Bauxite Việt Nam gặp khó
Thứ
Tư, 20/02/2013 22:53
Theo lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, sản xuất alumin hiện chưa có lãi. Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng với giá xuất hiện nay, xuất khẩu alumin là cầm chắc thua lỗ.
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vừa công bố về sản lượng sản xuất alumin tại Nhà máy Bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) trong năm 2013, trong đó sẽ xuất khẩu một phần lớn.
Nhà máy alumin Tân Rai chuẩn bị xuất mẻ hàng đầu tiên. Ảnh: CAO NGUYÊN
Hiệu quả mù mờ
Phó Tổng Giám đốc Vinacomin Trần Văn Chiều vừa cho biết cuối tháng
12-2012, Nhà máy Bauxite Tân Rai đã cho ra lò mẻ alumin đầu tiên và dự
kiến trong 6 tháng đầu năm 2013, nhà máy sẽ đi vào vận hành ổn định.
Theo ông Chiều, dự kiến cả năm 2013 sẽ sản xuất 300.000 tấn alumin,
trong đó dành phần lớn để xuất khẩu và khách hàng chủ yếu là Trung Quốc,
Malaysia. “Với giá xuất khẩu 340 USD/tấn theo kết quả đàm phán mới đây
thì Vinacomin vẫn chưa có lãi. Nếu điều kiện thuận lợi thì sang năm 2014
việc xuất khẩu alumin mới bắt đầu có lãi” - ông Chiều nói.
Nhà máy Alumin Tân Rai (Lâm Đồng). Ảnh: CAO NGUYÊN
Tuy nhiên, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, Tổng Giám đốc
Vinacomin Lê Minh Chuẩn cho biết đến thời điểm này vẫn chưa xuất khẩu
alumin mà còn trong quá trình đàm phán. Còn theo ông Nguyễn Thanh Liêm,
Trưởng Ban Nhôm - Titan của Vinacomin, hiện Vinacomin ký hợp đồng bán
hàng qua các nhà thương mại, sau đó họ bán cho khách hàng sử dụng nhưng
không nắm rõ là ai, ngoài ra có bán cho một số khách hàng Trung Quốc.
“Hiện giá xuất khẩu là 330 USD - 340 USD/tấn. Mức giá này nhìn nhận là
lãi hay lỗ còn căn cứ trên cơ chế, chính sách. Hiện một số đơn hàng có
giá bán là tại nhà máy, còn sau này là giá FOB” - ông Liêm phân trần.
Trước đó, trả lời báo chí, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinacomin
Trần Xuân Hòa bộc bạch: “Tân Rai là dự án bauxite đầu tiên mà tập đoàn
thực hiện nên phải làm rồi mới biết đến năm nào thì có lãi chứ khó có
thể khẳng định năm nào mới hết lỗ. Nếu đòi hỏi năm đầu tiên dự án có lãi
ngay thì không nước nào trên thế giới tính được. Ở đây phải nhìn nhận
cả đời dự án. Đối với những dự án đầu tư ở vùng sâu, vùng xa thì còn
phải được đánh giá cả những đóng góp đối với xã hội”.
Nhìn nhận về mẻ alumin đầu tiên ra lò, TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc
Công ty Năng lượng sông Hồng (thuộc Vinacomin), chuyên gia kỳ cựu của
Vinacomin, cho rằng với giá bán 340 USD/tấn alumin thì không đạt mục
tiêu ban đầu đề ra và giá này thì Vinacomin nắm chắc lỗ lớn. Trung Quốc
là khách hàng lớn mua alumin, còn Malaysia thì sức mua có hạn. “Với giá
340 USD/tấn là ở cửa nhà máy hay tại cảng biển thì sẽ rất khác nhau vì
nếu ở cửa nhà máy thì giá đó còn lỗ ít nhưng nếu ở cảng thì lỗ rất nhiều
vì chi phí vận chuyển quãng đường 260 km là không nhỏ, chưa kể nhà máy
hoạt động dưới công suất 600.000/tấn năm thì thua lỗ là cái chắc. Nếu
dành phần lớn để xuất khẩu trong năm nay mà tập đoàn tuyên bố cũng khó
khả thi” - ông Sơn băn khoăn.
Đóng cửa dự án Nhân Cơ?
Mới đây, tại cuộc làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố không xây dựng cảng Kê Gà tại xã Tân
Thành, huyện Hàm Thuận Nam - Bình Thuận. Sau gần 5 năm, với 4 lần tuyên
bố khởi công rồi dừng lại, dự án cảng Kê Gà do Vinacomin làm chủ đầu tư
đã chính thức khép lại.
Ông Nguyễn Thanh Liêm cho biết trước quyết định của Thủ tướng,
Vinacomin sẽ phải xem xét lại dự án bauxite Nhân Cơ (tỉnh Đắk Nông).
“Căn cứ vào sản lượng dự án bauxite Nhân Cơ thì việc đầu tư cả một cảng
lớn, hạ tầng đường sá trong bối cảnh hiện nay cần phải được tính toán
một cách tổng thể” - ông Liêm phân tích.
TS Nguyễn Thành Sơn khẳng định: “Với sự trầy trật của Tân Rai, nay
lại thêm dự án cảng Kê Gà phải dừng thì dự án nhà máy alumin Nhân Cơ nên
đóng cửa hẳn dù đã đầu tư cũng phải chịu. Mới đây, Viện CODE - Liên
hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, sau khi khảo sát sản xuất
alumin tại Tây Nguyên mà tôi có trực tiếp tham gia, đã khuyến cáo
Vinacomin cần đề nghị Chính phủ cho dừng triển khai dự án Nhân Cơ cho
đến khi kết thúc việc thí điểm Tân Rai”.
Trả lời báo chí về khuyến cáo của CODE, ông Trần Xuân Hòa nói: “Chính
phủ chỉ đạo Vinacomin thực hiện thí điểm 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ,
Vinacomin phải làm theo chỉ đạo. Tuy nhiên, hiện nay nền kinh tế khó
khăn nên việc thiếu vốn là tình cảnh chung của nhiều dự án chứ không
riêng dự án bauxite”.
Giá thành cao hơn giá xuất
|
THẾ DŨNG
Nguồn: Người Lao động
Tiến sĩ TÔ VĂN TRƯỜNG:
"Cám ơn bạn đã thông tin về dự án bauxite Tây Nguyên đúng như nhiều nhà khoa học đã cảnh báo từ đầu "tiền mất, tật mang"! Tập đoàn than khoáng sản VN sau nhiều lần ngoan cố, nay đã phải thừa nhận càng làm, càng lỗ về kinh tế (chưa kể các tác hại về môi trường). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng phải tuyên bố không xây dựng cảng Kê Gà sau gần 5 năm với 4 lần tuyên bố khởi công rồi dừng lại, nay chắc chắn khép lại, để lại bao hệ lụy cho đất nước. Dù sao muộn cũng còn hơn không, tuy giá phải trả quá đắt.
Bây giờ không phải là lúc than khóc cho quê hương. Người dân có quyền yêu cầu các vị đại biểu Quốc hội (dù là đảng cử- dân bầu) và các vị Trung ương ủy viên nếu còn nghĩ đến vận nước và có liêm sỉ thì phải chất vấn, truy tìm vạch mặt quy trách nhiệm cụ thể những kẻ cố tình làm nghèo đất nước vì thiển cận và lòng tham vô đáy!
Ông cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và ekip ủng hộ, mượn danh chủ trương lớn của Đảng để chỉ thị cho Chính phủ thực hiện dự án đầy tai tiếng nói trên cũng phải đưa ra trước "vành móng ngựa" của công luận!
Tôi vẫn nhớ như in khung cảnh hôm Gs Chu Hảo gọi điện mời đến trụ sở Liên hiệp hội KHKT để tham gia ký tên chữ ký tươi (16 người) gửi lãnh đạo Nhà nước cùng với hàng ngàn chữ ký của công dân trong và ngoài nước về việc dừng dự án bauxite Tây Nguyên.
Nhân đây, xin trích dẫn lại 7 bài, tôi đã viết trước đây về dự án bauxite để thấy rằng nỗi đau này không của riêng ai.
Sai lầm về đầu tư công ở Việt Nam vẫn theo "vết xe đổ" có tính hệ thống. Ngày nay, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải với sự "đồng lõa" của lãnh đạo Bộ Tài nguyên & Môi trường, thúc ép Hội đồng thẩm định đánh giá tác động môi trường, tìm cách "lách luật", thông qua báo cáo ĐTM dự án cảng tỷ đô Lạch Huyện, bất chấp các bất cập về tầm nhìn quy hoạch, phiêu lưu lãng phí về kinh tế và tác hại lớn đến môi trường sinh thái".
"Cám ơn bạn đã thông tin về dự án bauxite Tây Nguyên đúng như nhiều nhà khoa học đã cảnh báo từ đầu "tiền mất, tật mang"! Tập đoàn than khoáng sản VN sau nhiều lần ngoan cố, nay đã phải thừa nhận càng làm, càng lỗ về kinh tế (chưa kể các tác hại về môi trường). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng phải tuyên bố không xây dựng cảng Kê Gà sau gần 5 năm với 4 lần tuyên bố khởi công rồi dừng lại, nay chắc chắn khép lại, để lại bao hệ lụy cho đất nước. Dù sao muộn cũng còn hơn không, tuy giá phải trả quá đắt.
Bây giờ không phải là lúc than khóc cho quê hương. Người dân có quyền yêu cầu các vị đại biểu Quốc hội (dù là đảng cử- dân bầu) và các vị Trung ương ủy viên nếu còn nghĩ đến vận nước và có liêm sỉ thì phải chất vấn, truy tìm vạch mặt quy trách nhiệm cụ thể những kẻ cố tình làm nghèo đất nước vì thiển cận và lòng tham vô đáy!
Ông cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và ekip ủng hộ, mượn danh chủ trương lớn của Đảng để chỉ thị cho Chính phủ thực hiện dự án đầy tai tiếng nói trên cũng phải đưa ra trước "vành móng ngựa" của công luận!
Tôi vẫn nhớ như in khung cảnh hôm Gs Chu Hảo gọi điện mời đến trụ sở Liên hiệp hội KHKT để tham gia ký tên chữ ký tươi (16 người) gửi lãnh đạo Nhà nước cùng với hàng ngàn chữ ký của công dân trong và ngoài nước về việc dừng dự án bauxite Tây Nguyên.
Nhân đây, xin trích dẫn lại 7 bài, tôi đã viết trước đây về dự án bauxite để thấy rằng nỗi đau này không của riêng ai.
Sai lầm về đầu tư công ở Việt Nam vẫn theo "vết xe đổ" có tính hệ thống. Ngày nay, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải với sự "đồng lõa" của lãnh đạo Bộ Tài nguyên & Môi trường, thúc ép Hội đồng thẩm định đánh giá tác động môi trường, tìm cách "lách luật", thông qua báo cáo ĐTM dự án cảng tỷ đô Lạch Huyện, bất chấp các bất cập về tầm nhìn quy hoạch, phiêu lưu lãng phí về kinh tế và tác hại lớn đến môi trường sinh thái".
Không biết VN có dám làm như Myanmar khi họ bắt ngưng dự án thủy điện gì đó ở bên đấy không các bác nhỉ ?
Trả lờiXóaquá ngu dốt, thành ra phá hoại, đất nước còn khổ nhiều
Trả lờiXóaTôi nhất trí hoàn toàn với ý kiến của bác Tô Văn Trường cần phải đưa ra trước vành móng ngựa ông nông đức mạnh(không thèm viết hoa nữa) và những người đã triển khai dự án bauxit gây thiệt hại cho đất nước.Đây không phải là một sai lầm do năng lực hay kinh nghiệm yếu kém mà chính xác đây là một dự án vì ý đồ của cá nhân hoặc nhóm lợi ích mà gây nên.Tài nguyên khoáng sản đất nước do tiền nhân để lại,lợi ích của đất nước là của toàn thể Nhân dân.Kẻ nào vì lợi ích của cá nhân hay nhóm mà lấy thế lực bất chấp các ý kiến can gián của các nhà khoa học chân chính,các nhà lãnh đạo thế hệ trước mà gây nên thì nhất quyết phải chịu tội trước quốc dân đồng bào.Đồng thời đây cũng là một minh chứng hùng hồn cho thất bại cay đắng của cái gọi là sự lãnh đạo toàn diện,tuyệt đối mà đảng CS vẫn quyết tâm níu giữ
Trả lờiXóaKhông ngu đâu mà cầm tiền rồi nên phải làm thôi :((
Trả lờiXóaQuá đúng: bọn chúng đã " đi đêm với lãnh " đạo chóp bu rồi thì cứ làm. Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.
XóaCó lẽ đã đến lúc khởi tố hình sự những người có trách nhiệm về tội danh lạm dụng quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng. Không để xảy ra việc một nhóm người tự cho mình có quyền ngồi trên cả pháp luật tự tung tự tác.
Trả lờiXóaẤy chớ các bác đừng vội bi quan . Hãy đọc lại bài của anh bộ đội cụ Hồ Nguyễn Thanh Tú để lấy lại lạc quan và tiếp thêm nghị lực.
Trả lờiXóaNếu làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân... do ngu dốt thì còn đáng thương. Nhưng đã được cảnh báo và hàng ngàn nhân sĩ trí thức, đồng bào trong và ngoài nước phản đối dữ dội mà vẫn cố tình, gây hậu quả nghiêm trọng cho đất nước, cho dân tộc thì đáng tội trời chu đất diệt. Dân tộc này sẽ oán những kẻ đó ngàn đời. Chính con cháu họ đời sau sẽ không thẻ ngóc đầu lên được bởi "Đời cha ăn mặn, thì đời con khát nước".
Trả lờiXóaSự thất bại của Bauxit tây nguyên sẽ dễ trở thành ngòi nổ cho quả bom dội vào chế độ đương thời, bởi nó sẽ gây bức xúc trong tất cả những người có lương tri đối với Dân tộc.
Làm quan lại ở VN quá dễ, bởi khi sai lầm gây tổn thất bất kể là bi nhiêu thì cũng chỉ nhận "trách nhiệm chính trị" là xong. Chính vì thế mà thời nay bọn sâu, mọt, cóc, nhái thi nhau tìm mọi cách nịnh bợ, mua quan bán chức để được lên làm quan. Còn nếu cơ chế buộc ai đó trước khi lên làm lãnh đạo phải "điều trần", phải đưa ra được những chương trình hành động cụ thể cho nhiệm kỳ của mình, nếu không thực hiện được buộc phải từ chức; nếu mắc sai lầm nghiêm trọng gây thiệt hại cho đất nước, Nhân dân thì tùy theo mức độ mà kỷ luật, bắt bồi thường hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, thì người không có đủ trình độ và năng lực thì có mời họ làm lãnh đạo thì họ cũng sẽ không dám nhận.
Trả lờiXóaĐã xác định càng làm càng lỗ thì dừng lại ngay! Cần làm rõ ai đã cố tình chỉ đạo thực hiện dự án Bauxite dẫn đến thiệt hại tiền bạc của Dân và xử lý nghiêm, chứ không thể chỉ "nhận trách nhiệm chính trị" là xong.
Trả lờiXóaTôi muốn làm quan ở Việt Nám quá....! Thích làm gì thì làm, sai thì không bị phạt. Heee.
Trả lờiXóaTRỜI CÓ MẮT KHÔNG TRỜI
Trả lờiXóaBây giờ nhân dân la quá thì thôi cho ngưng cũng được đâu có sao. Chủ yếu xây dựng xong nhà máy để kiếm cành hoa hồng nhỏ rồi hạ cánh là được chứ gì.
Trả lờiXóaAnh bạn nhầm to: Cành hoa hồng này nặng lắm nó không chỉ xây dựng nhà máy đâu, nó có liên quan đến mua vật tư giá cao nhiều khi gấp đôi giá thị trường và bán sản phẩm ( nhôm 85% ) giá rẻ sau này nữa, và cao hơn nữa là gây thiếu điện, thiếu nước, phá hoại môi trường Tây Nguyên, các tỉnh miền đông Nam bộ, thống lĩnh vị trí chiến lược Tây Nguyên để làm bàn đạp xâm lược nước ta vân vân và vân vân.
XóaCho nên anh hai TC làm gì đã thoả mãn, mà không thoả mãn thì anh hai sẽ móc họng đầu não của ta thì có mà chết cả nút. Vậy là làm, làm, làm, tiếp tục làm " ngưng sao được, đây là chủ trương lớn của đảng và nhà nước ta " . Nhưng có một tia hy vọng là nó chỉ kết thúc khi bản hiến pháp của các nhân sĩ trí thức trong kiến nghị 72 được nhân dân thông qua thì bọn TC sẽ bị cụt tay.