Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

BỐN NĂM TÙ CHO NHÀ BÁO HOÀNG KHƯƠNG - ĐÓ LÀ CÔNG LÝ?

4 năm tù cho nhà báo Hoàng Khương

 – đó có phải là công lý ?

Tân Châu

8 tháng tạm giam tại Chí Hòa; về mặt thể xác, Hoàng Khương gầy thấy rõ, đó cũng là lời giải thích trên status, những đồng nghiệp của anh treo câu: 8 tháng mà như vậy, làm sao sống cho hết 4 năm trong tù hởi Hoàng Khương!

Nhưng đó cũng chỉ là thể xác, cái ẩn sâu trong con người anh – một nổi đau lớn hơn: Mẹ già hấp hối, con dại không cha.

Nhưng lời nói sau cùng của anh trước tòa vẫn là: “Nếu được viết, tôi sẽ tiếp tục phanh phui tiêu cực…”

Đã bị tạm giam 8 tháng và hôm nay đứng trước vành móng ngựa, đối diện với bản án tù lâu hơn, mà vẫn ước vọng cháy bỏng chống tiêu cực, liệu có phải hàng hiếm trong cái thời mà như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng nói: Sâu đàn!

Qui trình tác nghiệp của anh, bây giờ tòa nói là sai, nhưng khi thực hiện, anh và ban biên tập báo Tuổi Trẻ chắc hẳn không nghỉ thế. Và những gì diễn ra tại tòa, cũng như  việc “dành” trách nhiệm về sai phạm của vụ này về cho báo, mà ông Xuân Trung – Tổng thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ đã nói, thì ít ai tin bản án của tòa có tính răng đe, giáo dục cho Hoàng khương cũng như những nhà báo đang còn cầm bút. Và nếu vậy thì 4 năm tù, Hoàng Khương khó mà “nuốt” được gì từ  môi trường giáo dục, rèn luyện nhà tù. Có chăng là nỗi đau vầy vò thân xác anh vì “mất” 4 năm không phụng sự xã hội với tư cách một nhà báo chống tiêu cực.

Theo dõi hai ngày xử án, không thấy từ nào xin được khoan hồng của anh. Ngay cả khi anh nói tòa xem xét công anh vì những đóng góp cho những tờ báo lớn như Pháp luật Việt Nam, Phụ Nữ TP, Tuổi Trẻ… thì cũng là hàm ý: Bao nhiêu cán bộ, chiến sỷ CA “tử” vì anh là giảm bớt cho xã hội bấy nhiêu sâu mọt mà thôi.

Uy lực là “nhà báo lớn” cộng với “tờ báo lớn”, khiến người ta liên tưởng “kịch bản”Hoàng Khương dạ thưa tại tòa, sẽ khớp với sự khoan hồng kiểu “nhìn mặt mà xử” đã không xãy ra. Trái lại anh chỉ nhìn nhận một lỗi duy nhất là tác nghiệp quá đà. Một lỗi mà khi nghe lời xin lỗi của anh tại tòa thì chắc báo Tuổi Trẻ, bạn đọc tờ báo này chắc hẳn sẽ dễ dàng chấp nhận.

Phiên sơ thẩm khép lại, mở ra cho tòa phúc thẩm “bọc lót” cho hệ thống tòa tròn trịa hơn. Đó là điều mà phiên tòa sơ thẩm chưa làm được;

Vì sao khi tờ Tuổi Trẻ cho rằng Hoàng Khương tác nghiệp theo qui trình của tờ báo và chính tờ Tuổi Trẻ “xin” mấy lần mà tòa bác thẳng thừng – dù họ chỉ “xin” dự tòa – góp phần cùng tòa tìm ra sự thật? phải chăng xử một nhà báo dễ hơn là xử cả tờ báo?

Những ngày dự tòa, cánh báo chí xì xào: không biết ăn nói với vợ con thế nào khi ngày dự tòa, tối về vợ hỏi: Hoàng Khương tội gì? Ăn hối lộ? không. Hù dọa trục lợi? Không. Vậy tội đưa hối lộ của anh mà tòa qui để làm gì – nếu không là động cơ duy nhất dễ chấp nhất: Tìm chứng cứ, tư liệu viết bài cho báo!

Báo chí khá đông trong hai ngày tòa xử, cũng như tường thuật khá chi tiết phiên tòa. Chứng tỏ vụ án đã gây sự chú ý cao của dư luận. Nói như luật sư Phan Trung Hoài: 8 tháng kể từ ngày Hoàng Khương bị tạm giam, nay dư luận vẫn còn hoài nghi về việc bắt giam Hoàng khương. Cánh nhà báo dự tòa còn tìm câu hỏi cho chính mình, bởi ai cũng thấy mình trong vụ Hoàng Khương: Giới hạn nào cho nhà báo khi tác nghiệp. Nói đâu xa, đương kim Tổng thư ký tòa soạn báo Pháp Luật TP.HCM – nhà báo Đức Hiển – cũng đã từng nhập vai “lơ xe” để tìm chứng cứ vi phạm của CSGT. Nếu chứng cứ “tại hồ sơ” thì trên đầu Đức Hiển hiện nay chẳng khác nào cái thong lọng?

Cầm tiền đưa cho người khác, rồi “chụp” làm tư liệu là rõ sai. Tòa đã áp dụng điều 289 Bộ luật Hình sự với Hoàng Khương tội danh “đưa hối lộ”. Nhưng cũng chính trong điều luật này có nêu: Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Với Hoàng Khương, áp dụng miễn truy tố anh là hợp lý khi mà chính anh và cả tờ báo “khai báo trước khi bị phát giác” bằng hai bài báo trên tờ Tuổi Trẻ. Nhưng nghịch nỗi, để chứng minh sự “khai báo” đó, Hoàng Khương cần “chứng cứ” là đại diện tờ Tuổi Trẻ “mang cả qui trình” tác nghiệp của tòa soạn tới tòa thì đã bị tòa từ chối, như đã nói ở trên.

Khi qui tội Hoàng Khương với điều 289, tòa đã bỏ qua những nội dung cơ bản, đó là không chứng minh được hành động đưa hối lộ của Hoàng Khương gây thiệt hại ra sao. Nhưng người dân thì thấy ngược lại: Chính vì “đưa hối lộ” mà Hoàng Khương cho người dân thấy những con sâu trong ngành ra sao, cách thức mà họ kiếm tiền, cũng như trong màu áo ngành, họ đã thực thi và bảo vệ pháp luật như thế nào!

4 năm tù cho nhà báo Hoàng Khương – đó có phải là công lý ? Câu hỏi này nên dành cho tòa phúc thẩm. Bởi người dân mà tôi gặp trực tiếp tại tòa thì họ chỉ biết chảy nước mắt cho một nhà báo điều tra chóng tiêu cực, khi nhìn nhà báo này trong cái còng số 8 và lên xe về nhà tù – nơi đúng ra phải dành cho đàn sâu – như lời Chủ tịch nước từng nói.

Tác giả gửi cho Quê choa
Nguồn: Quê Choa.

4 nhận xét :

  1. Thật là ngây thơ nhà báo ơi , làm gì còn công lý trong xã hội VN ngày nay . Công lý , công bằng , bác ái chỉ là mơ ước của Hồ chí Minh ngày xưa thôi . Công lý bây giờ đang nằm trong tay kẻ nắm quyền lực . Đau đớn vô cùng cho quê hương đất nước tôi .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CÔNG LÝ LÀ DIỄN VIÊN HÀI - Ở VIỆT NAM.

      Xóa
  2. Phải nói rõ là :
    " Công Lý" là thằng hề ở XH Việt Nam.
    ( thành thực xin lỗi diễn viên Công Lý)

    Trả lờiXóa