"Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo"
Thứ hai 16/07/2012 16:23
(GDVN) - “Luật Biển Việt Nam khẳng định mọi cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Nhà nước phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền biển, đảo”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định.
Chiều nay, 16/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố 7 luật và 2 Nghị quyết của QH gồm: Luật Giá; Giám định Tư pháp; Phổ biến, giáo dục pháp luật; Xử lý vi phạm hành chính; Quảng cáo; Tài nguyên nước và Luật Biển Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân, Nghị quyết về thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Tập luyện sẵn sàng chiến đấu ở vùng 4 Hải quân |
Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương và 55 điều và có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Mục đích của việc xây dựng Luật Biển Việt Nam là để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nước ta, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Luật Biển Việt Nam khẳng định: “Theo Luật Biển Việt Nam, mọi cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Nhà nước phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền biển, đảo; khuyến khích việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển; khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển”.Phạm vi điều chỉnh của Luật Biển Việt Nam gồm các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và các quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong các vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo. Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo, Luật Biển Việt Nam cũng nêu rõ việc quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định pháp luật của Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam tham gia.
Đáng chú ý, trong chương II , Luật Biển Việt Nam quy định về Vùng biển Việt Nam gồm 14 điều quy định về chế độ pháp lý của các vùng biển của Việt Nam, bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, đảo, quần đảo và chế độ pháp lý của đảo. Cụ thể, nội thủy của nước ta là vùng nước nằm giữa bờ biển và đường cơ sở. Lãnh hải của Việt Nam rộng 12 hải lý kể từ đường cơ sở. Nội thủy và lãnh hải Việt Nam hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. Vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của nội thủy và lãnh hải cũng thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vùng đặc quyền kinh tế của nước ra rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Thềm lục địa của nước ta là phần đáy biển, lòng đất dưới đất biển rộng tối thiểu 200 hải lý kể từ đường cơ sở và có thể mở rộng đến 350 hải lý theo các điều kiện và thủ tục Công ước Luật Biển năm 1982 quy định.
Việc truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát Việt Na, chấm dứt khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác.
Luật Biển Việt Nam quy định Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế biển: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biển dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển; vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; du lịch biển và kinh tế đảo; khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học – công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển; xây dựng và phát triển nguồn lực biển.
Điều 41 về Quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài quy định: Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định pháp luật Việt Nam nếu tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.
Quyền truy đuổi tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dưng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành. Việc truy đuổi có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam nếu được tiến hành liên tục, không ngắt quãng.
Quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Việc truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát Việt Na, chấm dứt khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác.
Luật Biển Việt Nam quy định Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế biển: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biển dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển; vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; du lịch biển và kinh tế đảo; khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học – công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển; xây dựng và phát triển nguồn lực biển.
Ngoài ra, Luật Biển Việt Nam cũng quy định rõ các lực lượng có thẩm quyền tuần tra, kiểm soát trên biển gồm: các lực lượng thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành khác. Các lực lượng này hoạt động theo nhiệm vụ được quy định cụ thể trong luật pháp Việt Nam và được trang bị cờ, sắc phục, phù hiệu có dấu hiệu đặc trưng. “Cùng với việc khẳng định chủ trương giải quyết các tranh chấp trên biển, đảo bằng các biện pháp hòa bình, Nhà nước ta đã chuyển một thông điệp quan trọng tới toàn thế giới Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982, quyết tâm phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới” – ông Sơn nhấn mạnh.
Các điều cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam
Tại Điều 37 của Luật Biển Việt Nam – Quy định cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam quy định: Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, tổ chức, cá nhân không được tiến hành các hoạt động sau đây:
1. Đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam;2. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép;3. Khai thác trái phép dòng chảy, năng lượng gió và tài nguyên phi sinh vật khác;4. Xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các thiết bị, công trình nhân tạo;5. Khoan, đào trái phép;6. Tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép;7. Gây ô nhiễm môi trường biển;8. Cướp biển; cướp có vũ trang;9. Các hoạt động bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
Luật Biển Việt Nam được bắt đầu xây dựng từ năm 1998 trên cơ sở các quy định của Công ước Luật Biển 1982, có tham khảo các thông lệ quốc tế, trong đó có thực tiễn của các nước và các yêu cầu phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng của Việt Nam. Tháng 12/2011, kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII đã thảo luận và cho ý kiến đối với các nội dung quan trọng của dự thảo Luật. Sau đó, các cơ quan chức năng của Quốc hội và Chính phủ đã phối hợp hoàn thiện dự thảo Luật. Ngày 21-6-2012, Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam với 495/496 số phiếu tán thành, đạt 99,8%.
Minh An
Nguồn: Giáo dục VN.
Thế mà khi người dân xuống đường ủng hộ Luật biển, phản đối TQ thì ông NGuyễn Thế Thảo lại chụp mũ cho họ là "do các thế lực thù địch xúi giục".
Trả lờiXóaGiờ 30 tầu cá của TQ đã tiến vào Trường Sa của VN, nếu ông Thảo "xúi giục" thì dân sẽ xuống đường phản đối Tầu ngay tức khắc.
Yêu cầu lãnh đạo đưa ngay Hải Lục Không quân ra Hoàng Sa và Trường Sa đánh chìm tất cả tàu thuyền của Trung Quốc trong lãnh thổ của chúng ta.
Trả lờiXóaHay lắm: "Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo", vậy ông Chủ tịch Nước hãy cách chức ông Nguyễn Thế Thảo ngay vì ông này đang cấm cản, chụp mũ nhân dân yêu nước đang thể hiện trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo phản đối Trung quốc xâm phạm biển đảo Việt Nam.
Trả lờiXóaThế là có hy vọng tái chiếm Hoàng sa rồi.
Trả lờiXóaMong sao nó lành mạnh và mát mẻ đúng như tên gọi chứ đừng như luật rừng mà bấy lâu vẫn xuất hiện
Trả lờiXóaBiểu tình phàn đối Trung quốc xâm lược chính là "phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền biển, đảo" đấy thưa các đồng chí lãnh đạo ạ.
Trả lờiXóa"Điều 41 về Quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài quy định: Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định pháp luật Việt Nam nếu tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.
Trả lờiXóaQuyền truy đuổi tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dưng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành. Việc truy đuổi có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam nếu được tiến hành liên tục, không ngắt quãng.
Quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Việc truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát Việt Na, chấm dứt khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác." Hết trích.
Sau khi đọc điều này thì tôi thấy nên bổ xung thêm là Hải quân VN và lực lượng cảnh sát biển cần có thêm quyền bắt giữ, tịch thu những tầu vào hải phận Việt Nam trái phép nhiều lần nữa. Nếu chỉ truy đuổi mà thôi thì chẳng khác gì trò mèo vờn chuột, mình đến nó lại chạy đi, mình đi nó lại mò vào và như vậy hiệu lực của Luật Biển sẽ bị giảm sút rất nhiều.
Làm gì khi "hạm đội 30 ngư thuyền" và một tầu Hải giám của TQ lại ngang nhiên vào vùng biển VN đánh bắt hải sản - trong khi Ngư dân VN liên tục bị TQ bắt khi đánh cá trên vùng biển của mình?
Trả lờiXóatại sao ko truy bắt 30 tầu cá của giặc tầu đi, mà lại bắt người biểu tình
Trả lờiXóanhờ tễu phát động cả nước quyên góp tiền mua tàu chiến về để bảo vệ chủ quyền biển đảo
Trả lờiXóaXung đột bắt đầu!
Trả lờiXóaHãy hành động bằng ba mũi giáp công như ngày trước chứ đừng để anh Lương Thanh Nghị đánh giặc mồm một mình tội nghiệp lắm
Trả lờiXóaThứ hai ngày 16/07 là ngày có "hoạt động lập pháp quan trọng" (chữ của Tuổi Trẻ): Văn phòng Chủ tịch nước công bố 13 Luật, bao gồm cả luật mới và luật sửa đổi.
Trả lờiXóaLuật Biển được công bố vào buổi chiều. Tôi dò trên Google thì đến thời điểm này, quá nửa đêm thứ hai rạng sáng thứ ba, nhiều báo vẫn chưa kịp đưa tin về Luật Biển nhưng cũng có những báo đã có bài dài nhấn mạnh về luật này như trường hợp báo Giáo Dục VN mà bác Diện giới thiệu ở đây. Hoan hô báo GDVN!
Rát tiếc là chưa thấy báo nào tường thuật chi tiết các câu hỏi của báo giới và câu trả lời của các vị hữu trách liên quan đến Luật Biển. Chẳng nhẽ buổi họp báo chỉ có thông báo một chiều và không có phần giải đáp các câu hỏi của phóng viên? Nếu tôi có mặt và được phép hỏi, tôi sẽ hỏi nhà chức trách nghĩ sao về các cuộc biểu tình phản đối TQ xâm lược biển đảo VN, và đặc biệt, về phát biểu mới đây của ông CT UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo về các cuộc biểu tình đó.
Công bố luật rồi tiếp theo là gì ? Ai đang vi phạm luật sao không ra tay thi hành luật đi .Luật chì dành cho kẻ yếu.
Trả lờiXóaNặc danh: Vậy chánh phủ phải thả hết những người đang bị giam vì "HOÀNG SA-TRƯỜNG SA LÀ CỦA VN", nhân dân mới tin được.
Trả lờiXóaNếu chưa thả, đi biểu tình ủng hộ cũng sẽ bị bắt nữa. Khoan vội tin, vội mừng quí vị ơi.
CƯỚP ĐÃ VÀO TỚI TẬN NHÀ, NGANG NHIÊN MỞ TỦ LẠNH LẤY BIA VÀ THỨC ĂN RA NHẬU, MÀ CHỦ NHÀ CÓ ĐEM GIẤY TỜ NHÀ RA DOẠ THÌ LÀM ĐƯỢC GÌ CHÚNG, TRỪ PHI CẦM CÂY RA ĐÁNH ĐUỔI TỨC KHẮC MỚI MAY RA KHÔNG MẤT CỦA. NẾU CỨ ĐỨNG ĐÓ LẢI NHẢI CÓ KHI CHÚNG TRÓI GÔ LẠI VÀ LẤY LUÔN CẢ NHÀ THÌ ĐỪNG CÓ MÀ KHÓC.
Trả lờiXóađi biểu tình ủng hộ luạt biển, phản đối trung quốc gây hấn thì ông Thảo nói là bị bọn xấu xúi giục. sao ong thảo ko tổ chức vận động nhân dân mít tinh chư ko biểu tình để phản đối trung quốc đi. ngày trước sinh viên mienf nam biểu tinh phản đối mỹ, ngụy. ủng hộ dan chủ bị chính quyền ngụy giải tán thì nói là đàn áp. bây giờ phản đối trung quốc bị giải tán thì gọi là gì????
Trả lờiXóa90 triệu dân Việt Nam đồng long góp tiền của, sức lực. trung bình mỗi người chỉ góp 10.000 VND thôi cũng đủ để mua tên lửa diệt cả chục cái tầu sân bay của giặc tàu chứ nói gì 1 cái
Trả lờiXóaThế nhưng vẫn còn đó tấm bia bê-tông được đúc hơn ba mươi năm về trước ghi lại chiến công của sư đoàn 337 cùng quân dân huyện Văn Quan chặn đứng quân xâm lược những ngày tháng 3.1979. Những người thợ thi công biết ở đây từng có bộ đội hy sinh nên đã đặt trên tấm bia một bát hương.
Trả lờiXóaNhững dấu tích của thời gian và con người đã xóa mờ một vài chỗ trên tấm bia.
Thế nhưng người ta vẫn có thể đọc được dòng chữ “... Sư đoàn 337 đã đánh bại và chặn đứng quân... xâm lược”.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20110305/lang-son-nhung-ngay-thang-hai.aspx
Nguyên Phong
Không lẽ Anh Thế Thảo lại đang đi ngược lại với LUẬT BIỂN vừa công bố nhẩy???
Trả lờiXóaGiọng lưỡi ông thảo này giống giọng lưỡi "người hán" lắm. cần điều tra xem ông ta có phải người việt gốc hoa không?
Trả lờiXóaCó luật biển rồi, nhưng Hải Quân Việt Nam được mấy cái tàu rách, đuổi không được tàu đánh cá, thì làm ăn cái nỗi gì!
Trả lờiXóaNga nổ súng vào tàu cá Trung Quốc
Trả lờiXóaNgày 17/7, Tờ Moscow Times đăng tin tàu tuần duyên của Nga đã nổ súng vào một tàu cá mang cờ Trung Quốc trong lúc đi tuần ở vùng biển phía Đông nước này.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/07/120717_chinaship.shtml
Ông Thảo ủng hộ TQ một cách công khai và ngang nhiên. Ông thách thức cả dân tộc VN và vi phạm luật biển của VN. Ông Thảo không có lòng yêu nước mà chỉ yêu chiếc ghế của mình. Ông nói vô căn cứ và xúc phạm lòng yêu nước của đân tộc này.
Trả lờiXóaLịch sử dân tộc sẽ mãi mãi ghi nhớ câu nói này của ông.
Ngàn năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng sẽ còn trơ trơ.
Ông thảo chủ tịch Hà Nội là người duy nhất bỏ phiếu chống Việt Nam ra luật biển (495/496)
Trả lờiXóaMọi người hãy đọc bài thơ: Gửi ông Nguyễn Thế Thảo của nhà thơ Thái Bá Tân thì hiểu ông Thảo là ai và bản chất con người ổng thế nào.
Trả lờiXóa