Trung Quốc doạ phản công nếu Nhật Bản nổ súng trước
Dân trí - Mạng tin Sankei của Nhật Bản ngày 16/1 dẫn tuyên bố của một viên tướng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) khẳng định nước này sẽ phản công nếu Nhật Bản nổ súng trước.
>> Nguy cơ chiến tranh Trung-Nhật tại Biển Hoa Đông
>> Quân đội Trung Quốc được lệnh sẵn sàng cho chiến tranh
Binh sĩ Trung Quốc tại một lễ duyệt binh.
"Chỉ cần Nhật Bản bắn
một phát đạn thì điều đó có nghĩa là Tokyo đã khai chiến. Trung Quốc sẽ
phản công ngay lập tức mà không cần chờ đến phát đạn thứ hai", Thiếu
tướng Bành Quang Khiêm tuyên bố.
Tuyên bố này của vị tướng Trung Quốc đã tạo ra một làn sóng trong dư luận Trung Quốc Phần lớn các trang mạng của nước này đều sục sôi tâm lý hiếu chiến, thậm chí còn xuất hiện những bình luận khen ngợi câu nói của Thiếu tướng Bành Quang Khiêm hay kêu gọi "hãy đáp trả bằng bom nguyên tử".
Không chỉ có Thiếu tướng Bành Quang Khiêm, nhiều sĩ quan quân đội khác của Trung Quốc cũng đã có những tuyên bố cứng rắn liên quan đến quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku trên Biển Hoa Đông kể từ khi chính phủ Nhật Bản cho phép máy bay chiến đấu của nước này bắn cảnh cáo máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật Bản.
Thiếu Tướng La Viện, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Khoa học Quân sự ngày 15/1 tuyên bố trên phiên bản điện tử của tờ Nhân dân Nhật báo rằng: "Chúng ta hoàn toàn không sợ chiến tranh (với Nhật Bản)".
Đại tá Không quân thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc Đới Húc thì thúc đẩy triển khai học thuyết: "Để đối phó với Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản, Không quân Trung Quốc cũng cần tung chiến đấu cơ".
Việc các sĩ quan quân đội Trung Quốc liên tục xuất hiện trên truyền thông và lặp đi lặp lại các tuyên bố cứng rắn về vấn đề chủ quyền biển đảo là hiện tượng hiếm thấy, báo hiệu cục diện an ninh khu vực đang đi vào “vùng nguy hiểm mới”.
Trong tuyên bố mới nhất nhằm làm dịu tình hình căng thẳng ở Hoa Đông, Ngọai trưởng Indonesia Marty Netalegawa kêu gọi các bên tìm kiếm môi trường có lợi cho giải pháp giải quyết hòa bình tranh chấp lãnh hải và lãnh thổ.
“Tranh chấp ở Hoa Đông ... cần do các bên liên quan giải quyết. Khu vực của chúng ta có trách nhiệm xây dựng một môi trường mang tính xây dựng để thực hiện giải pháp trên”, ông Netalegawa kêu gọi trong buổi trả lời phỏng vấn báo chí Nhật Bản trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
“Chúng ta phải đưa ra những chuẩn mực, quy tắc và khuyến khích các nước tránh những hoạt động nguy hiểm có thể làm bùng phát các vụ việc tiêu cực trong khu vực. Các nước cần được đảm bảo rằng nếu họ đang thực hiện trách nhiệm và kiềm chế, họ sẽ không bị thua thiệt”, người đứng đầu ngành ngọai giao Indonesia nói thêm.
Trước đó, Nhật Bản cho biết nước này có thể triển khai thiết bị quân sự trên các đảo gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sau một số lần máy bay của hai nước suýt đối đầu. Các thiết bị được triển khai bao gồm trạm radar di động, hệ thống thu phát tín hiệu thông tin liên lạc. Có thông tin Nhật Bản có thể triển khai cả các máy bay tiêm kích F-15 tại đảo nhỏ Shimoji, trong bối cảnh giới chức hàng đầu ở Tokyo đã nhất trí cho phép bắn cảnh cáo máy bay Trung Quốc nếu các máy bay này phớt lờ các tín hiệu cảnh báo của phía Nhật Bản tại vùng trời Nhật Bản.
Đức Vũ
Tổng hợp
Tuyên bố này của vị tướng Trung Quốc đã tạo ra một làn sóng trong dư luận Trung Quốc Phần lớn các trang mạng của nước này đều sục sôi tâm lý hiếu chiến, thậm chí còn xuất hiện những bình luận khen ngợi câu nói của Thiếu tướng Bành Quang Khiêm hay kêu gọi "hãy đáp trả bằng bom nguyên tử".
Không chỉ có Thiếu tướng Bành Quang Khiêm, nhiều sĩ quan quân đội khác của Trung Quốc cũng đã có những tuyên bố cứng rắn liên quan đến quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku trên Biển Hoa Đông kể từ khi chính phủ Nhật Bản cho phép máy bay chiến đấu của nước này bắn cảnh cáo máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật Bản.
Thiếu Tướng La Viện, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Khoa học Quân sự ngày 15/1 tuyên bố trên phiên bản điện tử của tờ Nhân dân Nhật báo rằng: "Chúng ta hoàn toàn không sợ chiến tranh (với Nhật Bản)".
Đại tá Không quân thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc Đới Húc thì thúc đẩy triển khai học thuyết: "Để đối phó với Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản, Không quân Trung Quốc cũng cần tung chiến đấu cơ".
Việc các sĩ quan quân đội Trung Quốc liên tục xuất hiện trên truyền thông và lặp đi lặp lại các tuyên bố cứng rắn về vấn đề chủ quyền biển đảo là hiện tượng hiếm thấy, báo hiệu cục diện an ninh khu vực đang đi vào “vùng nguy hiểm mới”.
Trong tuyên bố mới nhất nhằm làm dịu tình hình căng thẳng ở Hoa Đông, Ngọai trưởng Indonesia Marty Netalegawa kêu gọi các bên tìm kiếm môi trường có lợi cho giải pháp giải quyết hòa bình tranh chấp lãnh hải và lãnh thổ.
“Tranh chấp ở Hoa Đông ... cần do các bên liên quan giải quyết. Khu vực của chúng ta có trách nhiệm xây dựng một môi trường mang tính xây dựng để thực hiện giải pháp trên”, ông Netalegawa kêu gọi trong buổi trả lời phỏng vấn báo chí Nhật Bản trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
“Chúng ta phải đưa ra những chuẩn mực, quy tắc và khuyến khích các nước tránh những hoạt động nguy hiểm có thể làm bùng phát các vụ việc tiêu cực trong khu vực. Các nước cần được đảm bảo rằng nếu họ đang thực hiện trách nhiệm và kiềm chế, họ sẽ không bị thua thiệt”, người đứng đầu ngành ngọai giao Indonesia nói thêm.
Trước đó, Nhật Bản cho biết nước này có thể triển khai thiết bị quân sự trên các đảo gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sau một số lần máy bay của hai nước suýt đối đầu. Các thiết bị được triển khai bao gồm trạm radar di động, hệ thống thu phát tín hiệu thông tin liên lạc. Có thông tin Nhật Bản có thể triển khai cả các máy bay tiêm kích F-15 tại đảo nhỏ Shimoji, trong bối cảnh giới chức hàng đầu ở Tokyo đã nhất trí cho phép bắn cảnh cáo máy bay Trung Quốc nếu các máy bay này phớt lờ các tín hiệu cảnh báo của phía Nhật Bản tại vùng trời Nhật Bản.
Đức Vũ
Tổng hợp
NB cũng chẳng vừa . TQ mới tuyên bố ở cấp thiếu tướng. Đem tiểu tướng ra nhử trước rồi đại tướng mới xuất hiện sau . Đánh trận kiểu Tầu xưa nay là thế .
Trả lờiXóaCòn NB không cần đem tiểu tướng ra dọa, Thủ Tướng Shinzo Abe đã nói thẳng thừng . Kho vũ khí của TQ nay đã đầy ắp, tiểu tướng TQ muốn trổ tài múa mép chứ chưa chắc đã thực sự xung trận .
Thế giới đang chờ hơn 1 tỉ dân Tầu chỉ một ngày thiếu gạo là có chuyện lớn ngay !
Đúng là bọn vừa ăn cắp vừa la làng. Mấy thằng tướng tá này chỉ to mồm để dọa mấy nước nhỏ như Việt Nam, Phillipines thôi, chứ thách kẹo chúng nó cũng không dám đánh Nhật. Trung Quốc mà đánh Nhật thì cả thế giới sẽ tiêu diệt Trung Quốc ngay lập tức.
Trả lờiXóaTiềm lực của đất nước Nhật rất lớn, ý chí của con người Nhật Bản rất cao. Trong thế chiến thứ 2, Mỹ rất ngán Nhật nên buộc phải dùng đến bom nguyên tử mới mong chiến thắng. Hàng hóa của Nhật sản xuất, ai cũng biết chất lượng cũng như hàm lượng chất xám chứa trong nó cao thế nào. Còn hàng của Tàu chỉ là đồ nhái, bắt chước còn công nghệ thì đi ăn cắp.
Trả lờiXóaHơn nữa sau lưng Nhật còn có Mỹ. Cách đây vài ngày thủ tướng Nhật, Shinzo Abe, đã viết một lá thư cho Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen. Bức thư mang thông điệp của Thủ tướng Abe muốn thúc đẩy hợp tác với Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) trước sự tăng cường sức mạnh của Trung Quốc.
Thông tin chi tiết vụ việc trên báo Tiền Phong:
http://www.tienphong.vn/the-gioi/609782/Nhat-ket-chat-quan-he-voi-NATO-de-kiem-che-Trung-Quoc-tpol.html
Vì thế trước khi có lời nói hay hành động gì với Nhật, mong Trung Quốc hãy chín chắn.
Tôi mong là trận chiến Nhật-Trung sẻ xãy ra trong phạm vi nhỏ cho thế giới thấy bên trong cái thùng rổng kia là sự thật. Vì tôi tin chắc chắn là nước Nhật sẻ thắng, qua đó những người lãnh đạo nước Trung Hoa biết và tự lượng sức mình mà không còn thái độ coi thường luật pháp quốc tế và hiếp đáp các nước nhỏ xung quanh nữa.
Xóa