Kính gửi TS Nguyễn Xuân Diện
Thưa Tiến sĩ, tôi vừa đọc Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 (143) 2012 (số chuyên đề về biển Đông) nhưng phải đọc đi đọc lại nhiều lần vì sợ mắt của tôi có vấn đề. Và bây giờ tôi đề nghị Tiến sĩ Diện đăng thư này để đánh động dư luận về trình độ nghiên cứu Biển Đông của một số học giả Việt Nam.
Được biết vào ngày 1/6/2012 một số học giả Việt Nam lên đường sang Nhật Bản để đối thoại với các học giả Trung Quốc (lần thứ 2) về tranh chấp Biển Đông theo sáng kiến của GS Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản nhưng nếu các học giả Việt Nam trình độ như thế này tôi e rằng “người bạn láng giềng Trung Quốc” sẽ không còn gì mừng hơn?
Được biết vào ngày 1/6/2012 một số học giả Việt Nam lên đường sang Nhật Bản để đối thoại với các học giả Trung Quốc (lần thứ 2) về tranh chấp Biển Đông theo sáng kiến của GS Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản nhưng nếu các học giả Việt Nam trình độ như thế này tôi e rằng “người bạn láng giềng Trung Quốc” sẽ không còn gì mừng hơn?
Trân trọng cám ơn TS Nguyễn Xuân Diện
Đinh Kim Phúc
Báo động dư luận về trình độ nghiên cứu Biển Đông của một số học giả Việt Nam*
Đinh Kim Phúc
- Bài “Đội Hoàng Sa: Cách thức thực thi chủ quyền độc đáo của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa biển Đông trong các thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX” của GS.TS NGUYỄN QUANG NGỌC, tại trang 5 có đoạn viết:
“Chúa Nguyễn Hoàng vào nam dựng nghiệp giữa lúc nhu cầu chiếm lĩnh các quần đảo giữa Biển Đông đặt ra gay gắt và bức thiết. Được thừa hưởng những cơ sở và kinh nghiệm của người Chăm và vương quốc Chămpa trước đây, Nguyễn Hoàng đã sớm chăm lo xây dựng các đội thuyền, mở cửa buôn bán với nước ngoài để phát huy sức mạnh trong nước và chuẩn bị những bước đi đầu tiên cho việc chiếm lĩnh các quần đảo giữa Biển Đông…” [hết trích]
Nhận xét:
Với đoạn viết trên, với trình độ tốt nghệp đại học của tôi nên tôi không dám bình luận, chỉ mong các GS,PGS,TS Sử học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam (thời kỳ Trung đại) phân tích dùm, xin đa tạ.
- Trong bài “Nhà nước Việt Nam đã từ lâu và liên tục thực hiện chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa” của PGS.TS Nguyễn Bá Diến, tại trang 24 có đoạn viết:
“Sau khi Đức Quốc xã đầu hàng Đồng Minh, tháng 7 năm 1945, các nước Mỹ, Anh và Liên Xô tổ chức hội nghị Potsdam (tại Đức) để thảo luận về tương lai chính trị của các nước Đông Âu và Trung Âu sau Thế chiến thứ II với BẢN TUYÊN BỐ POTSDAM NGÀY 26-7-1945. Bản tuyên bố này này ấn định thể thức giải giáp quân đội Nhật Bản tại Thái Bình Dương”
- Cũng bài này, tại trang 22, tác giả đã viết:
“Ngày 21/12/1933, thống đốc Nam Kỳ M.j.Krautheimer ký Nghị định sát nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm Song Tử, Loại Ta và Thị Thị Tứ vào địa phận tỉnh Bà Rịa (32).
Tác giả chú thích (32): Nay thuộc tỉnh Đồng Nai
Nhận xét:
- Thứ nhất, PGS.TS Nguyễn Bá Diến không có trình độ về lịch sử thế giới.
Hội nghị Potsdam được tổ chức ở Cecilienhof, cung điện của thái tử Wilhelm Hohenzollern, tại Potsdam, Đức từ 16 tháng 7 đến 2 tháng 8 năm 1945. Các quốc gia tham dự hội nghị là Liên bang Xô Viết, Anh và Mỹ. Đại diện của ba quốc gia gồm có tổng bí thư đảng cộng sản Xô Viết Joseph Stalin, thủ tướng Anh Winston Churchill người sau đó được thay bởi Clement Attlee, vàtổng thống Mỹ Harry S Truman. Stalin, Churchill và Truman - cũng như Atlee, người thay thế Churchill làm thủ tướng Anh sau khi đảng Lao Động giành chiến thắng trước đảng Bảo Thủ trong cuộc bầu cử năm 1945 - đã nhóm họp để thống nhất về cách tái tổ chức nước Đức thời hậu chiến, quốc gia đã đồng ý đầu hàng vô điều kiện chín tuần trước đó. Mục đích của hội nghị bao gồm cả việc thành lập trật tự thế giới mới thời hậu chiến, những vấn đề về hiệp ước hòa bình và cách thức đối đầu với hậu quả của chiến tranh.
Tạm trích: http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i_ngh%E1%BB%8B_Potsdam
Ngoài hiệp định Potsdam, vào ngày 26 tháng 7 Churchil, Truman và Tưởng Giới Thạch đưa ra tuyên bố Potsdam trong đó vạch ra những điều khoản đầu hàng cho Nhật Bản trong Thế chiến II.
Tuyên bố Potsdam hay Tuyên bố các điều kiện định rõ cho sự đầu hàng của Nhật Bản (không nên nhầm với Hiệp định Potsdam) là thông báo được Harry S. Truman, Winston Churchill và Tưởng Giới Thạch đưa ra ngày 26 tháng 7 năm 1945, trong đó phác thảo các điều kiện cho sự đầu hàng của Nhật Bản như đã thỏa thuận tại Hội nghị Potsdam. Tuyên bố này thông báo rằng nếu Nhật Bản không đầu hàng thì "họ có thể phải đối mặt với sự hủy diệt ngay lập tức và toàn bộ". Bản tuyên bố này cũng đã hàm ý bóng gió tới việc sử dụng bom nguyên tử chống lại Đế quốc Nhật Bản.
Tuyên bố thông báo rằng toàn bộ lực lượng quân sự của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Liên Xô và Trung Hoa Dân Quốc có thể đánh đòn cuối cùng đối với Nhật Bản. Tương tự như đối với Đức, lực lượng Đồng minh có thể dẫn tới "sự hủy diệt hoàn toàn và chắc chắn các lực lượng quân sự Nhật Bản và sự tàn phá toàn bộ một cách chắc chắn đất nước Nhật" nếu như Nhật Bản không kết thúc chiến tranh.
Tuyên bố thông báo rằng toàn bộ lực lượng quân sự của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Liên Xô và Trung Hoa Dân Quốc có thể đánh đòn cuối cùng đối với Nhật Bản. Tương tự như đối với Đức, lực lượng Đồng minh có thể dẫn tới "sự hủy diệt hoàn toàn và chắc chắn các lực lượng quân sự Nhật Bản và sự tàn phá toàn bộ một cách chắc chắn đất nước Nhật" nếu như Nhật Bản không kết thúc chiến tranh.
Thứ hai, PGS.TS Nguyễn Bá Diến đã viết:
“Ngày 21/12/1933, thống đốc Nam Kỳ M.j.Krautheimer ký Nghị định sát nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm Song Tử, Loại Ta và Thị Thị Tứ vào địa phận tỉnh Bà Rịa (32).
Tác giả chú thích (32): Nay thuộc tỉnh Đồng Nai
Nhưng thật ra, PGS.TS Nguyễn Bá Diến đã chép đoạn này tại dưới đây nhưng “tam sao thất bổn“
“Từ 13-4-1930, đến 12-4-1933, Chính phủ Pháp đã cử các đơn vị hải quân lần lượt ra đóng các đảo chính trong quần đảo Trường Sa: Trường Sa (Spratley), An Bang (Caye d'Amboine), Itu Aba, nhóm Song Tử (groupe des deux iles)[20], Loại Ta và Thị Tứ.
Ngày 21-12-1933, thống đốc Nam Kỳ M. J. Krautheimer ký Nghị định sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm Song Tử, Loại Ta và Thị Tứ vào địa phận tỉnh Bà Rịa[21]”.
Ngày 21-12-1933, thống đốc Nam Kỳ M. J. Krautheimer ký Nghị định sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm Song Tử, Loại Ta và Thị Tứ vào địa phận tỉnh Bà Rịa[21]”.
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-02-23-viet-nam-co-chu-quyen-khong-the-tranh-cai-doi-voi-hoang-sa
Bản gốc của tác giả Thủy Xuân trên http://tuanvietnam.vietnamnet.vn, tác giả chú thích [20] và [21] là:
[20] Nay thuộc tỉnh Đồng Nai. Xem Phụ lục V.
[21] Tức đảo Song Tử Tây và đảo Song Tử Đông.
*Đầu đề do Nguyễn Xuân Diện đặt.
Thời buổi này Thầy thợ lẫn lộn cả, đối thoại cái này mà để mấy đồng chí này thì tiêu, tôi nghĩ GS Thọ đáng nhẽ phải biết đề xuất ai chứ!
Trả lờiXóaGS Thọ chỉ có khát vọng tìm kiếm sự thật lịch sử. Ông làm gì có quyền chọn ai khảo cứu, cung cấp thông tin. Người khảo cứu và cấp thông tin phải là người của ai, có lợi cho ai... thì bạn đã biết rồi!
XóaGọi là các GSTS mà trình độ như thế này thì mắc cở quá. Đem chuông đi đấm nước ngoài mà mới thử đã thấy chuông rè thì đem đi làm gì cho người ta cười cho !
Trả lờiXóaCái ông Nguyễn Quang Ngọc này đã từng ấm ớ khi phát biểu về Biển Đông hôm nào rồi nay lại đem ông ra diễn lại tuồng cũ hay sao ?
Lại ông Nguyễn Quang Ngọc ?
Trả lờiXóaSao chúng ta không mở những cuộc hội thảo mở rộng về vấn đề quan tâm trong nước trước khi sang Nhật tranh luận nhỉ ? Có tốn kém quá hay không ?
TH
Bác Đinh Kim Phúc “báo động” như vậy là rất có tâm với giới khoa học VN, nhất là KHXH. Ở trong nước thì mẹ hát con khen hay, xập ngú xập ngầu thế nào rồi thì cũng được nhận đề tài, dự án, chương trình, dù không phải chuyên gia cũng cứ nhận bừa đủ mọi loại đề tài để làm. Rồi thì nghiệm thu đánh giá cho qua, tất cả đều ok, thạc sĩ thì xếp khá, TS thì lẫn lộn cả khá lẫn xuất sắc, PGS thì phần lớn xuất sắc, đại khái thế. Thỉnh thoảng mới có vài ngoại lệ. Nay ra nước ngoài thì không thể như thế, vì nó động chạm đến thể diện quốc gia dân tộc, không thể làm qua loa đại khái.
Trả lờiXóaGS Trần Văn Thọ có thiện chí tổ chức toạ đàm để hai bên hiểu nhau hơn thông qua giới khoa học. Điều này rất là cần thiết. Mong các học giả Việt Nam thể hiện được bản lĩnh khoa học và một tinh thần khoa học khách quan, nhưng khéo léo bảo vệ cho lợi ích dân tộc mình.
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là chúng ta phải đối thoại với Tàu rồi.Nhưng cũng không thể đưa người khác được ngoài Nguyễn Quang Ngọc ...vì lẽ.....không thể nói khác những điều đã được xếp đặt trước.
Trả lờiXóaVận nước ta trong giai đoạn này là như vậy. Không thể làm khác hơn được. mong các chấp nhận.
Ông Nguyễn Quang Ngọc cũng là GS-TS! Tôi chợt nghĩ tới ý phát biểu của GS Chu Hảo: Không có tầng lớp trí thức đúng nghĩa! Đi tranh luận với học giả nước ngoài cần phải đem những có trình độ có tâm thì mới thuyết phục được họ chứ. Tuy "nhân tài như lá mùa thu" nhưng không phải VN ta không có các học giả có trình độ. Như bác Đinh Kim Phúc chỉ xem qua là chỉ ra ngay được khiếm khuyết về kiến thức của bài viết của GS kiểu ông Ngọc! VN nên đưa những học giả có trình độ như bác Phúc đi hội thảo thì tốt hơn! Có lợi hơn trong việc bảo vệ chủ quyền ở biển Đông với TQ!
Trả lờiXóaDù là đi đối thoại với các học giả Trung Quốc cũng phải có hội đồng tham mưu, phải biết bày binh bố trận rõ ràng, ứng biến thận trọng tinh tường thì mới khiến họ kính nể và đề cao trí thức Việt Nam. Cứ ú ớ kiểu ông Ngọc này chỉ có là Việt gian mà thôi, hỏi sao nước không mất về tay giặc, dốt mà thích thể hiện, càng nói càng viết càng lòi cái ngu ra cho thiên hạ cười chê. So với các cụ xưa đi sứ sang Tàu thì ngày này con cháu cỡ ông Ngọc còn quá kém dù được tiếp cận khoa học công nghệ và tri thức văn minh thời đại.
XóaChân thành, chân tình và khẩn thiết đề nghị tiến sĩ Diện treo clip này nên trang nhất. Bởi lẽ blog của tiến sĩ có rất nhiều người xem. Chúng ta quan tâm đến những vấn đề vĩ mô to lớn của đất nước nhưng cũng cần sát sao cả với những thứ tưởng chừng như là rất nhỏ này. Nó phải chăng chính là văn hóa Việt Nam?
Trả lờiXóawww.youtube.com/watch?v=emrfvP6KODo
Chẳng có gì ngạc nhiên cả thưa các bác !
Trả lờiXóaNếu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật (công nghệ) chúng ta đã nghe "quá nhiều" chất lượng các luận án TS thì cũng hoàn toàn tương tự như các luận án hay "đồ" án TS trong các lĩnh vực khoa học xã hội mà thôi. Khi tôi nói "quá nhiều" thì cũng có nghĩa một số ít cái tốt, người tốt và giỏi !
Còn GS, PGS thì thôi miễn bàn ! báo chí nói quá nhiều, trên các blogs kể cả blog bác Diện cũng đã từng đề cập! ... Thường những công trình là các tập sách giáo khoa đạo văn, dịch văn, sao chép mà rất nhiều trường hợp cơ sở, Trường, Viện biết rõ biết rành , báo chí đăng như rồi PGS vẫn là PGS, GS vẫn là GS ! Thôi nước ta luôn có những điều "kỳ diệu" và các bác cũng cần thông cảm cho trình độ nghiên cứu biển Đông !
Bác Ngọc và bác Diến?! Một người đại diện cho Khuynh hướng khoa học sợ sệt, một người có thói quen tạo nhiều Scandal ở những nơi mình từng đi qua hơn là chú tâm cho một công tác của người làm khoa học. Mỗi khi nghe tin các bác ấy ra nước ngoài đi hội thảo với thuyết trình, nhà em đều cảm thấy gai gai rồi mồ hôi vã ra như tắm. Chuyện ở Cuba mới đây đã bị lãng quên đâu? Bác Thọ ơi, thương bác quá " tưởng cái giếng sâu em nối sợi dây dài-ai ngờ cái giếng cạn em tiếc hoài sợi dây"
Trả lờiXóaÔi, bác này có tâm trạng giống mình thế. Khi các PGS, GS của ta đối thoại với các bác Tây là tôi cứ phải nín thở, không chỉ hãi vì các bác ấy tuyền hỏi những thứ mà sách người ta đã viết đầy ra rồi (hỏi chỉ chứng tỏ chẳng bao giờ đọc sách) mà hãi nhất là các bác ấy cứ nói những thứ ngô nga ngô nghê “Ông đến đây được bao lâu rồi? Ông đến đây lần thứ mấy? Ông thấy món ăn ở VN có ngon không? Ông có cảm nghĩ gì về Việt Nam?” Xong rồi thì..im. Hoá ra các bác ấy đang ..practise English ạ.
XóaGởi thử lại cho blog tiến sĩ Diện lần thứ hai. Hình như bài viết này nặng đô quá tiến sĩ không dám cho đăng. Còn tôi cũng không dám đề tên thật. Đúng là chúng ta đồng một bịnh :
Trả lờiXóaTrong câu lạc bộ luật khoa Việt Nam được thành lập ở nước ngoài có nói đến chủ quyền của Biển Đảo.
Luật biển của Liên Hiệp Quốc ( LHQ )ra đời năm 1982 nhưng đến năm 1994 mới có hiệu lực thi hành. Thời gian này vì thềm lục địa liên quan đến tài nguyên dầu khí , gần như là một nhân tố chính dẫn đến tranh chấp của các quốc gia. Vì vậy Ủy Ban Thềm Lục Địa ( UB ) của LHQ yêu cầu các nước thành viên gởi hồ sơ về thềm lục địa của mình để UB xem xét và cho phép mở rộng thềm lục địa 350 hải lý, và thời hạn 13 – 5 – 2009 là thời hạn chót để gởi hồ sơ, như vậy có tới 15 năm . Nếu thềm lục địa của Việt Nam là 350 hải lý thì Hoàng Sa, Trường Sa đương nhiên là của Việt Nam và được LHQ bảo hộ
Nhưng chính quyền Hà nội trong hai bộ hồ ơ gởi UB tự giới hạn thềm lục địa của mình là 200 hải lý. Và như vậy gián tiếp đẩy Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc
http://www.youtube.com/watch?v=TjS0OhKYH44&feature=autoplay&list=PL4524BAAEB30AEBA6&playnext=2
Kính mời các bác đọc ở đây. Nhiều thông tin rất hay.
Trả lờiXóahttps://anhbasam.wordpress.com/2012/03/22/823-thay-gi-qua-chuyen-ong-ngoc-bi-nem-da/
Ts.NXD và Anh Ba Sàm lại KHƠI chuyện không đáng/không đủ năng lực để bàn.
Trả lờiXóaBác Đinh Kim Phúc CHỈ MUỐN PHÊ PHÁN bài “Nhà nước Việt Nam đã từ lâu và liên tục thực hiện chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa” của PGS.TS Nguyễn Bá Diến
ĐÓ LÀ CHUYỆN HỌC THUẬT BÌNH THƯỜNG.
KHÔNG NÊN/KHÔNG ĐƯỢC PHÉP 'THỔI' LÊN THÀNH: "Báo động dư luận về trình độ nghiên cứu Biển Đông của một số học giả Việt Nam"
Đề nghị Bác Gốc Sậy xem kỹ thư của Bác Đinh Kim Phúc.
XóaBác Diện “báo động” thì cũng đúng chứ có gì sai đâu? Báo động bây giờ còn sợ hơi muộn í.
XóaGửi bác Gốc Sậy,
XóaTS Diện đăng đúng ý tôi.
Ông Nguyễn Bá Diến là PGS.TS mà lại là Giám đốc trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội mà không biết thế nào là Toản tập hay Toàn tập.
Mới đọc tưởng như lỗi đánh máy nhưng trong toàn bộ bài viết đều dùng từ TOÀN TẬP, nhưng chính xác nó lại là TOẢN TẬP THIÊN NAM TỨ CHÍ LỘ ĐỒ THƯ.
Bởi chính gốc đầu tập tài liệu viết bằng chữ Hán này có ghi nguyên văn như sau: “Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư chi nhất Thanh Giang Bích Triều nho sinh trung thức Đỗ Bá thị công Đạo Phủ soạn” (tạm dịch là: Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, quyển thứ nhất, do nho sinh (làng) Bích Triều, (huyện) Thanh Giang, họ Đỗ Bá, hiệu là Đạo Phủ soạn).
Theo nghĩa gốc chữ Hán, “Toản” nghĩa là họp, soạn lại. Quyển sách này cũng có thể gọi là “tuyển tập” vì nho sinh Đỗ Bá (khuyết danh) đã tuyển chọn lại một số bản họa đồ đã có từ trước ông. Đỗ Bá là nho sinh vào thời chúa Nguyễn ở Nam Hà đã làm công việc tuyển chọn (vào khoảng giữa thế kỷ XVII) các bản đồ đã có từ trước. Nguyên gốc các bản đồ này in trong tập Hồng Đức bản đồ (ra đời vào đời vua Lê Thánh Tông – 1460-1497).
Đinh Kim Phúc
(gửi qua email)
Ông Ngọc này từng dám thuyết trình trước học giả quốc tế với những slides trật lất tiếng Anh đến học sinh cấp hai cũng thấy xấu hổ mà bây giờ lại vát mặt sang Nhật làm trò cười nữa sao? Nghe nói đoàn sẽ do GS Chu Hảo dẫn đầu, mong GS nghĩ lại hoặc đòi đổi người nếu không sẽ mang vạ lây!Không nên cả nể trong trường hợp này!Hối hận không kịp!
Trả lờiXóaThưa đúng thế! Tuy chỉ là cuộc trao đổi không chính thức, nhưng cũng liên quan đến "quốc thể" và "quốc quyền". Phía Tàu sẽ ghi kỹ từng lời, sau này làm bằng cớ. Mầy ông học giả nửa mùa này ăn nói linh tinh, kiến thức lỗ mỗ,lập trường khiếp nhược, không những làm trò cười cho họ, làm nhục trí thức nước ta ,mà còn di hại khôn lường. Đề nghị anh Thọ và anh Chu Hảo cẩn trọng và kiên quyết.
XóaTiến sĩ chính hiệu thấy mình còn kém cỏi, thiếu sót , thì cầu thị xin bậc cao minh chỉ giáo thêm. Khổng Tử ngày xưa còn phải chịu thua cậu bé Hạng Thác . Chẳng có gì phải tự ái . Bể học vốn mênh mông mà !
Trả lờiXóaĐúng vậy!
XóaHình như đợt này có 3 nhà khoa học Việt Nam tham dự: 1. GS.TS. Đỗ Tiến Sâm, Viện trưởng Viện Trung Quốc học; 2. PGS.TS. Nguyễn Minh Tường, Viện Sử học; 3. PGS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Viện Việt Nam học ĐHQG Hà Nội.
Trả lờiXóaNói thật, chúng tôi quá "sợ" và không tin cậy học vấn lẫn tinh thần dân tộc của mấy vị này. Gương ông Nguyễn Huy Quý, người tiền nhiệm của ông Sâm (?),đã làm chúng tôi ở miền Nam quá kinh hãi và phẫn nộ.Đi Nhật chuyến này không phải để du hý và "cải thiện"! Xin hãy một lần biết nghĩ đến danh dự dân tộc!
XóaĐây toàn những cây đa cây đề cả, đều là người giỏi tiếng TQ hoặc chữ Hán. Điều quan trọng là các cụ không phải chịu sức ép nào và được phát biểu theo đúng tinh thần khoa học và lợi ích dân tộc.
Trả lờiXóaĐây ạ xin thưa các anh hùng bàn phím. Đây là cuộc phỏng vấn GS Trần Văn Thọ về cuộc HT đó đây ạ!:
Trả lờiXóaChủ quyền biển Đông: Ta phải tự quyết định số phận mình
Tác giả: THU HÀ
Nhà báo Thu Hà: Xin được chuyển sang câu chuyện hiện tại đang rất nóng liên quan đến chủ quyền ở Biển Đông. Vấn đề này có được giới trí thức hai nước bàn thảo trong cuộc đối thoại không, thưa giáo sư?"Vấn đề Biển Đông là phức tạp. Nhưng khi trí thức hai nước cùng có nhận định cần gìn giữ hòa bình khu vực và cần có quan hệ hữu nghị giữa hai nước họ sẽ cùng nỗ lực làm cho vấn đề không phức tạp hơn".
GS. Trần Văn Thọ: Trước cuộc đối thoại, chúng tôi có đề nghị cả hai bên Việt và Trung chuẩn bị bản báo cáo về đề tài này nhưng cuối cùng chỉ có phía VN có bản báo cáo của giáo sư Nguyễn Quang Ngọc (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tuy nhiên trong ngày hội thảo, phía TQ đã tham gia thảo luận sôi nổi.
Nhà báo Thu Hà: Vâng. Giáo sư Ngọc là người có nhiều bài viết, nghiên cứu chuyên sâu về chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.
GS. Trần Văn Thọ: Theo tôi, nội dung bản báo cáo của giáo sư Ngọc rất có sức thuyết phục và có nhiều điểm mới lạ đối với tôi. Ngoài bản tóm tắt 3 trang theo yêu cầu của ban tổ chức, tác giả còn chuẩn bị một bài viết dài, kèm theo nhiều bản đồ, chụp lại từ các tư liệu trong nghiên cứu của các học giả phương Tây. Tôi đặc biệt chú ý mấy điểm sau:
Thứ nhất, người phương Tây đã xác định Hoàng Sa là của Chiêm Thành. Nhiều bản đồ hàng hải phương Tây đánh dấu ở khu vực quần đảo Hoàng Sa cái tên rất có ý nghĩa là Baxos de Chapar (bãi đá ngầm Chămpa) và Pulo Capaa (đảo của Chămpa). Nhiều bản đồ phương Tây cuối thể kỷ 16 đã vẽ rõ và chính xác các quần đảo Paracels (Hoàng Sa) và khu vực duyên hải miền Trung tương đương với tỉnh Quảng Ngãi sau này là Costa da Pracel (Bờ biển Hoàng Sa).
Thứ hai, địa giới Đại Việt đến trước thời điểm quân Minh xâm lăng đã được mở rộng đến Quảng Ngãi. Năm 1490 Lê Thánh Tôn cho hoàn thành bản đồ toàn quốc trong đó cho đánh dấu vị tri của Bãi Cát Vàng. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) đẩy mạnh giao thương quốc tế, phát triển thương cảng Hội An, mở rộng lãnh thổ xuống miền Đông Nam bộ, đặt ra đội Hoàng Sa khai thác và quản lý khu vực Bãi Cát Vàng và một phần Bãi Cát Dài ở phía Nam. Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) đặt ra đội Bắc Hải (dưới sự kiểm quản của Đội Hoàng Sa) có trách nhiệm khai thác hóa vật, kiểm tra, kiểm soát thục thi chủ quyền.
Thứ ba, năm 1803 Gia Long lập đội Hoàng Sa có chức năng khai thác và quản lý đảo nầy. Liên tục trong các năm 1815 và 1816, vua sai đội nầy ra đảo Hoàng Sa thăm dò đường biển. Hoạt động của vua Gia Long được nhiều người phương Tây chứng kiến và đề cao. Chẳng hạn, trong hồi ký của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) nói là đến năm 1816 nhà vua đã chiếm được hòn đảo này. Giám mục Jean Louis Taberd thì cho rằng người Đàng Trong gọi khu vực Paracels là Cồn Vàng, khẳng định Paracels thuộc An Nam.
GS. Trần Văn Thọ
Nguồn:http://www.tuanvietnam.net/2012-08-22-chu-quyen-bien-dong-ta-phai-tu-quyet-dinh-so-phan-minh
Thưa chị Đặng Thị Vân Chi,
XóaCảm ơn chị đã mách cho độc giả bài phỏng vấn GS Nguyễn Quang Ngọc, chồng chị. Chị và các bạn bè đồng nghiệp học trò của anh Ngọc hoặc của chị đều có thể làm vậy. Tất cả các độc giả đều có thể cung cấp tư liệu để làm sáng tỏ về một vấn đề, một con người, một sự việc...
Nhưng chị không nên chửi những độc giả ở đây là "các anh hùng bàn phím" chị ạ. Chị là vợ anh Ngọc, chị cũng là một giảng viên đại học, một phụ nữ trí thức, chị càng không nên viết như vậy.
TỄU blog
Vâng tôi xin lỗi mấy bác có danh xưng Mai Ngọc, Dân miệt vườn, Hai sg , ít ra là những người có danh xưng, còn những "nặc danh" thì tôi không biết dùng từ nào để GỌI họ.
Trả lờiXóaThưa chị, tôi đã rất nhiều lần nói về chữ "Nặc Danh" ở Blog này.
XóaHai chữ "Nặc danh" là mặc định của hệ thống Blogspot, không sửa được. Nó tự hiện lên khi người comments vào Blog mà không biết cách để đưa tên mình vào phần tác giả comments. Chữ "Nặc danh" ở đây chỉ có nghĩa là người ta để lại comments bình luận mà không biết cách điền tên hoặc bút danh, bí danh mình vào. Hoàn toàn nó không có nghĩa xấu như nhiều người hiểu.
Cũng vậy, phần đề tên chị chỉ để chữ "Chi" để giao tiếp với mọi người, mà không ghi đầy đủ là Đặng Thị Vân Chi. Trong khi người đọc có cả các bậc cha chú, các bậc thầy của chị, nhưng không ai nghĩ là người có tên là Chi này xếch mé hay coi thường họ.
TỄU blog