Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

KHẨN CẤP GỬI TỚI CỤ LÊ HIỀN ĐỨC VÀ ANH PHẠM VŨ LUẬN

Nữ Hiệu trưởng 41 tuổi đánh rất dã man 49 học sinh, vậy mà chỉ bị giáng xuống làm... hiệu phó


(Đời sống) - 49 em học sinh không để dép đúng nơi quy định đã bị cô giáo hiệu trưởng Bùi Thị Lệ Thủy dùng thước gỗ và thước nhôm đánh túi bụi.
Ngày 5/4, Phòng Giáo dục đào tạo huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước đã ký quyết định cách chức Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Nghĩa đối với cô Bùi Thị Lệ Thủy (41 tuổi). Và chuyển cô làm Hiệu phó, vì đã vi phạm đạo đức nghề ngiệp, đánh học sinh dã man. 
 
Cô giáo Hiệu trưởng này còn phải làm kiểm điểm, công khai xin lỗi trước toàn trường và phụ huynh học sinh về hành vi đánh học sinh của mình.
.
7 học sinh ở ở Trường tiểu học Phước Sơn (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) bị thầy giáo đánh vì lười lao động
Đọc tiếp...

DANH SÁCH GỬI TIỀN GIÚP GIA ĐÌNH ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN - TIẾP THEO


Thưa chư vị,
Theo gợi ý của KTS Trần Thanh Vân và nhiều độc giả, tôi - Nguyễn Xuân Diện quyết định công bố tài khoản để tiếp nhận quà tặng bằng tiền của mọi người, như sau:

Tên tài khoản: NGUYỄN XUÂN DIỆN
Số tài khoản: 0021001727479
Tại: Phòng giao dịch số 4, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Vietcombank)
36 Hoàng Cầu, Hà Nội, Việt Nam.
(Thông tin đối với người gửi từ nước ngoài: CIF Number: 315801 – SWIFT Code: BFTVVNVX002) 

Đến hôm nay, 7.4.2012, số tiền nhận được là: 333.561.027 đồng. (Ba trăm ba mươi ba triệu Năm trăm sáu mươi mốt ngàn, lẻ hai mươi bảy đồng).

Chúng tôi cũng nhận được số tiền góp vào việc thăm nuôi chị Bùi Thị Minh Hằng là 15.197.000 đ (Mười lăm triệu, một trăm chín mươi bảy ngàn đồng chẵn).
_______________________________________________

Đọc tiếp...

Bùi Văn Bồng: MƯU ĐỒ BÁ VƯƠNG NƯỚC LỚN, NHÌN TỪ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ

MƯU BÁ ĐỒ VƯƠNG NƯỚC LỚN, NHÌN TỪ ĐƯỠNG LƯỠI BÒ
Đại tá Bùi Văn Bồng
- gửi trực tiếp cho NXD-blog

Khi tự vạch ra một đường vẽ trên bản đồ biển Đông, có thể nói nhà cầm quyền Trung Quốc coi như là phác thảo phạm vi cần thiết cho bản đồ tác chiến tầm chiến lược khu vực. Họ gọi là đường chữ U, hoặc đường “đứt khúc khảo cứu hải dương”. Nhưng, hiện nay các nước trong vùng Đông Nam Á không gọi đường chữ U theo TQ mà không ai bảo ai đều gọi là Đường Lưỡi Bò, vì họ gần như đồng quan điểm nhìn nhận với nhau là lòng tham lam, ý đồ bành trướng của Trung Quốc khác nào cái lưỡi bò liếm ngoẹo khắp xung quanh để rồi cái gì cũng muốn vơ vào cho nước mình, nhất là những nơi có nhiều nguồn tài nguyên quý.

Đất nước của họ rộng rồi, muốn rộng hơn nữa, đông dân rồi, muốn đông thêm nữa. Mà thực tế với TQ thì xưa nay ai chẳng thấy máu bành trướng cứ dâng lên phừng phừng, không có độ dừng. Xưa nay, tuy đất rộng, người đông không nước nào sánh bằng, nhưng TQ vẫn còn lấn chỗ này một chút đường biên, chen chỗ kia chút biến, nhòm ngó đảo này đảo kia của nước láng giềng. Nhìn lại, ý đồ bành trướng có quy mô, có tầm chiến lược ghê gớm nhất của TQ là từ những cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Khi ấy, đánh hơi thấy khả năng VN sắp thắng Mỹ-ngụy, sẽ giải phóng được miền Nam, thống nhất đất nước, TQ đã sắp sẵn ý đồ đã có từ lâu hòng thế chân Mỹ thôn tính Đông Dương. Đối với TQ, bán đảo này là vị trí chiến lược, là cửa ngõ phía Nam, là miếng mồi ngon nhăm nhe cả nghìn năm chưa dễ nuốt.

Lịch sử còn ghi rõ rành: Nhiều đời, từ giặc Ân đến giặc Minh đều không “bình định”, chinh phục nổi Việt Nam, thậm chí nhiều nơi đã cắm quan người Tàu cai trị đến tận quận, phủ, nhưng rồi cũng bị Việt Nam đánh cho tơi tả, ôm đầu máu chạy về cố quốc. Muốn “lấy” VN từ lâu rồi, nhưng khi quân Minh bị tan tác, đến đời nhà Thanh thì sự biến trên thế giới thay đổi, TQ không từ bỏ ý đồ xâm lược, thôn tính VN, nhưng từ cuối thế kỷ 19, VN bị Pháp xâm lược, rồi sau 1954 lại bị Mỹ can thiệp, Mỹ xâm lược, TQ có muốn cũng đành chờ thời cơ.  Thật là “miếng ngon mất đi sầu bi phát khùng”.

Thế nên, khi ấy, dù nội bộ có “bè lũ 4 tên” (Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng) gây rối lung tung, lộn tùng phèo nội bộ thiên triều Trung Nam Hải, nhưng TQ vẫn đưa ra một số nội dung về đối ngoại và cả đối nội, bắt VN phải “từng bước phục tùng”. Khi VN tỏ thái độ cứng rắn, giữ vững quan điểm độc lập chủ quyền, tỏ ra không “tâm phục khẩu  phục”, thì TQ liền tỏ thái độ khá rõ ràng. TQ cho là VN chỉ quá nghe lời LX, nghe ông Tây, hoặc bị LX xúi giục nên đã  gây nhiều cuộc xung đột biên giới với Liên Xô từ thời đó. Đến mức, tình hình xung đột hai nước lớn vẫn là nỗi đau, nỗi lo của Bác Hồ trước khi Người ra đi. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Về phong trào Cộng sản thế giới - Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa các đảng anh em!..”.
Đọc tiếp...

Bùi Văn Bồng: Từ DOC đến COC RỒI CÒN PHẢI GÌ NỮA?

Từ DOC đến COC – RỒI CÒN PHẢI GÌ NỮA?
Đại tá Bùi Văn Bồng
- gửi trực tiếp cho NXD-Blog 
  
Vấn đề an ninh cho Biển Đông không phải đến bây giờ mới dặt ra gay gắt. Nhìn lại, từ gần 40 năm qua, Biển Đông vẫn không ngừng dậy sóng - những cơn sóng từ bản chất đã mang tính cố hữu, nhiều khi bất thường và xô bồ về tranh chấp chủ quyền lãnh hải, thềm lục địa.

Tính từ đầu những năm 1990, sau vụ Trung Quốc (TQ) tấn công Trường Sa,** tình hình Biển Đông bắt đầu nhiều căng thẳng trên một bình diện khác thường, ngày càng nhiều diễn biến phức tạp hơn. Các nước ASEAN đưa ra yêu cầu cần có biện pháp hữu hiệu để sớm ngăn chặn tình trạng an ninh bất ổn ở vùng này. Phải mất 10 năm khởi động, không ít tranh cãi, vận động, mãi đến ngày 4-11-2002, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mới được Trung Quốc ký với các nước ASEAN.

Nhưng, thật trớ trêu trong suốt 10 năm qua, việc thực thi DOC xem ra vẫn không đem lại hiệu quả gì, mà trái lại, tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng hơn, chủ yếu vẫn do phía TQ gây ra cho các nước trong khu vực, nhất là 4 nước có lãnh hải tiếp giáp với Trung Quốc, trong đó Việt Nam là ở gần và trực tiếp nhất. 

Đọc tiếp...