SUY NGHĨ NHÂN ĐỌC THƯ CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/2012) CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
Nguyễn Trọng Bình
1.Thư của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo
Kính gửi: Các đồng chí Giám đốc Sở GDĐT các Tỉnh, Thành phố; Các đồng chí Hiệu trưởng các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học.
Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11- 2012, thay mặt Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi trân trọng gửi đến các Đồng chí và qua các Đồng chí tới các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ quản lý giáo dục lời cảm ơn chân thành về những đóng góp bền bỉ, to lớn của các Thầy Cô cho sự nghiệp trồng người.
Kính chúc các Thầy Cô và gia đình dồi dào sức khỏe, thành đạt, hạnh phúc, tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của chúng ta.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoGS.TS Phạm Vũ Luận [1]
Đọc
xong bức thư chúc mừng trên của GS Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng Bộ giáo
dục và đào tạo nhân ngày Nhà giáo VN 20/11/2012 bỗng dưng lòng thấy
buồn buồn. Vì lẽ, qua bức thư này một lần nữa cho thấy trong cuộc
sống có những chuyện chúng ta cho là nhỏ nhưng sự tác động và ảnh
hưởng của nó đối với xã hội thì không nhỏ chút nào. Hay nói cách
khác, như lời của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt (theo lời kể của nhà thơ
Nguyễn Duy) là: “Cái tế nhị ở đây là nhìn nhận đúng các giá trị,
cái nào lớn, cái nào nhỏ. Có sự nhầm lẫn giữa lớn và nhỏ. Cái tưởng
lớn hóa ra là nhỏ, cái tưởng nhỏ lại là lớn...”.[2]
Lẽ
ra, người viết cũng không muốn nói đến những “chuyện nhỏ như con
thỏ” này đâu (bởi không khéo bị mang tiếng là “vạch lá tìm sâu”)
nhưng vì đây thư kí tên Bộ trưởng – người đứng đầu ngành Giáo dục
nước nhà nên dù muốn dù không trước sự thật này chúng ta không thể
không nhìn thẳng như một lời góp ý chân thành theo tinh thần “phê và
tự phê” của của Đảng.
Thứ
nhất, bức thư tuy không dài lắm (đúng 3 câu được phân ra làm ba
“đoạn”) nhưng cảm nhận ban đầu của người viết là có một số lỗi sai
về mặt câu cú, ngữ pháp, cách diễn đạt... nhất là ở câu cuối khá
lủng củng vì có 3 chữ “và”. Thêm nữa, lẽ thường người ta gửi lời
kính chúc sức khỏe nhau là đúng rồi nhưng “kính chúc
tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp...” nghe có gì đó không ổn cho
lắm.
Thứ
hai, đây là thư chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày 20/11 nhưng mở đầu
bức thư ở phần“Kính gửi” chỉ thấy Bộ trưởng “gửi” đến các
đồng chí là những quan chức lãnh đạo địa phương (“Các
đồng chí Giám đốc Sở và các đồng chí Hiệu trưởng...”)
mà không có dòng nào “kính gửi” đến “toàn thể quý thầy cô giáo trên
cả nước” mà lẽ ra (hay đúng ra) việc này phải là như thế . Bởi đây
mới là đối tượng quan trọng nhất mà với tư cách là người đứng
đầu ngành giáo dục, Bộ trưởng phải có trách nhiệm gửi lời chúc mừng,
hỏi thăm và động viên họ.
Thứ ba, câu thứ 2 trong bức thư là lời cảm ơn của Bộ trưởng
gửi với tư cách người đứng đầu ngành giáo dục gửi đến toàn thể quý
thầy cô giáo trên cả nước nhưng buồn thay lời cảm ơn này chỉ được
gửi một cách... gián tiếp qua “trung gian” là các “đồng chí”
lãnh đạo (như ở phần “kính gửi”). Tức là Bộ trưởng nhờ các đồng chí
lãnh đạo ở địa phương chuyển lời cảm ơn của mình đến toàn thể quý
thầy cô giáo chứ không phải đích thân Bộ trưởng trực tiếp đứng ra
nói lời cảm ơn:
“Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11- 2012, thay mặt Ban Cán
sự Đảng và lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi trân trọng gửi
đến các Đồng chí và qua các Đồng chí tới các Thầy giáo, Cô giáo,
Cán bộ quản lý giáo dục lời cảm ơn chân thành về những đóng góp bền
bỉ, to lớn của các Thầy Cô cho sự nghiệp trồng người.”
Thôi thì cứ cho là Bộ trưởng có quyền “nhờ” các “đồng chí” lãnh đạo
Sở và Hiệu trưởng các trường học chuyển lời cảm ơn đến toàn thể quý
thầy cô giáo đi. Nhưng nếu vì lý do nào đó các “đồng chí” này...
quên không chuyển lời đến quý thầy cô giáo thì sao? Lúc ấy không
biết Bộ trưởng có cách gì để kiểm tra lời cảm ơn của mình đã thực sự
đến với toàn thể quý thầy cô giáo trong ngày 20/11 không?
Ngoài ra, từ góc nhìn văn hóa ứng xử, đằng sau câu chữ của
bức thư của Bộ trưởng là một vấn đề lớn đã và đang tồn tại
trong xã hội ta rất đáng để mỗi người cùng nhìn lại và suy ngẫm. Cụ
thể đó văn hóa ứng xử đặt trong mối quan hệ giữa những lãnh đạo với
quần chúng nhân dân (trong khuôn khổ của bức thư này là mối quan hệ
giữa vị Bộ trưởng đứng đầu ngành giáo dục với toàn thể quý thầy cô
giáo trên cả nước – những người trực tiếp thực thi nhiệm vụ “trồng
người” đầy gian nan vất vả hiện nay).
Các vị lãnh đạo ai cũng bảo nhân dân là quan trọng nhất (tất
cả phải vì nhân dân mà phục vụ) tuy nhiên trong thực tế (rất nhiều
trường hợp) cái vị thế này của nhân dân có khi lại
không phải vậy. Điều này có thể thấy trong bất kỳ hội nghị, hội thảo
hay trong bất kỳ một buổi lễ khai mạc, lễ khánh thành một sự kiện,
một công trình văn hóa, xã hội lớn nhỏ nào đó được tổ chức trên khắp
đất nước thì nhân dân bao giờ cũng được “ưu ái” giới thiệu...
sau cùng trong phần nghi thức giới thiệu “thành phần đại biểu tham
dự”.
Thậm chí trong một trận bóng đá với tính chất giao hữu tuy ai cũng
nói thành phần làm nên không khí cuồng nhiệt sôi động của một trận
đấu là hàng triệu nhân dân – hàng triệu khán giả trên sân nhưng buồn
thay hàng triệu khán giả ấy chỉ được người dẫn chương trình giới
thiệu một cách qua loa, chiếu lệ sau cả hàng lô hàng lốc những “ông
chủ” của các đơn vị kinh doanh nào đó bỏ tiền ra tài trợ cho trận
cầu ấy.
Tại sao nhân dân luôn luôn bị đối xử như lại vậy? Tại vì trong
tâm thức văn hóa - cái tâm lý xã hội nói chung ở nước ta hiện
nay, thật ra nhân dân chưa phải là “ông chủ” thực sự và các vị lãnh
đạo cũng không phải là những “công bộc” tận tụy mà có khi là ngược
lại.
Ngoài ra, phải chăng sở dĩ xã hội ta đang tồn tại những hành vi ứng
xử như trên là vì trên thực tế mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân
dân còn quá nhiều “khoảng cách”. Một cái “khoảng cách” có thể rất
nhỏ (như cái “khoảng cách” mà Bộ trưởng Bộ giáo dục phải nhờ đến các
“đồng chí” lãnh đạo địa phương chuyển tới các thầy cô giáo lời cảm
ơn nhân ngày 20/11/2012 – ngày cả nước tôn vinh họ) nhưng một lần
nữa cho thấy có không ít lãnh đạo vẫn chưa thật sự tôn trọng nhân
dân; chưa thật sâu sát với nhân dân; chưa thật vì dân mà phục vụ;
hay rộng hơn là vẫn chưa phát huy hết cái quyền được làm chủ thật sự
của nhân dân;...
Vì thế, trở lại vấn đề bức thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ giáo dục &
đào tạo, giá như ngay sau hai từ “Kính gửi” là dòng chữ:
“Toàn thể quý thầy cô giáo đã và đang hoạt động trong ngành giáo
dục” thì chắc là hàng triệu thầy cô giáo cảm thấy an ủi và ấm
lòng biết dường nào nhất là với những người đã nghỉ hưu. Bởi như đã
nói, họ mới là đối tượng chính mà Bộ trưởng cần vinh danh trong ngày
20/11. Rõ ràng trong trường hợp này câu nói của cố thủ tướng Võ Văn
Kiệt ở trên rất xác đáng và vô cùng sâu sắc.
[1]
Thư của Bộ trưởng Bộ giáo dục được chúng tôi dân lại từ
trang
http://www.moet.gov.vn/?page=1.10&view=4574 và
http://gdtd.vn/channel/2762/201211/Thu-chuc-mung-ngay-Nha-giao-Viet-Nam-cua-Bo-truong-Bo-GD-DT-1964965/
Tại cậu đánh máy rồi . Qua vụ này có lẽ bộ trưởng mới đọc bức thư dưới danh nghĩa của mình , do mình ký . Nếu trơn chu chưa chắc ông đã nắm được nội dung bức thư .
Trả lờiXóaTrình độ GS.TS mà chỉ thế thôi sao???
Trả lờiXóaThiếu các anh Trưởng phòng Giáo dục cấp Huyện. Trưởng phòng giáo dục cấp huyện quản lý hàng ngàn giáo viên: Mầm non, tiểu hoc, trung học cơ sở. Mà Giám đốc Sở đâu có quản Trưởng phòng giáo dục. Trưởng phòng giáo dục thuộc quản lý của UBND Huyện.
Trả lờiXóaĐề nghị Bộ trưởng viết kiểm điểm đi.
Bài viết quá sâu sắc, xin cảm ơn Tác Giả!
Trả lờiXóaKhông biết Ông Bộ Trưởng nghĩ gì khi đọc bài này? Chắc là..."rút kinh nghiệm sâu sắc"!!!
Bộ trưởng ko để ý và cũng chẳng bao giờ đọc. trừ khi có ai đó biết số ĐT rồi gọi, hướng dẫn cho bộ trưởng đọc BLOG.
Xóatôi thấy ngày nhà giáo là cua tất cả các thày cô chứ . sao bộ trưởng lại kém hiểu biết thế.mình là người dứng đầu ngành giáo dục cơ mà .cán bộ lãnh đao chỉ là quản lí chứ .thật không hiểu nổi
Trả lờiXóaQua bức thư này có thể khẳng định ngành giáo dục hiện nay, từ bộ trưởng tới sinh viên, học sinh nhiều người ngồi nhầm chỗ. Tiến Sỹ một chữ tiếng Anh không biết, Cử nhân không viết nổi một tờ đơn, học sinh lớp 5, lớp 6 không biết đọc biết viết…Bộ trưởng viết thư sai ngữ pháp, không tôn trọng các thầy, các cô ngày nhà giáo Việt Nam, hay Bộ trưởng cho rằng họ cũng nhầm chỗ như mình?
Trả lờiXóaMột vị bộ trưởng bộ GD mà viết 1 bức thư không nên hồn thì chúng ta hi vọng gì con em mình học hành tiến bộ!
Trả lờiXóaNhưng dù sao đây cũng là bức thư do chính vị này viết ra chứ không phải thư kí soạn sẵn để bộ trưởng kí. Xin ghi nhận sự tự lực của bộ trưởng Luận.
Nên ghi nhận! Phải cố lắm đấy, công cán suốt ngày lấy đâu thời gian mà ... tập viết.
XóaCác quan chức Việt nam hay chê dân trí của ta thấp để biện minh cho các quyết định sai trái, thế nhưng qua các cuộc trả lời phỏng vấn ,trả lời chất vấn trước Quốc hội vừa qua ta nhận thấy rõ rằng:Quan trí của Việt nam hiện nay đang ở mức độ nào vậy? Nhờ các ngài hãy chỉ giúp cho
Trả lờiXóatưởng các bác chỉ đọc bức thư rồi quay đi gạt nước mắt !chứ sao lại nói dài dòng quá vậy .nhìn các cháu nhỏ trên ảnh đủ thấy sao lại thế rồi !?
Trả lờiXóaNếu Bác Tễu đổi nội dung thư bằng thư chính thức thì giá trị bài viết sẽ sinh động hơn.
Trả lờiXóaThư gốc ở đây:
http://gdtd.vn/dataimages/201211/original/images651753_NGVN.jpg
Cám ơn bác!
XóaThừa quan cách mà thiếu tình cảm . BT quá lạnh lùng .
Trả lờiXóaThông điệp của ngài Bộ trưởng nhân ngày truyền thống của Ngành nên bao hàm cả các chủ thể đã, đang và sẽ(tất nhiên chỉ tính công lập và dân lập, chứ toàn xã hội- không chính danh thì rộng quá).
Trả lờiXóaNào nguồn, nào cội, nào tri ân! tôi chỉ thấy tính hành chính trong thông điệp.
"Tính hành chính"?... Ơ, bác Trần Hùng có nhầm không? Nhà em thì chỉ thấy... "tính Đảng"! Trong 3 câu ngắn ngủi của thông điệp (được trình bày thành 3 "đoạn"), thì nhà em đếm thấy có tới 3 chữ "đồng chí" rùi. Ấy là chưa kể cụm từ "Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của chúng ta"!
Xóa"Câu kéo" của bộ trưởng xứng tầm một học sinh lớp 5 tiểu học thuộc loại bình thường.
Trả lờiXóaKhông còn gì mà nói nữa, Tễu ơi!
Trả lờiXóaBộ trưởng gửi như thế là đúng rồi, tiết kiệm mà...hì,hì. nếu gửi tới toàn thể Thầy Cô giáo trên toàn quốc thì tốn thêm ngân quỹ của Nhân dân mà
Trả lờiXóaToi rat tiec la: 9 gio toi ngay 20/11/2012 toi tra loi phong van voi dai rfa ( o My la 9 gio sang)xung quanh van de nganh Giao duc o Viet nam...Neu nhu luc tra loi phong van dai "Chan troi moi..." ma toi da doc duoc buc thu nay thi viec noi ve cam nghi trong ngay 20/11 cua toi co nhieu y rom ra hon..
Trả lờiXóaToi da dung tren buc giang 30 nam,va cung da nghi huu 30 nam :nhieu hoc tro cu cua toi:nay co nguoi da nghi huu,nhieu nguoi la giao su tien si...trinh do cua cac ban ay nay du suc "day lai toi" nhung cac ban ay van den tham toi,va ai cung van cu nhan la:"hoc tro nho be" cua co..Toi sung suong,cam dong bao nhieu thi hom nay sau khi doc buc thu "chuc mung cua Bo truong..." toi lai thay "tui than" bay nhieu:Bo truong chi chuc mung cac quan chuc lanh dao cac cap trong nganh thoi,con nhung nguoi nhu chung toi da nghi huu roi da cong hien gan het cuoc doi minh cho cai nghe"Trong Nguoi" thi bi roi vao "quen lang",hinh nhu Bo truong coi chung to nhu la 1 qua chanh da vat het nuoc roi,chi con la cai vo,cai ba thoi,vut vao sot rac cho nhanh de cac vi duong chuc tha ho ma "khuay nat" het cai nganh nay???
Đọc qua bức thư,ta có thể thấy ở đây sự quan liêu hời hợt,không hề có sự quan tâm thực sự đến các thầy cô giáo.Đây chỉ là một việc làm cho phải lệ,không phải thực tâm của ông bộ trưởng.Trong bức thư ông chỉ quan tâm tới cánh nhà quan là chính,còn các thầy cô giáo,những người trực tiếp giảng dạy,thì có thể ông nghĩ chưa xứng để ông "kính thưa".Các thầy cô giáo có phải ở tận trên cung trăng đâu mà ông không trực tiếp chúc mừng được,mà phải chuyển lời.Đối với người Việt thì lời chúc hay lời mời phải là trực tiếp mới đáng quý,đáng trân trọng(trừ trường hợp bất khả kháng).
Trả lờiXóaĐọc xong bức thư thấy thật thất vọng về các quan ngày nay.
Chấn Phong.
Thưa bác Luận(Bộ trưởng bộ GD và ĐT): Em là giáo viên, đọc thư bác em tủi quá. 20/11 vừa qua em bị ốm không đến trường dự lễ mừng ngày NGVN được.Hôm sau em lên lớp, em học sinh lớp trưởng đại diện lớp lên bục giảng tặng em( thầy giáo)bó hoa(đã héo). Em cảm động cảm ơn cả lớp, cuối buổi em mang hoa về nhà cắm vào lọ. Thầm nghĩ mình đã chọn nghề đúng!
Trả lờiXóaTôi củng là thầy giáo nhưng đã nghĩ hưu, không biết có ai gửi lời chúc của bộ trưởng đến tôi không nửa.
Trả lờiXóaGửi thẳng cho đ/c GS bộ trưởng đọc để đ/c ấy "rút kinh nghiệm"
Trả lờiXóaGS Luận ơi, Bố Mẹ em đều là giáo viên và nay đã về hưu được vài năm. Ngót ngét 30 năm đứng trên bục giảng để đến hôm nay vẫn chưa có được 1 căn nhà "chính chủ" (dù ở miền quê) mà vẫn phải ở căn nhà tập thể cấp 4 cũ nát của nhà trường cho thuê, và rất nhiều đồng nghiệp cùng thời của Bố Mẹ em cũng chung hoàn cảnh như thế (may mà nhà trường còn thương tình cho thuê chứ không thì chẳng biết ở đâu).
Trả lờiXóaRất may và em cũng "mừng" là Bố Mẹ em ở quê không có điều kiện để biết được bức thư chúc mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 này của GS!
Buồn quá đi mất !!!
Thông cảm! Bộ trưởng - giáo sư chỉ gửi lời chúc đến các quan chức vì các quan này hay tiếp xúc trực tiếp với bộ trưởng nên bộ trưởng nhớ; còn các thầy cô giáo đang giảng dạy trực tiếp thì có ai tiếp xúc với bộ trưởng đâu? Không tiếp xúc với bộ trưởng thì làm sao bộ trưởng biết mà gửi lời chúc.Vì thế bộ trưởng mới gửi lời chúc qua các quan chức.
Trả lờiXóaCòn về câu chử, ngữ pháp...thì tất không phải do bộ trưởng vô ý viết sai được, vì bộ trưởng là người được dạy nhiều nhất (đứng đầu bộ giáo dục) với học hàm giáo sư kia mà. Chả lẽ với học hàm giáo sư mà lại viết câu cú như thế?