Thành ủy vừa phát phiếu điều tra xã hội học nhằm đánh
giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi đến làm thủ tục hành
chính tại 5 sở: Tài nguyên Môi trường, Kế hoạch Đầu tư, Quy hoạch Kiến
trúc, Tài chính, Xây dựng.
Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội đã xây dựng 9 chương
trình công tác lớn, trong đó tập trung vào công tác cán bộ, nghĩa là
thái độ khi tiếp xúc với doanh nghiệp, người dân trong tiếp nhận và giải
quyết các thủ tục hành chính.
Theo ông Phạm Thanh Học, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, từ tháng 6/2012, thành phố tiến hành điều tra xã hội học đầu tiên với 3.000 phiếu được phát ra, người được hỏi là người dân, doanh nghiệp. Phạm vi điều tra tại 25 quận, huyện, thị xã với 50 xã, phường và 7 sở, ngành (Sở Kế hoạch Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên Môi trường, Y tế, Lao động Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội TP, Cục Thuế TP Hà Nội).
Kết quả điều tra cho thấy, mức độ hài lòng khi giải quyết thủ tục hành chính ở xã, phường lại cao hơn ở quận, huyện, sở, ngành. Tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng đạt 53,3%, còn lại là bình thường (36,8%) và không hài lòng (9,9%).
Theo ông Phạm Thanh Học, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, từ tháng 6/2012, thành phố tiến hành điều tra xã hội học đầu tiên với 3.000 phiếu được phát ra, người được hỏi là người dân, doanh nghiệp. Phạm vi điều tra tại 25 quận, huyện, thị xã với 50 xã, phường và 7 sở, ngành (Sở Kế hoạch Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên Môi trường, Y tế, Lao động Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội TP, Cục Thuế TP Hà Nội).
Kết quả điều tra cho thấy, mức độ hài lòng khi giải quyết thủ tục hành chính ở xã, phường lại cao hơn ở quận, huyện, sở, ngành. Tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng đạt 53,3%, còn lại là bình thường (36,8%) và không hài lòng (9,9%).
Trong đó, lý do không hài lòng được người dân nêu ra là phải đi lại, bổ sung giấy tờ nhiều lần (57,3%); trả kết quả sai hẹn (35,9%); cán bộ không đúng mực khi giao tiếp (24%) và nhất là có cán bộ gây khó khăn, vòi vĩnh (23,4%).
Từ kết quả điều tra trên, gắn với đợt kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính thành phố đã chỉ đạo tiếp tục mở các đợt điều tra xã hội học tại một số sở trọng điểm.
Lần này, thành phố quyết định điều tra ở phạm vi hẹp hơn, tập trung vào một số sở như Tài nguyên Môi trường, Kế hoạch Đầu tư, Quy hoạch Kiến trúc, Tài chính, Xây dựng có các hoạt động giải quyết thủ tục hành chính liên quan nhiều đến doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và đặc biệt là người dân.
Ông Phạm Thanh Học cho biết, mục đích của đợt này là thu thập ý kiến đánh giá nhận xét của cán bộ cấp quận, huyện, doanh nghiệp về năng lực, thái độ, trách nhiệm phục vụ của cán bộ, công chức cấp sở trong việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính tại các sở đó. Qua điều tra, sẽ đề xuất các giải pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm nhằm góp phần đảm bảo và phát huy hiệu quả công tác cải cách hành chính của thủ đô trong thời gian tới.
Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến với quy mô 1.000 phiếu. Hiện tại, cơ quan chức năng đã bắt đầu phát phiếu điều tra. Dự kiến, khoảng 15/1/2013, thành phố sẽ tiến hành xử lý phiếu, tổng hợp số liệu và báo cáo kết quả điều tra.
Trả lời câu hỏi tại sao lại chọn 5 sở nói trên, phải chăng đây là những đơn vị có biểu hiện tiêu cực, ông Phạm Thanh Học nói: “Đây là 5 sở có tính chất nhạy cảm, có các thủ tục hành chính liên quan đến nhiều người dân, doanh nghiệp nên cần điều tra để biết được người dân, doanh nghiệp và các đồng nghiệp cấp quận, huyện đã trực tiếp tham gia liên thông giải quyết thủ tục hành chính đánh giá thế nào về 5 sở này...”.
Ông Phạm Thanh Học nhấn mạnh, đợt điều tra xã hội học tại 5 sở nhạy cảm là kênh tham khảo rất quan trọng. Tuy nhiên, không thể từ đó mà đánh giá toàn bộ chất lượng công tác cải cách hành chính tại các sở này.
Bác Gốc Sậy bóc tách thông tin về vụ 100 triệu/suất
ÔNG Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội NÓI VỀ CHUYỆN “100 triệu đồng mới đỗ công chức” MÀ NHIỀU NGƯỜI VẪN CÒN NGHI NGỜ?
"Trong đó, lý do không hài lòng được người dân nêu ra là phải đi lại, bổ sung giấy tờ nhiều lần (57,3%); trả kết quả sai hẹn (35,9%); cán bộ không đúng mực khi giao tiếp (24%) và nhất là có cán bộ gây khó khăn, vòi vĩnh (23,4%)".
Trả lờiXóaTrên đây là một chỉ số rất bình yên. Đúng ra phải gộp 2 chỉ số "bổ sung giấy tờ nhiều lần" và "vòi vĩnh" làm một. Quý báo mình khéo quá
" Tuy nhiên không thể từ đó mà dánh giá toàn bộ chất lương công tác cải cách hành chính tại các sở này ".
Trả lờiXóa5 điểm nhạy cảm . Dân Thủ Đô nghe thấy mà khoai khoái, nhưng ô. Phan thanh Học, phó trưởng ban tuyên giáo thành ủy nói vậy, dân Hà Nội lại cụt cả hứng .
23,4 % CB vòi vĩnh . Gần 1/4 toàn thể CBCC Hà Nội rồi còn gì . Điều tra 5 điểm nhạy cảm , tỉ lệ này tăng lên thì làm sao đây ?
Con cháu các cụ cả . Huề thôi .
Tôi cho rằng BT thành ủy, chủ tịch HĐND và UBND thành phố là những người phải chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động không hiệu quả của thành phố Hà Nội chứ không phải chỉ là các sở nhạy cảm.
Trả lờiXóaVí dụ:
Sau khi họp thống nhất trong lãnh đạo đảng, nhà nước và chính quyền BT, CT HĐND và UBND thành phố ra quyết định là:
Trong 3 năm từ tháng 1/2013-1/2016 sở TN-MT thành phố phải chịu trách nhiệm về việc cấp hết 100% GCNQSD đất và nhà ở cho nhân dân toàn thành phố trừ các trường hợp có tranh chấp (có đơn thư làm bằng).
Nếu bất kỳ người dân nào không được cấp mà không rõ lý do, để nhân dân phải đi lại nhiều lần, khiếu nại thì giám đốc sở TN-MT bị cách chức và buộc thôi việc ngay lập tức.
Kèm theo đó cách chức ngay trưởng phòng TN-MT các quận, huyện của thành phố không hoàn thành nhiệm vụ này và bị sa thải.
Thử quyết định và làm xem họ có dám chống lại không?
Khốn nỗi cấp trên cũng không muốn làm thì làm sao mà trách cứ các lãnh đạo sở được.
Dột từ nóc dột xuống. Thượng bất chính thì hạ tất loạn thôi.
TỚ NGHĨ CHỈ CÓ ...SỜ 2 CHỖ NHẬY CẢM CHỨ ...?
Xóa