Giấy mời dự thuyết trình và triển lãm
Trân trọng kính mời Ông/Bà tới dự buổi thuyết trình - triển lãm Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn chi đồ do Tạp chí TIA SÁNG và Không gian Sáng tạo Trung Nguyên tổ chức, với phần trình bày của Ths. Phạm Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Thời gian: 9 giờ, Thứ Hai ngày 10 tháng 9 năm 2012Địa điểm: Cà phê Sách Trung Nguyên - 52 Hai Bà Trưng, Hà NộiRất hân hạnh được đón tiếp!
TÓM TẮT NỘI DUNG
Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn chi đồ được coi là một tuyệt phẩm hội họa về vị hoàng đế lỗi lạc của Đại Việt khi ông đi từ động Vũ Lâm (Ninh Bình) ra Thăng Long. Nguyên bản tác phẩm hiện được lưu tại Bảo tàng Liêu Ninh – Trung Quốc mà mới đây, một bản chép lại của tác phẩm đã được bán đấu giá 1,8 triệu USD.
Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn chi đồ không chỉ là một họa phẩm hoàn mỹ mà nó còn chứa đựng trong đó vô vàn những thông điệp của quá khứ. Buổi thuyết trình sẽ là một nỗ lực nhằm phần nào giải đáp những câu hỏi như Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn chi đồ có mối quan hệ thế nào với lịch sử Việt Nam, với thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, bức tranh đã vẽ những ai, vẽ như thế nào, trang phục của người Việt thời Trần ra sao, và vì sao bao danh nhân đại bút Trung Hoa đã thêm bút nối lời cho tác phẩm.
Báo chí đưa tin về buổi thuyết trình:Tại đây chúng ta cũng có thể chiêm ngưỡng dung nhan của Phật hoàng Trần Nhân Tông qua bản chụp phần lòng tranh được phóng khổ lớn.
04:36-10/09/2012
Thuyết trình về “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ”
Thuyết trình về “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ”
Nhị Giang |
Ths. Phạm Văn Tuấn tại buổi thuyết trình
Sáng 10/9, Ths. Phạm Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã có buổi thuyết trình tại Cà phê Sách Trung Nguyên, Hà Nội, về “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ”, bức thư họa mô tả cảnh Hoàng đế Trần Nhân Tông đi từ động Vũ Lâm (Ninh Bình) ra Thăng Long, được cho là do họa sĩ Trần Giám Như người Trung Quốc vẽ năm 1363.
Là báu vật trong kho tàng của Hạng Nguyên Biện - một giám thưởng gia nổi tiếng vào đời Minh sang đời Thanh, nó được giữ trong Cố Cung như một quốc bảo. Có thể thấy điều này qua rất nhiều ấn chương của Càn Long, Gia Khánh hay Tuyên Thống. Năm 1922, Phổ Nghi - Hoàng đế cuối cùng nhà Thanh - tuy đã thoái vị nhưng vẫn ở trong Tử cấm thành, bí mật “tuồn” ra ngoài hơn 1.300 bảo vật, trong đó có cả bức thư họa này. Lưu lạc trong chiến cuộc, đến năm 1949, số báu vật nói trên mới được đưa vào Bảo tàng Đông Bắc (nay là Bảo tàng Liêu Ninh) lưu giữ, công chúng không mấy dịp được chiêm ngưỡng nữa. Bức Trúc Lâm đại sĩ cũng vì thế mà biệt tích. Năm 2004, Bảo tàng Liêu Ninh triển lãm và công bố các báu vật bị thất tán thời Phổ Nghi, nhưng cũng phải đến bản sao được bán đấu giá 1,8 triệu USD vào tháng 4-2012, công chúng mới được thấy rõ diện mạo bức tranh.
Bức tranh được cho là hoàn thành vào năm 1363 bởi họa sư Trần Giám Như, sau đó được các danh sĩ đời Minh viết thêm lời bình dẫn, tôn vinh. Thư pháp đặc sắc của họ hợp cùng họa phẩm tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật thư – họa, có tổng chiều dài lên đến 9.61m trong đó 3.1m là phần lòng tranh. Tranh có hơn 80 nhân vật trong đó nhân vật chính trong bức họa là Phật hoàng Trần Nhân Tông ngồi trên cáng từ động Vũ Lâm xuất du xuống núi. Các tùy tùng, trừ những quan văn võ trong triều thì còn lại đều đi chân đất. Có một số tăng nhân Ấn Độ đi cùng, với đặc trưng về dị tộc rất đặc thù. Có hạc dẫn đường ở phía trước đoàn của vua, Voi trắng chở kinh đi ở sau cùng. Phía trước voi có người cưỡi trâu là đạo sĩ Lâm Thời Vũ. Phía đoàn đón rước có vua Trần Anh Tông cùng các tuỳ tùng cung nghinh Phật hoàng khi người xuống núi.
Phần tranh vẽ Phật hoàng Trần Nhân Tông ngồi võng xuống núi.
Bên cạnh những thông tin mà một số nhà nghiên cứu đã đưa ra về bức tranh, người thuyết trình cung cấp thêm một số chi tiết về Trần Giám Như – tác giả bức tranh quý hiếm này. Trần Giám Như là họa sư đời Nguyên, một thượng thủ về tranh vẽ truyền thần, học trò của Triệu Mạnh Phủ, và cũng đã nhiều lần vẽ chân dung cho Triệu Mạnh Phủ. Người đề tên tranh là Trần Đăng, một người giỏi chữ triện hàng đầu vào thời đó…
Buổi thuyết trình đã nhận được nhiều câu hỏi cũng như những thông tin bổ xung và gợi ý về những hướng nghiên cứu mới đối với bức tranh từ phía cử tọa là những nhà nghiên cứu Hán Nôm, các thư pháp gia, hoạ sỹ, và báo chí.
Ảnh chụp phần lòng tranh với kích thước gần bằng kích thước thật cũng được trưng bày tại buổi thuyết trình do tạp chí Tia Sáng tổ chức này.
Nguồn: Tia Sáng.
Chi tiết bức họa người TQ vẽ vua Trần Nhân Tông giá 1,8 triệu USD
Cập nhật lúc :6:01 PM, 10/09/2012
(ĐVO) Thạc sĩ Phạm Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã có buổi thuyết trình về “bức thư họa mô tả cảnh Hoàng đế Trần Nhân Tông đi từ động Vũ Lâm (Ninh Bình) ra Thăng Long có tên "Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ”- được nhiều nhà nghiên cứu cho là do họa sĩ Trần Giám Như người Trung Quốc vẽ năm 1363.
Ths. Phạm Văn Tuấn |
Là báu vật trong kho tàng của Hạng Nguyên Biện - nhà sưu tầm nổi tiếng vào đời Minh sang đời Thanh rồi được giữ trong Cố Cung như một quốc bảo. Có thể thấy điều này qua rất nhiều ấn chương của Càn Long, Gia Khánh hay Tuyên Thống.
Năm 1922, Phổ Nghi - Hoàng đế cuối cùng nhà Thanh - tuy đã thoái vị nhưng vẫn ở trong Tử cấm thành, bí mật “tuồn” ra ngoài hơn 1.300 bảo vật, trong đó có cả bức thư họa này. Lưu lạc trong chiến cuộc, đến năm 1949, số báu vật nói trên mới được đưa vào Bảo tàng Đông Bắc (nay là Bảo tàng Liêu Ninh) lưu giữ, công chúng không mấy dịp được chiêm ngưỡng nữa. Bức Trúc Lâm đại sĩ cũng vì thế mà biệt tích.
Năm 1922, Phổ Nghi - Hoàng đế cuối cùng nhà Thanh - tuy đã thoái vị nhưng vẫn ở trong Tử cấm thành, bí mật “tuồn” ra ngoài hơn 1.300 bảo vật, trong đó có cả bức thư họa này. Lưu lạc trong chiến cuộc, đến năm 1949, số báu vật nói trên mới được đưa vào Bảo tàng Đông Bắc (nay là Bảo tàng Liêu Ninh) lưu giữ, công chúng không mấy dịp được chiêm ngưỡng nữa. Bức Trúc Lâm đại sĩ cũng vì thế mà biệt tích.
Hình ảnh đạo sĩ Lâm Thời Vũ trong tranh. |
Năm 2004, Bảo tàng Liêu Ninh triển lãm và công bố các báu vật bị thất tán thời Phổ Nghi, nhưng cũng phải đến bản chép lại được bán đấu giá 1,8 triệu USD vào tháng 4/2012, công chúng mới được thấy rõ diện mạo bức tranh. Hiện không có thông tin về tác giả và thời điểm chép lại bức tranh
Bức tranh gốc hiện lưu tại Bảo tàng tỉnh Liêu Ninh có kích thước 28X961(cm) với phần lòng tranh có kích thước 28X316(cm). Bức ảnh chụp phần lòng tranh này có kích thước 22X240(cm). Bức tranh gốc hiện lưu tại Bảo tàng tỉnh Liêu Ninh có kích thước 28X961(cm) với phần lòng tranh có kích thước 28X316(cm). 2 ảnh trên chỉ là 1 phần của bức tranh. |
Thư pháp đặc sắc của họ hợp cùng họa phẩm tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật thư – họa, có tổng chiều dài lên đến 9.61m trong đó 3.1m là phần lòng tranh. Tranh có hơn 80 nhân vật trong đó nhân vật chính trong bức họa là Phật hoàng Trần Nhân Tông ngồi trên cáng từ động Vũ Lâm xuất du xuống núi. Các tùy tùng, trừ những quan văn võ trong triều thì còn lại đều đi chân đất. Có một số tăng nhân Ấn Độ đi cùng, với đặc trưng về dị tộc rất đặc thù. Có hạc dẫn đường ở phía trước đoàn của vua, Voi trắng chở kinh đi ở sau cùng. Phía trước voi có người cưỡi trâu là đạo sĩ Lâm Thời Vũ. Phía đoàn đón rước có vua Trần Anh Tông cùng các tuỳ tùng cung nghinh Phật hoàng khi người xuống núi.
Bên cạnh những thông tin mà một số nhà nghiên cứu đã đưa ra về bức tranh, người thuyết trình cung cấp thêm một số chi tiết về Trần Giám Như – tác giả bức tranh quý hiếm này. Trần Giám Như là họa sư đời Nguyên, một thượng thủ về tranh vẽ truyền thần, học trò của Triệu Mạnh Phủ, và cũng đã nhiều lần vẽ chân dung cho Triệu Mạnh Phủ. Người đề tên tranh là Trần Đăng,
Bức tranh gốc hiện lưu tại Bảo tàng tỉnh Liêu Ninh có kích thước 28X961(cm) với phần lòng tranh có kích thước 28X316(cm). Bức ảnh chụp phần lòng tranh này có kích thước 22X240(cm).
Nguồn: Đất Việt
.
Bức tranh gốc hiện lưu tại Bảo tàng tỉnh Liêu Ninh có kích thước 28X961(cm) với phần lòng tranh có kích thước 28X316(cm). Bức ảnh chụp phần lòng tranh này có kích thước 22X240(cm).
Nguồn: Đất Việt
.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét