Trung Quốc lại mời thầu 26 lô dầu khí, đa số tại Biển Đông
Trụ sở tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNOOC tại Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 25/07/2012. REUTERS/Jason Lee/Files
Theo hãng tin Reuters vào hôm nay, 28/08/2012, Tập đoàn dầu khí hàng đầu Trung Quốc CNOOC, đang tìm đối tác ngoại quốc để thăm dò dầu khí tại 26 lô ngoài khơi, trong đó có 22 nằm trong vùng Biển Đông. Tuy nhiên, trái với lần gọi thầu vào tháng Sáu, một chuyên gia phân tích cho biết là không có lô nào nằm trong khu vực tranh chấp với các nước Đông Nam Á.
Theo thông tin trên trang web của CNOOC, một trong các lô mời thầu nằm ở phía bắc Vịnh Bột Hải, ba lô khác nằm trong vùng biển Hoa Đông, 18 lô ở khu vực phía Đông của Biển Đông) và 4 lô còn lại ở phía tây Biển Đông. Tổng diện tích các lô lên đến khoảng 73.754 km vuông, với ba lô ở phía đông Biển Đông nằm ở độ sâu từ 700 đến 3.000 mét. Cũng theo nguồn tin trên, các công ty nước ngoài quan tâm đến thông báo gọi thầu này có thể tham khảo các dữ liệu liên quan từ nay cho đến ngày 30/11.
Theo ông Hoàng Tân Hoa, chuyên gia địa chất thuộc công ty tư vấn năng lượng IHS, đây là đợt gọi thầu lớn nhất về số lượng của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc từ thập niên 1990 đến nay, cho thấy là CNOOC thực sự muốn tăng cường công việc khai thác nguồn dầu khí ngoài khơi với sự giúp đỡ của các công ty quốc tế.
Theo giới quan sát, hai tháng sau khi gây căng thẳng do mời các tập đoàn quốc tế vào đấu thầu 9 lô trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhưng bị Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ, Trung Quốc lần này không đụng chạm đến các vùng biển đang có tranh chấp. Theo chuyên gia của IHS, có vẻ như là không có lô nào trong số 22 lô ở Biển Đông vừa được CNOOC chào mời nằm trong vùng tranh chấp.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc liên tiếp cho biết là thông báo mời thầu các lô nằm trong thềm lục địa của Việt Nam đã thu hút sự chú ý của nhiều công ty ngoại quốc, trong đó có các hãng dầu Mỹ. Thế nhưng, theo nhận xét của giới phân tích, các đại tập đoàn quốc tế sẽ tránh can dự vào các vùng đang tranh chấp do các rủi ro tiềm tàng.
Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, một khu vực được cho là dồi dào tiềm năng dầu khí, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng Đông Nam Á từ Việt Nam, Philippines cho đến Malaysia, Brunei, không kể đến Đài Loan.
Nguồn: RFI Việt ngữ
Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba ngày 28.8 đã có cuộc họp báo để lên tiếng bày tỏ "hết sức lấy làm tiếc" về vụ quốc kỳ Nhật Bản cắm trên xe đại sứ nước này bị xé nát ở Trung Quốc.
Trả lờiXóaSự việc khiến quan hệ ngoại giao thêm phần căng thẳng. Ông Gemba nhấn mạnh, quốc kỳ thể hiện phẩm giá của một quốc gia và đó là nguyên tắc của luật quốc tế mà người ta phải tôn trọng.
Ông cho biết sẽ cử một phái viên tới trao thư cho Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, đồng thời cho biết thêm Tokyo kịch liệt phản đối và yêu cầu áp dụng các biện pháp phòng ngừa cũng như tiến hành điều tra vụ việc.
http://www.thoisu24h.vn/trang-chu/the-gioi/2168-nht--trung-cng-thng-vi-v-xe-c-nht-ti-bc-kinh.html
Báo Liberation của Pháp ngày 15.8 cho biết, hơn 40.000 chai nước hoa giả mạo đủ các thương hiệu lớn như Chanel, Hugo Boss… chứa trong một container hàng đến từ Trung Quốc đã bị Hải quan cảng Marseille của Pháp tịch thu hôm 5.7.
Trả lờiXóahttp://www.thoisu24h.vn/tieu-dung/121-sn-phm-mi/1863-trung-quc-lam-gi-c-nhng-th-nh-nht-.html
........hàng nhái ẩn chứa một mối nguy hiểm thật sự, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
http://www.baocalitoday.com/index.php?option=com_content&view=article&id=7813%3Atrung-quc-co-nguy-c-thanh-k-thu-chung-ca-th-gii&catid=16%3Aim-nong-thi-s&Itemid=60
Trả lờiXóaVào thời nhà Thanh (đời Hàm Phong hoặc Ðồng Trị), có một chiếc tàu hàng Pháp chở đồng đi qua vùng biển Tây Sa thì gặp cướp biển, bị cướp sạch.
Theo quy tắc vận tải hàng hóa trên biển, họ phải đến gặp chính quyền sở tại để trình báo, đề nghị giúp bắt bọn cướp, đồng thời xin chính quyền nơi đó xác nhận làm bằng cứ để khi về báo cáo với chủ hàng và đòi hãng bảo hiểm bồi thường.
Viên thuyền trưởng người Pháp đưa tàu chạy đến cảng gần nhất là Du Lâm ở đảo Hải Nam, trình báo với tri phủ (có lẽ là tri huyện) địa phương.
Viên quan địa phương đó nói với thuyền trưởng Pháp: “Nơi chúng ta đứng đây có tên làThiên Nhai Hải Giác (chân trời góc biển). Ðất của Thiên triều đến đây là hết rồi. Chuyện ông bị cướp ngoài biển biết là ở chỗ nào? Ông bị cướp, chúng tôi không chịu trách nhiệm, không quản được và cũng không muốn quản”.
Thế rồi tống cổ tay thuyền trưởng bị cướp ra khỏi nha môn. Nhưng sự kiện đó cần phải có cái kết, nếu không về Pháp biết ăn nói ra sao? Viên thuyền trưởng đành phải cho tàu chạy vào cảng Hải Phòng.
Quan chức địa phương ở đó rất tốt, xác nhận cho ông ta
lại còn cho tàu ra chạy lòng vòng, coi như đã truy bắt cướp.
Ðó là chứng cứ gì? Ðó chính là chứng cứ về kiểm soát và quản lý thực tế. Chứng cứ này nói lên: chính phủ Trung Quốc ngay từ thời triều Thanh đã không thừa nhận Tây Sa là lãnh thổ của mình, cũng không đảm trách công tác trị an ở đó.
Còn chính quyền Việt Nam khi đó không những đã cho rằng Tây Sa là lãnh thổ của họ, mà còn thực thi công tác giữ gìn trật tự ở đó.
Ðiều đó chả phải đã chứng minh Tây Sa từ xưa đến nay đều thuộc về Việt Nam hay sao? Nếu bạn là đại biểu đàm phán của Trung Quốc, được huấn luyện đầy đủ về luật biển và luật quốc tế, trước những chứng cứ như thế thì phải làm thế nào? Thật là muốn có cỗ máy thời gian để quay trở lại thời đó bóp chết viên tri phủ kia!...
Các cộng đồng Philippines, Việt và Lào cùng nhau tẩy chay hàng hóa “Made in China” ở Hoa Kỳ
Trả lờiXóaThứ hai 27/8 tin tức về những lãnh tụ các cộng đồng người Mỹ gốc Đông Nam Á như Phi Luật Tân, Việt và Lào tổ chức cuộc gặp gỡ để bày tỏ thái độ chống đối Bắc Kinh trước Nhà Bảo Tàng Martin L.King ở Hoa Thịnh Đốn đã được nhiều Web site đăng tải.
http://www.baocalitoday.com/index.php?option=com_content&view=article&id=7955:cac-cng-ng-philippines-vit-va-lao-cung-nhau-ty-chay-hang-hoa-made-in-china--hoa-k&catid=1:cng-ng&Itemid=49
Trung Quốc sắp đánh Việt Nam, kịch bản 1979 tái hiện?
Trả lờiXóaNăm 1979, trước khi đánh Việt Nam, Trung Quốc đã phong toả dần dần tại biên giới, cắt đứt các hoạt động và giao dịch khác gữa hai nước. Đăng Tiểu Bình lúc đó cũng đi khắp các nước xung quanh lẫn Mỹ để thăm dò và làm công tác "tư tưởng" với các nước trước khi tấn công Việt Nam.
Hiện nay, với tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng leo thang, kịch bản này lại tái hiện khi Trung Quốc gần đây liên lục tập trận, bố trí tên lửa và tăng cường lực lượng xung quanh vùng biên giới Việt Nam. Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc mới đây đi công du khắp các nước Đông Nam Á, mà không đến VN và Phillipin. Trong khi đó, Việt Nam đang mâu thẫu và tranh đấu nội bộ ngày càng quyết liệt, tàu ngầm Kilo thì 1 chiếc sẽ về nước cuối năm nay. Vì vậy chắc chắn Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam trước cuối năm nay, theo kịch bản năm 1979, vì đây là thời cơ tốt nhất do nhiều nguyên nhân sau:
- Nội bộ VN đang xáo trộn và kinh tế đang suy sụp mạnh sẽ nên không chú ý hoặc thiếu tập trung và kém khả năng để bảo vệ đất nước.
- Tàu ngầm Việt nam chưa về kịp, nếu có về kịp thì cũng chưa sử dụng quen và sẽ không là mối đe dọa cho tàu chiến hay tàu ngầm Trung Quốc
- Việt nam đang trong gai đoạn đóng nhiều tàu chiến để tăng cường hải quân, nên đánh Việt Nam trước khi các tàu chiến này hoàn thành sẽ tạo nên lợi thế cho Trung Quốc vì số lượng tàu chiến của Việt Nam hiện quá ít ỏi. Số tên lửa Việt nam sở hữu vẫn còn ít, vẫn đang trong quá trình hợp tác với Nga để chế tạo.
- 18 máy bay Su30KN Việt Nam mới ký hợp đồng mua của Nga sẽ không thể về nước trước cuối năm nay được vì đang trong quá trình nâng cấp, vì vậy sẽ hạn chế được mối đe dọa với Trung Quốc vì VN hiện chỉ có 23 chiếc máy bay chiến đấu hiện đại Su 30MKV, còn lại là Mig21, Su22 đều đã lỗi thời, trong khi TQ có vô số máy bay hiện đại.
- Một số lãnh đạo diều hâu của Trung Quốc muốn được dân chúng ủng hộ trong cuộc đua giành quyền lực trong kỳ đại hôi Đảng sắp đến gần, nên đánh VN sẽ để "bảo về chủ quyền biển đảo" sẽ là con bài chính trị hay nhất.
- Bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc mới công du các nước Đông Nam Á, mà không đến VN và Philipin, để tạo quan hệ "hữu hảo" và xoa dịu các nước này nên họ sẽ ở thế bị động nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam, và cả Philipin.
- Trung Quốc đang cắt dần các hoạt động giao thương với VN, ví dụ như tại cửa khấu Móng Cái những ngày gần đây, nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giao dịch kinh tế nếu chiến tranh xảy ra.
- Nhân cơ hội này trung Quốc sẽ chiếm hết các đảo ở Trường Sa, là nguồn dự trữ dầu dồi dào, có thể giải tỏa cơn khát năng lượng của Trung Quốc, bên cạnh việc làm chủ một vùng tài nguyên thủy hải sản dồi dào trong vùng biển Đông Nam Á rộng lớn.
- Và nhiều lý do khác.
Nếu lãnh đạo và người dân Việt Nam còn mù mờ chưa nhận ra được ý đồ thâm hiểm của Trung Quốc, như trong bài báo, thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi bị tấn công bất ngờ như năm 1979, lúc đó không ai có thể ngờ là Trung Quốc dám tấn công Việt Nam và VN khi đó không có một sự chuẩn bị nào hết, dẫn đến thiệt hại nặng nề vùng biên giới phía Bắc. Tình hình đang khẩn cấp lắm rồi.
DAQ
Trả lờiXóahttp://www.youtube.com/watch?v=qWHIvtVHICo
Trung Quốc: Bắt 1 phụ nữ ném "dị vật" vào Đại sứ quán Nhật Bản
Xem ảnh Công an Trung quốc tươi cười với người này!
và Bà nay vẻ mặt như không có chuyện gì xảy ra !
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Trung-Quoc-Bat-1-phu-nu-nem-di-vat-vao-Dai-su-quan-Nhat-Ban/217352.gd?i=1
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Trung-Quoc-Bat-1-phu-nu-nem-di-vat-vao-Dai-su-quan-Nhat-Ban/217352.gd?i=2
Wall Street Journal dẫn nguồn tin nội bộ giấu tên cho biết trong CNOOC cũng có những ý kiến quan ngại cho rằng việc mời thầu ở biển Đông lúc đó chỉ là động thái chính trị quá hung hăng nhằm :
Trả lờiXóa“tiếp lửa” cho tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông mà thôi.
Thật ra đây là động thái đánh tiếng, xí phần, giữ chỗ trước để tạo nên “chuyện đã rồi”,
chứ Trung Quốc chưa đủ lực và điều kiện an ninh để khai thác.
http://tuoitre.vn/The-gioi/509330/Trung-Quoc-am-muu-doc-chiem-dau-mo-tren-bien-Dong.html