Tàu Trung Quốc chặn hơn 20 tàu cá Việt Nam vào Hoàng Sa trú bão
> Thêm nhiều tư liệu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
> Thuyền trưởng tàu Hoàng Sa kể chuyện bị tàu Trung Quốc đẩy, đuổi
> Thuyền trưởng tàu Hoàng Sa kể chuyện bị tàu Trung Quốc đẩy, đuổi
TPO – Ông Phan Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT
tỉnh Quảng Ngãi cho biết, 20 tàu Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc ngăn vào
trú tránh bão ở đảo Bom Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa trong cơn bão đầu
năm 2013.
Ngư dân Lê Văn Chiến cho biết, tàu Trung Quốc dùng cả vòi rồng và pháo khói để chặn đường vào trú bão của ngư dân ở Hoàng Sa. Ảnh: Nam Cường. |
Trưa nay, 8-1, ông Phan Huy Hoàng cho hay, lãnh đạo Sở
NN&PTNT tỉnh này cùng trung tâm Phòng chống Lụt bão và Tìm kiếm Cứu
nạn tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Bộ Ngoại giao can thiệp việc
phía Trung Quốc ngăn chặn nhiều tàu cá Quảng Ngãi vào trú tránh bão ở
quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trước đó, theo Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng
chống Lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi xác nhận tại báo cáo
số 07/PCLB&TKCN (ngày 7-1), tàu cá QNg 92366 TS/10LĐ, do ông Trần Bê
(Nghĩa An, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng, trong khi hành nghề
lưới chuồng, thì bị hỏng máy.
Ngay sau đó, tàu này được tàu QNg 92912, do ông Cao Văn
Thành (cùng ở Quảng Ngãi) cứu hộ, lai dắt vào đảo Bom Bay thuộc Hoàng
Sa để tránh trú gió bão số 1 và sửa chữa.
Trên đường vào đảo, cả hai tàu Quảng Ngãi vấp phải sự truy cản của tàu Hải quân Trung Quốc, không cho vào trú tránh.
Hiện hai tàu cá kể trên đang neo đậu tại gần đảo Bom Bay, quần đảo Hoàng Sa, trong điều kiện có gió cấp 6, cấp 7.
Theo ông Phan Huy Hoàng, tổng cộng 20 tàu
Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc ngăn vào trú tránh bão ở đảo Bom Bay trong
cơn bão đầu năm 2013, phải chấp nhận lênh đênh ngoài khơi trong điều
kiện thời tiết xấu.
"Không thể chấp nhận tình trạng này, tuy nhiên, với cấp
độ của mình, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh chỉ còn cách báo cáo lên UBND
tỉnh, nhờ Bộ ngoại giao can thiệp” – ông Hoàng nói.
Theo các ngư dân, tình trạng trên không phải mới xuất
hiện mà từ nửa cuối năm 2012. Anh Lê Văn Chiến – thuyền trưởng tàu ĐNA
90315 cho biết, họ dùng cả vòi rồng, pháo khói để đẩy đuổi ngư dân Việt
Nam.
Nam Cường
Nguồn: TIỀN PHONG
QUÂN XÂM LƯỢC ÁC ÔN.
Trả lờiXóa4 TỐT THẾ À???
Ông Phan Huy Hoàng: "Không thể chấp nhận tình trạng này". Tôi nghĩ bác Phó giám đốc Sở này thực đáng khen khi thông báo ngay cho báo chí biết, với câu phát biểu mạnh mẽ như vậy. (Hôm qua 7/1 tàu ông Trần Bê gặp nạn. Sáng 8/1, Sở NN&PTNT báo cáo ngay lên UBND tỉnh Quảng Ngãi và tham mưu rằng cần nhờ Bộ Ngoại giao can thiệp).
Trả lờiXóaSự kiện này lại một lần nữa chứng minh với con dân Việt Nam rằng chỉ có chiến đấu đến cùng trước quân xâm lược phương Bắc thôi. Đầu hàng chúng, tức là mở cửa đón lũ man rợ vào đày đọa dân mình, bao gồm cả gia đình mình, người thân mình, con em mình.
Hoan nghênh báo Dân trí cũng đã đăng tải thông tin này.Đề nghị ông Nguyễn Chí Vịnh cần có kế hoạch kịp thời nhằm bảo vệ ngư dân ta,không thể cứ để bọn Tàu "ổn định" việc đe doa khủng bố như thế này mãi được.Nhiệm vụ của quân độ là bảo vệ dân ,một khi người lãnh đạo QĐ không làm được việc này thì nên từ chức ngay.Đề nghị anh Thế Kỷ lần này không được xem xét"kỷ luật Đảng"với những tờ báo đã cung cấp cho độc giả thông tin này,nếu còn chỉ đạo bịt miệng báo chí như lần trước nữa thì cũng nên từ chức về quê buôn lạc cho rồi nhé
Trả lờiXóaquân khốn kiếp!
Trả lờiXóaHãy để đ/t Trần Đăng Thanh hậu duệ Trần Ích Tắc người có nhiều ân nghĩa với TQ trực tiếp lo vụ này để bảo vệ ngư dân những người chỉ sống bằng nghề đánh bắt thuỷ hải sản chứ không sống bằng cái"sổ hưu"
Trả lờiXóaThái độ của kẻ cướp khác thái độ chủ nhà . Kẻ cướp luôn hung hãn , lúc nào cũng lo sợ, nghi ngờ, sợ bị cướp lại tang vật nên phải khư khư giữ lấy đồ cướp được . Còn chủ nhà thường là khoan dung , hiếu khách. TQ là kẻ cướp được Hoàng Sa dễ gì cho các ghe thuyền của chủ nhà VN ghé bến, dù là để tránh bão. Nó sợ lần sau lợi dụng tránh bão, VN kéo cả trăm, cả ngàn ngư thuyền vũ trang chiếm ngụ luôn tại đảo thì sao ?
Trả lờiXóa1 phiếu tín nhiệm thấp cho "anh bạn" tàu khựa!
Trả lờiXóaÔng Trần Thắng (Việt kiều Mỹ), đã dày công sưu tập hàng trăm bản đồ, tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trả lờiXóaTrong số này gồm sách Atlas Trung Hoa Bưu Chính Dư Ðồ 1919 do bộ Giao thông Trung Hoa Dân Quốc phát hành tại Nam Kinh. Đây là sách Atlas đầu tiên do nhà nước Trung Hoa phát hành với số lượng nhỏ. Sách thể hiện điểm cực Nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.
Với 150 bản đồ, gồm 110 bản đồ gốc và 40 bản đồ tái bản, gồm 80 bản đồ do phương Tây in từ năm 1626 đến năm 1980 xác nhận lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam; 50 bản đồ thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm sát lãnh thổ Việt Nam; 10 bản đồ hàng hải thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam. 10 bản đồ tổng thể châu Á và Đông Nam Á có thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam. 3 tập Atlas xuất bản năm 1908, 1919 và 1933.
Xem thông tin chi tiết tại báo VietnamNet:
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/104380/chung-cu-phap-ly-chu-quyen-hoang-sa--truong-sa.html