VIỆC
XÂY DỰNG THÁP XÁ LỢI DƯỚI THỜI TÙY VĂN ĐẾ VÀ MINH VĂN THÁP XÁ LỢI MỚI PHÁT HIỆN
TẠI BẮC NINH
Phạm Lê Huy
Khoa Đông phương học, ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội
Nhân
Thọ xá lợi tháp và các tư liệu liên quan
Trong vòng 4 năm, từ năm 601 (Nhân Thọ
1) đến năm 604 (Nhân Thọ 4), Tùy Văn Đế Dương Kiên đã ba lần phân phát xá lợi
và tổ chức xây dựng bảo tháp an trí xá lợi tại các châu thuộc bản đồ đế quốc. Do
cùng được xây dựng dưới niên hiệu Nhân Thọ, hệ thống tháp xá lợi này thường được
biết đến dưới tên gọi “Nhân Thọ xá lợi tháp”. Sự kiện xây dựng các tháp xá lợi dưới thời Tùy Văn Đế được
đánh giá là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển Phật giáo và mỹ thuật Trung Quốc.
Chính vì vậy, nó đã sớm nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả
Trung Quốc và Nhật Bản.
Xét thấy các tư liệu và kết quả
nghiên cứu về “Nhân
Thọ xá lợi tháp” chưa được biết đến rộng rãi tại
Việt Nam, trong khuôn khổ bài thông báo này, chúng tôi mạn phép trích dẫn và giới
thiệu một số tư liệu cơ bản, chủ yếu là tư liệu chữ viết (tài liệu thư tịch
và tư liệu kim thạch văn) xung
quanh việc xây dựng “Nhân
Thọ xá lợi tháp” vào thời
Tùy. Trên cơ sở đó, chúng tôi muốn đưa ra một số nhận định góp phần nhận diện
minh văn tháp xá lợi mới được phát hiện tại Bắc Ninh trong thời gian gần đây[1].
Nhìn chung, các nghiên cứu về “Nhân
Thọ xá lợi tháp” đều được triển khai trên cơ sở các ghi chép trong các sách Tập
thần châu Tam bảo Cảm thông lục 集神州三宝感通録 (dưới đây gọi tắt
là Cảm thông lục), Quảng hoằng minh tập廣弘明集, Tục cao tăng truyện
續高僧傳 (đều do sư Đạo Tuyên 道宣 biên soạn vào thời Đường, trong đó Quảng hoằng minh tập được hoàn thành năm
Lân Đức nguyên niên – 664, Tục Cao tăng
truyện hoàn thành năm Trinh Quán 19 - 645). Theo các nguồn tư liệu đó, “Nhân
Thọ xá lợi tháp” được xây dựng vào 3 thời điểm như sau:
Lần thứ nhất vào năm Nhân Thọ nguyên
niên (601), trên phạm vi 30 châu.
Lần thứ hai vào năm Nhân Thọ 2 (602),
trên phạm vi 50 (có tài liệu cho là 53) châu.
Lần thứ ba vào năm Nhân Thọ 4 (604), trên phạm vi hơn 30 châu.
Trong ba lần này, hệ thống tư liệu về
hoạt động năm 601 là đầy đủ nhất. Theo Cảm
thông lục, Tùy Văn Đế đã xuống chiếu về việc phân phát xá lợi và xây dựng bảo
tháp an trí xá lợi vào ngày 13 tháng 6 năm 601. Nội dung bài chiếu cũng như tên
các châu được phân phát xá lợi khi đó được
ghi chép cụ thể trong sách Quảng hoằng
minh tập.
Sử liệu 1: Quảng hoằng minh tập, quyển 17, Phật đức thiên
đệ tam chi tam
正覺大慈大悲、救護群生、津梁庶品、朕歸依三寶重興聖教、思與四海之内一切人民俱發菩提共修福業、使當今現在、爰及來世、永作善因、同登妙果、宜請沙門三十人、諳解法相、兼堪宣導者、各將侍者二人、并散官各一人、薰陸香一百二十斤、馬五匹、分道送舍利、往前件諸州起塔、其未注寺者、就有山水寺所、起塔依前山、舊無寺者、於當州內清靜寺處建立其塔、所司造様送往當州、僧多者三百六十人、其次二百四十人、其次一百二十人、若僧少者、盡見僧、為朕、皇后、太子廣、諸王子孫等、及内外官人、一切民庶、幽顯生靈、各七日行道并懺悔、起行道日打剎、莫問同州異州、任人布施、錢限止十文已下、不得過十文、所施之錢以供營塔、若少不充役正丁、及用庫物、率土諸州僧尼、普為舍利設齋、限十月十五日午時、同下入石函、總管刺史已下縣尉已上、息軍機停常務七日、專檢校行道及打剎等事、務盡誠敬、副朕意焉、主者施行、仁壽元年六月十三日,內史令豫章王臣暕宣。
Tạm dịch:
Kẻ
môn hạ kính ngưỡng nghĩ rằng: đức đại từ đại bi của bậc Chính Giác cứu giúp cho
chúng sinh, là cầu nối cho vạn vật. Trẫm nay qui y tam bảo, trùng hưng thánh
giáo, muốn cùng tất thảy nhân dân trong bốn bể, cùng phát nguyện bồ đề, cúng tu
phúc nghiệp, để cho đương kim hiện tại, cùng với vị lai, vĩnh tạo thiện nhân,
cùng lên diệu quả. Nên mời 30 vị sa môn thông tuệ Pháp tướng [tức Phật pháp], kiêm
kham truyền đạo, mỗi vị dẫn theo tùy tùng 2 người, tản quan 1 người, đem theo huân
lục hương 120 cân, ngựa 5 con, chia ra các đạo hộ tống xá lợi đến các châu trên
đây dựng tháp. Đối với các nơi không ghi chú tên chùa, chọn nơi chùa có sơn thủy,
dựng tháp dựa vào núi phía trước. Những nơi vốn không có núi, dựng tháp tại
chùa ở nơi thanh tịnh trong châu. Sở ty tạo “dung” [thiết kế] gửi cho các châu.
Nơi có nhiều sư lấy 360 người, mức tiếp theo là 240 người, mức nữa là 120 người.
Nếu có ít sư, huy động tất cả các sư hiện có. [Các sư] phải vì Trẫm, Hoàng hậu,
Thái tử [Dương] Quảng, các vương tử tôn, nội ngoại quan nhân, tất thảy dân thường,
sinh linh hai cõi u huyền, mỗi nơi hành đạo, sám hối trong vòng 7 ngày. Vào
ngày hành đạo tiến hành “đả sát”, không kể người trong châu ngoài châu, đều phải
bố thí. Tiền [bố thí] phải dưới 10 văn, không được quá 10 văn. Lấy tiền bố thí
cúng cho việc tạo tháp. Nếu thiếu không được sung chính đinh, dùng đồ trong quan khố. Tăng ni các
châu đều phải làm trai lễ cho xá lợi. Hạn vào giờ Ngọ ngày 5 tháng 10, các nơi cùng hạ nhập
hộp đá. Từ chức tổng quản, thứ sử trở xuống đến chức huyện úy trở lên, đều phải nghỉ
việc quân cơ, tạm dừng thường vụ trong 7 ngày, chuyên tâm đôn đốc việc hành đạo và “đả sát”, hết sức thành kính, không được phụ ý trẫm. Nhất nhất phải thi hành. Nhân Thọ
nguyên niên, tháng 6 ngày 13. Nội sử lệnh Dự Chương vương thần [Dương] Giản tuyên
đọc.
Quảng hoằng minh tập cũng ghi danh sách 30 châu được phân phát xá lợi và tổ
chức xây dựng tháp. Tương ứng với chiếu thư của vua Tùy, có thể thấy danh sách này chia làm 2 nhóm. Bên cạnh 17 châu có ghi rõ tên chùa, ví dụ Ung châu Tiên Du
tự, có 13 châu chỉ ghi tên châu mà không ghi tên chùa, trong số đó có Giao châu. Như vậy, đối với Giao châu, vua Tùy không chỉ định địa điểm cụ thể, mà để
cho Giao châu lựa chọn chùa xây tháp. Tiêu
chuẩn lựa chọn là chùa phải ở nơi có danh sơn danh thủy, tháp phải được
xây dựa vào núi phía trước, hoặc với những châu không có núi thì phải là chùa chiền ở nơi thanh tịnh. Tiếp theo chiếu thư của Tùy Văn Đế, Đạo
Tuyên cũng chép các nơi có tấu báo về việc xuất hiện “cảm ứng” khi xây tháp. Ví
dụ như tại Ung châu xây tháp tại chùa Tiên Du, trời mây mù đổ mưa, nhưng đến khi
đưa xá lợi xuống thì trời quang mây tạnh, đến khi đưa xá lợi vào hộp thì trời lại
đổ mưa[2].
Trong danh sách “cảm ứng” đó cũng có nhắc đến Giao châu, nhưng chỉ ghi đơn giản
ở Giao châu khởi dựng tháp tại Thiền Chúng tự (交州於禪眾寺起塔) mà không nhắc đến “cảm ứng” cụ thể[3].
Khi chôn xá lợi, người ta thường chôn kèm minh văn. Hiện
nay, người ta đã tìm thấy 12 minh văn liên quan đến việc xây dựng "Nhân Thọ
xá lợi tháp", trong đó có 6 minh văn về lần xây dựng năm 601, 3 minh văn về
lần xây dựng năm 602, 3 minh văn về lần xây dựng năm 604.
Bảng: Các minh văn liên quan đến "Nhân Thọ xá lợi
tháp đã phát hiện được
tại Trung Quốc (tham
khảo Oshima Sachio, 2012)
STT
|
Địa điểm
|
Thông tin
|
|
1
|
Ung châu Tiên Du tự
|
Niên đại
|
601 (Nhân Thọ 1)
|
Nơi lưu giữ
|
Bảo tàng Tiên Du tự
|
||
Ảnh thác bản
|
Chưa có thông tin
|
||
Kích thước
|
Chưa có thông tin
|
||
2
|
Kỳ châu Phượng Tuyền tự
|
Niên đại
|
601 (Nhân Thọ 1)
|
Nơi lưu giữ
|
Bảo tàng huyện Phù
Phong
|
||
Ảnh thác bản
|
Bắc đồ[4] (t9), tr.143
|
||
Kích thước
|
32x34cm
|
||
3
|
Đồng châu Đại Hưng quốc
tự
|
Niên đại
|
601 (Nhân Thọ 1)
|
Nơi lưu giữ
|
Uỷ ban quản lý văn vật
huyện Đại Chi tỉnh Thiểm Tây
|
||
Ảnh thác bản
|
Thiểm Tây bi thạch tinh hoa, tr.30
|
||
Kích thước
|
Chưa có thông tin
|
||
4
|
Thanh châu Thắng Phúc
tự
|
Niên đại
|
601 (Nhân Thọ 1)
|
Nơi lưu giữ
|
Bảo tàng Thành phố
Thanh châu
|
||
Ảnh thác bản
|
Bắc đồ
(t9), tr.144
|
||
Kích thước
|
63x77cm (trán bia:
31x27cm)
|
||
5
|
Đại Hưng huyện Long
Trì tự
|
Niên đại
|
601 (Nhân Thọ 1)
|
Nơi lưu giữ
|
Không rõ
|
||
Ảnh thác bản
|
Bắc đồ
(t9), tr.142
|
||
Kích thước
|
35x30cm
|
||
6
|
Tín châu Kim luân tự
|
Niên đại
|
602 (Nhân Thọ 2)
|
Nơi lưu giữ
|
Bạch Đế thành Tây Bi
Lâm
|
||
Ảnh thác bản
|
Bắc đồ
(t.9), tr.153
|
||
Kích thước
|
43x46cm
|
||
7
|
Lộ châu Phạn Cảnh tự
|
Niên đại
|
602 (Nhân Thọ 2)
|
Nơi lưu giữ
|
Không rõ
|
||
Ảnh thác bản
|
Chưa có thông tin
|
||
Kích thước
|
Chưa có thông tin
|
||
8
|
Đặng châu Đại Hưng quốc
tự
|
Niên đại
|
602 (Nhân Thọ 2)
|
Nơi lưu giữ
|
Bảo tàng Thành phố
Khai Phong
|
||
Ảnh thác bản
|
Bắc đồ
(t.9), tr.156
|
||
9
|
Tử châu Hoa Lâm tự
|
Niên đại
|
604 (Nhân Thọ 4)
|
Nơi lưu giữ
|
Không rõ
|
||
Ảnh thác bản
|
Nakamura Nobuo (2004)
|
||
10
|
Nghi châu Thần Đức tự
|
Niên đại
|
604 (Nhân Thọ 4)
|
Nơi lưu giữ
|
Bảo tàng Diệu huyện
|
||
Ảnh thác bản
|
Thiểm Tây bi khắc tinh hoa, tr.32
|
||
11
|
Liêm châu Hoa Thành tự
|
Niên đại
|
604 (Nhân Thọ 4)
|
Nơi lưu giữ
|
Không rõ
|
||
Ảnh thác bản
|
Bắc đồ,
tr.166
|
||
12
|
Kinh thành Diên Hưng tự
|
Niên đại
|
601 (Nhân Thọ 1)
|
Nơi lưu giữ
|
Bảo tàng Hàm Dương
|
||
Ảnh thác bản
|
Hàm Dương bi thạch, tr.18
|
Minh văn tháp xá lợi
tại Bắc Ninh
Theo báo cáo của TS. Lê Viết Nga (Giám đốc Bảo tàng Bắc Ninh), thời gian vừa qua tại Bắc Ninh đã phát hiện được một tấm bia, theo minh văn có niên đại vào năm 601. Ngày 29 tháng 8 năm 2012, chúng tôi đã có dịp cùng GS.Phan Huy Lê, PGS.TS.Tống Trung Tín, TS.Nguyễn Văn Sơn đến Bảo tàng Bắc Ninh và trực tiếp quan sát tấm bia này dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Viết Nga.
Minh văn tổng cộng có 133 chữ, được
chia làm 13 dòng, mỗi dòng về cơ bản có 13 chữ. Nguyên văn như sau:
1 舍利塔銘
2 歳次辛[5]酉十月
3 辛亥朔十五日乙丑
4 皇帝普為一切法界幽顯生靈謹
5 於交州龍編縣禅衆寺奉安舍利
6 敬造靈塔願
7 太祖武元皇帝元明皇后皇帝皇
8 后皇太子諸王子孫等並内外羣
9 官爰及民庶六道三塗人非人等
10 生生世世值佛聞法永離苦空同
11 昇妙果
12 勅使大德慧雅法師吏部羽騎尉
13 姜徽送舎利於此起塔
Phiên âm:
1 Xá
lợi tháp minh văn
2 Duy
Đại Tuỳ Nhân Thọ nguyên niên tuế thứ Tân Dậu thập nguyệt
3 Tân
Hợi sóc thập ngũ nhật Ất Sửu
4 Hoàng
đế[6] phổ vi nhất thiết pháp giới
u hiển sinh linh cẩn
5 ư
Giao Châu Long Biên huyện Thiền Chúng tự phụng an xá lợi
6 kính
tạo linh tháp nguyện
7 Thái tổ Vũ Nguyên Hoàng đế, Nguyên Minh Hoàng hậu[7], Hoàng đế, Hoàng
8 hậu,
Hoàng thái tử[8],
chư vương tử tôn đẳng, tịnh nội ngoại quần
9 quan,
viên cập[9] dân thứ, lục đạo, tam đồ
nhân, phi nhân đẳng
10 Sinh sinh thế thế trị phật văn pháp, vĩnh ly khổ không, đồng
11 thăng diệu quả
12 Sắc sứ Đại đức Tuệ Nhã pháp sư, Lại bộ Vũ kỵ uý[10]
13 Khương Huy tống xá lợi ư thử khởi tháp
Qua so sánh, có thể thấy minh văn tìm được tại Bắc Ninh (dưới đây tạm gọi là minh văn Giao châu) có
nội dung về cơ bản giống với các minh văn "Nhân Thọ xá lợi tháp" có
niên đại 601 đã phát hiện được tại Trung Quốc, chỉ tồn tại một số khác biệt nhỏ
như sau:
Thứ nhất, trong minh văn Giao
châu, dòng đầu tiên ghi chữ "Xá lợi tháp minh". Trong khi đó, một số
minh văn Trung Quốc lại ghi là "Xá lợi tháp hạ minh" (Ung châu, Kỳ
châu, Thanh châu, Đại Hưng huyện). Vị trí khắc dòng tiêu đề này cũng khác nhau
tùy theo từng bia, minh văn Ung châu và Thanh châu ghi ở dòng đầu, minh văn Kỳ
châu và Đại Hưng huyện ghi ở dòng cuối cùng.
Thứ hai là sự phân bố các chữ
trên một dòng. Về cơ bản, minh văn Kỳ châu mỗi dòng có 11 chữ, minh văn Thanh
châu và Đại Hưng huyện mỗi dòng có 12 chữ. Trong khi đó, minh văn Giao châu mỗi
dòng có 13 chữ.
Thứ ba là minh văn Giao châu sử dụng
một số chữ dị thể khác với các minh văn khác. Ví dụ chữ Tân xuất hiện hai lần
trong minh văn ở dạng dị thể
. Đây là một dạng dị thể khá hiếm xuất hiện trên bia Nghĩa Kiều thạch tượng
thời Đông Ngụy (東魏義橋石像碑).
Thứ tư là sự khác biệt về địa điểm
xây tháp (đây là điều đương nhiên). Địa điểm xây tháp là "Giao châu Long
Biên huyện Thiền Chúng tự", phù hợp với ghi chép của Quảng hoằng minh tập, nhưng có điểm riêng là đặt chùa Thiền Chúng tại
huyện Long Biên, Giao châu.
Thứ năm là trong khi các minh văn
khác chỉ có phần chính văn, riêng minh văn Giao châu và Thanh châu có thêm phần
chú thích về "sắc sứ". Minh văn Giao châu ghi tên sắc sứ là "Đại
đức Tuệ Nhã pháp sư"[11] và "Vũ kỵ uý Khương
Huy". Minh văn Thanh châu ngoài 2 sắc sứ là "Đại đức Trí Năng"
và "Vũ kỵ uý Lý Đức Kham". Đối chiếu với chiếu thư của Tùy Văn Đế, có
thể xác định "Đại đức Tuệ Nhã pháp sư" và "Đại đức Trí
Năng" là 2 trong số 30 sa môn được Tuỳ Văn Đế cử về địa phương, Khương Huy
và Lý Đức Kham là 2 "tản quan" tháp tùng. Ngoài ra, minh văn Thanh
châu còn ghi thêm tên người viết chữ là "Mạnh Bật" 孟弼. Bên cạnh đó, phần ghi chú về sắc sứ của minh văn Giao châu cũng có điểm
khác biệt với minh văn Thanh châu. Minh văn Thanh châu ngoài sắc sứ còn ghi thêm tên 2 người tuỳ tùng
(tòng giả) và 2 viên chức Tư mã và Lục sự tham quân của Thanh châu. Minh văn
Giao châu lại có thêm dòng chữ "tống xá lợi ư thử khởi tháp" (送舎利於此起塔). Dòng chữ này có khả năng là sao chép từ sắc chỉ của vua Tùy gửi đến Giao
châu.
.
Xung quanh thông tin nắp bia và bia được kết dính bằng một chất đặc biệt, chúng ta cũng tìm thấy trường hợp tương tự tại Trung Quốc. Theo văn bản khai quật minh văn "Nhân Thọ xá lợi tháp" tại chùa Hoằng Nghiệp ở U châu năm 846, hộp đá lớn được phong bằng "hương nê" (bùn hương), phía trên có minh văn (Kosugi Kazuo, 1934).
Xung quanh thông tin nắp bia và bia được kết dính bằng một chất đặc biệt, chúng ta cũng tìm thấy trường hợp tương tự tại Trung Quốc. Theo văn bản khai quật minh văn "Nhân Thọ xá lợi tháp" tại chùa Hoằng Nghiệp ở U châu năm 846, hộp đá lớn được phong bằng "hương nê" (bùn hương), phía trên có minh văn (Kosugi Kazuo, 1934).
Sự thống nhất trong nội dung minh
văn với các tấm bia tìm được tại Trung Quốc cũng như sự trùng khớp thông tin
(ngày 15 tháng 10 năm 601, xây tháp tại chùa Thiền Chúng ở Giao châu) với các
tư liệu như Quảng hoằng minh tập và Cảm thông lục giúp chúng ta khẳng định tấm
bia tìm được tại Bắc Ninh thuộc nhóm minh văn "Nhân Thọ xá lợi tháp"
liên quan đến sự kiện xây dựng tháp xá lợi tại chùa Thiền Chúng ở Giao châu năm
601.
Về niên đại bia, hiện nay tồn tại
một số quan điểm như sau:
(1) Bia được khắc vào năm 601,
cùng thời điểm với niên đại "Nhân Thọ nguyên niên" ghi trên bia.
(2) Bia được khắc sau nhưng không
xa với niên đại "Nhân Thọ nguyên niên" - 601 ghi trên bia.
(3) Bia mới được làm giả cổ.
Để đưa ra câu trả lời cuối cùng,
cần có nghiên cứu chuyên ngành với sự tham gia của chuyên gia trong nhiều lĩnh
vực, đặc biệt là các ngành khoa học tự nhiên. Ở đây, từ góc độ nghiên cứu tư liệu
văn bản, chúng tôi chỉ đưa ra một số ý kiến như sau:
Xác suất xảy ra khả năng thứ ba,
tức bia mới được làm giả cổ là rất thấp. Như đã trình bày ở trên, mặc dù có sự
tương đồng với các văn bia đã được tìm thấy tại Trung Quốc, nhưng minh văn Giao
châu cũng có nhiều điểm khác biệt. Điều đó cho thấy ít nhất văn bia này không
phải là sự sao chép rập khuôn một mẫu văn bia nào đã được biết đến trước đó.
Hơn nữa, để làm giả được tấm bia như thế này, người chế tác phải có trình độ hiểu
biết rất sâu về Hán văn, lịch sử, sưu tầm được tư liệu từ nhiều nguồn tản mác
khác nhau. Ví dụ như dị thể của chữ "Tân", hay tên gọi chùa "Thiền
Chúng" không xuất hiện trong sắc chỉ của vua Tùy mà có trong phần "cảm
ứng" của các địa phương.
Để trả lời quan điểm thứ hai, cần
nghiên cứu tổng hợp về mối quan hệ giữa nhà Tiền Lý với nhà Tùy khi đó. Do hạn
chế của thông báo, chúng tôi xin phép trình bày vấn đề này chi tiết hơn trong một
bài viết khác.
Nói tóm lại, với những tư liệu hiện
có, có thể tạm thời xác nhận minh văn mới tìm thấy tại Bắc Ninh là tấm bia hiện
còn lưu giữ được có niên đại cổ nhất Việt Nam, trước bia Đại Tùy Cửu Chân quận
Bảo An đạo tràng chi bi văn trước đây đã được GS.Đào Duy Anh phát hiện tại
Thanh Hóa năm 1960.
Sự thống nhất về câu chữ trong minh văn cho thấy bên cạnh
thiết kế tháp xá lợi, qui cách tổ chức nghi lễ, chính quyền trung ương của nhà
Tùy đã biên soạn trước nội dung minh văn để phân phát cho các địa phương. Mặt khác, kích thước bia, kiểu chữ khắc lại khác nhau tùy từng địa phương.
Việc tìm thấy minh văn Giao châu giúp tái khẳng định ý kiến của Kegazawa cho rằng
nhà Tùy chỉ đóng vai trò biên soạn nội dung minh văn, còn việc khắc bia giao
cho các địa phương (Kegasawa Yasunori, 2011). Nói
cách khác, nhiều khả năng minh văn Giao châu đã được khắc tại Việt Nam.
Đánh giá về tấm bia
phát hiện tại Bắc Ninh:
Minh văn tháp xá lợi tìm thấy tại Bắc Ninh đã thay thế
bia Trường Xuân, trở thành tấm bia có niên đại cổ nhất Việt Nam hiện còn
lưu giữ được.
Đây là nguồn tư liệu kim thạch văn quí giá, bên cạnh
bia Trường Xuân và tấm bia được cho là tìm thấy tại khu vực Vạn Xoan trước đây,
giúp nghiên cứu về tình hình chính trị, quan hệ ngoại giao, lịch sử Phật giáo tại
Việt Nam giai đoạn thời Tiền Lý. Liên quan đến lịch sử Phật giáo, nó giúp chúng
ta có được nhận thức hoàn chỉnh hơn về hoạt động xây dựng tháp xá lợi và các
tín ngưỡng xung quanh trong thời thuộc Tùy - Đường[12].
Không chỉ có ý nghĩa đối với Việt Nam, tấm bia này cũng
là nguồn tư liệu quí giá giúp nâng cao hiểu biết của giới học giả Trung Quốc và
Nhật Bản về hoạt động xây dựng "Nhân Thọ xá lợi tháp" nói riêng cũng
như chính sách Phật giáo của nhà Tùy nói chung. Cụ thể, nó giúp xác nhận lại địa
điểm xây dựng tháp xá lợi tại Giao châu (chùa Thiền Chúng), sứ giả hộ tống (Tuệ
Nhã pháp sư, Vũ kỵ úy Khương Huy), tái xác nhận cách thực hiện (triều đình
trung ương gửi mẫu văn bản, chính quyền địa phương tự khắc bia).
Tấm bia này cũng là một tài liệu bổ sung cho nghiên cứu
lịch sử giao thông thời Bắc thuộc. Chiếu thư Tùy Văn Đế phát ra vào ngày 13
tháng 6, ước hẹn các địa phương cùng hạ thổ xá lợi vào ngày 15 tháng 10. Như vậy,
nhà Tùy đã phải cân nhắc quãng thời gian cần thiết để sứ giả di chuyển từ kinh
đô Đại Hưng (Trường An) đến các địa phương. Nói cách khác, quãng thời gian 124
ngày (từ 13 tháng 6 đến ngày 15 tháng 10) là quãng thời gian tối đa để di chuyển
từ Trường An đến Giao châu. Trước đây, qua nghiên cứu về trường hợp của khởi
nghĩa Dương Thanh, chúng tôi đã tính toán di chuyển từ Trường An đến Giao châu
(An Nam Đô hộ phủ) mất khoảng 59-70 ngày nếu di chuyển bằng đường biển và dịch
trạm, khoảng 124 ngày nếu di chuyển với tốc độ thông thường (Phạm Lê Huy, 2012).
Tài liệu tham khảo
Kosugi
Kazuo, Về việc an trí xá lợi Phật tại các
tháp Phật thời Lục triều, Hiệp hội Học thuật Đông phương, 1934
Kegasawa
Yasunori, Việc cắt giảm học hiệu và Cúng
dường xá lợi năm Nhân Thọ nguyên niên (601) thời Tùy, Tạp chí Sử học
Surudai, 111 (2), 2001
Nakamura
Nobuo, Khảo sát về minh văn Nhân Thọ xá lợi
tháp - Xung quanh minh văn Đại Tùy hoàng đế Tử châu xá lợi tháp, Tập san
Nghiên cứu Mỹ thuật, 25, 2004
Phạm Lê
Huy, Nghiên cứu giao thông thời Đường qua
trường hợp An Nam Đô hộ phủ, Kỷ yếu Hội thảo Giao hưởng Cổ đại II, Đại học
Meiji, 2012
Oshima
Sachio, Manno Keisuke, Tùy Nhân Thọ xá lợi
tháp nghiên cứu dự thuyết (Chú thích và nghiên cứu tác phẩm Tập thần châu Tam bảo
Cảm thông lục với tư cách là một nguồn sử liệu mỹ thuật - 5): Xá lợi Cảm ứng lục,
Nhân Thọ xá lợi tháp thiên (phần đầu)), Nghiên cứu Mỹ thuật Nara, 12, 2012
Phạm Lê
Huy, Khảo cứu lại khởi nghĩa Dương Thanh
(819-820), Tạp chí NCLS (sắp đăng)
Phụ
chú: Xung quanh việc tìm hiểu tư liệu về Nhân Thọ xá lợi tháp, chúng tôi đã nhận
được sự hỗ trợ rất lớn của TS. Kawakami Mayuko (cán bộ nghiên cứu Đại học Kyoto), xin chân thành cảm
ơn.
[1]
Về lịch sử nghiên cứu và các kết quả mới nhất, xin tham khảo Oshima Sachio
(2012).
[2]「雍州於仙遊寺起塔、天時陰雪、舍利將下日便朗照、始入函、雲復合」(『集神州三寶感通錄』卷上)。
[3] Việc
riêng Giao châu không có tấu chương về "cảm ứng" cụ thể mà chỉ ghi về
việc xây tháp phản ánh mối quan hệ đặc biệt giữa nhà Tiền Lý và vương triều Tùy
khi đó. Do giới hạn bài viết, chúng tôi chưa đề cập sâu về vấn đề này, xin dành
cho một bài viết khác sắp công bố.
[4]
Bắc đồ: Bắc Kinh đồ thư quán lịch đại thạch
khắc thác bản vựng biên 北京図書館歴代石刻拓本彙编。
[5]
Chữ Tân được
viết dưới dạng dị thể
[6]
Hoàng đế tức Dương Kiên, Hoàng hậu tức
Độc cô thị.
[7] Thái
Tổ Võ Nguyên Hoàng đế, Nguyên Minh Hoàng hậu chỉ bố mẹ của Tùy Văn Đế là Dương
Trung và Lữ thị. Theo Tùy thư (Q.1,
Cao Tổ kỷ thượng), tháng 2 năm 581 (Khai Hoàng 1), Tùy Văn Đế truy tôn cha (hoàng khảo)
là Võ Nguyên Hoàng đế, đặt miếu hiệu là Thái Tổ, mẹ là Nguyên Minh Hoàng hậu. 「(開皇元年二月)乙丑、追尊皇考為武元皇帝、廟號太祖、皇妣為元明皇后」(『隋書』卷一、高祖上、開皇元年二月乙丑条)。
[8] Hoàng thái tử vào thời điểm này là Dương
Quảng. Trước đó, năm 600 (Khai Hoàng 20), tháng 10, Tùy Văn Đế phế Hoàng thái tử
Dương Dũng và các con làm thứ dân, sang tháng 11 lấy Tấn vương Dương Quảng làm
Hoàng Thái tử. 「乙丑,皇太子勇及諸子並廢為庶人」、「晉王廣為皇太子」(『隋書』 卷二、 高祖下、 開皇二十年十月乙丑条、十一月戊子)。
[9]
Viên cập (爰及):
[10]
Vũ kỵ uý là chức tản quan thời Tuỳ, đến niên hiệu Võ Đức thời Đường mới đổi làm Tướng sĩ lang .「其散官文騎尉為承議郎、屯騎尉為通直郎、雲騎尉為登仕郎、羽騎尉為將仕郎」(『舊唐書』卷四十二)。
[11]
Về nhân vật Tuệ Nhã pháp sư, chúng tôi xin trình bày trong một bài viết khác.
Hình ảnh bia Bắc Ninh đâu? Thông báo khoa học mà cứ bí hiểm như ..sừng tê giác trầm bê!
Trả lờiXóa