Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

ĐANG XEM XÉT ĐƯA CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC 1979 VÀO SGK PHỔ THÔNG

Cuộc chiến 1979 vào SGK: Bộ Giáo dục đang xem xét


Trao đổi với VietNamNet, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Phó Trưởng ban Đề án Đổi mới Chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015 Nguyễn Vinh Hiển cho biết: “Thông qua nhiều kênh khác nhau, Bộ đã được nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà sử học về việc cần đưa nội dung cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 vào SGK dạy học trò. 

Tuy nhiên, Bộ chưa tập hợp được ý kiến một cách đầy đủ và “vẫn đang xem xét hết sức nghiêm túc vấn đề này. Song đề án hiện còn rất nhiều công việc quan trọng cần phải tính tới”.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh HIển. (Ảnh: Văn Chung)

“Bộ đang tích cực làm công tác chuẩn bị. Nhưng phải ổn định mới triển khai. Sau 2015 không có nghĩa là 2015 hoặc 2016 sẽ làm luôn. Có thể sẽ không triển khai đồng loạt mà nơi nào đủ điều kiện sẽ làm trước. Nơi nào chưa đủ điều kiện làm sau” – lời Thứ trưởng. 

Những ngày qua, các chuyên gia giáo dục, nhà sử học đã lên tiếng về việc cần thiết đưa nội dung về cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đầy đủ hơn để học trò và thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc.

GS.TS, Nhà giáo ưu tú Đỗ Thanh Bình đến từ Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng cuộc chiến đến nay đã hơn 30 “đủ chín muồi để đưa vào SGK dạy cho học trò biết. Việc đưa vấn đề này vào sách là rất bình thường vì đó là sự thật lịch sử”.

Nhà sử học Dương Trung Quốc phân tích: “Lịch sử là cái khách quan, không thể quên được. Ngày nay, các bạn trẻ muốn quan tâm tới lịch sử dân tộc có nhiều công cụ phương tiện tiếp cận. Cái cần làm là cung cấp cho các bạn phương pháp khai thác, xử lí lịch sử như thế nào”.

Ông khẳng định: “Đây không phải là lúc bàn nên hay không nên đưa nội dung cuộc chiến vào SGK. Chắc chắn phải đưa vào. Đề cập với lưu lượng, định lượng và nội dung như thế nào phải bàn bạc kĩ, không thể che giấu sự thật”.

Trả lời báo Tuổi trẻ, ông Đỗ Ngọc Thống, phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), thường trực Ban biên soạn chương trình - SGK sau năm 2015 cho rằng: “Những vấn đề đang nóng, có tính thời sự, được đông đảo người dân quan tâm và đó lại là vấn đề có thể giáo dục ý thức tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ thì hoàn toàn có thể tính đến việc đưa vào SGK. Nhưng đưa như thế nào, liều lượng ra sao thì cần phải nghiên cứu, cân nhắc thận trọng”.

Văn Chung
Nguồn: VNN.

Tễu blog: Khi đưa vào SGK, các nhà làm sách nhin kèm những hình ảnh này:

Ngày 17-/02/1979. Dân quân Hà Giang Việt Nam có 3.240 tử vong.

Thường dân Việt Nam tị nạn chiến tranh, tạm trú trong các hang động miền núi. 
Giặc Tàu đem ra hành quyết tập thể, vào ngày 24 tháng 2 năm 1979.

Ngày 25/02/1979,  Lính Tàu hãm hiếp phụ nữ, già trẻ và bé gái. Cuối cùng họ bị hành quyết chôn vùi tập thể tại những hầm hố đạn đại pháo hai bên lề Quốc lộ 4C. Mỗi mồ từ 7 đến 20 tử thi.

Ngày 27/02/1979, Lính Tàu bắt 548 nông dân làm tù binh, thấy không lợi,lập tức hành quyết tập thể.

Ngày 25/02/1979. Dân quân Hà Giang Việt Nam, tử vong.

Ngày 23/02/1979. Một dân quân tử trận nằm kế 
bên mộ tập thể của 62 Bộ đội Việt Nam tử trận tại Vị Xuyên, trên Quốc lộ 2C.

Ngày 20/02/1979, thường dân tử vong tại thị trấn Tân Sơn, trên Quốc lộ 4C.
 Ảnh: Sưu tầm
 

23 nhận xét :

  1. Tội ác của giặc Trung Cộng là thế, vậy mà Đảng CS VN còn che dấu cho họ và lừa mị nhân dân VN. Nhục nhã!

    Trả lờiXóa
  2. Với cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt nam năm 1979, bọn Tầu cộng đã phạm tôi ác hủy diệt loài người.
    Người dân Việt Nam sẽ khắc sâu tội ác của Tầu cộng.
    Cầu mong hương hồn của các nạn nhân được siêu thoát.
    Thành kính tưởng nhớ.

    Trả lờiXóa
  3. Đúng,phải như vậy chứ- nhưng ngay từ đầu tại sao không làm???-Đợi cho cả nước la ó rồi mới làm!Không hiểu nổi!

    Trả lờiXóa
  4. Thật dã man, Trung cộng chưa bao giờ xem Việt Nam là bạn mà chỉ coi đây là cái gai trong mắt mình. Chỉ tiếc rằng Đảng CSVN không nhìn ra điều đó hay cố tình không biết.

    Trả lờiXóa
  5. “vẫn đang xem xét hết sức nghiêm túc vấn đề này. Song đề án hiện còn rất nhiều công việc quan trọng cần phải tính tới”.“Bộ đang tích cực làm công tác chuẩn bị. Nhưng phải ổn định mới triển khai. Sau 2015 không có nghĩa là 2015 hoặc 2016 sẽ làm luôn. Có thể sẽ không triển khai đồng loạt mà nơi nào đủ điều kiện sẽ làm trước. Nơi nào chưa đủ điều kiện làm sau” – lời Thứ trưởng.
    Mơ thì vẫn cứ mơ (mơ BGD đưa cuộc xâm lược của tàu 1979 vào sách giáo khoa)nhưng có lẽ giấc mơ này còn lâu mới thành hiện thực. Còn rất lâu là đằng khác.

    Trả lờiXóa
  6. Không lên án bọn Tầu xâm lược VN năm 1979 là che dấu tội phạm và đồng lõa với kẻ thù, với những dã man bậc nhất trong lịch sử loài người . Xem những hình ảnh ở trên thì GPQ TQ có khác gì bọn Pol Pot ? Còn đợi gì mà chưa đưa vào SGK ? Hay còn chờ ô. TBT Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo, chờ ô . CtQH Nguyễn sinh Hùng vỗ tay, chờ đc TBTGTW Đinh thế Huynh truyền lệnh từ miệng đc TBT kính mến , bảo hãy khoan .

    Trả lờiXóa
  7. Một việc quá đỗi hiển nhiên và bình thường, không thể hiển nhiên hơn, bình thường hơn, đáng phải làm nhất trong những việc đáng phải làm từ hơn 30 năm trước; vậy mà lại là một vấn đề sao lại khó khăn trật vật khổ sở đến thế, sao lại phải mất quá nhiều thời gian và sức lực đến thế ở cái đất nước kỳ quái không kém gì Bắc Hàn này? Trong chuyện này ai sẽ là người có tội lớn nhất đứng xếp sau Trung Cộng? Bọn Tàu cộng đã gây ra tội ác theo kiểu "cứng", là trực tiếp bắn giết; còn lũ các ông gây ra tội ác với dân tộc mình, người mình theo kiểu "mềm", là gián tiếp. Mà tội ác "mềm" không hề thua kém tội ác "cứng" một ý nào. Hãy nhớ lấy. Lịch sử đi đâu hết cả rồi? Chẳng lẽ nền sử học XHCN nó phải như vậy sao? Lịch sử dân tộc tiến triển không liên tục à? đã bị chặt đứt (cố tình) đi một mắt xích vô cùng quan trọng có dấu ấn sâu đậm và thuộc lọai đau đớn nhất của dân tộc, là giai đoạn 1979-1990, bên cạnh những dấu ấn đau khổ khác của dân tộc VN ở ngay trước và sau gia đoạn đó, hay sao?. Trước đây các ông lớn tiếng to mồm chửi bới, thóa mạ, bêu rếu những kẻ bán nước theo Tàu trong lịch sử của dân tộc, nay các ông hãy sờ lên gáy mình xem sao? Các ông còn tệ gấp vạn lần những kẻ đã từng bán nước theo Tàu trước đây. Rồi lịch sử mai sau sẽ cho các ông vào cùng một phường, một rọ với những kẻ bán nước theo Tàu đó. Có lẽ dân tộc VN thuộc loại bất hạnh nhất trên tái đất này, tính cho đến thời điểm này!lkk

    Trả lờiXóa
  8. "Đang nghiên cứu", hay "đang xem xét" thường có nghĩa nhắn nhủ là phải chờ rất lâu, chậm chí sẽ . . . không bao giờ có!!!!

    Trả lờiXóa
  9. Ông Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nói"Bộ vẫn chưa tập hợp được ý kiến đầy đủ và"vẫn đang xem xét hết sức nghiêm túc vấn đề này.Song đề án hiện còn rất nhiều công việc quan trọng cần phải tính tới".
    Có gì mà chưa tập hợp được ý kiến,có gì mà phải tính nữa.Thằng Tàu nó đã và đang xuyên tạc, tuyên truyền cuộc chiến này từ lâu rồi,nó không những tổ chức kỷ niệm mà còn làm cả phim để nói về cuộc chiến này nhằm bôi nhọ Việt Nam.Bộ chưa tập hợp được ý kiến của những ông, bà nào thì không biết.Còn chúng tôi,những người đã tham gia cuộc chiến này,cũng như đông đảo những người dân yêu nước,những người có lòng tự trọng,có liêm sỉ đều muốn ghi vào sử sách và tuyên truyền sự hào hùng của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ Quốc năm 1979.Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ,cũng như sự dấn thân cao cả của các chiến sĩ trong cuộc chiến này đã bị quên lãng hơn 30 năm rồi.Sự việc đã rõ như vậy,còn gì phải xem xét cái gì và phải xin ý kiến ông,bà nào nữa.Sự hy sinh của các Anh hùng Liệt sĩ là cao cả hơn hết,có gì mà phải tính tới với tính lui nữa hả ông Thứ trưởng.
    Chấn Phong.

    Trả lờiXóa
  10. 34 năm rồi mà vẫn còn “đang xem xét” đưa hay không đưa, chờ đến khi Trung Quốc nó nói VN là một tỉnh của nó rồi mới đưa hay sao? Hay chờ cho các nhân chứng sống chết hết rồi mới đưa ra cho con cháu chúng tôi biết một sự thật phũ phàng đó hay sao hả ông thứ trưởng?

    Trả lờiXóa
  11. "Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Phó Trưởng ban Đề án Đổi mới Chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015 Nguyễn Vinh Hiển"
    "ông Đỗ Ngọc Thống, phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), thường trực Ban biên soạn chương trình - SGK sau năm 2015"

    Sao lại phải hỏi ý các bác phụ trách Chương trình Phổ thông sau năm 2015 lận nhỉ? Kệ các bác ấy. Tôi đề nghị báo Tuổi Trẻ, các chuyên gia giáo dục, các nhà sử học và giáo chức toàn quốc đặt thẳng vấn đề với Bộ trưởng Giáo Dục đương nhiệm và cả với Ủy ban phụ trách Giáo dục đương nhiệm ở Quốc hội nữa. Không có lý do gì phải chờ đến 2015 hoặc lâu hơn nữa!

    Trả lờiXóa
  12. Làm ngay thì coi chừng mất"sổ hưu" thôi đành chờ Bộ vậy

    Trả lờiXóa
  13. Ối Giời ôi, bác Tễu ôi! Tin nóng!!!
    Nghe có người méc là bài báo này trên Vietnamnet mới bị gỡ xuống rồi. Bác Tễu kiểm tra lại xem!

    Ối Giời ôi!!! Thế là dám 2015 cũng chưa "đưa vào" được!

    Trả lờiXóa
  14. Ối giời ơi, bố nó lại biết rồi, nên bố nó bảo là phải gỡ bỏ rồi bác ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hu hu, thì ra "bố nó" cũng... đọc được tiếng Việt! :(

      Xóa
  15. Tôi thì cho rằng không đưa vào SGK có khi tốt hơn. Với cái nhìn và não trạng thế này thì kiểu gì cũng đi tong một vài thế hệ, hiểu không đúng, không đầy đủ về lịch sử.
    Thà rằng để các em tự tìm hiểu còn hơn cho vào sgk với cái kiểu định hướng xhcn

    Trả lờiXóa
  16. Bố nó bảo phải gỡ xuống cho nhanh,nếu không ông nội nó ở bên kia biên giới mà biết thì no đòn.
    Chấn Phong.

    Trả lờiXóa
  17. Thật quái lạ, tại sao phải xem xét? Việc đưa cuộc chiến 19.1.1974, 17.2.1979, 14.3.1988 vào sách giáo khoa phải là việc tất nhiên vì đó là những trang sử về hành động xâm lược không thể chối cãi (và cũng không thể che dấu) của chính quyền Bắc Kinh. Chính vì sự che dấu đó nên đến bây giờ nhiều người dân Việt Nam không hề biết Trung Cộng đã chiếm Hoàng Sa vào năm 1974, một phần của Trường Sa vào năm 1988. Lịch sử không được phép có những mảng trống và những người làm công tác giáo dục, truyền thông phải là những người có trách nhiệm nhất về vấn đề này.

    Trả lờiXóa
  18. Nói như Nguyễn Vinh Hiển (NVH) chỉ là cách nói chống chế, đối phó với đòi hỏi của dư luận mà thôi. Dễ dàng nhận thấy, đến giới chóp bu trên cao thượng tầng còn khiếp sợ Tầu Khựa, nói chi đến cấp làng nhàng như NVH. Thực chất anh ta không thể giám đề xuất việc đưa sự kiện cuộc chiến tranh vệ quốc 1979 vào chương trình SGK đơn giản vì cần giữ cái ghế ngồi của anh ta và còn hy vọng leo cao hơn hoặc được hưởng bổng lộc dài lâu hơn. Tôi tin rằng NVH chỉ giám đưa sự kiện 1979 vào SGK 1 khi có chỉ đạo của bề trên mà thôi.
    Thực tế đã chứng minh hầu hết các cá nhân đang có chân trong bộ máy chính quyền (và đảng)đều đặt cái tôi lên trước. Cái gọi là vì quyền lợi dân tộc,tổ quốc, cộng đồng... luôn chỉ là cái vỏ che bọc họ mà thôi. Hỡi các tầng lớp người dân (đen) VN, hơn lúc nào hết cần biết điều đó.

    Trả lờiXóa
  19. Ngay ở tại bắc kinh, đã có cửa hàng nó treo biển hiệu với nội dung "không tiếp nhận người philipin, người Nhật Bản, người Việt Nam và Chó" bằng tiếng Tầu và cả tiếng English. Mọi người xem ở link này (hiện nay nó đã phải bỏ bảng hiệu đó đi, do bị dư luận phản đổi kịch liệt)
    http://www.youtube.com/watch?v=-O1ozhwSnfw

    Thế đó, rõ ràng phải có ít nhất là việc bật đèn xanh của chính quyền thì dân Tầu nó mới giám làm trò đểu cáng như thế chứ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. P. THƯỜNG DÂN NAM bỘlúc 15:58 1 tháng 3, 2013

      Treo bảng to tướng giữa thủ đô Bắc Kinh mà qua mắt CQ sao được ?

      Xóa
  20. nhìn hình ghê quá thật giả man , lịch sử phải ghi nhớ mãi mãi điều này

    Trả lờiXóa