Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Thư giãn cuối tuần: NGUỒN GỐC CÁC TỪ BUỒI - CẶC - DÁI - NÕ

Phân tích một số từ biểu thị sinh thực khí nam giới
trong cách gọi dân gian
Người hiếu cổ 

Bài viết dưới đây, Blog Người hiếu cổ xin đưa ra một nghiên cứu sơ bộ về nguồn gốc của các từ biểu thị sinh thực khi nam giới trong cách gọi dân gian (thông tục). Trước tiên xin có một đoạn dẫn giải về tục thờ sinh thực khí và tín ngưỡng phồn thực như sau: 

 Hình 1: Tượng nam nữ giao hoan tại Bảo tàng Dân tộc học

 Hình 2: Tượng nam nữ giao hoan tại "đền hoan lạc" Ấn Độ

Tín ngưỡng phồn thực(1) là tín ngưỡng được sùng bái từ rất lâu đời và mang tính toàn thế giới. Chúng ta ngày nay vẫn còn thấy được rất nhiều hình vẽ, họa tiết hoặc tượng và các hoạt động mang tính nghi lễ liên quan đến văn hóa phồn thực. Có thể dẫn chứng một số ví dụ sau: Theo tín ngưỡng phồn thực của Ấn Độ, Nê Pan (hoặc một số nước khác như Chăm Pa), người ta gọi sinh thực khí của người nam là Linga, sinh thực khí người nữ là Yoni, người ta coi đó là 2 vị thần, là nguyên lý khởi nguyên của vũ trụ (âm - dương). Tại Việt Nam, tục thờ sinh thực khí ngày nay vẫn còn được lưu giữ tại các hội lễ mật tại miền Bắc, cùng với nghi thức “Linh tinh tình phọc”, hai vật tượng trưng này luôn được cất giữ rất trang trọng. Nam giới tượng trưng cho dương khí, và sinh thực khí người nam tượng trưng cho 1 trong 2 nguyên lý để hóa sinh vạn vật. Người Nhật Bản rất coi trọng sinh thực khí nam giới, chính vì thế có rất nhiều lễ hội thờ và rước sinh thực khí nam tại đây. Điển hình là lễ hội Kanamara (xem hình 3)

Tôi xin đi vào chủ đề chính của bài viết:

Lễ hội Kanamara Nhật BảnSinh thực khí người nam giới (tức bộ phận sinh dục nam) trong vốn từ dân gian rất phong phú, có rất nhiều cách gọi. Nhưng đúng với “tính võ đoán” của ngôn ngữ, ngày nay chúng ta chỉ biết từ đó nghĩa là như thế, nhưng không hiểu vì sao nó lại được dùng với nghĩa như vậy. Chính vì thế, nhân đọc về nghi lễ rước dương vật của người Nhật, tôi xin đưa ra mấy suy nghĩ về nguồn gốc của các từ biểu thị sinh thực khí nam giới trong cách gọi thông tục.

Xin liệt kê những từ dùng trong dân gian (thông tục) với nghĩa chỉ sinh thực khí nam giới: - Buồi - Cặc - Dái - .

Ta tìm hiểu từ “Cặc”: Từ này thực ra có liên quan đến từ “Cọc” (chữ Nôm) và “Cực” (chữ Hán). “Cực” có nghĩa là cái cột cao nhất của ngôi nhà, nôm na ta hiểu là cái cột. Mà cột với “cọc’ cùng tính chất, nên sau này người ta dùng chữ “cực” cũng với nghĩa là “cọc”. Người xưa chơi chữ rất hay, “cọc” đọc lái đi để chỉ sinh thực khí nam giới. Như vậy ta thấy ở đây có một chuỗi biến đổi khá logic: Cực – Cột – Cọc – Cặc

Vì thế mà khi đọc bài thơ “Quả mít” của Hồ Xuân Hương, ta thấy rất rõ ẩn ý của bà: 
“Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay”

Lại có một minh chứng nữa cho luận giải “Cặc – Cọc”, đó chính là cụm từ “Cặc bần” của miền Tây Nam Bộ. Có câu:

“Nước chảy, cặc bần rung bây bẩy
Gió đưa, dái mít giãy tê tê”

Cặc bần “Bần” là một loài thực vật. Học giả Vương Hồng Sển viết về cây bần như sau: “Bần là cây gỗ tạp, mọc dựa mé nước, rễ nhiều, bám theo đất phù sa mà làm cho đất có phần vững chắc không trôi khi sóng đánh. Cây bần có lá xanh rất đẹp, ban đêm đom đóm đậu nhiều trông rất xinh. Có trái, ăn với mắm sống rất ngon. Chúa Nguyễn Ánh được nếm qua, rất hài lòng và ban cho tên chữ là Thúy Liễu. Rễ của bần dùng làm nút ve được. Phân ra có loại bần-chua, trái lớn; và bần-ổi, trái nhỏ hơn và tương đối ít chua hơn. Xưa nay, nghề uốn và chơi kiểng, phàm cây kiểng lão và gốc bần quá già, khi nào gốc dẽ ra ngoài bờ ngoài nước thì gọi là nó chiếu thủy, ý nói bóng cây ấy làm dáng và dòm xuống nước”(2) Nhìn hình 4 chúng ta thầy những cái nhô lên chính là “cọc bần”, nhưng người Tây Nam Bộ gọi là “Cặc bần” chính vì hiện tượng mà tôi đã lý giải ở trên.

*** 

Trong từ điển tiếng Việt, ta bắt gặp nhiều cụm từ như: Dái mít, dái tai, dái khoai,… Có một đặc điểm chung, các từ đó đều chỉ những bộ phận mà có nhô ra hoặc lồi ra ngoài. Như “dái tai” chỉ phần thịt tai chảy xệ xuống; “dái khoai” chỉ củ nhánh sinh ra theo dây khoai; “dái mít” chỉ phần quả mít non nhô ra và chưa thành hình quả(3)… (Xem hình 5)

Vậy những thứ gì nhô ra và có dáng lồi hoặc trĩu xuống thì được gọi là “dái”, vì thế chúng ta đã hiểu vì sao sinh thực khí nam giới lại được gọi là “dái” phải không nào

Tôi từng nghe một câu ca dao “Yêu nhau hai cái nõ nường”, “nõ” tức là sinh thực khí nam giới, còn “nường” là sinh thực khí nữ giới.

Lại thấy thêm từ “nõ điếu” tức là lỗ để cho thuốc lào vào hút ở điếu cày (xem hình 6).

Cách giải thích cho từ “nõ” với từ “dái” là giống nhau, những phần nhô ra ngoài thì gọi là “nõ”.

Còn từ “Buồi” thì sao? Thực ra từ này tôi cũng chưa thực sự có một cách giải thích hợp lý. Tuy nhiên, dựa vào âm đọc và tự dạng của chữ Nôm, tôi đưa ra một giải thuyết:

“Buồi” gần âm với “Bùi” 裴, mà từ “bùi” tôi có phân tích tại bài viết “Thâm nho nhọ đít: Nỡ lòng để con cháu không có quần áo!”: “Bùi” tức là “phi y" (không có quần áo), vì thế mà người xưa dùng nghĩa chơi chữ đó để chỉ sinh thực khí nam giới chăng?

Giả thuyết này xin được các học giả cùng bạn đọc góp ý để người viết được mở mang kiến thức. Xin chân thành cảm ơn!

***

Tựu trung lại, tôi vừa đưa ra một số phân tích để sơ lược nêu ra nguồn gốc của các từ ngữ thông tục chỉ sinh thực khí nam giới để bạn đọc tham khảo. Biển học vô bờ, mọi người còn nhiều kiến thức rộng rãi hơn nữa, bài viết ở mức sơ lược, Blog người hiếu cổ rất mong được sự rộng lượng châm chước.
______________________________________

(1) Phồn thực: có nghĩa là sinh sôi nảy nở. Tín ngưỡng phồn thực hiểu đơn giản là sự sùng bái hoạt động tình dục nam nữ, coi đó là mầm mống của sự duy trì và phát triển nòi giống. Tín ngưỡng phồn thực thể hiện rõ nhất trong việc thờ sinh thực khí (tức bộ phận sinh dục) của nam và nữ và các nghi lễ tượng trưng cho sự giao hợp nam nữ. (2) Tham khảo từ http://lophocvuive.com/diendan/f14/c%E1%BA%B7c-b%E1%BA%A7n-v%C3%A0-d%C3%A1i-m%C3%ADt-4430/

(3) Huỳnh Tịnh Paulus Của, Đại Nam quấc âm tự vị, Sài Gòn, 1895, trang 215


26 nhận xét :

  1. Tôi thấy chúng ta tự hạ thấp vai trò của tiếng Việt. Tại sao khi dùng từ buồi thì lại cho là tục mà dùng từ dương vật lại cho là thanh nhã.
    Hai từ tương đương nhau, một bên thuần Việt, một bên là từ Hán. Tại sao trong các văn bản hoặc bệnh án hoặc giáo khoa không ghi tiếng Việt.
    Chán mớ đời các nhà dạy học. Bảo làm sao dân mình tự cho là yếu kém hơn các dân tộc khác là do cách sử dụng ngôn ngữ mà ra cả thôi.
    Theo tôi để bảo tồn dân Việt, tất cả nên dùng các từ Việt thuần túy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. thầy giáo dạy vănlúc 22:31 22 tháng 9, 2012

      Bạn đang hiểu sai vấn đề rồi! Thứ nhất, không đánh đồng từ Hán Việt với từ Hán. Từ Hán Việt ngay khi khởi thủy đã được ông cha ta dùng để đọc chữ Hán theo âm tiếng Việt, và trải qua quá trình sử dụng lâu dài, từ HV hoàn toàn là sản phẩm của dân tộc Việt (chiếm 70% vốn từ tiếng Việt).
      Thứ hai, phải thấy được quá trình chọn lọc cực kỳ tinh tế và ổn định của tiếng Việt qua hàng nghìn năm. Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các sự vật, hiện tượng có tính nhạy cảm (các bộ phận sinh dục, các hoạt động ái ân,...) trong các trường hợp trang trọng, lễ nghi lại được gọi bằng từ HV, chỉ đôi khi suồng sã trong sinh hoạt mới gọi theo âm thuần Việt. Điều đó được cả cộng đồng quy ước với nhau, là sản phẩm của lịch sử, xã hội.
      Hãy so sánh bác Hồ từng có ý định như bạn khi nói "các dân quân gái", có hay hơn dân quân nữ không? Liệu khi giáo dục giới tính cho con, bạn có dám thay vì nói "bộ phận sinh dục" bạn sẽ gọi theo tên các từ ở bài viết trên? Và còn rất nhiều trường hợp khác cuộc sống của bạn nữa, hãy nghĩ lại mà xem...

      Xóa
    2. Buồi vì gần với dân tộc hơn nên được dùng để chửi, dương vật dùng trong sách vở, dân dã ngày xưa thậm chí không biết đến từ "dương vật". Nếu tôi không lầm, ngay cả sau năm 75, nếu đi nhậu miệt lục tỉnh, dân sẽ nghệt mặt ra nếu ai đó phát ra từ "dương vật".

      Cứ thử đổi vị trí của chúng sẽ thấy kỳ cục tới cỡ nào! Không lẽ chửi thì kêu "Đồ dương vật!" hoặc đọc sách thì "con buồi có những 2 chức năng là bài tiết và duy trì nói giống"!

      Xóa
    3. Kỳ cục hay không là do quen tai thôi. Mọi người đề cao tiếng Việt sẽ thấy nó đúng nghĩa và cũng giống như từ hán việt mà thôi.
      Chính vì các cụ nhà ta đề cao chữa Hán coi đó là chữ thánh hiền mới để lại hậu quả như ngày nay.
      Nếu các văn bản cứ dùng xx thuần việt, các bạn sẽ thấy bình thường.

      Xóa
    4. To thaygiaoday van: "trong các trường hợp trang trọng, lễ nghi lại được gọi bằng từ HV, chỉ đôi khi suồng sã trong sinh hoạt mới gọi theo âm thuần Việt. Điều đó được cả cộng đồng quy ước với nhau, là sản phẩm của lịch sử, xã hội"
      Đây chính là mấu chốt hạ thấp vai trò của tiếng Việt.

      Xóa
    5. To: "thầy giáo dạy văn", tôi ủng hộ THUẦN VIỆT và đồng ý với quan điểm: (1) hay dở, trân trọng, thô tục chỉ là thói quen và quy ước mà thôi. Dùng nhiều sẽ quen; (2) càng hạn chế vay mượn (Hán) và tiến tới càng thuần Việt càng tốt; (3) càng đơn giản, dễ hiểu và ít hiểu sai càng tốt;

      Thầy đem bác Hồ ra không biết có phải mượn danh để khẳng định chân lý không. Tôi nghĩ BH không giỏi về lĩnh vực này bằng rất nhiều nhà văn và ngôn ngữ học trước đây và bây giờ vì họ chuyên tâm và được đào tạo bài bản hơn.

      VD: (1) "Cách Mạng"? hay "Kách Mệnh" của BH đúng? TƯ hay TW của BH đúng? (2) Giải thích về Trà và Chè? Hai từ này nghe hàng ngày nhưng phần nhiều không phân biệt thật rõ; (3) Tiếp theo Thầy: "trưởng nữ" hay "trưởng gái" hay "gái cả" hay "gái lớn"? "con gái" hay "con nữ"?

      Chẳng qua mọi người thích chơi chữ Hán vì ít người biết nên dễ lòe và dễ chơi chữ hơn và nước ta bị ách đô hộ của TQ quá lâu mà thôi.

      Xóa
    6. Nói như bạn thì như vậy mà không phải vậy. Dương vật là vật dương, âm vật là vật âm để qui ước chỉ bộ phận sinh dục nam và nữ. Vì chỉ gián tiếp nên nó không thô không tục. Còn trong tự điển bạn thấy từ nào cũng có cả đấy, nhất là từ điển y học.

      Xóa
  2. Chân Không cư sỹlúc 19:10 22 tháng 9, 2012

    Cây cam cho hoa lưỡng tính, phấn và noãn có trên cùng một bông hoa.
    Cây phi lao có hoa đơn tính, hoa đực và hoa cái mọc riêng biệt trên hai cây khác nhau. Có cây chỉ cho hoa đực màu nâu ở đầu lá, lại có cây chỉ có hoa cái mầu đỏ ở kẽ nách lá. Loại cây này gọi là "đơn tính biệt chu". Cây bơ cũng là loài đơn tính biệt chu.
    Cây mít cũng như cây mướp, là loài cây có hoa "đơn tính đồng chu", nghĩa là cây có hoa đực hoa cái phân biệt mọc trên cùng một cây.
    "Dái mít" là hoa đực, chứ không phải quả mít non, nó phát tán phấn hoa ngõ hầu thụ phấn cho hoa cái, rồi beo đi và rụng chứ không bao giờ thành quả.
    "Dái mít" là một từ cực kỳ chính xác về sinh học, dẫu có phần ngẫu nhiên.

    Trả lờiXóa
  3. Chân Không cư sỹlúc 19:17 22 tháng 9, 2012

    Ở Nam bộ, không chỉ có "cặc bần",
    mà còn có "cặc đước".
    Cặc đước còn phổ biến hơn.

    Trả lờiXóa
  4. Tôi biết cổ nhân vẫn gọi tục ( không có nghĩa là xấu ) rằng : đầu buồi , hòn dái và củ cặc . Như vậy có nghĩa không phải 3 thứ ấy là 1 , mà cái ngỏng lên gọi là đầu buồi , cái rủ xuống là gọi là hòn dái và gộp cả 2 cái ấy thì gọi là củ cặc , không biết trong hệ sinh thái cổ có tồn tại 1 loại củ nào có hình dạng giống vậy mà được gọi là củ cặc không ? Không thể lý giải cọc là cặc được , chẳng qua Hồ xuân Hương nhìn thấy người ta đóng cọc vào quả mít cho mau chín nên mượn hình để thoát tục mà thôi . Tôi biết nhiều người Việt ở nước ngoài nhớ quê hương vẫn thích nói những từ tục , chứ họ không nói dương vật hay âm hộ mỗi khi sờ mó nhau . Nói tục là giữ gìn bản sắc dân tộc , vậy thì nói tục là tốt , cần phát huy .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông đừng xúi dại! Cả nước đang ăn tục nói phét đủ rồi.Bản sắc dân tộc không phải ở chỗ ăn thô nói tục mà ở trình độ xử lý và sử dụng công cụ ngôn ngữ.Nếu không thì nhà trường để làm gì? Từ dương vật, âm hộ, giao hợp..là những uyển ngữ (euphemisme)trang nhã trong môi trường cần trang nhã (và trở thành ngô nghê trong môi trường khác), thế thôi. Từ Hán Việt có gốc Hán, tức gốc ngoại ngữ, nên không có tính suồng sả, gợi dục như tiếng Việt ròng. Đó là trình độ văn minh cao chứ không nô lệ hay mất gốc gì ở đây cả. Các ngôn ngữ phát triển ở châu Âu cũng thế thôi.Trong tiếng Anh, Pháp, Đức.., khi cần trang nhã (trong xã giao, khoa học hay văn bản chính thức, họ dùng từ gốc Latinh, Hy Lạp, VD:penis, phallus, vagina..giống như ta dùng từ Hán Việt. Không ai bảo dân Pháp, Anh, Đức..là không có bản sắc dân tộc và nô lệ cho ..Ý và Hy Lạp cả!Ông tiếp chuyện một bà đầm (cỡ Hillary..) hay đọc thuyết trình khoa học ở bên tây mà văng ra "cock", "fuck"..thử xem sao!!!

      Xóa
  5. Tôi cũng cho rằng: buồi, dái, cặc không đồng nghĩa. Người ta có thể nói con buồi chứ không thể nói con dái. Theo tôi buồi và dái là hai bộ phận của con cặc.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi hoàn toàn đồng ý với bác nặc danh 12.33, 23.9. Hiện tượng thích nói tục và ca tụng việc nói tục trong đời thường và cả trong văn chương gần đây chỉ phản ảnh tâm trạng ẩn ức, nỗi loạn chất chứa quá lâu trong xã hội (miền Bắc nhiều hơn miền Nam là đương nhiên!)mà thôi. Ở xã hội lành mạnh, bình thường, mọi việc tự điều chỉnh ở mức hợp lý, tự nhiên.Văng tục chẳng nói lên tính "anh hùng" quái gì cả (như Nguyễn Hưng Quốc tụng ca từ "cặc"!),mà cho thấy triệu chứng bệnh nặng.Khi người ta biết tự trọng và thật lòng tôn trọng người khác, họ tự biết sử dụng ngôn ngữ như thế nào cho đẹp và cho phù hợp. Xã hội nát bét như bây giờ, không văng tục vào mặt chúng nó mới là lạ!

    Trả lờiXóa
  7. Chân Không cư sỹlúc 18:22 23 tháng 9, 2012

    Ôi! ngôn ngữ vùng miền,
    cãi nhau đến bao giờ cho xong.
    Bằng đến cào cào châu chấu còn đánh nhau vỡ đầu,
    nữa là những từ bấy nay kiêng dè ít viết.
    Xin ngưng "khẩu chiến" cho.

    Trả lờiXóa
  8. Nhà văn quá cố Võ Huy Tâm là một người dung dị, tẩn mẩn và hiền lành. Một lần ở trường viết văn Quảng Bá ông đã đọc cho tôi nghe 168 câu ca dao có từ l...( âm hộ). Tiếc quá, tôi đã không ghi chép lại. Có bạn nào sưu tầm kho tàng này không?

    Trả lờiXóa
  9. Theo tôi ngoài " buồi" ra còn có các cách nói của nhiều người như :
    Buôi - nghĩa là buồi không có dấu huyền,
    Hoặc là bòi - cũng từ chữ buồi ,thiếu u ,Dẫn chuyện Trạng Quỳnh " -Văn chương Phú lục đã xong ròi,thừa giấy làm gì chẳng vẽ voi...Đứa nào cười tớ nó ăn bòi ".
    Có người còn gọi Buồi là Cặc lõ .
    Buồi,bòi có khi xuất xứ ,hoặc trùng âm từ chữ " boy" chỉ con trai,từ tiếng Anh chăng?

    Trả lờiXóa
  10. Buồi và Dái - theo tôi Dái là cái bìu chừa hai hòn dái,hay còn gọi là hột gà.Chẳng hiểu sao Nhà thơ Bảo đinh Giang lại viết là " Thằng Ngoan có hai hột gà,bảo mua không bán ,bảo cho thì buồn ... " [?]
    Ngày xưa hoạn quan trong cung,bị thiến 2 hòn dái cho mất khả năng xxx để họ khỏi tằng tịu với cung nữ,nhưng khi hầu hạ nhìn cung nữ tắm thì thoải mái.[!!!]
    Bạn có dám tự hoạn để vào cung vua thoải mái nhìn hàng trăm Mỹ nữ sexy không?

    Trả lờiXóa
  11. Tục hay không là ở tư tưởng và cách ứng xử,chớ không tục ở lời nói hay ngôn ngữ

    Trả lờiXóa

  12. Có một bài thơ tả cái Buồi , dưới cái tên là Thơ Dương vật 4 câu ,cũng tương truyền la của Hồ xuân Hương,xin cùng các bạn" bình " và "tán" cho thêm vui diễn đàn anh Tễu.
    1,Bố mẹ sinh ra vốn chẳng hèn ,
    2, Đêm đêm không mắt sáng hơn đèn,
    3,Đầu đội mũ da loe chóp đỏ,
    4,Lưng đeo bao đạn rủ thao đen .
    Câu 1,đàn ông rất tự hào cục cưng của mình,thường tự gọi nó là cái "khoản ta" vốn được sinh ra không hèn tý nào,nghĩa là rất " Ta đây!" .
    Câu 2,dù là đêm tối , nhưng cái "khoản ta "ấy rất tinh tường,nó tự tìm đến mục tiêu là cái "khoản ta" của chị em mà không cần đến "đèn trời" soi xét !
    Câu 3,câu tả thực cái đầu Buồi -cái mũ bằng da,hình loe loe chóp đỏ hồng hồng.
    Câu 4,bao đạn-tức cái bừu có hai hòn dái,còn rủ thao đen-nghĩa là sợi tơ đen,nói xa xôi thôi,nhưng thực ra là chùm lông buồi đó.
    Tục hay thanh là do cách nghĩ của mỗi người , tục và thanh đi với nhau như âm và dương,ai biết sử dụng đúng lúc Tục và Thanh-người đó mới thực sự là kẻ biết chơi - mới là tài hoa và phong nhã -Nghề chơi cũng lắm công phu mà !Ý tại ngôn ngoại,xin dừng ở đây ,không dám lạm bàn !
    - " Thiên tử - con trời,cũng không bằng con đầu buồi làm ra ! "
    Một câu nói đầy phản kháng của dân gian,nhưng suy cho cùng,con do chính mình đẻ ra,thông qua cái Bòi,nhưng được quý và cưng hơn nhiều cả những ông con trời được cho là tôn quý !TR.Đ

    Trả lờiXóa
  13. huỳnh tấn lợilúc 15:20 24 tháng 9, 2012

    Tôi có một chuyện vui liên quan đến con cặc,xin kể cho các bạn nghe chơi:
    - Có một ông vua rất mê điêu khắc.Ông ra lệnh cho tất cả thợ điệu khắc tất cả thợ điêu khắc giỏi nhất nước tập họp về kinh làm việc cho ông.Những tác phẩm làm ra rất đẹp,ai đi ngang qua cũng tấm tắt khen.Nhà vua lấy làm đắc chí.Ngày nọ có một anh chàng tánh khí lỗ mảng đến xem rồi phán:"đúc không bằng con cặc tao mà khen đẹp cái gì"Rủi cho anh chàng nọ,lính của nhà vua đi ngang nghe được bắt anh dẫn về nộp cho vua.Nhà vua ra lệnh chém đầu.Anh chàng cố van nài cho mình được giải thích trước khi chết.
    -Ta cho ngươi giải thích nếu đúng sẽ tha chết cho ngươi.Nhà vua nói
    -Thưa bệ hạ.Xin Bệ hạ nghỉ xem,con cặc thần đúc ra tượng biết nói,biết cười,;lớn lên còn đúc ra tượng khác,còn tượng của bệ hạ có được vậy không.
    Nhà vua nghe nói chí lí liền ra lệnh tha bổng.

    Trả lờiXóa
  14. Còn nhiều từ nữa cần thêm vào cho phong phú:
    Buồi, dái, cặc, cu, chim, pháo, cần tăng dân số, nõ, chầy, dương vật

    Trả lờiXóa
  15. Thế nguồn gốc chữ lồn là như thế nào các bác?
    Thôi đã vui, tiện đây thì bàn luôn đi nhẩy?

    Trả lờiXóa
  16. Vui thay, vui thay!

    Trả lờiXóa
  17. Trần Thị Thảolúc 07:08 26 tháng 8, 2017

    Tuyệt vời .

    Trả lờiXóa