Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

DỰ ÁN BAUXITE: SA LẦY VÌ KHÔNG NGHE PHẢN BIỆN CỦA GIỚI TRÍ THỨC

Dự án bôxít Tây Nguyên:

“CẢNH BÁO CỦA GIỚI KHOA HỌC DẦN ĐÚNG!”


(Dân trí) - “Cảnh báo của các nhà khoa học về dự án Bôxít ở Tây Nguyên đang dần đúng. Dự án vẫn được thải bằng công nghệ rẻ tiền, nhiều rủi ro... Nếu làm đến cùng thì bôxít sẽ trở thành gánh nặng kinh tế!”. 

 >>  Cảng Kê Gà gây nhiều hệ lụy!
 >>  Cảng, đường phục vụ bô-xít: Chính phủ yêu cầu giải quyết sớm
 >>  Bô-xít lại “làm nóng” nghị trường

Đó là khẳng định của Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban quản lý cá dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) về việc thử nghiệm 2 dự án Bôxít Tân Rai và Nhân Cơ. Tiến sĩ Sơn kiến nghị lãnh đạo Vinacomin xin Chính phủ cho dừng ngay dự án Nhân Cơ, chờ khi nào Tân Rai có hiệu quả sẽ làm tiếp. 
.
“Thuận buồm xuôi gió” cũng lỗ? 

Sau chuyến khảo sát thực tế hai dự án trên ở Tây Nguyên, Tiến sĩ Sơn cho biết, đến nay dự án chẳng có gì mới so với những điều đã được cảnh báo từ 4 năm trước. Bùn đỏ - vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm, vẫn được thải bằng công nghệ nghệ “ướt” rẻ tiền và nhiều rủi ro. Công nghệ lạc hậu thì ngày càng rõ, phân xưởng khí hóa than sử dụng công nghệ của những năm 1960, phải dùng than cục tốt của Hòn Gai loại 4A.

Khu vực sẽ trở thành hồ chứa bùn đỏ ở dự án bô-xít Nhôm (Lâm Đồng) (ảnh minh họa)

Về hiệu quả kinh tế của dự án Tân Rai, theo Tiến sĩ Sơn, dự án đã xong (nhưng chậm tiến độ gần 2 năm) điều đó có thể “nhẩm” được ra chậm tiến độ 1 năm, riêng lãi suất huy động vốn trong quá trình xây dựng đã làm tăng tổng mức đầu tư thêm gần 1100 tỷ đồng. Khi đi vào hoạt động, giả sử trường hợp lý tưởng: tổng vốn đầu tư đã được điều chỉnh của Tân Rai chỉ dừng lại ở mức 15.600 tỷ đồng, lãi suất huy động vốn tạm tính 7%/năm, thời gian huy động vốn là 10 năm, trả vào cuối kỳ, riêng chi phí hoàn trả vốn đầu tư (cả gốc và lãi) đã lên tới 2220 tỷ đồng/năm.

Nếu giá nhôm kim loại trên thế giới năm 2013 sẽ đạt mức 2300USD/tấn, thì giá xuất khẩu alumina của Vinacomin ở ven biển tối đa khoảng 345USD/tấn. Như vậy, nếu tính chi phí tiêu thụ (vận chuyển, bốc-dỡ, hao hụt) khoảng 25 USD/tấn và thuế xuất khẩu theo qui định là 20%, theo Tiến sĩ Sơn mỗi tấn alumina sẽ lỗ khoảng 124 USD, Vinacomin lỗ 74,4 triệu USD/năm. Trong trường hợp “thuận buồm xuôi gió” nhất (được miễn cả thuế xuất khẩu - ngân sách tạm thời), mỗi tấn alumina sẽ lỗ ít nhất 55 USD, mỗi năm Vinacomin lỗ ít nhất 33 triệu USD.

Gánh nặng kinh tế

Tiến sĩ Sơn cho rằng, dự án gây nguy hại cho sinh thái, nhưng bây giờ chưa thể hiện. Còn đối với Vinacomin, nếu cứ quyết tâm để thử nghiệm đến cùng thì bôxít sẽ trở thành gánh nặng kinh tế đối với cả ngành công nghiệp than ở Quảng Ninh. Khoảng 99,36% lợi nhuận thu được để Vinacomin đầu tư vào các dự án kinh doanh đa ngành (trong đó có các dự án bôxít-alumina) có nguồn gốc từ ngành than. Nếu ngành than bị mất vốn đã đầu tư vào bôxít và trong tương lai vẫn phải tiếp tục “gánh” lỗ cho bauxite (74,4 triệu USD/năm như phân tích ở trên).

“Tôi thấy buồn vì những cảnh báo của các nhà khoa học cách đây 3-4 năm đang dần đúng. Thực lòng mà nói, thâm tâm tôi cũng phải mong cho việc thử nghiệm thành công. Nhưng rất tiếc, việc thử nghiệm đến nay đã cho thấy rõ kết quả ban đầu là: chậm tiến độ, vốn đầu tư tăng, và chủ đầu tư ngày càng đuối”, Tiến sĩ Sơn cho hay.

Trước hàng loạt vấn đề, Tiến sĩ Sơn mong muốn Vinacomin 2 điều, thứ nhất, dũng cảm xin Chính phủ cho dừng dự án Nhân Cơ, chờ thử nghiệm Tân Rai “chót lọt”. Nếu có dự án Tân Rai hiệu quả mới triển khai tiếp Nhân Cơ. Thứ hai, hãy tập trung nguồn lực (vốn, thời gian, cán bộ) để phát triển ngành than ở Quảng Ninh.

“Trong tình cảnh của Vinacomin bây giờ, tiết kiệm được một đồng, giảm tổn thất được một đồng cũng quý (dừng Nhân Cơ cũng tiết kiệm được vài trăm triệu đô la). Còn trong tình cảnh chung không có alumina thì Tây Nguyên vẫn phát triển được, còn thiếu than thì cả nền kinh tế sẽ gay go”, Tiến sĩ Sơn quan ngại.

Quang Phong
Nguồn: Dân trí.

Nhà máy bauxite Tân Rai, Nhân Cơ: 

TẠM DỪNG LÀ THƯỢNG SÁCH! 

Thứ Năm, 21/02/2013 11:41


Hàng ngàn bạn đọc đã bức xúc trước thông tin Nhà máy bauxite Tân Rai sẽ bị lỗ nặng. Bức xúc vì đây là điều đã được các nhà kinh tế, khoa học… dự báo và phản biện quyết liệt trước khi thực hiện nhưng không được tiếp thu, để dẫn đến hậu quả ngày hôm nay.


“Đình chỉ 2 dự án này ngay dù chỉ là thí điểm. Không khai thác thì tài nguyên vẫn còn đó, sau này con cháu chúng ta có đủ điều kiện sẽ khai thác hiệu quả hơn. Hiện nay dù có "cố đấm thì chẳng có xôi để ăn", chỉ có nợ và nợ mà thôi”. Đây là ý kiến của bạn đọc Năm Kim về hai dự án bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) và cũng là ý kiến của số đông bạn đọc về tính khả thi của dự án. Sau khi kiên quyết thực hiện, nay các lãnh đạo của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) tuyên bố: lỗ, càng làm càng lỗ. 

Đụng gì cũng bán, con cháu lấy gì mà sống 

Bạn đọc Trần Minh Quân, nói thẳng: “Tôi còn nhớ bao nhiêu lời cảnh báo, can ngăn từ các nhà khoa hoc, kinh tế, những người có tâm huyết, lương tri với đất nước vẫn còn như mới hôm qua....! Rồi cũng như Vinasin, vinalines thôi. Trách nhiệm là.... của chung! Thật tàn nhẫn”.

Chỉ rõ hơn về bản chất của vụ việc, bạn đọc Bình Minh, bày tỏ: “Nhiều người cố quyết để dự án bauxite Nhân Cơ và Tân Rai thành hiện thực, mặc cho bao nhiêu bài báo với bao nhiêu lý do chính đáng rằng không nên có cái dự án này. Theo phân tích thì việc hạch toán lỗ lãi quá đơn giản, chỉ là vài phép tính cộng trừ như một học sinh lớp năm vậy mà bao nhiêu chuyên gia của nhà đầu tư lại không tiên liệu được. Hay là biết lỗ mà vẫn làm? Có phải vì dự án thì chắc chắn lỗ nhưng có những cá nhân lại "lãi lớn" khi thực hiện dự án nên người ta mới cố làm?”.

Bức xúc với cách làm kinh tế của Vinacomin, bạn đọc Lê Thanh Sơn, bức xúc: “Khi mới lập dự án thì luôn khẳng định là lãi, dù có nhiều ý kiến phản đối nhưng vẫn "phải mạnh dạn và kiên quyết làm". Bây giờ xây dựng xong rồi thì bắt đầu kêu lỗ: “dự kiến năm tới mới có thể có lãi”, nếu năm tới vẫn lỗ thì phải chăng cứ thế mà kêu "năm tới nữa sẽ có lãi". Dự án cả tỉ USD tiền của dân mà các vị tính toán cứ như chuyện đùa”.

.
Nhà máy bauxite Tân Rai chuẩn bị sản xuất mẻ alumin đầu tiên
nhưng đã biết chắc là sẽ bị lỗ. Ảnh: Cao Nguyên

Cám cảnh hơn, bạn đọc tên Chinh, cho biết: “Nghe mà buồn quá. Thế hệ chúng ta chưa đủ trình độ thì để con cháu sau có cái mà dùng. Than, Titan, giờ đây là bauxite… sao cứ bán thô, bán non như vậy mà còn lỗ nữa chứ”. Bạn đọc này ví dụ: “Ở trong nhà không có tiền thì phải đi làm kiếm tiền mà xài chứ cứ nhìn quanh có cái gì bán được mang đem bán thì con cháu sau này biết lấy gì sống”. Cùng tâm trạng, bạn đọc Trương Hán Siêu, cảm thán: “Nghe điều này tôi muốn khóc cho quê hương quá. Khóc cho đất đai màu mỡ của Tây Nguyên, của cà phê, của cao su, tiêu... khóc cho người dân Tây Nguyên mất đất sản xuất...”.

Nhìn nhận lại hoạt động của các “ông” lớn kinh tế, bạn đọc Quang Hưng kết luận: “Hết “ông” Vinashin đến “ông” Vinaline, giờ thì đến Vinacomin. Cứ thua lỗ hoài thì sức dân sao chịu nổi”.

Ai chịu trách nhiệm ?

Trước ý kiến trả lời báo chí của ông Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinacomin: “làm theo chỉ đạo của Chính phủ”… “không biết bao giờ hết lỗ”… nhiều bạn đọc cho rằng ông Hòa đang lẩn tránh trách nhiệm. Lập một dự án kinh tế mà không biết bao giờ có lãi, khi lỗ thì đổ trách nhiệm cho người khác thì cần gì phải ngồi vào cái ghế chủ tịch hội đồng thành viên của tổng công ty? Ở vị trí lãnh đạo một tổng công ty, hưởng lương cao từ tiền thuế của dân nhưng thiếu năng lực, gây lỗ lã mà vẫn an nhiên là điều không thể chấp nhận.

.
Dự án bauxite Nhân Cơ (tỉnh Đắk Nông). Ảnh: Cao Nguyên
.
Bạn đọc Phạm Ngọc Hùng đặt vấn đề: “Ai là người chịu trách nhiệm về vấn đề này?. Bây giớ mới thấy ý kiến của các chuyên gia kinh tế và đặc biệt là ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về việc khai thác bauxite thật là ý nghĩa. Đáng buồn là có nhiều người đã bất chấp mà thực hiện để bây giờ người dân gánh hậu quả”.

Bạn đọc Ya Lúp, phân tích: “Khách quan mà nói, nếu chúng ta làm dự án này chỉ bán cho Trung Quốc và Malaysia thì họ phải mua với giá mà chúng ta có lời và có tiền để khắc phục môi trường bị ảnh hưởng. Nếu họ mua với giá thấp thì nên dừng luôn dự án, bởi đã làm ăn thì hai bên cùng có lợi chứ không thể một bên vừa thiệt hại kinh tế vừa thiệt hại môi trường còn một bên thì mua giá thấp hưởng lợi. Người dân Tây Nguyên chúng tôi muốn được nghe lời nói thật bụng của người có trách nhiệm quyết định dự án này”.

Chỉ rõ hơn bản chất của vấn đề, bạn đọc Hoa Vinh, viết: “Lúc lập dự án và thực hiện các dự án Bauxite ở Tây Nguyên, các chuyên gia và ban quản lý dự án các cấp đều rất quyết tâm dù có biết bao ý kiến phản đối vì ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, cơ sở hạ tầng trong khi hiệu quả rất mù mờ. Nay kết quả bước đầu đã thấy rõ. Tương lai Nhà máy Tân Rai cứ phải sản xuất, lúc này Trung Quốc chỉ cần ngừng không mua khoảng dăm bảy tháng, sản phẩm ứ đọng, không đủ kho để chứa… thì Trung Quốc ra điều kiện 170USD/tấn cũng phải bán chứ biết làm sao”.

.
Càng chạy theo càng thiệt hại!

“Dù đã bỏ ra nhiều tiền của, công sức… nhưng việc tạm dừng triển khai các dự án bauxite vẫn là thượng sách. Càng chạy theo các dự án này thì càng thiệt hại và chỉ khổ cho dân thêm thôi” – bạn đọc Nguyễn Văn Trực.

“Khi dự án bauxit này đang còn trên giấy thì các nhà kinh tế đã biết là sẽ bị lỗ rồi. Sản xuất làm chi một mặt hàng mà chỉ có 2 người mua, một người mua cầm chừng còn một người thì sau này sẽ ra chiêu ém giá thì không “sụp tiệm” mới là lạ” – bạn đọc Thanh Hồng.

“Trước đây không nghe lời can gián của các nhà khoa học và những người có tâm với đất nước, nay cười đau khóc hận với bauxit. Tiền của nhân dân bay theo bụi đỏ Tây Nguyên mất rồi !” – bạn đọc Lê Uy Lực.


Phạm Hồ
Nguồn: Người Lao động.
  

37 nhận xét :

  1. Càng nhìn thấy quê hương đất nước tan nát do chính quyền ngày càng lộng hành một cách trắng trợn, bất chấp dư luận quyền lơi của người dân để lại nhiều hậu quả lâu dài cho bao thế hệ phải gánh chịu. Hiện nay tài sản đất đai ông cha người dân và tài nguyên khoáng sản đều rơi vào tay những kẻ tham nhũng tự ý lộng hành cướp trắng trợn bán rẻ lợi ích quốc gia và của nhân dân. Thôi chính quyền cố ý mà củng cố lực lượng để mà vơ vét để nhân dân làm thân trâu ngựa cho TQ. Tự bịa hiến pháp để khoác cái vòng kim cô lên đầu dân để mà làm giàu, đến cả thánh, thần, phật đều được lợi dụng nhằm câu tiền, không cầm tiền người ta cứ nhét vào miệng, vào tay còn gì. Ôi đất nước của tôi ơi mọi người sắp đứng cởi truồng hết cả rồi, thiên đường XHCN như thế này ư hay đây là đạo đức cách mạng như vậy...

    Trả lờiXóa
  2. Phải có người phải chịu trách nhiệm về quyết định sai lầm này!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lại đổ cho tập thể, chứ có cá nhân AI nào đâu chịu trách nhiệm?!

      Xóa
  3. Thật buồn khi đọc tin này.! Buồn vì biết bao lời nói tâm huyết của chuyên gia, các nhà kinh tế không được lắng nghe, buồn hơn nữa là có người đã và đang phải ngồi tù bởi vì phản đối dự án này và rồi hậu quả ngày hôm nay không một ai phải chịu trách nhiệm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đảng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lịch sử và Nhân Dân!

      Xóa
  4. Đó là hậu qủa ĐỘC TÀI => ĐỘC ĐOÁN . Tại sao phải sửa điều 4 chính là đây . 1 trong rất rất nhiều nguyên nhân như thế này ! Đó mới chính là nỗi lo cho sự tồn vong của dân tộc ! Chứ chẳng phải nguyên nhân nào khác ?

    Trả lờiXóa
  5. " Đụng gì cũng bán,con cháu lấy gì mà sống" đúng!Xin đừng phá hoại nữa!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 6 tấn nhôm không bằng 1 tấn cafe nhân ( TT 23/2/13 )

      Xóa
  6. Vấn đề không phải là "cố đấm" để có "xôi ăn" (chưa nói là ai ăn), mà là để "cho qua nhiệm kỳ". Còn "cố đấm" Tân Rai, Nhân Cơ thì còn tại vị vài năm, mà trong vài năm đấy thì sẽ kiếm thêm được khối tiền từ những dự án, công trình, ... khác. Hết nhiệm kỳ thì "bung hay bể" gì cũng được, kỷ luật là cái thá gì.

    Trả lờiXóa
  7. Đúng là "nhân bảo như thần bảo", nhãn tiền rồi mà vẫn bảo thủ, vẫn "cố đấm" để phá cho bằng hết, để làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân càng nhiều thì chúng mới hả dạ chăng????
    Thật là bức xúc vô cùng. Không khéo cái dự án này trở thành ngòi nổ cho một quả bom dội vào chế độ đương thời!

    Trả lờiXóa
  8. Ý chí chính trị + thiếu hiểu biết = cái gì thì các bác biết rồi !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi không cho rằng đó chỉ đơn thuần là "thiếu hiểu biết" mà bản chất là "vô nhân đạo". Nguyên căn vấn đề là do thể chế mà ra. Một xã hội có thể chế tốt, phù hợp quy luật thì nó nuôi mầm và phát triển những điều tốt đẹp. Ngược lại, dù chúng ta có những con người tài ba, tử tế đến mấy rồi cũng biến thành ma quỷ, hủy hoại đất nước nếu thể chế đó là trái quy luật phát triển. Con người qui định thể chế rồi trở thành nạn nhân của nó (?!).

      Xóa
  9. Đừng đổ lỗi của dự án bauxite cho ông Trần Xuân Hoà vì cái trách nhiệm Chủ tịch Tập đòan Vinacomin do ông "làm theo chỉ đạo của Chính phủ"chứ ông"không xin,không chạy và cũng không từ chối"việc này"đảng biết,thủ tướng biết..."mà

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng không đổ cho Thủ tướng Dũng được vì BCT đảng CSVN quyết định và TT thi hành.

      Mọi người cần theo dõi sát sao tình hình dự án này trên các trang mạng vì BCT đảng CSVN phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về dự án này.

      Người đứng đầu và phải chịu trách nhiệm cao nhất là Nông Đức Mạnh.

      Nếu thất bại thì chúng ta phải cực lực lên án họ và tìm mọi cách bắt họ sau này phải chịu trách nhiệm trước nhân dân vì trước đó rất nhiều trí thức, nhà kinh tế và quân sự đã cảnh báo trước sự nguy hại cũng như nguy hiểm của dự án nhưng họ không thèm nghe.

      Nay thất bại họ im mồm. Chả nhẽ người VN hèn mạt đến thế sao?

      Vài tên đầu sỏ mà bóp cổ cả gần 90 triệu người và phá hoại kinh tế một cách kinh khủng như thế mà cứ chịu chết.

      Người VN không còn có thể chấp nhận ban lãnh đạo này được nữa.

      Xóa
  10. Dự án này do BCT phê duyệt , TT chỉ đạo giao cho TKV thực hiện : vốn vay của TQ , nhà thầu TQ , Vật tư máy móc thiết bị TQ , công nghệ (ướt) TQ , đến lao động phổ thông cũng ...TQ. Hồi đó , khi chưa bị bắt Trần Huỳnh Duy Thức dự đoán "Bauxit Tây Nguyên sẽ là mồ chôn..." . Có lẽ đúng!

    Trả lờiXóa
  11. Bác Nặc danh 06:06 ơi, không phải ý thức chính trị + thiếu hiểu biết đâu. Họ quá biết nhưng vì cái túi tham đã đầy lại muốn đầy thêm nên họ sẵn sàng phá hoại đất nước, làm khổ nhân dân thôi.

    Trả lờiXóa
  12. Ông Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinacomin nói: “làm theo chỉ đạo của Chính phủ” là thật lòng đó! Bởi vì ông Hòa cũng thuộc dạng người "không xin nhưng cũng không bao giờ từ chối nhiệm vụ mà đảng và cấp trên giao phó"...

    Trả lờiXóa
  13. Mấy thằng dư luận viên đâu sao không thấy vào còm trong bài này ??? Mẹ chúng nó

    Trả lờiXóa
  14. Tôi đọc những dòng tin của bác Diện mà nghẹn ngào không nói nên lời được. Biết bao h nhân dân ta mới thoát cảnh này?

    Trả lờiXóa
  15. Tôi còn nhớ như in ông thủ tướng đương nhiệm đã nói hùng hồn trước Quốc hội sau khi bị nhiều đại biểu khóa trước không ủng hộ dự án này . ông ta nói :
    " dự án Bauxite Tây nguyên là chủ trương lớn của đảng " . Vì không thèm nghe ai cả , bỏ ngoài tai hết mọi can ngăn của trí thức , của các lão thành cách mạng , các tướng lĩnh , bây giờ thảm hại như thế này đây . Tiến cũng chết còn thoái cũng chết với nhân dân . Hơn mười nghìn tỷ đồng tiền vay mượn ( rồi dân cũng phải trả ) đã đổ vào đây như đất cát đổ xuống biển đau quá trời ơi , trong khi hàng triệu người dân phải cứu đói giáp hạt trong dịp tết vừa qua , hàng triệu người dân đang thất nghiệp kiếm từng đồng ăn hàng ngày ,trời ơi là trời sao bất công quá ?

    Trả lờiXóa
  16. P. THƯỜNG DÂN NAM bỘlúc 11:25 22 tháng 2, 2013

    Xây tường vây quanh nó lại , đề bảng bên ngoài Nghĩa Trang Bauxite . Mồ chôn giặc Tầu và những kẻ theo nó. Các thế hệ sau không trả nợ cho những sai lầm này đâu. Những kẻ gây ra sai lầm tai hại phải trả giá cho nó vì đã được hết sức can ngăn mà vẫn cố làm . .

    Trả lờiXóa
  17. Cái nguy khốn của dự án Bô xít Tây nguyên này là 4 vấn đề lớn:
    1. Đe dọa an ninh quốc gia, tạo cho thế lực bành trướng xâm chiếm đất nước ta
    2. Đe dọa nạn bùn đỏ hủy hoại môi trường sống của cả một vùng rộng lớn từ Tây Nguyên đến Đồng bằng sông Cửu Long.
    3. Phá hoại nền văn hóa độc đáo tầm thế giới của Tây Nguyên.
    4. Thất bại về kinh tế, làm ăn sẽ thua lỗ, đè nặng gánh nợ trên vai người dân nhiều thế hệ.
    Bốn vấn đề đã tốn biết bao giấy mực, biết bao chất xám của các nhà khoa học tâm huyết từ trong đến ngoài nước, của các lão thành cách mạng và hàng vạn đồng bào quan tâm. Thế mà không lay chuyển được. Nay mới hé lộ một trong 4 vấn đề đó là về kinh tế đã khiến nhiều người bức xúc, thì hãng hỏi dự án này có phải sẽ trở thành một quả bom nổ chậm cho chế độ không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nông Đức Mạnh là một nhân tố quan trọng đưa đến quyết định triển khai thực hiện dự án này. Bây giờ ông yên bề gia thất, vợ đẹp,con khôn, nhà cao cửa rộng. Còn hậu quả thì nhân dân phải gánh chịu, trong đó một số nhân sĩ trí thức có ý kiến can ngăn thì bị trù dập, có người bị tù tội, ngược đãi. Sự việc này tính sao? Mong bà con cho ý kiến.

      Xóa
  18. Tan hoang một đất nước,rả rời một dân tộc!!! Bằng lòng chưa,hả dạ chưa thưa các ngài???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các ngài: Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.

      Xóa
  19. Đó là kết quả của sự lệ thuộc vào TQ . TQ cứu ĐCSVN nhưng lại phá hoại đất nước VN . Các nhà lãnh đạo CSVN hãy nhìn lại chính mình, nhìn lại những sai lầm do mình gây ra làm tổn hại cho Tổ Quốc như thế nào và hãy mau mau tự xử . Nhân dân chờ đợi sự tự hối của các vị, vì các vị là những người tự xưng là ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ, LÀ TINH HOA CỦA CẢ NƯỚC , là đãnh đạo của ĐCSVN quang vinh muôn năm . Nhưng những sai lầm nghiêm trọng của quí vị đang tàn phá Tổ Quốc này, bắt nhân dân và con cháu sau bày phải chịu hậu quả là rất bất công . Chắc Quí vị hiểu nhân dân muốn gì nơi quí vị.

    Trả lờiXóa
  20. Các nhà khoa học đã nhìn thấu được sự bất cập của dự án này trước lúc được triển khai,và năm 2009 Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để can gián không nên triển khai dự án vì có nhiều hệ lụy bất lợi cho đất nước.Nhưng bất chấp ý kiến của các nhà khoa học và lời tâm huyết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp,nhà nước vẫn quyết tâm "chơi canh bạc"đỏ đen,mà biết trước là sẽ không có phần"đỏ".Thiết nghĩ,nếu nói các nhà lãnh đạo thiếu hiểu biết nên bị sa lầy ở dự án này thì không đúng.Phải khẳng định rằng,lãnh đạo nhà nước với sự góp ý của các nhà khoa học,họ qua biết cái lợi,cái hại của dự án.Một sản phẩm làm ra vô cùng tốn kém về vốn và ảnh hưởng môi trường quá lớn.Vậy mà chỉ có khách hàng tiềm năng nhất là anh bạn"14 tốt" là chủ yếu.Chỉ cần một người có đầu óc kinh doanh chút đỉnh,cũng nhìn ra được dự án này và với khách hàng như vậy,thì việc bị"xỏ mũi"về giá bán và bị thao túng,phụ thuộc,cũng như thất bại là quá rõ.
    Vậy mà dự án vẫn được triển khai,tiền của lại theo nhau đổ xuống đáy con tàu Vinashin thủng đáy để trôi ra biển."Canh bạc"này tuy đen đủi,tiền của dân đóng thuế bị thất thoát.Nhưng,những kẻ cầm cái thì chắc chắn là trúng lớn.
    Chấn Phong.

    Trả lờiXóa
  21. Điều 4 Hiến pháp là lá bùa hộ mệnh cho chính quyền tiếp tay cho TQ trúng thầu 95 dự án để có cơ hội phá hoại một cách toàn diện. Vì tiền nhập 70% máy móc lạc hậu tân trang biến đất nước thành bãi rác khổng lồ của TQ, nợ nần nhân dân phải gánh...

    Trả lờiXóa
  22. Trung Quốc ( dân và lãnh đạo ) là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc ta, bản chất thâm căn cố đế của họ là gây sự, phá phách, thâm độc và xâm lược.
    Về việc phá thì họ chủ trương phá từ trong phá ra, từ ngoài vào trong, từ trên phá xuống, từ dưới phá lên, phá từ cái nhỏ nhất tới cái lớn nhất, cái ít nguy hiểm tới cái cực nguy hiểm.
    Một điều bẩn thỉu, thâm độc và vô cùng nguy hiểm là chúng đi đêm ( thủ đoạn của chúng là đưa tiền rất cao cho lãnh đạo, bỏ thầu thấp, sau đó chơi bài phát sinh, hoặc làm những cái ngon ăn, đến cái khó thì bỏ chạy , kết quả là tiền thì rất cao, chất lượng và hiệu quả thì tệ tới tệ ), chúng đánh vào lòng tham của lãnh đạo chóp bu và lãnh đạo các công ty các tập đoàn nhà nước để tầm gây hại bao trùm lên cả đất nước cả dân tộc ta. Điều này các quý vị có thể thấy ở bất kỳ dự án nào có TC tham gia ở địa phương mình.
    Về an toàn thực phẩm là một lĩnh vực vô cùng nguy hiểm, nhưng bộ máy công quyền của ta hầu như buông xuôi, vì vậy có thể nói hàng ngày chúng ta đang ăn thuốc độc của TC, và đây theo tôi là cội nguồn của bệnh ung thư và nhiều bệnh nan y khác mà chúng ta đang mắc phải với tỷ lệ ngày càng cao. Rau quả, thịt heo, thịt gà chúng ta đang ăn, kẹo bánh, đồ chơi các cháu đang xài, trái dừa, li nước ngọt, bạn đang uống ( dừa đã gọt vỏ ) vân và vân vân đều chứa hoá chất độc hại của TC.
    Hàng của TC rất rẻ ( có nhiều nguyên nhân, như chất lượng kém, đồ loại thải, nhân công rẻ ... nhưng có 1 nguyên nhân đáng chú ý là họ không cần lợi nhuận mà chỉ làm nhiệm vụ đầu độc ta là chính ) vì vậy những người buôn bán thiếu lương tâm hám lợi nhuận, cứ đem về bán, còn người tiêu dùng thì nghèo khổ, hám rẻ, thiếu hiểu biết, khó phân biệt nên nhiều người cứ mua về xài. Điều cực kỳ nguy hiểm là hiện nay có hàng chục triệu công nhân ăn bếp tập thể trong các khu công nghiệp họ không được tư vệ và cũng không được bảo vệ nên hàng ngày đang ăn phải những thứ ôi thối, độc hại, rẻ tiền của TC, đang chết dần chết mòn.
    Hỡi những người lãnh đạo hay mau thức tỉnh, hãy có chút lương tâm, hãy làm gì đi chứ. Tổ Quốc ta, nhân dân ta đang chết, đang bị bóp nát dưới bàn tay của TC. Hỡi những người dân, trong lúc nhà nước đang như vậy, thì không có cách nào khác phải tìm cách tự vệ cho mình.

    Trả lờiXóa
  23. Nhướn lên và đổ thừa.lúc 12:21 23 tháng 2, 2013

    Các cụ đã dạy: Tiên trách kỷ hậu trách nhân.

    Đừng trách tại TQ hết. Nếu người kinh doanh VN có tinh thần dân tộc và cộng đồng cao, không hám lợi nhuận, không buôn hàng TQ; nếu người tiêu dùng VN không mua hàng TQ; nếu các doanh nghiệp VN đừng thi nhau bóp cổ người tiêu dùng, nâng cao năng suất lao động, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chất lượng hàng hóa tốt, cung cách phục vụ chu đáo; nếu chính phủ có nhiều chính sách tốt để giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản xuất, khuyến khích lưu thông, không tham nhũng vv...thì có xảy ra tình hình như hiện nay không?

    Không có thị trường tức không có cầu thì cung ắt chết. TQ có tài giỏi mấy thì cũng chịu không bán được hàng vào VN phải không?

    Đối phó với vấn đề kinh tế thì phải dùng biện pháp kinh tế mới được.

    Ngay tại TQ họ cũng bán hàng giả và độc hại kinh khủng ra thị trường của chính nước họ chứ nói gì đến VN. Toàn cầu hóa nên không cấm được.

    Tự mình hại mình thôi. Vì vậy tự mình phải thay đổi chứ đừng có kiểu:
    Lúc không thể hoãn cái "sung sướng" được thì "nhướn" lên cho "thích" sau đó có "chửa" thì đổi cho thằng ấy là thằng mất dạy được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông không phải thằng ngu thì cũng là một thằng Tàu bẩn thỉu.

      Xóa
    2. Cảm ơn bác rất nhiều ạ!lúc 18:50 23 tháng 2, 2013

      Bác Nặc danh bảo em ngu thì oan quá.

      Bác làm ơn đọc kỹ nội dung và hiểu thật sâu ý của em thì sẽ lại bảo em OK ngay ấy mà.

      Cả nhà em từ nhiều năm nay không bao giờ dùng hàng TQ bác ạ tuy không hài lòng lắm với một số loại hàng của VN nhưng vẫn mua dùng.

      Em là người VN chính hiệu và rất yêu VN. Em ghét Ban lãnh đạo TQ và tư tưởng bành trướng của họ chứ không ghét nhân dân và văn hóa TQ.

      Cảm ơn bác chỉ bảo em!

      Xóa
  24. Cá không ăn (ướp) muối cá ươn
    Lãnh đạo không nghe dân nói, trăm đường lãnh đạo hư (hỏng).

    Trả lờiXóa
  25. Dự án chưa đi vào hoạt động mà sao nghe nói có người đã đươc chia lãi tới 300 triệu USD & 150 triệu USD

    Trả lờiXóa
  26. Nếu Trung Cộng họ trấn yểm bùa long mạch điểm yếu vùng tây nguyên thì hậu quả của nó thật khó lường???

    Trả lờiXóa
  27. Cái vấn đề thâm thúy của Trung Cộng khi khai thác bô xít ở Tây Nguyên không phải là lợi ích kinh tế mà chính là lợi ích về mặt địa chính trị để khống chế Việt Nam.
    Thử hình dung lại toàn cõi Việt Nam: những nơi trọng yếu về an ninh quốc phòng họ thuê đất xây căn cứ cả, từ giáp biên giới đến giáp biên giới Lào, Camphuchia. Trong đó tử huyệt Tây Nguyên sẽ chia cắt làm đôi đất nước Việt Nam.
    Khi động binh đánh Việt Nam thì họ luồn quân từ Lào qua, từ biển đánh thộc lên để kiểm soát từ biển Đông lên Tây Nguyên qua Lào. Về phía bắc họ cho quân tràn biên giới đánh xuống, Tây Nguyên đánh lên, Lào đánh qua; phía biển họ đánh vào tạo thành thế 4 hướng giáp công, trên trời có không quân và tên lửa đạn đạo dọn đường tạo thành 5 hướng tấn công thì quân đội Việt Nam sẽ bị chia nhỏ đánh khắp nơi không thua mới lạ.
    Về phía Nam, Trung Cộng xua quân từ Tây Nguyên tràn xuống, từ vịnh Thái Lan đánh tràn lên, từ Camphuchia đánh qua và từ biển đánh vào, kết hợp tên lửa đạn đạo và không quân thì quân đội Việt Nam ở phía Nam cũng bị 5 tuyến quân Trung Cộng chia nhỏ không trở tay kịp.
    Khi còn loay hoay chưa biết làm gì để thoát ra thế trận bao vây của Trung Quốc thì ngoài biển TQ chiếm toàn bộ các quần đảo.
    Quân đội Việt Nam giỏi đánh du kích nhưng khi các tử huyệt trên rừng núi đã cho TQ thuê và xây dựng căn cứ thì muốn rút lên các khu địa đạo để tổ chức kháng chiến trường kì cũng không còn đất mà lên ẩn thân chờ thời --> đầu hàng vô điều kiện là điều dễ thấy trước.
    Khi TQ khống chế được phần lớn diện tích thì sẽ tuyên bố chiến thắng và gây sức ép lên chính quyền bù nhìn Việt Nam thua trận và bắt kí hòa ước với thiệt hại nặng nề thuộc về Việt nam và họ rút quân.
    Như thế đừng hỏi tại sao họ mạnh tay tung tiền ra mua chuộc Lào, Camphuchia để tiện mượn đường trừng phạt Việt Nam khi thời cơ chín muồi.
    Việc Trung Cộng động binh không thể tính bằng thập kỉ nữa mà tính bằng năm tháng trong tương lai gần.
    Vậy nên cứ ngu xuẩn mù mắt trước lợi lộc nhãn tiền là chết về cái hậu thưa ban lãnh đạo Nhà nước. Chúng ta phải hành động ra sao để đối phó và phá tan âm mưu của Trung Quốc?

    Ks Dũng.

    Trả lờiXóa
  28. Thật sự mà nói có lẽ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã phải đến nước tìm nơi an nghỉ của Người ở Vũng Chùa-Đảo Yến để kéo quân về đây canh giữ khu vực "huyệt tử" này bảo vệ đất nước. Chứ đợi mấy ông Chính Phủ hiện nay của Việt Nam thì nước ta sớm muộn gì cũng rơi vào tay Trung Quốc. Đại Tướng đã kiến nghị quá nhiều nhưng không được phản hồi đích đáng, nhân dân cũng phản đối nhưng Chính Phủ không nghe, những con người ngu dốt đang hại dân hại nước.

    Trả lờiXóa