THẤY GÌ QUA CUỘC ĐÀN ÁP BIỂU TÌNH NGÀY 9 THÁNG 12?
(Nhật ký biểu tình - Phần 3)
Đào Tiến Thi
(Nhật ký biểu tình - Phần 3)
Đào Tiến Thi
Giọt máu oan cừu đỏ núi sông
(Võ Liêm Sơn)
Tôi bước ra cổng
trại “phục hồi nhân phẩm” khoảng 4 rưỡi, thấy nhiều người đã được ra trước và rất
nhiều biểu tình viên quen thuộc đi đón. Con trai tôi chạy lại ôm lấy bố. Tôi
không ngờ nó đã chờ ở đây suốt từ 11g30, nghĩa là đi thi về là bổ sang luôn, “quên”
ngay lời dặn của cô giáo bí thư đoàn “không được đi đâu”. Sự có mặt của cụ Lê
Hiền Đức (ngoài tám mươi) và cụ Ngô Đức Thọ (gần tám mươi) trong đoàn đi đón
khiến chúng tôi rất cảm động. (Cụ Đức bị gọi “làm việc” suốt sáng nay, được thả
là đi ngay sang đây). Giáo sư Ngô Đức Thọ đọc tặng tôi bài thơ:
Chúng bắt anh rồi, Đào Tiến Thi
Biểu tình yêu nước tội tình chi?
Hô vang phản đối quân xâm lược
Bành trướng khôn hồn hãy cút đi!
Trong lúc chờ đón anh Nguyễn Tường Thuỵ, người bị giữ cuối cùng thì xảy ra cuộc cãi cọ với mấy an ninh mặc thường phục. Mấy tay này đã từng rất hung hăng lúc trong trại với cháu Phương, rồi lại ra gây sự với những người đi đón ngoài cổng từ lúc trưa, giờ lại tiếp tục phá đám bằng việc ngăn cản mọi người chụp ảnh, quay phim. Lời qua tiếng lại, anh Trương Văn Dũng chúng bị lôi trở lại trong trại. Thế là bùng lên cuộc đấu tranh đòi thả người. Những tiếng hô “thả người”, “trả người” ào lên từng đợt rồi tạm nghỉ, rồi lại ào lên. Khổ thân Giáo sư Ngô Đức Thọ cứ giải thích mãi cho mấy chú công an xã đứng canh vòng ngoài về sự bắt người, giữ người vô lý, dù mấy chú này cứ lắc đầu “chúng cháu chỉ biết gác đây thôi, chúng cháu không có quyền gì cả”. Cụ Lê Hiền Đức thì liên tục gọi cho công an các cấp chất vấn lý do bắt giữ người đồng thời cụ trả lời các đài báo khắp nơi về sự việc đang diễn ra. Thời đại thông tin cũng thú vị thật: một bà già ngoài tám mươi mới bập bõm sử dụng công nghệ thông tin nhưng đã làm cho cả thế giới phải quan tâm!
Trời xám xịt rồi tối hẳn. Con gái anh Ngô Nhật Đăng đi mua bánh mì mời mọi người. Mấy cậu an ninh chìm (nhưng lộ mặt ai cũng biết) sau mấy hồi gây sự cũng chẳng còn việc gì làm, ngồi ngồi xuống vệ cỏ, buồn thiu. Cứ tình hình này không khéo hai bên lại thi gan nhau như hôm giam cụ Lê Hiền Đức ở Sở 4T (1-6-2012). Xem ra giờ này công an Hoàn Kiếm đã về hết. Mấy chuyến xe lúc nãy chắc là cuối cùng rồi, vì lâu lắm rồi không có xe nào ra nữa. Chúng tôi tiếc không chặn mấy xe đó lại. Lần này nếu có xe nào ra nữa sẽ chặn. Quản nhiên có một xe kia rồi. Chúng tôi dàn hàng ngang, khoác tay nhau chặn lại và hô khẩu hiệu đòi người. Xe này không thể tiến lên được. Có người bảo trong xe là nhân viên y tế, không phải công an. Cũng có thể thế, vì thấy mặc áo trắng. Nhưng dù xe nào thì cũng phải chặn, vì chúng tôi không còn cách nào khác. Chán sau xe này phải chạy vào. Cuối cùng thì chúng cũng phải thả anh Trương Dũng. Lúc này mọi người đã rất mệt mỏi, chỉ tập trung hô vài câu chống xâm lược rồi về. Cảm giác không được mạnh mẽ như hôm 5-8-2012, hôm ấy người bị bắt và người đi đón trước khi về còn làm một cuộc biểu tình hoành tráng tại cổng trại giam này khiến bà con chung quanh rất ngưỡng mộ.
So với cuộc biểu
tình hôm 17-7-2011, một trong những cuộc biểu tình bị đàn áp dã man nhất của
năm 2011, với số người bị bắt là 46 người trong đó có tôi thì cuộc đàn áp biểu
tình hôm nay còn khinh khủng hơn nhiều. Ngoài việc độc giả đã thấy qua lược
thuật ở các phần trên, tôi có thể nêu một số nhận xét dưới đây.
1. Kỹ thuật bắt người mang tính chuyên
nghiệp hơn hẳn. Nếu hôm 17-11-2011 huy động rất nhiều dân phòng (trong đó có
nhiều người lớn tuổi) tham gia bắt người dẫn đến có một số người bị bắt nhầm,
một số người bị xây sát thì lực lượng bắt người lần này toàn thanh niên to khoẻ.
Họ rất đông, di chuyển nhanh, chộp người rất nhanh, kết hợp khống chế với dụ dỗ
“Mời lên xe”, việc bắt do đó gọn hơn, nhanh hơn. Điều này khiến tôi và một số
người phải nghĩ khả năng họ được tập huấn ở nước ngoài, hay được chuyên gia
nước ngoài huấn luyện[1].
2. Thái độ của lực lượng tham gia bắt
cũng như xét hỏi tỏ ra lạnh lùng, sắt đá hơn tất cả mọi lần.
Trước khi bắt không
có màn ngăn chặn, cãi lý, thuyết phục như nhiều cuộc biểu tình năm ngoái. Nghĩa
là hoàn toàn không còn chuyện hai bên có sự thừa nhận, cảm thông nào nữa. Cuộc
bắt người ngày 17-7-2011 chí ít cũng là dân phòng mang sắc phục. Cuộc bắt người
ngày 21-8-2011 chí ít an ninh cũng núp dưới “thanh niên tình nguyện” mang băng
đỏ. Lần này thì chẳng sắc phục, chẳng băng đỏ gì hết. Cuộc bắt người ngày 12-9
diễn ra bất ngờ, lạnh lùng, tàn bạo, trâng tráo.
Khi đưa về trại
giam cũng vậy. Nhớ hôm, 17-7-2011 khi về Mỹ Đình, chúng tôi “đấu khẩu”
với các công an viên ở đây kịch liệt, cũng có lúc căng thẳng nhưng nhìn chung
họ chỉ im lặng hoặc chỉ cười trừ, thậm chí về sau còn có phần thân thiện[2]. Còn
lần này, tất nhiên vẫn không loại trừ có những cá nhân người công an nào đó đi
làm cái việc phản dân hại nước này một cách miễn cưỡng, nhưng nhìn chung lực
lượng công an đã rõ ràng là một bộ máy công cụ, đối lập với nhân dân, tức tối
khi thấy nhân dân kiên quyết chống xâm lược. Những người công an này khi xét
hỏi chả thèm quan tâm gì đến chuyện chống Trung Quốc, chỉ nhăm nhăm buộc tội
người biểu tình vào tội “gây rối trật tự công cộng”. Một sự buộc tội trâng tráo,
trơ trẽn nhưng họ cũng chẳng lấy làm xấu hổ. Như tôi đã kể trong phần 1, tôi
nói với tay công an tên Dũng: “Tôi đi biểu tình, chứ tôi không rồ mà đi “gây
rối trật tự”. Nếu có đi “gây rối trật tự” thật thì các anh cũng chả thèm bắt,
đúng không? Độc giả hãy xem bài Bật cười đám đông hò hét rèn “tự tin” giữa đường Hà
Nội” để lời nói của tôi được
chứng minh ngay.
Trong khi đó ngoài
Biển Đông, tàu hải giám Trung Cộng và ngư dân Trung Quốc ngang nhiên vào vùng
biển của ta, đã thế chúng còn quấy rối, hành hung tàu của ta. Đối chiếu hai
hình ảnh – công an đàn áp biểu tình và Trung Cộng hung hăng ngoài biển, lòng
tôi đau thắt và không thể nào không liên hệ đến một chi tiết trong phóng sự Cơm thầy cơm cô của Vũ Trọng Phụng (1936),
ấy là hình ảnh con sen Đũi bị con mụ chủ nhà nhét giẻ vào mồm, đồng thời giữ
chân nó để cho một thằng Tây đen hiếp. Không chỉ đau nữa mà là ghê tởm!
3. Lực lượng nhân, sỹ trí thức Hà
Nội tham gia biểu tình chống xâm lược ngày càng ít, nói chính xác là trí thức
“thượng lưu” – những người có học hàm học vị và vị trí xã hội cao – ngày càng
ít. Một số vị đã tham gia mùa hè năm ngoái sang năm nay đi được đôi buổi hoặc
vắng bóng hoàn toàn. Cho đến cuộc 9-12, hình như chỉ còn trí thức bình dân –
những blogger, kỹ sư, biên tập viên, giáo viên phổ thông,… Điều này khác khác với
Sài Gòn, nhân sỹ trí thức xuống đường ngày càng nhiều, trong đó có nhiều người
đã từng giữ những chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước. Chưa rõ nguyên nhân
vì sao.
4. Một số người vẫn cho rằng nhà nước
ta sợ từ biểu tình chống xâm lược mà trở thành biểu tình chống nhà nước cho nên
quyết dẹp bằng được. Tôi thì không nghĩ thế. Những cuộc biểu tình của dân oan
mất đất diễn ra như cơm bữa nhưng đâu có bị đàn áp mạnh mẽ và phải dẹp triệt để
như biểu tình chống xâm lược. Ở đây chỉ có thể là đã có sự cam kết với Trung
Cộng. Điều này chính ông Nguyễn Chí Vịnh đã nói thẳng ra từ năm ngoái khi tham
gia Đối thoại chiến lược quốc phòng - an ninh Việt Trung. Trong đối
thoại đó, ông Vịnh đã “thông báo về chủ
trương xử lý việc tụ tập đông người ở Việt Nam với tinh thần không để sự việc
tái diễn” (Xem Tuổi trẻ online thứ sáu, 28-10-2011).
Sự thoả thuận đó không xấu nếu lẽ ra trong khi
Trung Cộng ép ta phải dẹp biểu tình thì ta ta ép được Trung Cộng phải chấm dứt
những hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Nhưng ở đây lại không hề có sự
trao đổi cân bằng đó. Thế là Việt Nam vừa bị đánh vừa bị bịt mồm,
không những không được kêu đau mà còn phải tiếp tục ca ngợi Trung Cộng!
Có điều không phải
chủ trương đó đã thành hiện thực ngay. Những cuộc đàn áp khi mạnh, khi nhẹ năm
ngoái và hè năm nay cho ta phỏng đoán rằng, trong “triều đình”, có thể có hai phái,
“chủ hoà” và “chủ chiến” (chủ trương chống xâm lược Trung Cộng, không phải chủ
trương chiến tranh) và ban đầu hai phái còn ngang sức nhau, nhưng từ cuộc đàn
áp 5-8 đến cuộc này cho thấy phái “chủ hoà” đã thắng thế.
5. Cứ đà này đủ biết tiền đồ dân tộc ta
đi về đâu. Xem video quay cảnh người Bùi Thị Minh Hằng gào khóc thê thiết giữa
đưường phố Hà Nội (sau khi cuộc biểu tình bị đàn áp dữ dội: “... nói lên tiếng
nói yêu nước thì bị trả thù, tra tấn... Trời ơi, dân tộc Việt Nam tôi, bốn
nghìn năm lịch sử của dân tộc tôi...” tôi trào nước mắt. Tiếng kêu xé lòng và
bất lực của Minh Hằng cũng là tiếng kêu xé lòng và bất lực của hàng triệu người
yêu nước hiện nay.
Báo chí chính thống
gần đây có một số bài phê phán sự tham lam vô độ của Trung Cộng, điều này cho
thấy sự mâu thuẫn trong chính sách của Đảng và Nhà nước. Đã biết Trung Cộng nó
tham lam như thế thì còn hy vọng gì “đối thoại hoà bình” và sao lại chỉ có duy
nhất một biện pháp là “đối thoại hoà bình” bằng ngoại giao, còn lại đàn áp bất
cứ một biện pháp nào khác (trong khi biểu tình cũng là một một biện pháp hoà
bình) thì hy vọng giải quyết cái gì. Thực tế đã chứng minh biện pháp “đối thoại
hoà bình” với Trung Cộng đã trở nên vô nghĩa, xấu hổ.
Đứng ở phía lợi ích
dân tộc thì sự tham lam ấy của người Trung Quốc kể ra cũng là lẽ thường tình.
Vì như Charles Darwin đã nêu, bản chất sự sống là cuộc cạnh tranh sinh tồn[3],
và trong cuộc cạnh tranh ấy, quy luật là “mạnh được yếu thua”. Từng cá thể như
vậy mà trên phạm vi dân tộc cũng như vậy. Dân tộc nào yếu hèn thì sẽ bị tiêu
diệt. Lịch sử loài đã ghi lại hàng trăm dân tộc đã vĩnh viễn không còn trên bản
đồ thế giới. Các nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX như Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh, khi “chiêu hồn nước” đều lấy quy luật “mạnh được yếu thua” để thức
tỉnh mỗi người dân của đất nước. Thực tế lịch sử các quốc gia cũng cho thấy: Nhượng
bộ ngoại bang không bao giờ là phương sách giữ nước của bất cứ quốc gia nào,
bất cứ thời đại nào, trái lại chỉ kích thích thêm lòng tham và quyết tâm theo
đuổi mục tiêu thôn tính của kẻ mạnh. Thực tế trong mấy năm qua, Trung Cộng đã
tiến những bước dài trong việc lấn chiếm Biển Đông của Việt Nam, chỉ vì Việt Nam cứ lùi mãi.
Chẳng lẽ 90 triệu
người Việt Nam bây giờ cứ khoanh tay đứng nhìn Trung Cộng nẫng dần mảnh đất mà
cha ông mấy nghìn năm qua đã đổ cả núi xương, sông máu để gây dựng và gìn giữ?
Đ.T.T
Chùm ảnh tác giả gửi kèm cùng bài viết:
[1] Nước ngoài đây là nước có kinh nghiệm đàn áp biểu
tình nhưng không phải nước văn minh, vì những nước văn minh, nhiều nhất họ chỉ
giải tán bằng vòi rồng phun nước, bằng lựu đạn cay. Nếu có bắt người thì chỉ
bắt những phần tử quá khích có hành động đập phá hoặc đánh nhau với cảnh sát.
[2] Hôm đó công an Mỹ Đình chỉ đáng chê trách một điểm,
là họ hứa cho xe đưa trở lại vườn hoa Lenin nhưng cuối cùng đánh bài lảng, thế
thôi.
[3]
Ngày nay ở nhiều nước người ta còn giáo dục ý thức canh tranh sinh tồn cho trẻ
em. Xem: http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=2675
Chùm ảnh tác giả gửi kèm cùng bài viết:
An ninh không lúc nào ngừng theo dõi ở cổng trại Lộc Hà
An ninh tuy mệt mỏi nhưng vẫn mẫn cán theo dõi
Cậu an ninh này hay cà khịa với Nguyễn Văn Phương
Và cậu an ninh này nữa cũng hay cà khịa
Dẫn giải Aduku đi làm việc
Sĩ quan Kiều Đình Vnh [cầm điện thoại]
Tổ quốc lâm nguy, xin đừng vô cảm
Với Đoan Trang lúc vừa xuống xe bus.
Tôi nhớ chính ông Thi đã từng ra tuyên cáo phản đối chính quyền bằng cách không đi biểu tình, có lẻ trí thức HN họ nghe theo ông, giờ ông lại quay sang trách họ mà không trách chính mình vì cái điều ngớ ngẫn đó!
Trả lờiXóaGửi Nặc danh 10:03
XóaTôi phản đối theo cách của tôi và tôi tuyên bố việc làm đó của tôi chứ tôi không hề kêu gọi ai theo tôi bạn ạ.
Đã đến lúc người dân cần phải xác định rõ những đối tượng nào mình phải chống trước, đối tượng nào chống sau, hoặc chống cả hai cùng một lúc. Cứ để nhập nhằng như hiện nay chẳng giải quyết được gì rốt ráo cả.
Trả lờiXóaBuồn quá, Tôi mong cho ngày tận thế là sự thật vì cuộc sống ở cái đất nước này vô nghĩa quá
Trả lờiXóaCA tung ra lực lượng tinh nhuệ nhất để đối phó với những người biểu tình chống TQ .
Trả lờiXóaTừ những tài liệu sống này , Đào tiến Thi sẽ có một pho tiểu thuyết rất hay giống như " Quần đảo Gulag " của Solzhenitsin .
Trả lờiXóaĐiều cuối cùng tôi xin nói ở đây là dù đứng trước bạo lực, cường quyền nào anh em chúng tôi cũng không nao núng, không lùi bước vì một khi đã dấn thân là chấp nhận hy sinh.
Trả lờiXóaMột người bạn đã nói với tôi nửa đùa nửa thật: "Tòa án vùng 3 chiến thuật của chính quyền Saigon lên án tử hình anh, nhưng anh coi chừng người thi hành án lại là chính quyền mà anh, bạn bè anh và biết bao người đã đổ xương máu mới có nó...".
Cả trong trường hợp như vậy tôi vẫn chấp nhận vì sự tồn vong và vận nước của Tổ Quốc VN ,vì tương lai con cháu chúng ta sau này.
Xem chi tiết bài "Tôi tiếp tục tố cáo!" (Lê Hiếu Đằng) tại Bauxite Việt Nam:
http://boxitvn.blogspot.com/2012/12/toi-tiep-tuc-to-cao.html