờiXóaCác công dân mới nhập ngũ nên yêu cầu các cấp chỉ huy tuyển quân phải có cam kết:
Trả lờiXóa1- QUÂN ĐỘI CHỈ TRUNG THÀNH VỚI DÂN, BẢO VỆ DÂN. KHÔNG ĐƯỢC TRUNG THÀNH VỚI BẤT KỲ ĐẢNG PHÁI NÀO
2- QUÂN ĐỘI CÓ NHIỆM VỤ CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM VÀ LŨ BÁN NƯỚC. KHÔNG ĐƯỢC ĐÀN ÁP DÂN
Hồ Chủ Tịch dạy: "QUÂN VỚI DÂN NHƯ CÁ VỚI NƯỚC" chứ có nói "QUÂN VỚI ĐẢNG NHƯ CÁ VỚI NƯỚC" bao giờ thưa GS Đảng học "TRỌNG"
Trả lờiXóaThương giáo sư khả kính của tôi quá-Chúc tốt đẹp nhất đến người!
Trả lờiXóaCÓ RẤT NHIỀU KẺ MÀ VTV "DỰNG LÊN ĐỂ DIỄN" VẪN U U, MÊ MÊ, NÓI LÀ QUÂN ĐỘI PHẢI TRUNG THÀNH VỚI ĐẢNG, MỘT CÁCH PHI LÝ. QUÂN ĐỘI TỪ DÂN MÀ RA, VÌ DAD6N PHỤC VỤ VÀ CHỈ CÓ THỂ TRUNG THÀNH VỚI ĐẤT NƯỚC, TỔ QUỐC, SAO LẠI ĐI TRUNG THÀNH VỚI MỘT NHÓM KHOẢNG 2 TRIỆU ĐẢNG VIÊN??? ĐÚNG LÀ NÓI LẤY ĐƯỢC.
Trả lờiXóaTôi chỉ phản đối GS Tương Lai ở một câu thôi: "Liệu sau khi NHỠ LỜI, anh có thấy hối tiếc ...". Thứ nhất không có chuyện "NHỠ LỜI" ở đây. Trong não trạng của những người như ông Trọng luôn tư duy như vậy, luôn tưởng tượng (hoang tưởng thì đúng hơn) theo kiểu rằng "mình thì tốt đến như vậy mà sao cả nhân loại cứ nhắm vào chống lại ta khiếp như thế". Tóm lại đấy là ông ta nói thực từ đáy lòng, từ trong suy nghĩ nung nấu bao lâu chứ không phải bột phát lỡ lời đâu. Thứ hai, là GS Tương Lai đặt câu hỏi "liệu anh có thấy hối tiếc...?" với ông Trọng như vậy làm gì, chỉ vô nghĩa thôi. Nếu có sự ăn năn, thì chỉ là ... "giá như ta nói vấn đề này muộn hơn chút nữa thì còn thấy khối thằng "suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống" nữa lòi mặt ra, và như thế hớt luôn một mẻ cho nó bõ", chứ như thế này thành ra TƠ HƠ (có người nói là "KHỎA THÂN") sớm quá. Chỉ vậy thôi. Bài (thư) của GS Tương Lai rất hay. Có thể đưa vào sách GK để giảng dạy ở trường đảng NAQ được đấy.lkk
Trả lờiXóaCUNG KÍNH
Trả lờiXóaqua hay 1000 lan cam on bac giao su tuong la
Trả lờiXóaCách nay 30 năm tôi đã từng được nghe GS Tương Lai giảng bài và vinh dự được một lần đến nhà ông ở Hà Nội, một căn phòng chật hẹp nhưng ấm cúng. Tên thật của GS là Nguyễn Phước Tương...Sau này mỗi lần thấy bài viết của ông trên báo chí tôi thường đọc, nghiềm ngẫm như gặp lại một người thầy khả kính.
Trả lờiXóaHôm nay đọc lá thư ngỏ của GS gửi TBT Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rất xúc động bởi những chữ ông viết ra theo tôi, trí tuệ thì uyên bác mà tình cảm thì chân thành. Đó là những lời "trung ngôn" của bậc trí giả, nhưng không đến nỗi "nghịch nghĩ". Mong sao ông Nguyễn Phú Trọng hãy tỉnh táo, nghiên cứu lá thư của GS Tương Lai mà điều chỉnh. Chắc không có hành vi nào khôn ngoan hơn.
Xin trân trọng-kính chúc GS sức khỏe để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh đưa VN đến phồn vinh và phú cường!
Trả lờiXóaNếu tất cả kiến nghị của 27 nhân sĩ và hàng ngàn người ký tên vào bản sửa đổi hiến pháp , cùng với những bài viết sắc sảo của mọi tâng lớp ...nếu bị đảng ném vào sọt rác ( vẫn giữ nguyên hiến pháp cũ , nếu có sửa đổi chỉ có lợi cho đảng ) bước tiếp theo chúng ta sẽ làm gì đây , lẽ nào ở thế kỷ 21 vẫn còn tư duy " ko thành công , thì cũng thành nhân " như Nguyễn Thái Học thửa nào . Theo tôi 72 nhân sĩ trí thức hãy thành lập ngay một LIÊN MINH DÂN CHỦ CHO VIỆT NAM , để người dân có chổ đặt niềm tin và hy vọng...Các bác đừng sợ tù đày , đừng sợ mất " sổ hưu " hãy PHẤT CỜ đi chúng tôi sẽ đáp lời sông núi
Trả lờiXóaKhi nghe ông Trọng nói tôi uất nghẹn, căm giận ông Trọng và đảng của ông, nhưng chúng tôi không nói được vì sẽ bị đảng trừng trị. Vì vậy chúng tôi vô cùng cảm ơn ông đã nói giùm chúng tôi.
Trả lờiXóatrên cả tuyệt vời mấy bác ơi
Trả lờiXóaTôi biết giáo sư Tương Lai từ năm 1984, có gặp một số lần, nhiều lần nghe ông nói và đọc bài ông viết. Lần này,đọc bài thư ngỏ của ông gửi TBT thấy vẫn đúng giọng văn của ông mạnh mẽ, sắc sảo, tâm huyết...
Trả lờiXóaCảm ơn GS Tương Lai đã nói dùm chúng tôi.Kính chúc ông và gia đình mạnh khoẻ, vui vẻ, tốt lành và may mắn.
Trả lờiXóaMột xã hội tương lai,một đất nước Việt Nam tương lai sẽ bắt đầu từ GS Tương Lai!
Trả lờiXóaRAT TUYET VOI
Trả lờiXóaGS Tương Lai mới đích thực là trí "thức", còn bao nhiêu trí "ngủ" khác hãy mau mau thức tỉnh cho dân nó nhờ.
Trả lờiXóaMong cho GS tương Lai cải thiện đất nước để dan được ấm no hạnh phúc . Xin trân trọng cám ơn ông .
Trả lờiXóaXin hỏi ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Cũng là GS cả, nhưng tại sao GS Tương Lai uyên bác quá, nhân cách quá, khảng khái quá, trong sáng quá, đẹp quá và đặc biệt có trách nhiệm với Tổ Quốc với nhân dân. Còn ông GS Trọng sao ông ngu, ông bảo thủ, ông hàm hồ và vô trách nhiệm vậy?
Trả lờiXóaNhững bài viết hay như thế này nên đưa lên các trang báo như vietnamnet.vn để mọi người cùng đọc.
Trả lờiXóaNhờ Gs Tương Lai mà dân internet biết thêm biết nhiều hơn về con người TBT NPT . Cũng như trước đó nhờ Huy Đức mà nhiều độc giả thấy cái mặt trái của nhiều chiếc chiếc mề đay " quyền bính " của Bên Thắng Cuộc. Rồi đây sẽ có nhiều NB Huy Đức, nhiều Gs Tương Lai . Xin cám ơn các vị , những người dũng cảm .
Trả lờiXóaGS đã nói thay cho toàn dân cám ơn GS !
Trả lờiXóaCam on gs da viet thu nay
Trả lờiXóaoiiiiiiiiiiii thanks giáo sư tương lai
Trả lờiXóamot cay dai thu dang kinh cua nhan dan viet nam_ gs TUONG LAI
Trả lờiXóa