Báo cáo chính trị và giấc mộng bá quyền
BBC phỏng vấn ông Dương Danh Dy
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 đang vào hồi nước rút trước khi công bố thành phần lãnh đạo mới.
Trong phiên khai mạc hôm 8/11, Chủ tịch
Hồ Cẩm Đào đã đọc báo cáo chính trị, trong đó có đưa ra nhiều chi tiết
quan trọng về đường hướng của Đảng CSTQ.
BBC đã hỏi chuyện nhà nghiên cứu Dương Danh Dy về báo cáo chính trị của ông Hồ Cẩm Đào.
Ông Dương Danh Dy: Trưa
ngày 8/11/2012, tôi lấy được bản “trích yếu” Báo cáo chính trị tại Đại
Hội 18 của ĐCS Trung Quốc từ trên mạng chính thức của Trung Quốc, sáng
ngày 9/11/2012 tôi lấy được toàn văn, nhưng không rõ vì sao bản đầu tiên
không viết rõ “ba đại diện” mà chỉ đề đồng chí ** , và phải đến cuối
ngày hôm ấy, mới lấy được bản “toàn văn” mà tôi cho là hoàn hảo.
Qua mấy ngày đọc và suy ngẫm, bước đầu có mấy nhận xét sau:
Đối với chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng
Mao Trạch Đông: Khi tổng kết công tác 5 năm và 10 năm qua báo cáo chính
trị đã viết: “… tổng kết quá trình 10 năm phấn đấu, thấy điều quan trọng
nhất là chúng ta đã kiên trì lấy chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưỏng Mao
Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại diện”
làm chỉ đạo…”
Thế nhưng khi nói về nhiệm vụ “đi con
đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” báo cáo này viết: “Hệ thống
lý luận xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc bao gồm hệ thống lý luận
khoa học là lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại diện”,
quan niệm phát triển khoa học.”
Có nghĩa là ở đây đã không hề nhắc tới chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông.
Lần này ĐCS Trung Quốc đã từ bỏ cái chủ
nghĩa và tư tưởng mà họ từng tôn thờ hoặc có lúc “khoác áo tôn thờ” một
cách dứt khoát không luyến tiếc nhưng rất “lịch sự” chứ không “báng bổ”
như thường làm, vì vẫn khẳng định công lao của Mao Trạch Đông dù nói ông
ta mắc sai lầm nghiêm trọng.
BBC: Thưa ông vậy có thể khẳng định sự chuyển hướng về tư tưởng hay không?
Ông Dương Danh Dy: Qua
những điều trình bày trên có thể khẳng định: Đại hội 18 khởi đầu cho sự
từ bỏ chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông với tư cách là tư
tưởng chỉ đạo cho mọi đường lối chính sách của ĐCS Trung Quốc từ nay trở
đi.
Chưa biết trong Điều lệ Đảng sửa đổi họ
có duy trì tinh thần này hay không, nhưng nếu có viết tới thì có lẽ cũng
chỉ là hình thức.
Từ đó thấy, cái gọi là “chủ nghĩa xã
hội”, “đảng cộng sản”… của họ chỉ là những “mỹ từ” dùng để che đậy một
thực chất: cái gọi là “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” chỉ là “chủ
nghĩa tư bản kiểu Trung Quốc” và cái gọi là “Đảng Cộng sản Trung Quốc”
thực chất chỉ là một “đảng sặc mùi dân tộc bá quyền nước lớn”.
Rất mong những ai còn mù quáng hãy nhìn thấy sự thực đó để mau mau tỉnh ngộ.
Và tôi cũng xin cảnh cáo những người
cũng biết rõ thực chất đó nhưng làm ngơ như không biết nhằm lợi dụng để
mưu cầu lợi ích nhóm và lợi ích cá nhân.
Đúng là Trung Quốc đang xây dựng và phát
triển chủ nghĩa tư bản đấy, nhưng đó là chủ nghĩa tư bản độc đảng, dân
tộc bá quyền không có sự tranh luận, kiềm chế… lẫn nhau của chủ nghĩa tư
bản đa đảng, nên sự nguy hiểm tăng lên nhiều lần.
BBC: Về chính sách đối ngoại, ông có bình luận gì ạ?
Ông Dương Danh Dy: Ngoài
những lời “hoa mỹ” nói về đường lối “yêu chuộng hòa bình”, muốn “chung
sống tốt với các nước xung quanh, và các nước đang phát triển” như vẫn
thường nói ra, Báo cáo đã thẳng thừng nêu: “…thúc đẩy xây dựng quan hệ
nước lớn kiểu mới…” chứ không còn nêu: “thế giới đa cực” hoặc “một siêu
đa cường” như truớc đây vẫn nói.
Điều này cho thấy về đại thể Trung Quốc
sẽ không “né tránh” Mỹ nữa mà trong tương lai những ma sát thậm chí xung
đột Trung-Mỹ sẽ gia tăng và gay gắt hơn.
Tôi cũng xin nói ngay ở đây: qua phương
châm “quán triệt… sự chỉ đạo của chiến lược tăng cường quân sự tiến cùng
thời đại, quan tâm chú trọng cao độ tới an toàn biển…”, ta có thể dự
báo rằng biển đảo, mà trước hết là Biển Đông và biển Hoa Đông sẽ là nơi
Trung Quốc tiếp tục dòm ngó và rất có thể là nơi họ “kiếm cớ lấn chiếm”
với quy mô lớn.
Câu nói ‘hòa thuận với các nước xung quanh’ sẽ chỉ là những lừa bịp.
BBC: Một điểm chính yếu là xây dựng quân đội, Báo cáo chính trị đề cập thế nào, thưa ông?
Ông Dương Danh Dy: Chủ
trương “ Xây dựng và củng cố quốc phòng và quân đội lớn mạnh xứng đáng
với vị thế của nước ta và thích ứng với lợi ích an ninh và phát triển
quốc gia”, “..” không ngừng phát triển và đi sâu chuẩn bị đấu tranh quân
sự”, “nâng cao năng lực đánh thắng chiến tranh cục bộ trong điều kiện
thông tin hoá..” v.v. cho thấy lòng hiếu chiến của nhà cầm quyền Bắc
kinh thế hệ mới đã bộc lộ rõ ràng.
Cần nhấn mạnh điều này nữa, người Việt
Nam và ngay cả người Trung Quốc vẫn thường nói “dân giàu nước mạnh”
nhưng bây giờ giới lãnh đạo Trung Quốc không nói thế nữa, trong Báo cáo
này họ đã viết rõ ràng “nước giàu quân mạnh”.
Cùng với việc tập trung sức xây dựng
quân đội, họ không coi nhẹ “tăng cường thực lực và sức cạnh tranh tổng
thể của văn hoá” , “xây dựng cường quốc văn hoá” …
Xin trăm ngàn lần cảnh giác trước những ý đồ đen tối đó.
Mười năm qua là những năm mà Trung Quốc
thấm thía bài học: để tăng trưởng nhanh đã bất chấp ô nhiễm môi trường,
tàn phá tài nguyên… cũng như để cho khoảng chênh lệch giữa người giàu và
người nghèo, giữa thành phố và nông thôn, giữa các vùng ngày càng thêm
lớn.
Tuy chưa để xảy ra sự kiện Thiên An Môn
lần nữa, nhưng những hành động bất mãn của quần chúng bị đàn áp vẫn ngày
một tăng, nguy cơ các vùng dân tộc đòi độc lập, đòi tách ra vẫn ngày
càng gay gắt.
Báo cáo tuy có coi trọng và đề xuất một số chính sách, biện pháp để khắc phục, hạn chế, nhưng xem ra rất ít hiệu quả.
Tuy vậy cũng cần chỉ ra rằng, ban lãnh đạo Trung Quốc cũng đã học được một số điều trong khi hội nhập với thế giới.
Họ bắt đầu biết coi trọng văn minh sinh
thái, và chấp nhận một số cái (có thể đối với một số cái chỉ là ngoài
miệng) như “trò chơi cùng thắng”, “dân chủ”… trong luật chơi quốc tế
mới.
Thế nhưng những “phục thiện” đó chỉ có hiệu quả thực khi họ từ bỏ giấc mộng bá quyền.
Nhưng điều này chắc chắn là không thể đối với ban lãnh đạo mới Bắc Kinh.
Nguồn: BBC tiếng Việt
———
Ủa, Trung Quốc bỏ Mác- Lê thật a?
Hu hu hổng biết đồng chí Un có tư tưởng gì không để mà theo.
Mấy hôm trước dân mạng bàn tán ĐCS TQ bỏ
chủ nghĩa Mác- Lê, chỉ theo thuyết “Ba đại diện” của Đặng Tiểu Bình
nhưng mình chưa tin. Không thể căn cứ vào cái thông báo đại hội 18 ĐCS
TQ không nhắc tới Chủ nghĩa Mac- Lê, tư tưởng ông Mao rồi bảo họ đã bỏ.
Phải chờ nghe cái báo cáo chính trị của ông Hồ Cẩm Đào đọc tại đại hội,
sau đó phải xem điều lệ Đảng của họ lấy cái chi làm kim chỉ nam mới biết
chắc họ có bỏ hay không.
Nhưng bữa nay nghe bác Dương Danh Dy nói
thì mình tin. Chính bác đã đọc báo cáo chính trị bằng tiếng Tàu trên
mạng chính thức của TQ ( tại đây). Bác Dương Danh Dy tóm lại trong báo cáo chính trị thế này:”Đối
với chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông: Khi tổng kết công
tác 5 năm và 10 năm qua báo cáo chính trị đã viết: “… tổng kết quá trình
10 năm phấn đấu, thấy điều quan trọng nhất là chúng ta đã kiên trì lấy
chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưỏng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư
tưởng quan trọng “ba đại diện” làm chỉ đạo…”
Thế nhưng khi nói về nhiệm vụ “đi
con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” báo cáo này viết: “Hệ
thống lý luận xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc bao gồm hệ thống lý
luận khoa học là lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại
diện”, quan niệm phát triển khoa học.”
Có nghĩa là ở đây đã không hề nhắc tới chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông.”
Tất nhiên phải chờ đọc điều lệ Đảng TQ
nữa, nhưng rứa cũng đã rõ rồi. Họ không xổ toẹt chủ nghĩa Mac- Lê và tư
tưởng ông Mao, vẫn ghi nhận chủ nghĩa đó tư tưởng đó nhưng họ không
dùng nữa. Để xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc TQ, họ chọn tư tưởng Đặng
Tiểu Bình, nói thế cho nó nhanh.
Hu hu bây giờ chỉ còn ba nước lấy chủ
nghĩa Mác- Lê làm kim chỉ nam nữa thôi, đó là Cu Ba, Việt Nam và Bắc
Triều. Cu Ba thì nghe nói đaị hội đảng vừa rồi họ không trưng ảnh Mác-
Lê ra nữa, trước sau gì họ cũng bỏ. Rốt cuộc chỉ còn lại Việt Nam với
Bắc Triều.
Chủ nghĩa xã hội đặc sắc của Việt Nam là
thế nào đây? Làm bạn với đồng chí Kim Jong Un (còn ai nữa mà không làm
bạn), không lẽ lấy tưởng đồng chí Un làm kim chỉ nam? Đồng chí Un mới
chỉ vĩ đại trong trò chơi điện tử chứ có tư tưởng gì đâu. Hay là theo tư
tưởng đồng chí Đặng Tiểu Bình, người đã từng đòi dạy cho Việt Nam một
bài học?
Theo ai đây ối cụ Tổng ôi!
Nguyễn Quang Lập
Nguồn: Quê choa.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét