Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

TRUNG QUỐC ĐANG PHÁT ĐỘNG 1 CUỘC CHIẾN TỔNG HỢP CHỐNG VIỆT NAM

Căng thẳng trên Biển Đông

Không gian ngày càng mở của cuộc chiến

SGTT.VNT.VN - Trung Quốc đang phát động một cuộc chiến tổng hợp chống lại Việt Nam. Không gian cuộc chiến ngày càng lan rộng ra các mặt trận pháp lý, truyền thông và tâm lý. 

Tuần qua, các mạng xã hội loan báo Trung Quốc đăng tin về một vụ bắn chìm tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Nhưng những hình ảnh kèm theo tin này đều là giả…
 
Tân Tổng bí thư Tập Cận Bình và các thành viên thường trực bộ chính trị ĐCS Trung Quốc đã cổ võ cho “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa” Ảnh: Reuters

Các véctơ trái chiều? 

Ngày 9.12, bàn về thái độ của Hoa Kỳ đối với các hành động leo thang mới nhất của Trung Quốc, tờ The Wall Street Journal (WSJ) có đoạn bình luận đáng chú ý: “Để tạo lòng tin, chính quyền Obama đã bắt đầu “chuyển đổi tư thế truyền thống của họ” đối với chiến lược hai mặt trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông”. Khái niệm Biển Đông mà tờ báo nói đến bao gồm cả Hoa Đông (Nhật Bản) và Biển Đông (Việt Nam). Còn chiến lược hai mặt ở đây là các tuyên bố được coi là “ỡm ờ”: can thiệp hay không can thiệp từ phía Mỹ khi đụng độ vũ trang xảy ra trên Biển Đông.

Hoa Kỳ lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh giải thích rõ về tính pháp lý trong các hành động leo thang mới đây của mình. Ấn Độ phản ứng mạnh mẽ và rốt ráo hơn! Cùng với việc bộ Ngoại giao Ấn áp dụng các biện pháp trả đũa bản đồ lưỡi bò, bộ Quốc phòng nước này tuyên bố sẽ nhanh chóng triển khai lực lượng hải quân trên Biển Đông. Tuyên bố với báo chí tại New Delhi, tư lệnh hải quân Ấn Độ, đô đốc D.K. Joshi, cho biết: Ấn Độ sẵn sàng hành động, để bảo vệ quyền lợi kinh tế, hàng hải của mình trong khu vực, mà cụ thể là bảo vệ các hoạt động của tập đoàn Dầu khí Ấn Độ (ONGC) đang đầu tư khai thác dầu khí ở vùng biển Nam Côn Sơn thuộc chủ quyền Việt Nam.

Cũng theo tờ WSJ, những ngày qua, một phái đoàn do cựu thứ trưởng bộ Ngoại giao Mỹ Richard Armitage đã đến Bắc Kinh nhằm chuyển tải một thông điệp quan trọng của chính quyền Obama tới Trung Quốc: trong khi Hoa Kỳ duy trì lập trường trung lập về các vấn đề chủ quyền biển đảo, Hoa Kỳ sẽ buộc phải bảo vệ Nhật Bản đối với quyền kiểm soát ở khu vực đảo Senkaku, vì giữa hai nước ràng buộc với nhau bởi một hiệp ước liên minh. Thượng viện Hoa Kỳ cũng đã có một cuộc bỏ phiếu nhằm sửa đổi hiệp ước để tái khẳng định cam kết này.

Việc Mỹ sang tận Bắc Kinh để vạch ra “làn ranh đỏ cuối cùng” mà nước này không nên vượt qua trong cuộc chiến nói trên được dư luận chú ý. Bề ngoài, cách phản ứng của Mỹ và Ấn dường như ngược nhau (Ấn đã là đối tác chiến lược của Việt Nam, còn Hoa Kỳ đã/đang thúc đẩy việc nâng quan hệ lên tầm đối tác chiến lược). Nhưng nếu nhìn sâu vào lập trường đa phương của Hoa Kỳ, có thể thấy đấy vẫn là một quan điểm trung lập tích cực. 

Phục hưng hay gây hấn? 

Phát biểu khi thăm viện Bảo tàng quốc gia tại Bắc Kinh mới đây, tân Tổng bí thư Tập Cận Bình đã cổ võ cho “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. Một số nhà phân tích lưu ý, dù tuyên bố của ông Tập là nhắm vào dư luận trong nước, nhưng sử dụng chủ nghĩa dân tộc như một chiến lược chính trị bao giờ cũng chứa đựng nguy cơ tiềm tàng, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, khi Trung Quốc lấn lướt trên Biển Đông và một số nước láng giềng đang cảnh giác với Bắc Kinh.

Theo Reuters, ông Tập dùng những ngôn từ dân tộc chủ nghĩa, thay vì tụng ca ý thức hệ. Tân lãnh đạo Trung Quốc thừa hiểu rằng các khẩu hiệu mang tính giáo điều không còn lôi kéo được người dân, mà tốt hơn hết là chơi lá bài “phục hưng dân tộc”. Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý nên tách biệt những chính sách đang bị các nước láng giềng coi là “gây hấn” với đường lối thật sự mà ông Tập sẽ theo đuổi. Quy định việc chặn xét tàu bè trên Biển Đông là do tỉnh Hải Nam đưa ra và hộ chiếu lưỡi bò do bộ Công an phát hành từ tháng 5, tức là nhiều tháng trước đại hội. Dù ông Tập được cho sẽ có thái độ cứng rắn hơn đối với các nước trong khu vực, hiện nay vẫn còn quá sớm để nói về chính sách mới liên quan đến vấn đề nhạy cảm như Biển Đông.

Chính vì vậy, Hoa Kỳ tỏ ra thận trọng, không để bị khiêu khích. Tại cuộc họp báo cuối tuần qua, tư lệnh bộ chỉ huy Thái Bình Dương, đô đốc Samuel Locklear tuyên bố Washington mong muốn các tranh chấp được giải quyết một cách ôn hoà, không bị áp lực. Ý nghĩa tích cực của lập trường này là bên ngoài Mỹ viện dẫn tính trung lập khi bàn về chủ quyền, nhưng bên trong Mỹ đứng về các nước Đông Nam Á. Lập trường này cũng được nhấn mạnh tại tại ASEM-9, ASEAN-21 và EAS-7 là những diễn đàn đa phương gần đây nhất. Tính chính đáng này được xiển dương mạnh mẽ.

Trung Quốc muốn ASEAN im lặng, làm ngơ, mặc cho hàng xóm phải đơn độc đối phó, để tập trung cô lập, bóc tách Việt Nam, Philippines ra khỏi những quan hệ còn lại.

Hoàng Dũng Nhân
______________________________

CHÙM ẢNH CỦA BBC CUỘC BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC SÁNG 9/12 TẠI HÀ NỘI

 Một người biểu tình giương cờ Việt Nam trong cuộc tuần hành ngắn ngủi sáng Chủ Nhật 9/12 ở Hà Nội. (Ảnh Reuters/stringer) 
.
 Một người khác cầm ảnh lãnh đạo Trung Quốc với dòng chữ 'Đả đảo bè lũ Tập Cận Bình'. (Ảnh Reuters/stringer) 
.
 Người tham gia tuần hành cũng mang các biểu ngữ yêu cầu Trung Quốc tuân thủ Tuyên bố chung về Biển Đông. (Ảnh Reuters/stringer) 
.
 Họ còn kêu gọi người dân trong nước đoàn kết trước đe dọa của Trung Quốc. 
(Ảnh Reuters/stringer) 
.
 Một người biểu tình cãi cọ với cảnh sát. Công an Việt Nam đã nỗ lực ngăn chặn và giải tán các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. (Ảnh AP/Na Son Nguyen) 
.
 Đoàn tuần hành hò reo nhiều khẩu hiệu, như 'Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam'; 'Đả đảo Trung Quốc xâm lược'... (Ảnh Reuters/stringer) 
.
 Thành phần tham gia cuộc biểu tình sáng 9/12 gồm đủ loại, đủ lứa tuổi. (Ảnh Reuters/stringer)
.
 Một số người biểu tình nhằm trực diện lãnh đạo mới của Trung Quốc - ông Tập Cận Bình. Trong một tháng nay, Trung Quốc đã có nhiều hành động leo thang ở Biển Đông. 
(Ảnh AP/Na Son Nguyen) 
.
Hàng trăm cảnh sát viên và an ninh được huy động tới giải tán biểu tình ở cả Hà Nội và TP HCM. Đã có khoảng 20 người biểu tình bị bắt. (Ảnh AP/Na Son Nguyen) 
.

 

16 nhận xét :

  1. Hoan hô báo SGTT đăng bài này. Được quá! Cám ơn tác giả Hoàng Dũng Nhân.

    Bác Tễu và các bác: tôi thấy bên blog bác Thụy, một bác độc giả đang sống ở châu Âu giới thiệu cái clip về cuộc biểu tình ở Hà Nội, đăng trên báo tiếng Đức. Clip này có lẽ do phóng viên của họ quay, có những góc quay rất đắt. Xin cóp về đây mời các bác xem:

    http://de.euronews.com/2012/12/09/streit-um-meer-und-inseln-demonstrationen-gegen-peking/

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, thưa bác Ha Le! có rất nhiều phóng viên nước ngoài hôm đó tác nghiệp. Clip này quay ở đoạn đoàn biểu tình đang đi qua phố Tràng Thi hướng đên Đại sứ quán Trung Quốc

      Xóa
    2. Để tránh hao tổn dung lượng trữ tài liệu nên trang báo Euronews đã không chèn link chứa videoclip về biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam nữa, vì vậy, để xem được đoạn video đấy xin các bác gõ hàng chữ này: " Streit um Meer und Inseln: Demonstrationen gegen Peking " vào google rồi chọn VIDEO thì nó sẽ hiện ra Videoclip đó trên Youtube. Kể cũng tiện vì ai muốn lấy code của clip về gắn trong blog sẽ dễ dàng hơn.

      Hàng chữ tiếng Đức trên tạm dịch là: Trang chấp về biển và đảo: Biểu tình chống Bắc Kinh.

      Xin bổ sung để các bác tiện bề theo dõi sự kiện.

      Kính

      Hoàng Long

      Xóa
    3. Xin hoi co phong vien nao cua AUSTRALIA quay phim , chup anh ve cuoc bieu tinh hom 9/12 ,neu khong lan toi , toi se bao cho truyen thong nuoc nay

      Xóa
    4. Hic, chị Hiền Giang ơi. Tôi đang chờ xem có hình ảnh hay clip nào về cuộc biểu tình ngắn ở Saigon của giới truyền thông nước ngoài không. Mà nghe có ai đó thuật lại rằng sáng chủ nhật đó, ở gần khu Nhà Hát Lớn SG có một số khách du lịch Trung quốc đang đi mua sắm. Họ có nhìn không nhỉ? Và họ có hiểu gì không nhỉ?

      Xóa
    5. Cám ơn bác ẩn danh. Vậy là cái link trên báo Đức đã lên Youtube rồi, ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=mAFgbl4lESg
      Họ lọc ra, còn lại chỉ 45 giây thôi, nhưng đúng là những hình ảnh tiêu biểu.

      Xóa
  2. Trung Quốc vừa đưa ra yêu cầu phía Việt Nam đảm bảo an toàn cho người dân Trung Quốc và tôn trọng luật trên biển Đông trong cuộc họp báo ngày 10/12 tại Bắc Kinh.

    Video clip của BBC:

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2012/12/121210_trung_quoc_canh_bao_vietnam.shtml

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu tiếp tục tiến hành xâm lược VN và bắt bớ đánh đập ngư dân VN, chiếm quần đảo TS thì có một ngày toàn bộ bọn TQ sống , làm việc ở VN và các dự án TQ tại VN sẽ ăn đủ đòn.

      Chưa đến lúc đấy. Dân tộc này không dễ ai bắt nạt được mặc dù nhà cầm quyền hèn nhát đến đau đi nữa.

      Bảo vệ cái gì hả bọn bành trướng TQ?

      Mồm nói hảo hảo nhưng cầm dao găm đâm vào bụng người ta.

      Một dân tộc tiếu nhân và hèn hạ.

      Xóa
  3. Đúng là trò con nít!


    Hồi bé, bọn trẻ con choai choai vẫn hay dọa mấy đứa trẻ bé hơn:
    - Bố mẹ mày tên là gì? Mày có nói không, không thì tao nói bây giờ, vv.
    Thế là mấy đứa bé sợ quá phải khai hết cả tung tích, thậm chí quì lại, đủ trò.

    Bây giờ Trung Quốc cũng đang áp dụng chiêu này với Việt Nam. Cứ mỗi lần chính quyền Trung Quốc có hành động lấn chiếm ở biển Đông thì phát ngôn viên ngoại giao của TQ lại lớn tiếng đe dọa “Việt Nam phải nghiêm chỉnh", "không nên cổ động, khuyến khích" dân biểu tình làm phức tạp thêm tình hình, vv.
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2012/12/121210_trung_quoc_canh_bao_vietnam.shtml

    Đúng là trò con nít. Xem ra các lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc cũng chẳng khác nào một đứa trẻ choai choai mới lớn (về mặt suy nghĩ và hành động), chưa đủ tư cách của một người trưởng thành, biết suy nghĩ và hành động chín chắn!

    Chỉ khổ nhất là "thằng bé" mặt xanh như đít nhái, nghe lời răm rắp và thậm chí có khi ướt cả quần!

    NNQ

    Trả lờiXóa
  4. ban Hien Giang co thay phong vien nao cua AUSTRALIA khong ? neu khong lan toi dan ta bieu tinh toi se bao truoc cho ho

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì hì, bác Phucduc ơi, người mình nhìn mấy ông Tây thì thấy ông nào cũng giống ông nào, khó phân biệt Úc hay Anh hay Mẽo lắm. Lúc nào có biểu tình, thế nào bà con mình cũng hẹn nhau trước trên mạng. Mỗi lần thế xin bác cứ báo phóng viên Úc đến cho... dzui, bác nhé.

      Xóa
  5. Mỹ càng lừng khừng trong vđ Biển Đông, TQ càng lấn tới. Ấn Độ chưa hẳn đối đầu trực diện với TQ. Các nhà chiến lược VN không tính trước được những bước tới của TQ ở Biển Đông để tìm những đối tác chiến lược làm chỗ dựa trong cuộc đối đầu với TQ, thì VN sẽ sớm bị loại , may ra còn vùng lãnh hải 12 hải lí ven bờ ! Trước sức mạnh và sự hung bạo của TQ, tình hình BĐ là rất căng thẳng, Philippines còn dựa vào Mỹ và các nước cùng ý thức hệ. ASEAN rút cục bị TQ thao túng chia rẽ vì lợi ích riêng với TQ, VN bị cô lập , vùng vẫy trong vũng bùn TQ, bị TQ bao vây chặt không đường thoát .
    Xem ra thái độ của nhà CQVN hiện đối với TQ đã bị TQ cuốn chặt , trốn chạy trước phản ứng hừng hực của nhân dân .

    Trả lờiXóa
  6. Bột ngọt Vedan vừa gây ô nhiễm vừa in lịch ững hộ lưỡi bò TQ! Tẩy chay Vedan bà con.

    http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/524328/Thu-hoi-lich-tet-co-bien-Nam-Trung-Hoa.html

    http://www.tienphong.vn/xa-hoi/604306/Thu-hoi-lich-Tet-co-bien-Nam-Trung-Hoa-cua-Cong-ty-Vedan-tpol.html

    Thu hồi lịch Tết có 'biển Nam Trung Hoa' của Công ty Vedan
    Ngày 10-12, đại diện Công ty cổ phần hữu hạn Vedan VN (đóng tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai) xác nhận đã và đang tổ chức thu hồi hàng ngàn cuốn lịch tết năm 2013 có dòng chữ “South China Sea” (biển Nam Trung Hoa) đè lên phần biển VN, trong đó có quần đảo Trường Sa.

    Theo ghi nhận, lịch tết 2013 của Vedan VN được in sáu tờ với các hình ảnh quảng bá sản phẩm của Vedan VN. Trên lịch ghi “Giấy phép xuất bản số 841/2012/CXB/43-23/ĐHQGTP.HCM. Thiết kế và sản xuất: Công ty TNHH TM-DV quảng cáo Đá Vàng”.

    Tuy nhiên ở tờ lịch thứ tư xuất hiện một quả địa cầu có chữ Vedan đè lên cùng một con ốc đang bò gần đỉnh quả cầu. Điều đáng nói, trên hình quả địa cầu ở vùng biển VN xuất hiện dòng chữ “South China Sea”.

    Nhiều nhân viên của Công ty Vedan VN đã thắc mắc khi nhận được những tờ lịch này. Một công nhân của Vedan VN cho biết: “Nhiều người xầm xì, lãnh đạo công ty nghe tin nên thông báo có sự cố trong in ấn, yêu cầu mọi người trả lại lịch”.

    Trao đổi với PV, ông Diệp Phong Nguyên - giám đốc văn phòng tổng giám đốc Vedan VN - nói: “Qua nhiều kênh thông tin, chúng tôi biết lịch tết của Vedan bị lỗi nên phải thu hồi. Nhưng đây hoàn toàn không phải lỗi của Vedan VN. Chúng tôi hợp đồng in vài chục ngàn cuốn lịch với bên xuất bản, giao họ từ thiết kế đến in ấn nên họ in sai họ phải chịu trách nhiệm. Hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục thu hồi số được phát ra”.

    Theo Tuổi Trẻ

    Trả lờiXóa
  7. Trái ngược với những gì nhà báo Hoàng Dũng Nhân viết trên SGTT, thì khi tổ chức cái gọi là "Hội thảo hợp tác" tại Đà Nẵng người ta lại không cho nhà nghiên cứu về biển, đảo Đinh Kim Phúc tham dự(mặc dù đã có mời)và phản biện lại những quan điểm sai trái về biển đông của một số học giả TQ.
    Lịch sử đã thế, TƯƠNG LAI...ư? cái gì là khoa học, xã hội, nhân văn trong vấn đề này?
    Xin phép nhà báo Huy Đức được mượn ý tứ của anh: "Tàu" thì không lạ, thuyền, bè lại càng không lạ, từ lén lút giờ thành công khai, chỉ có sự hèn hạ là quen.

    Trả lờiXóa
  8. "Tàu" thì không lạ, thuyền, bè lại càng không lạ, từ lén lút giờ thành công khai, chỉ có sự hèn hạ là quen.
    Hay ! Hay! Hay!

    Trả lờiXóa
  9. Việc biểu tình chống Trung Quốc đó là lòng yêu nước chính đáng của người dân Việt Nam, tại sao chính quyền lại đàn áp lòng yêu nước của nhân dân. Lòng yêu nước phải được xuất phát từ trái tim và trách nhiệm của công dân, cần được thể hiện đúng chỗ, chứ không phải bằng hành động giáo điều phục vụ cho động cơ chính trị bẩn thỉu. Vậy tinh thần dân tộc phải được cổ vũ về lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự hào dân tộc cần phải có. Nếu không sẽ mất nước...

    Trả lờiXóa