Việt Nam ủng hộ cách tiếp cận đa phương của Philippines để giải quyết hồ sơ Trường Sa
Đức Tâm
Báo chí tại Việt Nam không hề đưa tin là tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, ở Phnom Penh, đầu tháng Tư, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu ủng hộ cách tiếp cận đa phương do Philippines đưa ra, để giải quyết tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Penh, Cam Bốt, kết thúc từ tuần trước và một số thông tin giờ đây mới được các quan chức tiết lộ. Báo trên mạng Philippines Star, ngày hôm nay, 09/04/2012, cho biết, Việt Nam, một trong sáu bên đang có tranh chấp về chủ quyền trong khu vực quần đảo Trường Sa, đã ủng hộ đề xuất của Manila, theo đó, các nước ASEAN cần có cách tiếp cận đa phương trong hồ sơ này. Cụ thể là các nước ASEAN cần phải đạt được đồng thuận chung về những nguyên tắc cơ bản của một bộ luật ứng xử để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, trước khi đem ra thương lượng với Trung Quốc.
Phát ngôn viên phủ chủ tịch Philippines, Edwin Lacierda, dẫn lời của Ngoại trưởng Albert del Rosario, nói rằng thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố ủng hộ lập trường của Manila tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vừa qua.
Trong Hội nghị, tổng thống Philippines Aquino đã đề nghị lãnh đạo các nước thành viên ASEAN, đặc biệt là những nước có tranh chấp về chủ quyền tại quần đảo Trường Sa, nên giải quyết vấn đề này trong nội bộ khối, trước khi đem ra đàm phán với Trung Quốc. Phát ngôn viên phủ tổng thống Philippines miêu tả: “Khi đến lượt Việt Nam phát biển, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố rằng ASEAN cần khẩn trương soạn thảo các yếu tố trong bộ luật ứng xử, sau đó, Trung Quốc có thể được mời để thảo luận về bộ luật này”.
Theo Manila, “về cơ bản, Việt Nam đã ủng hộ lập trường của Philippines”.
Cũng tại Phnom Penh, tổng thống Aquino đã nói với các nhà báo: “Không thể có một giải pháp song phương cho một vấn đề mang tính đa phương”.
Đại diện thường trực của Philipines bên cạnh ASEAN, Wilfrido Villacorta cũng nói là lãnh đạo các nước Đông Nam Á đã tiếp thu đề nghị của Manila về cách tiếp cận vấn đề đa phương khi đàm phán với Trung Quốc trong hồ sơ Trường Sa. Ông cho biết: “Tôi có thể nói là nhìn chung, không có một sự phản đối mạnh mẽ nào về đề nghị của Philippines. Cùng lắm, họ chỉ giữ im lặng. Nên nhớ rắng, chúng ta đang nói đến 10 nước thành viên, với các hình thức lãnh đạo khác nhau”.
Đại diện chính quyền Manila cũng gạt bỏ những tin đồn là Trung Quốc có thể trả đũa Philippines trong các lĩnh vực khác, như kinh tế, cắt hoặc giảm các thỏa thuận trao đổi thương mại và nhấn mạnh, những điều mà tổng thống Aquino nêu ra tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Penh, chỉ là một sự tiếp tục gì mà ông đã từng tuyên bố; Trung Quốc hiểu được điều đó. Ông Villacorta nói: “Chúng tôi có đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ, nhưng chúng tôi không phải là một quốc gia bất hảo” với Trung Quốc.
Cho đến nay, trung thành với chiến lược “chia để trị”, Trung Quốc luôn luôn nhấn mạnh chỉ đàm phán song phương, với từng nuớc liên quan, để giải quyết các tranh chấp trong hồ sơ Biển Đông. Do vậy, Trung Quốc không chấp nhận đám phán với ASEAN, với tư cách là một khối. Thậm chí, Bắc Kinh còn phản đối việc các nước ASEAN thảo luận trong nội bộ, để có được lập trường chung, trước khi tiến hành thương lượng với Trung Quốc.
Báo Thái Lan The Nation, ngày hôm nay, cũng cho biết là ASEAN hy vọng soạn thảo xong các yếu tố tham khảo cho bộ luật ứng xử - COC, để trình lên hội nghị bộ trưởng ASEAN vào tháng Bẩy tới. Trong những tháng qua, Bắc Kinh tỏ ra lo ngại là ASEAN thảo luận riêng với nhau và đòi các nước này phải thương lượng cùng với Trung Quốc về bộ luật ứng xử, thế nhưng ASAEN vẫn im lặng. Vẫn theo The Nation, tại Thượng đỉnh ở Phom Penh, Việt Nam và Philippines đã phản đối mạnh việc mời Trung Quốc tham gia đàm phán, trước khi khối này có được văn bản chung làm cơ sở để thương lượng với Bắc Kinh.
Chính vì vậy, ngay sau khi Thượng đỉnh ASEAN bế mạc, ngày 05/04, Bắc Kinh đã tuyên bố không đàm phán với khối này về các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Theo phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, “với tư cách là một tổ chức khu vực, ASEAN đã nhiều lần nhắc lại rằng khối này không đưa ra lập trường về tranh chấp, và tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình giữa các nước liên quan”.
Báo chí tại Việt Nam không hề đưa tin về phát biểu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ủng hộ lập trường của Philippines tại Thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Pênh hồi đầu tháng Tư.
Đ. T.
Nguồn: Viet.rfi.fr
Xem thêm:
Chiến lược của Tàu là "chia để chôm chỉa" chứ trị ai được ? Đúng là thâm như Tàu .
Trả lờiXóabị " bạn " lừa nhiều rồi thì cũng phải khôn ra chứ.
Xóabáo chính thống Việt Nam không đăng chứng tỏ còn có sự bất nhất của các vị ở trên trong cách tiếp cận vấn đề Biển Đông
Trả lờiXóa"Báo chí tại Việt Nam không hề đưa tin về phát biểu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ủng hộ lập trường của Philippines tại Thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Pênh hồi đầu tháng Tư".
Trả lờiXóaTại sao báo chí (chính thống) của VN không đưa tin? Liệu TT Nguyễn Tấn Dũng có dám nói trái quan điểm của Đảng?
Philipine một thời cũng đi đêm với Bắc Kinh, bây giờ thấy dại rồi. Vả lại, đã đi với Mỹ thì còn sợ gì Tàu?
Từ trước tới nay, Trung Quốc luôn khinh thường Asean. Lợi dụng nguyên tắc hoạt động của khối và bằng tiềm lực tài chính của mình, Trung Quốc đã không ngừng mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo một số thành viên hòng phá hoại sự đồng thuận trong Asean nhằm mang lại vị thế áp đảo của mình trong vấn đề Biển Đông.
Trả lờiXóaSong, thời thế lại không ủng hộ Trung Quốc.
1. Myanmar thay đổi quá nhanh tới mức thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng không thể ngờ tới. Cùng với đó, bản chất cơ hội và thực dụng của Trung Quốc thậm chí còn khiến giới quân sự Myanmar "mất dần cảm hứng" và quay sang phương Tây;
2. Một Camphuchia quá nhỏ bé, lại không thể "ăn cháo đá bát" với Việt Nam; dù được tiếp nhận tiền bạc và vật chất khá nhiều từ Trung Quốc nhưng cũng còn chút liêm sỉ khi không đủ bản lĩnh trở thành kẻ phá đám trong vấn đề Biển Đông;
3. Một Philippin quá khôn ngoan và kiên định trong vấn đề Biển Đông. Chính phủ Aquino đã có những bước đi mạnh mẽ, cương quyết và khôn khéo khiến Trung Quốc, dù tức đến tận cổ nhưng vẫn phải nhẫn nhịn;
4. Asean ngày càng đoàn kết và vững chắc; các nguyên tắc hoạt động nội khối được tuân thủ triệt để hơn và nhận thức của mỗi thành viên về quyền lợi của mình trong một Asean hùng mạnh đã trở lên rất thực tế;
5. Sự cứng nhắc và trịch thượng của Trung Quốc vô tình đã đẩy Việt Nam, Philippin và Malaysia lại gần với nhau dù giữa các nước này vẫn còn tồn tại một số bất đồng trogn vấn đề Biển Đông. Nhưng, thà "lọt sàng xuống lia" còn hơn là để "thằng hàng xóm tham lam" đớp mất;
Trong một tương lai không xa, Asean hoàn toàn có thể là lực lượng đối trọng với Trung Quốc, không chỉ trong vấn đề Biển Đông mà còn trong nhiều vấn đề quan trọng khác của khu vực và toàn cầu.
Báo chí "lề phải" còn đang mải đưa những tin giật gân khác như giết người, cướp của, hiếp dâm để câu khách vì lâu nay các tờ báo này ế khách quá, không máy ai thèm đọc.
Trả lờiXóaMột sự kiện quan trọng và hợp lòng dân như vậy mà báo chí VN không dám đưa tin thì thử hỏi họ tuyên truyền cái gì về chủ quyền biển đảo.
Hoan hô Philippin, lực tuy còn yếu nhưng tinh thần thì thật đáng khâm phục. VN nên sát cánh cùng họ.
Đề nghị của Phillipin về COC quá chuẩn.
Trả lờiXóaASEAN phải bàn và thống nhất nội dung dự thảo COC trước đã sau đó mới mời TQ cùng thảo luận chứ. Nếu mời TQ ngay khi chưa có dự thảo thì hóa ra không phải là ASEAN rồi.
VN ta ủng hộ Phillipin là quá đúng. VN không giải quyết song phương với TQ vì làm thế sẽ bị ăn hiếp mà thôi.
Hoan hô ông Phạm Bình Minh, BT Bộ Ngoại đã nói như thế.
Anh em ơi !
Trả lờiXóaLiệu bàn luận về biển Đông, về Hoàng Sa và Trường Sa, anh em mình có bị bắt không ?
Công nhận nhìn cái hình trên bài này, thấy Thủ tướng mình... đẹp trai! :)
Trả lờiXóaĐây là bước đi khởi đầu đáng khích lệ để thoát khỏi vòng ảnh hưởng quá nhiều bất trắc với anh hàng xóm "lưu manh nước lớn"
Trả lờiXóaỦng hộ !
TH