ĐIỂM QUA 10 LẦN “HỘI NGHỊ BÁC NGAO”
Bùi Văn Bồng
Bác Ngao là một thị trấn rộng 31Km2, bên sông Vạn Tuyền, thuộc huyện Quỳnh Hải, thị trấn Hải Nam (Trung Quốc), cách Hà Khẩu 105 km. Đây là nơi diễn ra “Diễn dàn Bắc Ngao về châu Á”. Dường như được tổ chức thường niên trong tinh thần thay thế Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos (Thụy sĩ), Diễn đàn Châu Á Bác Ngao (Boao Forum for Asia - viết tắt là BFA) là một diễn đàn kinh tế quốc tế mang tính phi chính phủ và phi dành cho các nhà lãnh đạo chính phủ, doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu của các nước Châu Á và các châu lục khác, nhằm chia sẻ tầm nhìn về mọi vấn đề trong khu vực và trên thế giới.
Diễn đàn này do Cựu tổng thống Philippines – ông Fidel V. Ramos, Bob Hawke - cựu thủ tướng Úc và Morihiro Hosokawa, cựu thủ tướng chính phủ Nhật Bản khởi xướng từ năm 1988, Trụ sở Ban Thư ký đặt tại Bắc Kinh). Diễn đàn Châu Á Bác Ngao được chính thức thành lập vào tháng 2-2001 và được tổ chức thường niên tại Băc Ngao.
Diễn đàn châu Á-Bác Ngao ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo chính trị, doanh nghiệp, giới học giả không chỉ của khu vực châu Á, mà còn của nhiều khu vực khác trên thế giới. Trong một vài lần tổ chức, diễn đàn đã tập trung vào vấn đề Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới cùng như khủng hoảng kinh tế châu Ấ 1997. Năm 2008, diễn đàn có sự tham gia của những người đứng đầu chính phủ các quốc gia: Úc, Pakistan, Kazakstan và Na Uy. Đây cũng là dịp gặp gỡ lịch sử giữa phó tổng thống ông Vincent, Tổng thống Đài Loan và chủ tịch Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào.
Tháng 11-2003, Hội nghị Bắc Ngao lần thứ 3 được tổ chức nhằm: Tìm kiếm các phương cách để phát triển châu Á sao cho tất cả các bên tham gia đều thắng cuộc là đề tài ngày họp đầu tiên của hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế Bác Ngao (tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, từ ngày 2 đến 3-11-2003) với chủ đề "Châu Á tìm kiếm sự phát triển chung thông qua hợp tác".
Cũng tại Hội nghị này, các hãng tinh như Paknews, Tân Hoa xã, và Reuters, đều đưa tin là các đại biểu gồm các nhà lãnh đạo, nhà kinh tế, chuyên gia về báo chí và du lịch trong khu vực sẽ bàn về tình hình tài chính quốc tế. Mỹ và Nhật dự kiến lại nêu vấn đề tăng giá đồng nhân dân tệ. Dẫn đầu đoàn VN, Phó thủ tướng Vũ Khoan cũng sẽ có tham luận.
Trong bài tham luận tham gia ngày họp đầu tiên, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho rằng: "Cần phải làm sâu sắc hơn sự hợp tác khu vực và tiểu khu vực trong khi vẫn duy trì những nguyên tắc như sự khác biệt về hình thái, việc cùng có lợi, tương trợ và tiến bộ từng bước". Ngay sau đó, Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong nhắc nhở rằng châu Á không chỉ nên xây dựng một vùng thương mại tự do nội khối mà còn phải mở cửa ra với bên ngoài - những điều này nhằm tránh bị sa vào thái độ tự cô lập, tranh giành giữa các khu vực với nhau đối với các tài nguyên như dầu hỏa, nảy sinh xung đột và kết cuộc là mỗi nước đều thua cuộc. Các đại biểu phát biểu đóng góp cho chủ đề này còn bàn về lộ trình tự do hóa thương mại và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực tài chính, công nghệ thông tin...
Ba năm trước, ngày 17/4/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu Việt Nam đã đền thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc tham dự Diễn đàn Châu Á Bắc Ngao lần thứ 9. Và ngay chiều hôm vừa đến Hải Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Hoa Ôn Gia Bảo, cùng trao đổi ý kiến về khủng hoảng tài chính toàn cầu, về quan hệ hai nước trong thời gian qua cũng như các biện pháp triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc. Khi đó, ông Ôn Gia Bảo Đảng đã nói:” Chính phủ và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam; đánh giá cao những biện pháp mà Đảng, Chính phủ Việt Nam đã và đang áp dụng để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ sớm vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển”. Và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng :” Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Diễn đàn Bác Ngao sẽ tạo cơ hội để các nước có thể trao đổi, đánh giá tình hình cũng như thảo luận và đưa ra các biện pháp đối phó với tác động của khủng hoảng tài chính-tiền tệ toàn cầu hiện nay”.
Trong cuộc gặp này, hai Thủ tướng quyết tâm hoàn thành mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương đạt 25 tỷ USD vào năm 2010 đi đôi với từng bước cân bằng cán cân mậu dịch; tăng cường thúc đẩy quan hệ giữa các địa phương hai nước, nhất là với các tỉnh phía Nam Trung Quốc; đồng thời nhất trí trên tinh thần đồng chí anh em, quan tâm đến lợi ích của nhau, thông qua hiệp thương hữu nghị, tìm kiếm giải pháp thỏa đáng cho vấn đề còn tồn tại liên quan đến biên giới lãnh thổ. Hai Thủ tướng cũng nhất trí tăng cường phối hợp trên các vấn đề quốc tế và khu vực. Hai bên cho rằng, việc hai nước hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm đối phó với tác động của khủng hoảng sẽ giúp hai nước cùng nhau vượt qua khó khăn để cùng tiếp tục phát triển. Hai Thủ tướng nhất trí lấy năm 2010 - năm kỷ niệm lần thứ 60 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Việt-Trung - là “Năm Hữu nghị Việt-Trung”; khẳng định đây là sự kiện quan trọng trong quan hệ hai nước; nhất trí cùng chỉ đạo các ban ngành hữu quan hai nước phối hợp triển khai tốt các hoạt động trong “Năm Hữu nghị Việt-Trung”, góp phần tăng cường tin cậy, đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước, thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước không ngừng phát triển thuận lợi. Tuy vậy, thực tế lại cho thấy, từ cuối năm 2009 đến nay, phía Trung Quốc không thực hiện đúng các điều cam kết tại các cuộc gặp gỡ song phương, cam kết theo Tuyên bố DOC, mà liên tiếp gây nhiều vụ bất ổn, đe dọa trị an trên biển Đông.
Diễn đàn Bắc Ngao về Châu Á lấn thứ 10, tháng 4-2011, với sới chủ đề "Phát triển Toàn diện: Chương trình nghị sự chung và các thách thức mới", có các nhà lãnh đạo của hơn 10 nước, trong đó có Việt Nam, và hơn 1.600 đại biểu chính phủ, giới doanh nghiệp và khoa học trong và ngoài châu lục đã tham dự hội nghị. Hội nghị tập trung thảo luận xoay quanh việc làm thế nào ứng đối với cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế. Chuyên gia vấn đề quốc tế Trung Quốc cho rằng, hiện nay (4-2011), cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế vẫn đang lan rộng, tổ chức Diễn đàn Bác Ngao sẽ tạo cơ hội cho các nước châu Á tạo dựng lại niềm tin trong cuộc khủng hoảng.
Hội nghị triển khai thảo luận xoay quanh việc làm thế nào ứng đối với cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế. Chuyên gia vấn đề quốc tế Trung Quốc cho rằng, hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế vẫn đang lan rộng, tổ chức Diễn đàn Bác Ngao sẽ tạo cơ hội cho các nước châu Á tạo dựng lại niềm tin trong cuộc khủng hoảng. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã kêu gọi các nước châu Á tăng cường hợp tác, phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, giữ gìn ổn định tài chính khu vực, khiến châu Á trở thành động lực quan trọng cho sự phục hồi kinh tế của thế giới.
Tại diễn đàn này còn đề cập tới hơn 20 chủ đề, như hiện trạng và triển vọng phát triển kinh tế hậu khủng hoảng, củng cố vai trò của Nhóm Các nước phát triển và mới nổi (G-20), cải cách hệ thống tài chính quốc tế, giám sát tài chính tại châu Âu và Mỹ, các dòng vốn đầu tư, kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của Trung Quốc và sự phát triển của một số ngành công nghiệp đặc thù...Chủ tịch nước chủ nhà Hồ Cẩm Đào kêu gọi các nước châu Á thay đổi mô hình phát triển kinh tế của mình phù hợp với các xu hướng toàn cầu, tái cấu trúc nền kinh tế, hình thành khả năng cải tiến khoa học và công nghệ, và phát triển nền kinh tế xanh vì sự phát triển và ổn định chung của châu Á. Ông cũng đã tuyên bố kha slaf mạnh bạo rằng: “Chúng ta cần tăng cường các nỗ lực chung nhằm củng cố hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho châu Á”.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo giới thiệu về chương trình cả gói thúc đẩy kinh tế phát triển bình ổn và khá nhanh nhằm ứng đối với cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế của Trung Quốc; đồng thời tai đây ông đã đề xuất 5 sáng kiến về tăng cường hợp tác: Gắn bó sự hợp tác kinh tế-thương mại, kiên quyết phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch; Tăng cường hợp tác tài chính-tiền tệ, nỗ lực giữ gìn ổn định tài chính khu vực; Tăng cường hợp tác đầu tư, phát huy vai trò thúc đẩy của đầu tư trong tăng trưởng kinh tế khu vực; Thúc đẩy hợp tác “xanh”; Tăng cường phối hợp và điều phối trong các công việc quốc tế, thúc đẩy hoà bình, ổn định và phồn vinh của thế giới Thủ tướng Trung Quốc cũng thông báo một ngân quỹ mới cho “Quỹ hợp tác Trung Quốc-ASEAN” trị giá 10 tỉ USD cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở châu Á và nói rằng kế hoạch kích thích của Trung Quốc đã mang lại kết quả.
Ông Ôn Gia Bảo một lần nữa cam kết với các đại biểu dự hội nghị rằng, Trung Quốc là nước tích cực tham gia và xây dựng hợp tác châu Á, kiên định phương châm ngoại giao với các nước xung quanh là “thân thiện với láng giềng, làm đối tác với láng giềng” và chính sách ngoại giao với các nước xung quanh là “hoà mục với láng giềng, làm yên với láng giềng, cùng giàu với láng giềng”.
Tổng thống Kazakh, ông Nursultan Nazarbayev nói: “Kinh tế Trung Quốc phát triển cũng có ảnh hưởng quan trọng cho sự phục hồi và phát triển của kinh tế thế giới. Chủ đề của Diễn đàn lần này có ý nghĩa rất quan trọng. Tôi cho rằng hiện nay đã không có mấy người hoài nghi châu Á sẽ trở thành trung tâm kinh tế mới của thế giới”.
Đặc thù của thế giới hiện đại là phụ thuộc lẫn nhau một cách đặc biệt. Các nước có nền kinh tế mạnh hay yếu đều cảm nhận hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những sự kiện cách mạng ở Trung Đông và Bắc Phi, thảm họa ở Nhật Bản một lần nữa nhắc nhở tất cả mọi người về sự cần thiết phải phối hợp cùng nhau để đối phó với các vấn đề chung thường gặp. Diễn đàn Bác Ngao đã đề xuất phương hướng phát triển toàn diện, đó là lập ra một trật tự thế giới chính trị và kinh tế công bằng, trong đó bao gồm cải cách hệ thống tài chính toàn cầu và thành lập trung tâm mới về ảnh hưởng kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, ở đây không thể bỏ qua điều chính yếu.
Chủ tịch Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào, đã từng phát biểu tại Bắc Ngao là: “Dù là nước lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo - chúng ta phải giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo rằng tất cả các nước đều có lợi ích thực sự từ sự phát triển kinh tế hiện nay. Và người dân của chúng ta có thể sống hạnh phúc hơn. Chúng ta cũng cần phải suy nghĩ về tình hình an ninh trong khu vực bất chấp giữa chúng ta có những khác biệt, và cần phải từ bỏ tư duy chiến tranh lạnh. Chúng ta phải đưa ra khái niệm an ninh mới, trong đó cần quy định rõ sự bình đẳng và tin tưởng lẫn nhau. Để đảm bảo hòa bình trong khu vực của chúng ta, nên tập trung chú ý vào tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong lĩnh vực an ninh và giải quyết tranh chấp thông qua tham vấn, có tính đến lợi ích của các bên.”
Cũng tại diễn đàn Bác Ngao 2011, tổng thống Dmitry Medvedev nhấn mạnh: Hội nghị “Davos châu Á-Thái Bình Dương” lần này có tính đại diện cao, cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng đối với diễn đàn. Nga sẵn sàng tiếp tục tham gia hiệu quả vào công việc của diễn đàn, và Nga có thể tiếp tục câu chuyện bắt đầu tại Bác Ngao trên Diễn đàn Kinh tế St Petersburg. Ông D. Medvedev cùng nói rằng, Nga có nguyện vọng xây dựng quan hệ đối tác với các nước trong khu vực, tích cực tham gia vào các tổ chức đa phương và liên kết khu vực. Ông Khảng định: “Sự phát triển của khu vực là chủ đề chính của Hội nghị. Điều này đặc biệt cấp bách đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi mà giờ đây đang diễn ra quá trình hội nhập mạnh mẽ. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng sự phát triển này cần trở nên toàn diện, bao gồm tất cả các nước. Không nên tạo các tuyến chia cắt mới, mà phải thúc đẩy cân bằng về tiềm lực kinh tế. Trong khu vực này có thể cảm thấy có sự khác biệt. Tương lai của Nga nằm trong việc hiện đại hóa nền kinh tế Siberia và Viễn Đông, là các địa phương gắn bó chặt chẽ với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta đang gắn bó ràng buộc với nhau bởi một lý do đơn giản - Nga chính là một phần của châu Á-Thái Bình Dương và quan tâm đến việc phát triển tối đa của khu vực này…Không thể cô lập và ném một nước nào đó ra khỏi tiến trình của toàn thế giới. Điều này liên quan đến triển vọng mở ra trước mỗi nước điều kiện thuận lợi để họ thể hiện và khai thác tiềm năng của mình bằng cách tham gia trong tương tác kinh tế toàn cầu”.
Hội nghị hàng năm Diễn đàn châu Á - Bác Ngao năm 2012 (lần thứ 11), đang được được tổ chức (từ ngày 1-3/4) tại Hải Nam, Trung Quốc. Sau 11 năm phát triển Diễn đàn này giờ đây được nhắc đến như là một "Davos của châu Á", là cơ chế quan trọng để các nhà lãnh đạo chính trị, kinh tế, giới học giả thảo luận vấn đề kinh tế và các vấn đề quan trọng khác của châu Á và các khu vực khác trên thế giới. Hội nghị năm nay có chủ đề “Châu Á trong một thế giới biến đổi, hướng tới phát triển lành mạnh và bền vững”. Hiện mọi công tác chuẩn bị cho sự kiện kinh tế quan trọng này đã hoàn tất.
Với sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo cấp cao, vì vậy khâu an ninh được Ban tổ chức hết sức coi trọng. Mọi phương tiện đi về phía Trung tâm hội nghị quốc tế, nơi diễn ra các hoạt động chính của hội nghị đều phải qua kiểm tra nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm tra an ninh đã được đặt trước khách sạn nơi có các đại biểu tham dự hội nghị ở.
Theo thông tin từ Ban tổ chức, Hội nghị năm nay thu hút hơn 2.000 đại biểu là các nhà lãnh đạo chính trị, doanh nghiêp, học giả tham dự. Ngoài chủ đề chính, các đại biểu sẽ thảo luận theo 3 nhóm chủ đề lớn với gần 20 chủ đề nhỏ liên quan đến các lĩnh vực khủng hoảng nợ công, việc làm và tăng trưởng, cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế, đột phá chiến lược ngành chế tạo châu Á.
Đặc biệt, năm nay diễn đàn có buổi thảo luận về ASEAN với chủ đề Khu vực thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN và Hội nhập Kinh tế khu vực. Bên cạnh các vấn đề kinh tế, Diễn đàn năm nay cũng thảo luận nhiều chủ đề liên quan đến dân sinh như hạnh phúc, y tế, du lịch.
Trước sự kiên đang diễn ra này, Hãng tin Bloomberg cho biết: Ngày 31/03/2012 tại Diễn đàn Kinh tế Á châu Bác Ngao 2012 (Hải Nam - Trung Quốc), Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải một lần nữa nhắc lại yêu cầu trên đây với đồng nhiệm Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ông Hoàng Trung Hải đưa ra ý kiến là một lần nữa Hà Nội yêu cầu Bắc Kinh trả tự do “ngay lập tức và vô điều kiện” cho 21 ngư dân cùng hai tàu cá Việt Nam hiện đang bị phía Trung Quốc bắt giữ. Hà Nội cũng đòi Bắc Kinh hủy cuộc đua thuyền tại Hoàng Sa.
Ngày 21/03/2012, Việt Nam đã chính thức đòi Trung Quốc thả ngay lập tức 21 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị bắt gần Hoàng Sa hôm đầu tháng Ba. Theo Hà Nội, Bắc Kinh đã “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam”. Trung Quốc đã lập tức bác bỏ yêu cầu của Việt Nam với lý do tàu đánh cá và các thuyền viên Việt Nam “đánh bắt cá trái phép” trong vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Ngoài ra, tại Bác Ngao, Phó thủ tướng Việt Nam cũng lưu ý đồng nhiệm Trung Quốc về tranh chấp trên biển. Việt Nam kêu gọi Trung Quốc tránh những hành động làm phức tạp thêm tình hình trên Biển Đông.
Trước cuộc tiếp xúc giữa hai phó thủ tướng Việt Nam và Trung Quốc trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Á châu, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị, ngày 30/03/2012 khẳng định Hà Nội xem việc Trung Quốc tổ chức cuộc đua thuyền buồm xuất phát từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa là “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại chính cam kết của Trung Quốc là không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông”.
Do vậy, “Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động nêu trên, tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông”. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói: “Tin rằng Trung Quốc sẽ giành được sự phát triển hơn nữa, đóng góp lớn hơn cho hoà bình và phát triển thế giới. Việt Nam sẵn sàng nỗ lực hơn nữa sâu sắc quan hệ hai nước.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng, hai nước Trung-Việt phải xuất phát từ tình hình lớn và lâu dài, áp dụng biện pháp hữu hiệu, xử lý ổn thoả vấn đề Nam Hải, giữ gìn quan hệ hai nước phát triển lành mạnh ổn định. Ông L.K. Cường nói có vẻ cũng ngon lành và xem ra cũng có chút động cơ xây dựng đấy, nhưng vì đã rất nhiều lần trong vấn đề biển đông và biên giới Việt-Trung, phía Trung Quốc vẫn nói mà không làm, lại thường hứa hão. Trong khi mỗi lần gặp nhau về phương diện đối ngoại thì thấy cái gì họ cũng bắt tay lắc lắc nói “hảo hảo”. Nhưng, đã quá nhiều kinh nghiệm thực tế về phong cách và trách nhiệm trước lời hứa của Trung Quốc rồi, chờ xem “Trung Quốc có còn nói zậy mà hổng phải zậy” nữa không? Chắc là khó mà khá hơn được bao nhiêu, thành bản chất từ xa xưa rồi. Và, mọi sự vẫn phải: “Hãy đợi đấy!”.
B.V.B
Tác giả gửi trực tiếp cho NXD- Blog!
Cường độ những phát biểu của các nhà lãnh đạo VN đối với TQ từng bước cũng thấy mạnh dần lên . Nhưng tác dụng của nó đối với TQ coi bộ không mạnh hơn. Tuy nhiên điều đó là cần thiết và chứng tỏ tiếng nói của VN có uy lực hơn trên trường quốc tế.
Trả lờiXóaKhi tôi nói phải mà anh không nghe nhưng có kẻ khác nghe và người ta sẽ đánh giá thái độ của anh đối với người khác, nhất là đối với người mà anh vẫn gọi là anh em, là đồng chí. Người ta sẽ rút kinh nghiệm về phía mình để tìm ra đối sách hữu hiệu hơn. Người khác cũng xem xét anh có thật lòng trong lời nói đi đôi với việc làm không hay anh chỉ hành động trên thế là kẻ mạnh đối với kẻ yếu hơn anh . Lời nói của anh dần dần kém giá trị đối với người khác vì người khác nghi ngờ anh .
Tôi không nghĩ đến lúc này mà còn có người tin rằng Trung quốc sẽ từ bỏ tham vọng chiếm hết Biển Đông của họ. (Lịch sử ngàn năm đã chứng minh rằng TQ lúc nào cũng có ý đồ xâm chiếm VN, chẳng qua là họ không thể thắng được VN thôi). Đừng có "hãy đợi đấy" làm gì cho mất thời gian vì thời gian cũng là một hệ số quyết định thắng thua. Như một số trí thức của ta đã phân tích, VN phải nhanh chóng khởi động các chiến dịch tuyện truyền vể chủ quyền Biển Đông của ta trong nước và ngoài nước, và chuẩn bị hồ sơ pháp lý đưa tranh chấp ra trọng tài quốc tế. Tôi tin rằng TQ rất "sợ" đưa tranh chấp ra diễn đàn quốc tế, bởi vì họ biết rằng họ sẽ thua.
Trả lờiXóaôi trời! Luật pháp VN!
Trả lờiXóahttp://www.thanhnien.com.vn/pages/20120405/nguyen-chu-tich-h-tien-lang-lam-chuyen-vien-so-noi-vu.aspx
Thấy tựa bài rất hay nhưng khi khởi đọc thì hơi khựn lại vì hầu như là bài viết không có nghiên cứu kỷ lưởng mà là bài viết hấp tấp và có thể chỉ là bài viết tóm lượm của những bài viết khác thôi .
Trả lờiXóaNhập đề theo nguyên văn : "Bác Ngao là một thị trấn rộng 31Km2, bên sông Vạn Tuyền, thuộc huyện Quỳnh Hải, thị trấn Hải Nam (Trung Quốc), cách Hà Khẩu 105 km. Đây là nơi diễn ra “Diễn dàn Bắc Ngao về châu Á" . chỉ trong dòng chữ không đầy vài chục mà đã sai nhiều điểm quan trọng :
- thị trấn Hải Nam (Trung Quốc) : phải là tỉnh Hải Nam
- cách Hà Khẩu 105 km : phải là thành phố Hải Khẩu chứ Hà Khẩu là một thị trấn mà nhiều người Việt vùng Sapa sẽ biết đến nhiều vì nó là thị trấn cửa khẩu biên giới của Trung Quốc đối diện với thành phố Lào Cai của ta .
- trong bài nhắc đến "Diễn đàn Bắc Ngao về châu Á" : tên rõ ràng là Bác Ngao chứ không phải Bắc Ngao .
Vài hàng gp' ý cùng tác giả và đọc giả , hy vọng được đăng thiển ý vì kinh nghiệm nhiều lần là chỉ có ý khen mới được đăng .
Chúc mọi người vui khỏe
Trần Ba
07.04.2012
Sydney Australia