Người dân Văn Giang và các tỉnh kéo đến trụ sở thanh tra chính phủ sáng 11.4.2-2012 |
ĐỪNG ĐỐI THOẠI THEO KIỂU QUAY LƯNG VỚI NHÂN DÂN
BÙI CÔNG TỰ
Sáng 2/5 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã họp trực tuyến với các bộ ngành và các địa phương về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Tại đây, ông Thủ tướng đã phát biểu những nội dung mà nếu làm được như lời ông nói thì dân chẳng còn ai phải khiếu kiện nữa. Bạn đọc có thể đọc những lời phát biểu của Thủ tướng trên các báo ra ngày hôm qua 3/5/2012, tôi miễn ghi lại đây.
Ông Thủ tướng nói như thế, nhưng cũng trong hội nghị này một trong những thuộc cấp của ông là ông Nguyễn Khắc Hào (PCT UBND tỉnh Hưng Yên) thì lại dối trá một cách trắng trợn, đến nỗi nhà văn Nguyễn Quang Lập phải hạ bút:
“Đạo làm quan thời này đã phá hỏng tâm hồn nhà thơ, nhà giáo của ông mất rồi, chỉ còn thứ ngôn ngữ té re như trôn trẻ, kinh lắm ối ông Hào ôi!” (trích Quê Choa Blog).
Liên quan đến hội nghị trực tuyến nói trên tôi có mấy nhận xét thế này:
Sở dĩ việc tiếp dân giải quyết khiếu kiện, tố cáo của dân kém hiệu quả là vì các cán bộ nhà nước thường đối thoại theo kiểu quay lưng lại nhân dân. Phía chính quyền luôn luôn khăng khăng là mình đúng, coi nhân dân là ngoan cố, quá khích, kém hiểu biết, nhìn dân bằng con mắt lạnh nhạt, thậm chí coi dân là thù địch.
Thực ra về mặt bằng cấp người dân có thể không bằng các quan chức. Nhưng không phải người dân không hiểu pháp luật, không biết lẽ phải. Thậm chí nhiều người dân “trình” còn đáng bậc thầy một số cán bộ.
Các cuộc đối thoại thường không thành công vì không có sự tin cậy lẫn nhau giữa chính quyền và nhân dân. “Người nhà nước” thường không chịu lắng nghe dân nói, có khi thiếu lễ độ với dân như đang họp thì bỏ ra ngoài, để dân nói dân nghe.
Trong các cuộc đối thoại với tập thể nhân dân thì đại diện chính quyền thường là cấp phó nên không có quyền “quyết”, không dám thỏa thuận với dân. Đại diện các đoàn thể như Mặt trận, Hội nông dân, … thì quan điểm là ủng hộ chính quyền, không dám bảo vệ nhân dân nhưng cũng không dám “thẳng thừng” với nhân dân nên cứ phát biểu lằng nhằng chẳng có giá trị gì. Biên bản các cuộc đối thoại thường ghi chép thiếu trung thực, có lợi cho chính quyền, bất lợi cho người dân.
Người dân thường ở vào thế yếu, đã phải đi khiếu kiện là không còn con đường nào khác nhưng nhiều nơi xã hội còn vô cảm với họ.
Từ chuyện đối thoại không thành công nên đã dẫn đến các vụ cưỡng chế. Nếu trong đối thoại phía chính quyền thường lúng túng thì trong cưỡng chế chính quyền rất chủ động.
Các cuộc cưỡng chế được chuẩn bị như một trận đánh. Cũng sơ đồ, bản đồ; phương án 1, phương án 2; quân chủ lực, quân địa phương; cũng 3 mũi giáp công, đánh chia cắt; cũng súng lớn súng nhỏ, xe cứu thương, cứu hỏa; xe xích xe thùng; cũng dùng đặc tình, thám báo …
Các cuộc cưỡng chế bao giờ chính quyền cũng thắng lợi vẻ vang vì nhờ có súng. Bằng chứng là các vết đạn trên bức tường nhà anh Vươn (đã bị phá nhưng còn ảnh) và tiếng súng vang rền từng tràng dài ở Văn Giang (đã ghi âm trong các clip).
Tóm lại, theo tôi công tác giải quyết khiếu kiện cũng như các cuộc đối thoại với dân chỉ thành công khi những người đại diện chính quyền có lương tâm, có trách nhiệm và có ý thức về công lý. Cần lương tâm để cảm thông với người bị thiệt thòi và có trách nhiệm, có ý thức về công lý để có thể đưa ra các cách giải quyết bảo đảm công bằng, đúng pháp luật.
Còn nếu cứ đối thoại theo kiểu quay lưng lại nhân dân thì nhân dân và chính quyền bao giờ mới bắt tay nhau được?
TP HCM 3/5/2012
Hình ảnh cuộc đối thoại với dân của chính quyền tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang ngày 12.4.2012:
Xe cảnh sát chặn chốt các ngả đường đến địa điểm đối thoại |
Bà Lê Hiền Đức phải rất khó khăn và được dân yểm trợ mới vào được bên trong hội trường |
Khi đã ở trong hội trường, bà vẫn bị các nhân viên công lực mời ra ngoài |
Đây là cái mà chính quyền muốn dùng để "đối thoại trực tiếp" với dân |
Nhân dân không có tiền bôi trơn, bọn tư bản có phong bì nặng nên dân bao giờ cũng thua.
Trả lờiXóaĐối thoại với dân mà như thế thì làm sao dân phục. Đó không phải là đối thoại...Bọn quan bây giờ chỉ giỏi làm khổ dân, có giỏi ra mà đối đáp với bọn Tây, bọn Tàu khựa.
Trả lờiXóaHãy ghi nhớ rằng "Quan nhất thời, Dân vạn đại"
Trả lờiXóaĐể hành xử công việc Dân giao cho chính quyền đại diện.
TH
Thưa các bác,
Trả lờiXóaEm có đứa bạn làm ở Eco Park, nó cũng chuẩn bị xin nghỉ rồi. Nó có cho biết, Bí thư và chủ tỉnh tỉnh Hưng Yên đều nhận 1 đất nền biệt thự trị giá 10 tỷ.
Như vậy có nên làm việc đàn áp không nhỉ
Hãy Vận động bạn ấy cung cấp thêm nhiều tin nội bộ hơn nữa.
XóaMến!
Thực tế cho thấy chính quyền run sợ trước dân nên mới cần đến lực lượng cảnh sát hùng hậu như vậy khi đối thoại.
Trả lờiXóaNhưng cũng không thể nói đó là chính quyền mà là một lũ sâu bo, mua quan bán chức mà nên. Chính vì vậy chúng nó mới cần đến cảnh sát để bảo vệ quyền lợi của chúng nó. Đó là những gì với cường hào, bá kiến ngày xưa....dân đen vẫn là dân đen
Bài viết rất sâu sắc. Xin cảm ơn tác giả!
Trả lờiXóaÔ.Bùi công Tự ơi,sao ông viết,trưng bày hình ảnh minh họa,lời nghị luận rắn rỏi rõ ràng...rất thuyết phục-bài viết trước tôi đã thấy hay,bài này còn hay hơn-Tôi muốn nói chuyện trực với ông (hoặc là gặp nhau nhưng không hiểu làm sao đây,thưa ông?)Mong ông viết nhiều bài nữa-Cám ơn và chúc sức khỏe.
Trả lờiXóaTrong các cuộc đối thoại với tập thể nhân dân thì đại diện chính quyền thường là cấp phó nên không có quyền “quyết”, không dám thỏa thuận với dân. Đại diện các đoàn thể như Mặt trận, Hội nông dân, … thì quan điểm là ủng hộ chính quyền, không dám bảo vệ nhân dân nhưng cũng không dám “thẳng thừng” với nhân dân nên cứ phát biểu lằng nhằng chẳng có giá trị gì. Biên bản các cuộc đối thoại thường ghi chép thiếu trung thực, có lợi cho chính quyền, bất lợi cho người dân.
Trả lờiXóaĐây là mẹo của của chính quyền . Tôi học được trò này từ bé . Bác hàng xóm của tôi mỗi khi có việc dễ va chạm thường cho con ra trước .Nếu xuôi thì thôi , nếu không xuôi thì cũng nắm được sự việc rồi mới ra xử lý . Lúc này với tư cách người lớn nếu con bác sai thì bác bảo :" để tôi về dạy cháu " rồi dàn hoà . Còn nếu đúng thì rõ là hàng xóm dơ mặt vì không bằng trẻ con .
ôi trời ? đối thoại mà đi qua vòng vây công an giao thông , đến an ninh , đến công an và cuối cùng là cảnh cánh sát cơ động , nhìn hình này phản cảm quá
Trả lờiXóaĐối thoại với dân mà cứ sợ dân, dùng CA để hù dọa, để trấn áp . Cứ xem các nhà lãnh đạo nước ngoài đối thoại với dân có thấy bóng Cảnh sát đâu .
Trả lờiXóaNgày xưa thì cán bộ tam cùng với nhân dân nên dân mến dân thương, bây giờ thì khác xưa rồi . CB là quan còn dân là kẻ bị trị !
Cảm ơn anh Tự đã có bài viết trung thực khách quan, thà là cứ viết toẹt ra hết đi như thế để mà hiểu nhau và tìm hướng xử lí thích hợp còn hơn là giấu diếm, úp mở, đội trên đạp dưới như mấy ông quan chính quyền thời nay.
Trả lờiXóaĐồng Bào.
Như một trận đấu! Vấn đề chỉ là thời gian mà thôi. Kẻ tội đồ của dân tộc sẽ bị nguyền rủa ngàn đời!
Trả lờiXóaƯớc gì nước VN tự nhiên sụt xuống biển và trôi dần rồi dính luôn vào Mỹ quốc, Pháp quốc, hay Anh quốc cho nó khỏi phải chứng kiến các cảnh buồn đau xảy ra như cơm bữa thế này.
Trả lờiXóa