Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

GIỜI Ạ! THẬT KHÔNG HIỂU RA LÀM SAO NỮA!

Từ hôm nay xử phạt xe không đổi chủ, nhiều người lo lắng 
“Nếu CSGT kiểm tra, phát hiện không làm thủ tục sang tên đổi chủ, sẽ ra quyết định xử phạt nhưng không tạm giữ phương tiện”, Thượng tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng CSGT CA TP.Hà Nội, khẳng định.  

Lo ngại chiếc xe trở thành gánh nợ  

Mới đây, Công an Thành phố Hà Nội vừa ra quyết định sẽ tiến hành xử phạt đối với chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ, bắt đầu từ ngày 10/11/2012.  

Theo đó, những phương tiện không tiến hành sang tên đổi chủ trong quá trình chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền. Ô tô chịu mức phạt từ 6 - 10 triệu đồng/xe, riêng mô tô, xe máy xử phạt 1 triệu đồng/xe.  

Ngay khi thông tin này được báo chí đăng tải, nhiều người dân tỏ ra lo lắng vì khả năng bị xử phạt khi đi xe không phải là của mình (xe mượn của bạn hoặc xe của chính người thân trong gia đình mình).
.
 Nhiều người dân đang lo lắng về việc xử phạt xe không sang tên đổi chủ

Bày tỏ nỗi lo lắng, anh Nguyễn Nhất Linh (24 tuổi, ở Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) nói: “Khi biết có quy định sẽ xử phạt khi đi xe không chính chủ, tôi rất khó hiểu, vì chiếc xe tôi đang đi nhiều năm nay đứng tên bố của tôi. Nếu bị công an kiểm tra, tôi trình đầy đủ giấy tờ đăng ký xe nhưng không đứng tên tôi, chẳng lẽ lại bị xử phạt?”.

Cùng với ý kiến tương tự, anh Nguyễn Gia Thỏa (SN 1989, ở Cầu Giấy, Hà Nội) bức xúc: “Nhà tôi có 5 người nhưng chỉ mua được có 2 chiếc xe máy, bắt buộc phải dùng chung phương tiện. Xe máy chỉ có thể đứng tên 2 người trong gia đình, chẳng lẽ mỗi lần ra đường đều phải có người đứng tên xe đi cùng nếu không muốn bị xử phạt”.

Mặt khác, một thực tế có thể dễ dàng nhận thấy đó là những người sở hữu các phương tiện được mua lại đa số là người lao động nghèo. Họ không có tiền để mua xe mới, đành mua xe cũ làm phương tiện đi lại. Trong khí đó, mức xử phạt cho xe máy ở mức 1 triệu đồng là quá cao với mức thu thập hiện tại của lao động nghèo. Đó là chưa kể tính bất hợp lý khi xử phạt dù họ có đầy đủ giấy tờ chứng minh chiếc xe hoàn toàn “trong sạch” chứ không phải xe trộm cắp.

Chiều 9/11, ngay trước thời điểm việc xử phạt xe không sang tên đổi chủ khi chuyển nhượng có hiệu lực, không ít chủ sở hữu phương tiện không thực hiện sang tên, chuyển quyền sở hữu khi mua bán đều đang lo lắng.

Theo ghi nhận ý kiến, anh Nguyễn Hoàng Long ở Văn Quán, Hà Đông, giãi bày: “Chiếc xe của tôi được mua lại. Chủ xe bán cho tôi cũng đã là chủ sở hữu thứ 3 nhưng đăng ký xe máy vẫn mang tên chủ cũ. Giờ tôi có đến gặp chủ đầu tiên để xin chứng nhận, đăng ký lại chưa chắc họ đã biết tôi là ai mà giúp”. Ngoài ra, nhiều người còn lo sợ không thể làm được thủ tục sang tên đổi chủ nếu chủ sở hữu đầu tiên hoặc gần nhất trước đó đã qua đời.

Sẽ xử lý nghiêm khi phát hiện không sang tên đổi chủ

Liên quan đến vấn đề đang hết sức nóng hổi trên, trao đổi với báo chí, ông Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng CSGT CA TP. Hà Nội cho biết: “Ngay sau khi nghị định 71 được ban hành, từ giữa tháng 10, Phòng CSGT CATP đã chủ động tổ chức thông báo rộng rãi đến người dân, chủ phương tiện biết sự thay đổi của các mức xử phạt đối với từng lỗi vi phạm. Kế đến, đơn vị cũng đã tập huấn cho cán bộ chiến sĩ hiểu, nắm chắc nội dung nghị định, góp phần áp dụng, thực thi hiệu quả công tác xử lý, đảm bảo an toàn giao thông”.

Liên quan đến quy định xử phạt tăng gấp 6 lần đối với chủ sở hữu không làm thủ tục sang tên, đổi chủ, ông Đào Vịnh Thắng nhấn mạnh, không chỉ đến bây giờ mà trước khi Thông tư 36, 37 được ban hành, Phòng CSGT đã liên tục đề nghị các chủ phương tiện sau khi mua, bán phương tiện trong vòng 30 ngày phải đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu. Những chủ phương tiện khi bán xe xong cũng phải có thông báo gửi đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện biết để có biện pháp phối hợp, hướng dẫn chủ mới làm thủ tục sang tên.

Trường hợp phương tiện đã mua bán qua nhiều đời thì chủ phương tiện cuối cùng, đang sử dụng xe phải có trách nhiệm đến các cơ quan đăng ký làm thủ tục đăng ký lại, chuyển quyền sở hữu và phải chịu mức xử phạt theo quy định.

Đối với những chủ phương tiện lưu thông trên đường, nếu CSGT kiểm tra, phát hiện không làm thủ tục sang tên đổi chủ, sẽ ra quyết định xử phạt nhưng không tạm giữ phương tiện.

Để đảm bảo ATGT, ông Đào Vịnh Thắng cũng khuyến cáo người dân cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về Luật Giao thông, các nghị định, thông tư có liên quan; đồng thuận, tạo điều kiện giúp đỡ CSGT khi làm nhiệm vụ cũng như lên án các hành vi vi phạm.

Lê Tú
Theo Infonet

23 nhận xét :

  1. Sang tên cũng có một chút thuận tiện trong việc kiểm soát và quản lý khi có sự việc . Tuy nhiên, ở đây nhằm mục đích là xử phạt và thu tiền mà thôi. Ở đây nhằm tạo điều điện để cảnh sát giao thông hoành hành người dân và tạo cho CSGT ăn hối lộ mà thôi.Ông Đinh La Thăng là người hay bày ra nhiều trò mới cho nổi mà không bao giờ suy nghĩ là những qui định đưa ra nhằm đảo bảo an toàn và quyền lợi người dân .

    Trả lờiXóa
  2. Lại thêm một lý do nữa để cảnh sát cướp của dân. Thật hết chịu nổi rồi.

    Trả lờiXóa
  3. Lạc nhịp rồi! Phải bỏ La thăng thôi! Cho thành La giáng là tốt nhất.

    Trả lờiXóa
  4. Ô hô cái bác La Thăng
    Mai này mà bác "giáng", nhân dân rất buồn
    Rất buồn vì chốn quan trường
    Vắng Ông Ba Láp, chuyên làm tuồng chọc dân!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đính chính câu cuối :Làm tuồng chọc TIẾT dân .

      Xóa
  5. Mỗi người một xe đứng tên mình mới được đi ra đường ! Chuyện lạ tk 21 ở VN . Nhà thì chật, tiền thì ít, mỗi người một xe lấy chỗ đâu mà để, tiền đâu mà mua ? xe đứng tên bố, tên mẹ, con lớn lên con lấy xe đi học, bố, mẹ nghỉ hưu lâu lâu cũng cần đi đây đó , hay cũng cần làm thêm cái gì đó, thi đổi giấy tờ chủ xe làm gì ? NN thiếu tiền, năm nào cũng lạm chi, chỉ có tìm cách lấy tiền dân là nhanh nhất . Sao không truy thế nhà giàu, con cái ăn chơi, rửa tiền đủ kiểu , sao chẳng thấy đóng thuế ? Coi chừng như Hi Lạp .

    Trả lờiXóa
  6. Hạn ché phương tiện cá nhân nhưng lại bắt mỗi người phải có một xe đúng là đỉnh cao trí tuệ.

    Trả lờiXóa
  7. Dân Việt "thuần" thật! Nên chúng tha hồ vặt!

    Trả lờiXóa
  8. Con chắp tay vái lạy các QUAN GIAO THÔNG!

    Dạo này nghe toàn tin SHOCK....

    Trả lờiXóa
  9. Phat that nhieu ??? de lai mua tiep nhung Con tàu 'ma' của Vinashin

    Trả lờiXóa
  10. luật này phải gọi là luật không cho mượn xe,mỗi ng 1 xe,công ty xe bán đc nhiều hơn,số xe di chuyển trên các tuyến đường nhiều hơn,các anh giao thông lại phải thu tiền nhiều hơn,đông xe nên đường dễ di chuyển hơn,không còn ắc tắc giao thông,nhà nghèo 3 ng có tiền mua 1 xe máy,mỗi người làm 1 ca khác nhau thì nghỉ việc 2 người không pải chủ xe luôn,tình trạng thất nghiệp nâng cao,kinh tế suy thoái

    Trả lờiXóa
  11. xe của C.A Giao thông thì ai chính chủ nhỉ

    Trả lờiXóa
  12. Chúng nó hành dân ghê quá ! Nhà "yêm" 6 "ngài" mà chỉ có 2 xe HONDA 50. Biết "mần răng" hả trời !?

    Trả lờiXóa
  13. CÁCH TỐT NHẤT LÀ - ĐỐT XE KHI BỊ KIỂM TRA.
    Mua xe mới rẻ hơn bị phạt

    Trả lờiXóa
  14. Mình có giấy phép lái xe là đủ tư cách điều khiển phương tiện. Khi mượn xe bạn, hay xe người nhà, xe bà con...đi công chuyện lỡ bị công an kiểm tra thì chắc chắn theo luật này bị moi tiền là chắc. Chưa thấy cái luật giao thông nào vô lí như thế. Đề nghị tạo dư luận bãi bỏ điều luật vô lí này. Không thể hiểu ra làm sao cả! Ông Thăng mà đề xuất như vậy là điên rồi! Chỉ khổ dân thôi.

    Đồng Bào.

    Trả lờiXóa
  15. Theo đà này, tài xế lái taxi của hãng đi ra đường cũng sẽ bị phạt vì xe đứng tên doanh nghiệp taxi đó, tài xế chỉ có bằng lái xe mà thôi. Hay phải có thêm hợp đồng với công ty để chứng minh kèm theo nhỉ?
    Nhà em đông người chỉ có 4 chiếc xe, người nhà lấy xe của nhau đi làm có cần phải lên công an để xác nhận là người nhà hay không nhỉ?
    Vợ/chồng đi xe của chồng/vợ ra đường cũng bị phạt hay sao nhỉ?
    ...
    Thế này thì loạn rồi. Chỉ tội cho người dân thấp cổ bé họng lại bị lực lượng cảnh sát giao thông, trật tự hành hạ nữa rồi.
    Khi làm luật và ban hành tại sao các quan không chịu suy tính cho thấu đáo thế hở. Nếu chỉ vì muốn người dân sang tên đổi chủ xe cho dễ quản lí thì nên làm cách khác các quan trên ạ!
    Đề nghị bỏ điều luật vô lí này.

    ĐB.

    Trả lờiXóa
  16. khổ quá ngột ngạt quá . Có ai nghe được tiếng rên xiết đau thương của dân chúng tôi không/

    Trả lờiXóa
  17. Không khéo cách mạng hoa lài cũng từ đây mà ra .

    Trả lờiXóa
  18. Hết thuốc chữa rồi đĩnh cao trí tuệ ơi .

    Trả lờiXóa
  19. Người dân bàng hoàng và sửng sốt khi biết tin, bắt đầu từ hôm nay (10/11) xe không chính chủ sẽ bị phạt nặng. Mức phạt tăng gấp 6 lần so với Nghị định 71 chưa sửa đổi trước đó.
    Theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP, sẽ áp dụng mức phạt 6 – 10 triệu đồng với ôtô và 1 triệu đồng với xe máy không sang tên đổi chủ. Đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng Phòng CSGT TP. Hà Nội khẳng định: “Việc xử lý các phương tiện không sang tên đổi chủ hiện nay là cần thiết nhằm quản lý phương tiện giao thông, tránh thất thu thuế của nhà nước, góp phần giải quyết các vụ án hình sự, xử lý tai nạn giao thông nhanh chóng. Đồng thời người dân cũng phải nâng cao ý thức trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông”.
    Một nghị định của CP (em của Luật) mà để người dân bàng hoàng và sửng sốt. Vì vậy nên đăt tên Nghị định này là Nghị Đinh Thăng + CSGT - chẳng xem thiên hạ (85 triệu người)là cái đinh gì cả. Vừa tăng thu thuế cho ngân khố, tăng thu nhập cho CSGT, dễ quản lý nhưng đẩy người dân vô tội vào con đường cùng.
    Bây giờ dân trí cao, ra đứng đường cũng khó kiếm ăn lắm, mặc dù tốn tiền chạy chọt mới được. Anh hùng núp mãi cũng ngượng. Hằng ngày trên ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Xuân Thủy, mọi người hãy cảnh giác với mấy tay hoạt động công khai: đèn đỏ ghi được phép rẽ phải, nhưng chúng vẫn lôi con nhà người ta vào trong bục để kiếm bữa nhậu: tại sao không bật đèn xin nhan ? Lỗi này theo NGHị định mới là 150 nghìn, theo cái mới chắc gấp 4 (600nghinf). Nếu cãi nhau với chúng: tại sao ghi đèn đỏ được phép rẽ phải lại không ghi thêm phải bật đèn xin nhan xin đường (thường vẫn ghi nhường đường cho người đi bộ là đúng)? Được phép rẽ phải, tôi luôn được phép, có xin đường của ai đâu ? Chúng dựa vào NĐ để cài bẫy dân.

    Trả lờiXóa
  20. Việc sang tên khi mua bán xe giúp cho việc quản lý xã hội được dễ dàng, thuận lợi. Tôi không hiểu tại sao lại có nhiều người không chịu sang tên lúc mua bán xe khi mà luật lệ đã qui định phải làm như vậy. Nay những người này có bị phạt thì cũng đáng, không nên kêu ca gì cả.
    Tuy nhiên quy định xử phạt phải minh bạch, phải định nghĩa thế nào là vi phạm chứ không thể nói ai đi xe không phải của mình thì đều phạm luật. Hơn nữa xử phạt vi phạm chưa phải là biện pháp hữu hiệu nhất để làm cho luật pháp được thi hành nghiêm chỉnh. Tôi đang sống ở Mỹ, ở đây không có luật lệ phạt người lái xe đăng ký dưới tên người khác, cho nên người trong gia đình đi xe của nhau, hoặc bạn bè cho nhau mượn xe là bình thường, không có cảnh sát nào chặn xe lại để hỏi giấy tờ cả. Tuy nhiên luật pháp quy định rằng khi gây tai nạn, người lái xe chịu trách nhiệm hình sự, còn người đứng tên xe phải chịu trách nhiệm dân sự, phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Chính vì vậy khi mua bán xe, không phải chỉ bên mua đi ra sở giao thông để sang tên cho mình mà bên bán có nhiều người cẩn thận tự mình nhận nhiệm vụ đi sang tên để hết trách nhiệm. Chẳng cần đến cảnh sát chặn hỏi giấy tờ mà người dân tự giác thực hiện việc sang tên vì quyền lợi của chính họ.
    Ở Việt Nam, nếu chưa có, cần có luật bắt buộc chủ xe trên giấy tờ cũng phải chịu trách nhiệm liên đới với người sử dụng xe vào những việc phạm pháp như cướp giựt, ăn cướp tiệm vàng, v.v. Chủ xe không thể nói tôi không biết, tôi đã bán xe từ lâu mà không sang tên, hay tôi bị mất trộm xe mà không khai báo trong thời hạn hợp lý. Được như vậy thì tránh được sự bát nháo trong việc quản lý xe và cũng tránh được những tiêu cực của xã hội.

    Trả lờiXóa
  21. Miễn bàn.
    QH hãy trả ông Thăng về đúng với "tài năng" của ông đi cho Dân tôi được nhờ.

    Trả lờiXóa
  22. Ko biết lương của các bác ngồi phòng mát suy nghĩ ra mấy cái thối nát này bao nhiêu nhỉ? Chắc là chưa được tăng lương nên tìm cách tăng thu nhập.

    Trả lờiXóa