Lại một cuộc cưỡng chế tàn bạo!
Nguyễn Trọng Vĩnh
Đã là nông dân là cần có ruộng đất. Xưa hay nay đều vậy. Ruộng đất là tất cả cuộc sống của họ.
Dưới thời thực dân Pháp thống trị, ngay khi vận động cách mạng bí mật để giải phóng đất nước, Đảng đã nêu khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đáp ứng khát vọng của nông dân, nên nông dân hăng hái theo Đảng, làm nên Cách mạng Tháng Tám giành độc lập tự do và để dân có ruộng cày (tất nhiên có cả nhiều tầng lớp tham gia nhưng nông dân vẫn là động lực chủ yếu).
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ, nông dân đã đưa con em mình tham gia bộ đội. Hàng chục vạn con em họ đã ngã xuống và để lại một phần thân thể của họ tại các chiến trường là vì Tổ quốc, vì ruộng đất, vì giữ chính quyền. Sao các ông bà chính quyền hôm nay lại phản bội lại nông dân?
Trong quá tình ép dân lấy ruộng giao cho công ty tư nhân Vinatex, chính quyền tỉnh Nam Định, huyện Vụ Bản đã dùng nhiều thủ đoạn xấu xa:
- Định giá rẻ mạt 27.000đ/m2; dân không chịu mới nhích dần từng bước từng bước, đuổi việc, đuổi học con em họ để ép họ nhận tiền giao đất.
- Đối với những đảng viên gọi là cứng đầu thì chỉ thị cho chi bộ khai trừ. Tuyệt đại đa số đảng viên không đồng ý thi hành kỷ luật, huyện vẫn khai trừ trái nguyên tắc, điều lệ đảng.
- Lừa dân (đối thoại với dân, Chủ tịch Tuấn nói nhà đầu tư hỗ trợ thêm 10.000 đ/m2, cộng cả mới và cũ là 42.000đ/m2. Ai nhất trí thì đi nhận tiền để nhà đầu tư thi công; nếu không đồng thuận thì chuẩn bị trả tiền cho nhà đầu tư, nhà đầu tư trả lại ruộng cho bà con). Thế rồi chỉ là “đưa trâu qua rào”.
- Định giá rẻ mạt 27.000đ/m2; dân không chịu mới nhích dần từng bước từng bước, đuổi việc, đuổi học con em họ để ép họ nhận tiền giao đất.
- Đối với những đảng viên gọi là cứng đầu thì chỉ thị cho chi bộ khai trừ. Tuyệt đại đa số đảng viên không đồng ý thi hành kỷ luật, huyện vẫn khai trừ trái nguyên tắc, điều lệ đảng.
- Lừa dân (đối thoại với dân, Chủ tịch Tuấn nói nhà đầu tư hỗ trợ thêm 10.000 đ/m2, cộng cả mới và cũ là 42.000đ/m2. Ai nhất trí thì đi nhận tiền để nhà đầu tư thi công; nếu không đồng thuận thì chuẩn bị trả tiền cho nhà đầu tư, nhà đầu tư trả lại ruộng cho bà con). Thế rồi chỉ là “đưa trâu qua rào”.
Đùng một cái, sáng 9/5/2012, chính quyền huy động công cụ bạo lực, khoảng 300 người có dùi cui, súng, chó béc - giê xông vào đánh dân tới tấp. Có chị phụ nữ bị đá vào ngực, có chị bị kéo lê trên đường. Có bà cụ 80 tuổi người thôn Cao Phương, xã Liên Bảo bị bóp cổ, bẻ quặt tay ra sau. Bà cụ Đạt 70 tuổi bị vụt và đấm đá sưng húp mặt mày, ngất tạ chỗ và bị quăng ra đường 10 phơi nắng, và nhiều người khác bị đánh túi bụi. Tiếng kêu la thảm thiết vang cả cánh đồng. Những người bị bắt không biết ra sao, không biết có ai bị đánh chết tại trụ sở công an như đã từng xảy ra ở một số nơi không?
Sao mà chính quyền bất nhân, vô đạo đức đến thế?
Sao công an tàn ác dã man thế, đánh dân như kẻ thù?
10h40 sáng 9/5/2012, trận chiến mà ông Chủ tịch tỉnh dàn dựng, và Phó Giám đốc Công an tỉnh (con trai một cựu chủ tịch tỉnh) chỉ huy với lực lượng mạnh đã chiến thắng nông dân tay không một cách vẻ vang (hay đê hèn), tách được nông dân ra khỏi đồng ruộng mà họ cố níu giữ hiến cho tập đoàn Vinatex.
Dân cày mất ruộng như cá không nước. Không có nghề, họ sống bằng gì? Giả sử có được đào tạo nghề thì với tuổi 40, 50, 60 thì xí nghiệp nào, công xưởng nào tiếp nhận?
Nắm số tiền đề bù rẻ mạt mấy chục triệu đồng, gia đình nông dân 5-6 người sống được bao nhiêu ngày? Trước mắt họ là con đường khốn khổ, vô định.
Trước đây đã có hàng ngàn hộ nông dân bị tước đoạt ruộng đất. Chỉ 3 tháng gần đây liên tiếp 3 cuộc cưỡng chế tàn khốc (Tiên Lãng - Hải Phòng, Văn Giang - Hưng Yên và Vụ Bản - Nam Định), bắt bớ đánh đạp tàn ác dã man, tước đoạt nguồn sống của họ. Chưa bao giờ nông dân oan ức khổ nhục như bây giờ!
Thực trạng trên đây làm cho mệnh đề mà văn kiện vẫn nêu “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” không còn ý nghĩa nữa! Nhà nước của dân, nay người ta nói chính quyền là của tầng lớp giàu có, của nhóm lợi ích và cá nhân tham nhũng. Nhà nước vì dân nay người ta nói là chính quyền áp bức dân. Các bậc lão thành cách mạng, các đảng viên cộng sản chân chính, mọi người dân lương thiện rất đau lòng!
Thương thay! Nông dân đổ máu xương ở chiến trường, góp công sức cho đất nước, cho chính quyền này, nuôi dưỡng chính này mà bọ đánh đập tàn nhẫn, tước đoạt dã man, nhà cửa tan nát!
Hãy dừng lại những chủ trương và hành động tội ác!
Nguyễn Trọng Vĩnh
Hoàn toàn nhất trí những ý kiến của Bác Vĩnh, chúc Bác sức khỏe, sống lâu để cùng vai, sát cánh với những người dân vô tội đấu tranh với những "tập đoàn tham nhũng, biến chất, vô đạo đức, vô liêm sỉ..." mượn danh cách mạng nhưng đã biến chất để lập lại sự công bằng, tự do, dân chủ, bác ái cho dân tộc Việt nam
Trả lờiXóahaon hô tướng vĩnh chúng tôi ủng hộ ông
XóaBác Vĩnh luôn lên tiếng đúng lúc. Nhân dân rất mong các bác lão thành cách mạng hãy lên tiếng vì cuộc sống của đồng bào ta. Chúc bác Vĩnh luôn mạnh khoẻ trường thọ để bà con được nhờ...
XóaKính cụ, cụ hãy bênh vực chúng con. Chúng con không còn biết trông chờ vào ai. Trông chờ vào Đảng và nhà nước thì thế này rồi, hu hu.
Trả lờiXóaĐọc bài của cụ cháu ứa nước mắt. Ai đã góp công của, xương máu để xây nên chính thể này?. Con em nông dân là người hy sinh xương máu nhiều nhất trong 2 cuộc kháng chiến. Ấy vậy mà giờ đây họ coi dân như cỏ rác, lừa gạt, đàn áp không thương tiếc. Dân theo đảng vì có khẩu hiệu:" người cày có ruông",giờ vì lợi ích của nhóm người mà họ coi dân như vậy thì sớm muộn dân sẽ quay lại với chính quyền thôi.Đừng tưởng châu chấu đá xe!
Trả lờiXóaĐến bậc cây đa, cây đề như cụ Vĩnh mà còn phải nuốt nước mắt vào trong thì chúng con biết làm sao đây. Chúc Cụ mạnh khoẻ, minh mẫn để dùng ngòi bút " đâm mấy kẻ gian, bút chẳng tà"
Trả lờiXóaThực tế tại Việt Nam thì " chưa bao giờ người cày có ruộng ". Chưa ai được "an cư" trên đất nước này, khi mà Chính quyền không thừa nhận quyền sở hữu đất đai của người dân bằng cách sử dụng khái niệm "sở hữu toàn dân về đất và tài nguyên khoáng sản" - Toàn thể nhân dân thì không thể là chủ sở hữu bất kỳ thứ gì được, toàn thể nhân dân cũng không thể ủy quyền cho bất kỳ ai, tổ chức nào đại diện sở hữu được, và nếu có, chỉ là hình thức để "hợp pháp hóa các hành động bất lương" mà thôi.
Trả lờiXóaThưa cùng TuBach,
XóaỞ miền Nam Việt Nam trước năm 1975 có chính sách "Người cày có ruộng", xin TuBach tìm hiểu để biết chính quyền Nam Việt Nam đã hỗ trợ nông dân như thế nào.
Trích từ tài liệu của giáo sư Vũ Quốc Thúc.
XóaKhoảng thời gian 1969-1971, tình hình an ninh miền đồng bằng Cửu Long tương đối tốt, cho phép nhiều người nghĩ tới triển vọng kinh tế lâu dài. Đây là khoảng thời gian cao độ của nền đệ nhị Cộng hoà: chương trình “Người Cày Có Ruộng” ra mắt ngày 26 tháng Ba, 1970 đã thành công với dự đoán: gần một triệu mẫu ruộng được phân chia cho nông dân. Đúng là cho vì nông dân đâu có trả tiền.
Chính phủ bán công khố phiếu lấy tiền mua lại ruộng đất của điền chú rồi chia cho nông dân. Điền chủ nào có quá 15 mẫu phải bán đất còn lại. Bầu không khí nông thôn náo nhiệt. Mặc dù chiến tranh vẫn còn, nhưng quyền sở hữu ruộng đất có tác động hết sức mạnh mẽ. Đang từ tá điền, bốn triệu nông dân trở thành gia chủ. Nhưng làm tá điền là ăn chắc, còn địa chủ lại phái lo. Việc sở hữu nó có hai mặt: được hưởng trọn vẹn kết quả mình làm ra. nhưng ngược lại, cũng phải gánh vác rủi ro của mùa màng, thời tiết. Người “tân điền chủ” vất vả, lam lũ:
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm...
Người nông dân chăm chỉ làm ăn như vậy nên kết quả trông thấy. Khi chương trình Người cày có ruộng kết thúc vào tháng Ba, 1973, bộ mặt nông thôn đã trở nên sinh động.
Có ông giáo sư Mỹ nói với chúng tôi: “Người nông dân Việt Nam toàn là con cháu Adam Smith”. Nhà kinh tế người Anh nổi tiếng Adam Smith (thế kỷ 18), được coi như cha đẻ của kinh tế thị trường. Ông đặt động lực cạnh tranh của nền mậu dịch tự do dựa trên quyền tư hữu, là yếu tố căn bản nhất của phát triển kinh tế.
Thêm vào đó tà liến bộ kỹ thuật: loại lúa giống IR-3 phát xuất ở Phillippines được đem vào đồng bằng Cửu Long. Ở một số nước hậu tiến khác mà chúng tôi có dịp quan sát tại chỗ khi còn làm việc cho Quỹ tiền tệ Quốc tế, thật là rất khó nhọc cho nông dân chấp nhận những kỹ thuật mới. Họ không muốn thay đổi cung cách làm việc, bám chặt lấy những phương pháp sản xuất mà họ quen thuộc. Đằng này, dù đã trồng lúa cổ truyền cả vài ba ngàn năm, đến lúc thấy có giống mới, nhân dân miền Nam vội vàng hưởng ứng. Và hưởng ứng rất nhiệt liệt, đặt ngay tên lúa là “thần nông”. Cứ cho đủ phân bón, lượng nước cho đúng mức là nó lên đầy đồng. Cây lúa không cao như lúa cổ truyền, nhưng bụ bẫm, dẻo dai. Khi có bão tố nó nằm rạp xuống, chờ khi bão qua, lại đứng thẳng lên. Tới mùa gặt mà người ta về Cần Thơ, An Giang xem thì thật là sướng mắt: “Cánh đồng mênh mông, cánh đồng bát ngát, ôi cánh đồng dào dạt lúa thơm nồng”.
Đến năm 1971 thì lúa thần nông đã phủ được trên 2,6 triệu mẫu ruộng, bằng 42% diện tích canh tác rồi. Hai động lực này đẩy mạnh sản xuất thóc lên trên bảy triệu tấn, cao hơn năm 1966 là 63%. Nhập cảng gạo lập lức xuống chỉ còn 160.000 tấn. Với đà này thì chẳng mấy lúc nữa là đã đủ gạo ăn và có khi còn dư để xuất cảng.
Nhiều quan sát viên quốc tế đã cho chương trình “Người cày có ruộng” là một trong những chương trình cải cách điền địa thành công nhất ở các nước hậu tiến . Nó là điểm vàng son của nền Đệ nhị Cộng hòa. Bao nhiêu hy vọng! Biết đâu chẳng mấy lúc nữa, ánh bình minh lại chẳng chiếu rọi khắp thôn quê?
Kính cụ, sức khỏe cụ bây giờ không còn được tốt lắm chỉ mong cụ dùng ngòi bút làm bớt đi tiêu cực trong xã hội đang rối ren này. Kính cụ luôn khỏe và minh mẫn sáng suốt.
Trả lờiXóaGia đình dòng họ sẽ hãnh diện vì có người cha, người ông như Bác Vĩnh. Con cháu VN cũng hãnh diện về Bác. Chúc Bác Vĩnh sức khỏe dồi dào, con cháu gia đình hạnh phúc hòa thuận.
Trả lờiXóaMạo muội xin hỏi TS NXD và Cụ Vĩnh:
Trả lờiXóaTân Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trực thuộc BCT có tin tưởng hơn cựu Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trực thuộc Chính phủ không?
Và vì sao Cựu Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng lại không được nêu tên gì ngay cả là Phó ban... trong các ý kiến bàn luận về cơ chế mới? Có vấn đề gì lớn rồi chăng?!? Có nên mừng không?
Có địa chỉ mới cho đơn thư tố cáo tham nhũng rồi nè. Được khen thưởng và bảo vệ đấy bà con ơi!
Trả lờiXóahttp://www.oscac.gov.vn/Qu%E1%BA%A3nl%C3%BD/Qu%E1%BA%A3nl%C3%BDModule/Chiti%E1%BA%BFttin/tabid/131/language/vi-VN/CatID/2/ContentID/1927/Default.aspx
Trụ sở Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Địa chỉ: Số 6, Bà Huyện Thanh Quan - Ba Đình - Hà Nội
Điện thoại: 080.44585
Fax : 080.45981
Email: Banbientap@oscac.gov.vn
Đồng ý với ý kiến của Cụ Vĩnh! Chúc cụ Mạnh Khỏe - Trường Thọ!
Trả lờiXóaChắc chắn là sẽ có con đường mang tên cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, con đường đó trong trái tim của bà con nông dân.
Trả lờiXóaBiết là có địa chỉ đó nhưng liệu cái clip như thế này có đủ cho việc tố cáo tham nhũng chưa nhỉ:
Trả lờiXóahttp://www.youtube.com/watch?v=auBkAbEWuM8&feature=player_embedded
Vẫn còn vài điều thắc mắc:
1- Thực trạng trong Clip đã là hiện tượng tham nhũng lớn cần chống chưa?
Tôi nhẩm tính khoảng 15', chặn khoảng 15 xe, mỗi xe bình quân (tính rẽ nhất) là 100,000 đồng.
=> Thu nhập : 1,500,000 đồng/15 phút.
Nắng nóng thế này, đứng đường cũng tội nghiệp, chắc chỉ chịu được khoảng 5 giờ/mỗi ngày thôi... => siêu thu nhập : 30 triệu/ngày. !!!!!
Cực khổ làm một mình, không biết có phải chia chác cho ai không vậy ta?!?!?
2- Gửi cho Ban biên tập rồi thì họ có xúc tiến điều tra không nhỉ?
3- Liệu hình ảnh trong Clip có đủ để điều tra ra nhân vật tham nhũng này không?
4- Xử lý thế nào nhỉ? Chắc chắn là phải xử lý nặng... thậm chí có thể bị..."kiểm điểm nghiêm túc", "rút kinh nghiêm sâu sắc" hoặc "khiển trách" (vì tội sơ hở bị quay phim...)!!!
năm người bị bắt chúng đã thả ba người, tất cả đều bị đánh dã man về nhà nằm liệt tại chỗ mà không dám đi viện,vì trước khi thả chúng tuyên bố ,nếu về nói bị đánh hoặc đi viện là chúng lại băt ngay,nếu để chúng bắt lần này thi chỉ có ra nghĩa địa nên mọi người đau mà không dám đi viện chay chữa ,thật nhuc nhã và cay đắng cho số phận người nông dân quá,thật là một lũ ác ôn dã man....
Trả lờiXóaĐể cho những bậc cao niên sau cả một quảng đường hi sinh cống hiến đáng lẽ phải được thanh thản, nghỉ ngơi như lão tướng vẫn còn phải trăn trở khôn nguôi với thời cuộc là có một phàn lỗi của lớp trẻ chúng con, bầu nhiệt huyết của chúng con đã nguội đi nhiều giữa cuộc sống vật chất cơm áo gạo tiền, trái tim chúng con đã phần nào vô cảm với nỗi đau đồng loại...Nhưng chúng con cũng được sinh ra và trưởng thành trên quê hương VN có truyền thống kiên cường bất khuất...Xin lão tướng cũng như các bậc tiền bối tin rằng, truyền thống ấy không bao giờ mai một, lớp trẻ VN sẽ không bao giờ để tiền nhân thất vọng, sẽ không bao giờ để cha anh phải hổ thẹn với non sông...Nhân dân VN chưa bao giờ khuất phục trước bạo quyền...
Trả lờiXóaLão Tướng Quân ơi, Ngài thật xứng đáng là bậc tiền bối đáng kính nhất của hàng hàng lớp lớp nhân dân VN,xin cuối đầu đọi ơn sâu và kính chúc ngài TRƯỜNG THỌ.
Trả lờiXóacụ mãi mãi là một vị dũng Tướng trong lòng nhân dân Việt Nam.
Trả lờiXóaChúc Cụ Vĩnh khỏe để giúp dân tộc.
Trả lờiXóaCon cháu hậu sinh hãnh diện vì có người cha, người ông như Bác Vĩnh. Chúc Bác Vĩnh Mạnh Khỏe - Trường Thọ!
Trả lờiXóaAi đã góp công của, xương máu để xây nên chính thể này? Bác Hồ ơi Họ đang tổ chức long trọng kỷ niệm 122 ngày sinh của Bácm học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà sao lắm người dân phải đau đớn, oan khổ như vậy?
Trước tôi chỉ biết và kính trọng Tướng Giáp. Bây giờ tôi biết và kính trọng Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Anh hùng như các cụ xông pha, thân thể lúc còn lúc mất nhưng danh tiếng để lại cho nhiều đời sau. Chúng con sẽ nhớ tới công của cụ Vĩnh. Chúc cụ mạnh khỏe!
Trả lờiXóaCòn các vị kia, chúng tôi cũng sẽ nhớ đến các vị và nhớ đến hậu quả của các vị để đúc làm bài học làm người cho con cháu đời sau. Rất mong các vị sống lâu để nhìn rõ con cháu của mình trả giá thay cho các vị như thế nào.
không còn gì để nói nữa rồi : Nguyễn TRọng Vĩnh , Lê Hiền Đức ,Lê hiếu ĐẰng, những người này vừa là cha, là mẹ, là ông bà ta đó đấy là chỗ dựa vững chắc của những người bị áp bức, những nông dân khốn khổ. Mong mọi người hãy tin tưởng hiện tại đất nước đang rất nhiều giặc nội xâm, chúng đang hoành hành . Ngược lại cũng còn rât nhiều người tốt , biết thương yêu nhân loại . chúng ta đi theo chủ nghĩa xã hội là để mọi người được công bằng. một chủ nghĩa nhân đạo, biết tôn trọng lẽ phải . phải chăng việc lừa dối dân, rồi đàn áp đánh đập nhân dân qua những bằng chứng trên, có phải đã lệch chuẩn không. Mong các nhà cầm quyền xem và nhìn lại. đã từ lâu mất lòng tin của dân rồi đó./.
Trả lờiXóa