Bộ trưởng và báo chí
SGTT.VN - Sáng 5.4, hàng chục cơ quan báo chí đã được bộ Tài chính “trân trọng mời đến tham dự và đưa tin” về hội nghị học tập, triển khai Nghị quyết Trung ương 4 của bộ này. Nhưng tại đây, các nhà báo đã được bộ trưởng bộ Tài chính Vương Đình Huệ dành cho một bất ngờ.
Khi phát biểu về chủ đề báo chí và truyền thông, Bộ trưởng Huệ nói khá dài, đại ý hiện nay báo chí và truyền thông phát triển, nhưng cũng vì thế mà việc quản lý trở nên khó khăn, nhất là đối với báo điện tử, blog...
Bộ trưởng Tài chính nói về tôn chỉ mục đích của báo chí
Rồi ông bày tỏ sự không hài lòng về việc các báo hiện nay thường đề cập đến các nội dung không phải “của mình”. “Tôn chỉ mục đích có rồi sao không theo? Báo của tổ chức này sao lại nói về lĩnh vực của tổ chức khác? Vì sao báo về tiếp thị lại đi viết về chính trị?”, ông Huệ nêu vấn đề.
Vấn đề được Bộ trưởng Huệ nêu khiến không ít nhà báo có mặt tại hội nghị cảm thấy ngỡ ngàng. Thậm chí đã có người đặt câu hỏi về cách nhìn nhận của Bộ trưởng đối với báo chí và vai trò của báo chí.
Nếu báo chí của tổ chức nào cũng chỉ được viết về lĩnh vực của tổ chức đó thì liệu có hợp lý? Và nếu như vậy, thì Bộ Tài chính có cần thiết phải mời hàng chục cơ quan báo chí thuộc nhiều “thành phần” khác nhau đến để dự một hội nghị về triển khai nghị quyết Trung ương, một nội dung thuần túy về chính trị, theo “phân loại” của Bộ trưởng Vương Đình Huệ?
Có lẽ cũng nên nhắc lại một văn bản được coi là cơ sở của hoạt động báo chí. Theo Luật Báo chí, “nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí”. Điều 10 của luật này quy định về “những điều không được thông tin trên báo chí” cũng không có khoản mục nào giới hạn nội dung mà báo chí được đề cập, trừ những nội dung như kích động nhân dân chống phá nhà nước, kích động bạo lực, tiết lộ bí mật nhà nước...
Sinh năm 1957, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đang được làng báo và công luận nói chung ghi nhận như là một chính khách nổi bật trong đội hình bộ trưởng hiện tại, dẫu nhiệm kỳ của ông chưa tròn một năm. Tháng 9.2011, sau những phát biểu đầy mạnh mẽ của Bộ trưởng liên quan đến điều hành giá xăng dầu, đã có một hình ảnh đầy ấn tượng về một chính khách quyết liệt, dám nghĩ dám làm, coi lợi ích của nhà nước và nhân dân là mục tiêu cao nhất để hướng tới. Hình ảnh ấy ít nhiều đã có sự đóng góp từ mạch thông tin trên hàng trăm báo, tạp chí thuộc nhiều tổ chức khác nhau, cùng hàng ngàn trang mạng, diễn đàn, blog.
Để “quản lý nhà nước” được hiệu quả, nhà nước phân chia các lĩnh vực và tương ứng với mỗi lĩnh vực sẽ có một cơ quan quản lý, chẳng hạn Bộ Tài chính thì quản lý các vấn đề về tài chính. Nhưng “lĩnh vực” của báo chí thì chỉ là thông tin, mà thông tin thì thường không có ranh giới rạch ròi, nhất là trong bối cảnh các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội đều có mối đan xen mật thiết.
Vì sao mời báo kinh tế, báo tiếp thị thông tin Nghị quyết 4?
Lấy ví dụ như Nghị quyết Trung ương 4, về bản chất là một văn bản thuần túy chính trị, nhưng vì nghị quyết nói đến vấn đề xây dựng đảng và đảng viên, nên tự thân văn bản này cũng đã là nội dung “xã hội”. Hơn nữa, đi sâu vào nội dung nghị quyết, thì văn bản này đề cập đến cả vấn đề kê khai tài sản, chống tham nhũng và tiêu cực, lợi ích nhóm... thì đấy đã là nội dung kinh tế.
Rộng hơn, khi Trung ương ra nghị quyết về “một số vấn đề cấp bách để xây dựng Đảng”, tức là đưa ra thông điệp về quyết tâm làm lành mạnh tổ chức Đảng và bộ máy nhà nước, thì thông điệp thậm chí đã mang nội hàm không chỉ giới hạn trong việc xây dựng Đảng. Đối với quốc tế, thông điệp ở đây có thể hiểu một cách giản dị là: Đảng và nhà nước của chúng tôi đã nhìn thấy những khiếm khuyết và và đang nỗ lực để để cải thiện những khiếm khuyết đó; chúng tôi đang nỗ lực để quản lý và điều hành đất nước tốt hơn, để các nhà tài trợ, các nhà đầu tư, khách du lịch… tin tưởng và đến với chúng tôi nhiều hơn!
Trên thế giới, không ai thắc mắc khi một tạp chí có tên rất “quê mùa” là “Địa lý Quốc gia” (National Geographic) của Hội Địa lý Quốc gia Mỹ lại là tạp chí có số lượng phát hành đến gần 10 triệu bản/tháng, thậm chí có hẳn kênh truyền hình riêng.
Cũng không ai thắc mắc khi hầu hết các tờ nhật báo lớn nhất Nhật Bản đều là các báo kinh tế, trong khi một trong những tờ báo nổi tiếng nhất khu vực Đông Nam Á lại có cái tên cũng giản dị là “Thời báo Eo biển” (The Strait Times). Cái tên không quan trọng, quan trọng hơn hết vẫn là việc các ấn phẩm báo chí này đáp ứng được nhu cầu của người đọc và họ sống được vì điều đó; trên thực tế, nội dung của các báo chí này đều mang tính tổng hợp, đề cập hết tất cả các vấn đề từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa...
Người viết tin rằng, một nhà nước pháp quyền lý tưởng là nơi người dân, cũng như các nhà báo và các tờ báo, đơn giản là có thể được làm những gì mà pháp luật không cấm. Trên hành trình gian nan trở thành một chính khách được người dân tin yêu và tín nhiệm, những mệnh đề giản đơn này mong được thuộc nằm lòng thay vì đặt câu hỏi: “Vì sao báo tiếp thị lại đi viết về chính trị?”.
Theo VnEconomy
Nguồn: Sài Gòn tiếp thị
Từ khi ông này lên đã có những phát biểu sai về kinh tế vĩ mô đến lãnh vực chuyên ngành tài chính của ổng (giá xăng dầu, ko lạm phát vì ko in thêm tiền khi tăng lương...). Nên đây không phải là chuyện sảy miệng đâu.
Trả lờiXóaMỗi người chỉ có thể giỏi về một lĩnh vực thôi, ông VĐH là dân kế toán tài chính, ông ấy dốt trong lĩnh vực truyền thông cũng là phải thôi.
XóaHương@ thì đến lĩnh vực ông Huệ là GS.TS là bộ trưởng mà còn nói sai cơ mà.
XóaCách đây hơn 10 năm tôi chơi khá thân với một thượng tá CA ở PC 25 của CA một tỉnh ĐBSCL . Trong lúc trà dư tửu hậu một số người cũng rất hạn chế, nói thoải mái về mọi đề tài trong đó có đề tài về tôn giáo và báo chí. Ông ta nói, tại sao địa phương nào cũng có báo mà báo TpHCM lại nói về tỉnh này tỉnh nọ vượt ra ngoài phạm vi của mình. Cụ thể như Báo Tuổi Trẻ của Đoàn TNCSHCM của Tp HCM lại bàn đến các lãnh vực của tỉnh Tiền Giang hay của Hà Nội ? Hà Nội có báo của Hà Nội, Tiền Giang có báo của Tiền Giang .
Trả lờiXóaTôi không tham gia ý kiến gì nhưng nghĩ bụng, tại sao đc này có suy nghĩ hẹp hòi thế ? Nhưng nếu báo TT ca ngợi thành tích nào đó của Tiền Giang hay Hà Nội chắc các địa phương này khoái lắm. Còn ngược lại, vạch ra cái chưa tốt, chắc hẳn các địa phương này không hài lòng .
Trong bản chất vấn đề đã thấy sai rồi. Bộ Trưởng Tài Chính Vương Đình Huệ, nếu nhìn qua cái "mác" đang đeo ,trách nhiệm đang gánh vác thì cũng biết ông Huệ đang điều hành cơ quan nào rồi ? Nhưng tại sao ông phải mời báo chí đến để phổ biến nghị quyết TW 4? đâu phải chuyện của ông đó là vai trò của các ông lãnh đạo mặt Đảng, Ban tuyên huấn... đó là cái sai thứ nhất. Chuyện ông trách và phê bình vai trò và chức năng báo chí hiện nay đó cũng là trách nhiệm quản lý báo chí của Ban Tuyên Huấn TW và Bộ Trưởng Thông Tin Văn Hóa...đó là cái sai thứ hai của ông Huệ.
Trả lờiXóaÔng răn đe với báo chí:" Báo của tổ chức này sao lại nói đến tổ chức khác." chẳng khác nào ông lại trách chính ông bởi sân của ông sao ông không chơi mà lại lấn sân khác ? hay vô hình chung ngài ví mình như Bậc Mẫu Nghi Thiên hạ ... phát biểu sao, dạy bảo sao thiên hạ cũng phải nghe ? Tôi biết công việc bên Bộ Tài Chính của ngài gặp vô vàn rắc rối, mong Bộ Trưởng làm tốt vai trò của mình hòng sớm ổn định nền kinh tế éo uột hiện nay hơn là làm nhiều chuyện không trong lĩnh vực của mình.
Tôi nghĩ một người trình độ đầy người và khi đã leo lên tới Bộ Trưởng thì khó lòng mà sảy miệng trước báo chí. Ông Huệ nắm vững hầu như ai đang nắm vai trò quan trọng từ TW đến địa phương đều là đảng viên cả, nếu mặt Đảng càng cao thì nắm chức vụ càng lớn. Bởi thế trong thời gian qua hầu hết các Tập Đoàn Quốc doanh không dính ít thì nhiều đến các vị Quan từ cao đến thấp. Những tập đoàn đó luôn được rót tiền từ Ngân sách quốc gia một cách ưu đãi, được vay lãi suất hầu như bằng 0 và thậm chí được sử dụng toàn bộ nguồn vốn viện trợ ODA, họ làm càng lỗ càng được rót thêm tiền, trong khi đó họ đầu tư hầu như giàn trải không đúng tiêu chí khi thành lập.
XóaÔng Huệ trách Báo chí bằng giáo huấn nghị quyết TW 4. Ông cảnh cáo Báo chí chớ bép xép đừng nên "bức mây động rừng" chuyện báo tổ chức anh thì anh nói đừng nói chuyện dùm người khác...đó là lợi thứ nhất. Ông dùng nghị quyết TW 4 ( bủu bối cho các Đảng viên CS, nghị quyết TW chỉ đúng chứ không sai )để cảnh báo các Đảng viên chớ nên đi quá xa hay nói trái với ý Đảng (dùng kinh tế thị trường, trào lưu dân chủ thế giới để so sánh và lý luận với học thuyết Mác Lê)...đó là cái lợi thứ hai. Bộ trưởng Huệ trong lĩnh vực ngân hàng & tài chính tức là ông đang giữ thùng tiền thì dĩ nhiên bao nhiêu hệ lụy của kinh tế đất nước đều xuất phát từ đây thông qua các ông Trời con đang khuynh đảo trực tiếp hay gián tiếp đến ông nên nhân cơ hội này ông Huệ cảnh cáo đến các Tập đoàn Quốc Doanh ,nếu tiền tôi rót xuống đầu tư cho tổ chức anh mà anh mang sang lĩnh vực khác làm ăn đầu tư thì hậu quả ra sao anh chịu( nên lấy gương Vinashin làm kinh nghiệm tiền đóng tàu đi xây khách sạn, sân goft, nhập và sửa chữa ô tô) ... đó là cái lợi thứ ba. Tương lai con đường hoạn lộ của ông Huệ sẽ sáng chói bằng việc giải quyết gút mắc kinh tế trong lĩnh vực chuyên môn vẫn không xa rời Nghị quyết Đảng thì tìm đâu được "nhân tài ưu tú" này , các đảng viên khác từ Bộ Chính Trị đến các Ủy viên TW Đảng nên học tập "sống và làm việc" theo gương Bộ Trưởng Huệ... đó là lợi thứ tư.
Tuy việc nói trước báo chí có nhiều phản cảm nhưng ông Huệ đã cho nhiều thế ràng buộc đối với các cơ quan khác nhưng ông thành công những điều ông mong đợi
Hì hì, không biết toàn văn bài phát biểu ra sao chứ xét riêng ý trên thì đúng bác Huệ nhà ta "sẩy miệng" thiệt rồi. Thế giờ hỏi ngược lại rằng bác là Bộ trưởng Tài chính, có "tôn chỉ mục đích" của Bộ rồi, sao không nói với báo chí về riêng chuyện tài chính mà lại đi nói về Nghị quyết 4, bác trả lời sao?
Trả lờiXóaTrang chủ và khách khứa của blog Xuandienhannom này từ nay chỉ nên trao đổi về Hán Nôm thôi nhé, he he?
Bản thân Bộ trưởng Huệ (BTC) quản lý tài chính lại lấn sân sang Bộ TTTT. Ông tìm cách rào trước báo chí như bà H Yến lo ra luật bảo vệ quyền riêng tư!!! Nói thật, không có SGTT nói về các tàu VN bị TQ bắt giữ thì các nguồn tin khác không biết lấy nguồn đâu mà dẫn.
Trả lờiXóaMột sự sảy miệng đáng trách,điều xảy ra trên không nên có ở một chính khách xuất phát từ nghành giáo dục
Trả lờiXóathôi rồi.
Trả lờiXóaChưa nói nội dung đề cập sai đúng chỉ nói một điều như thế này :
Trả lờiXóaBT "Tài chính" Đăng Đàn về một việc : "bức xúc về việc báo chí làm không đúng mục đích và tôn chỉ" : Nghĩa là ông đang làm đúng cái điều ông đang chỉ trích người khác !
Một điều nữa ông nhẩm lẫn một điều là báo chí là để đưa tin đến độc giả bất kể lãnh vực nào MÀ CÁI QUANG TRỌNG LÀ ĐƯA TIN CHÍNH XÁC, NHANH CHÓNG VÀ TRUNG THỰC !
Về so sánh nó có khác gì một người thầy, người bố trong khi giảng giải cho học trò, con cái mình đừng làm những cái điều mà mình đang làm !!!!
Nhưng cái khác ở đây là đối tượng (khán thính giả) của những giảng giải của BT không phải là học trò hay con cái của BT mà là nhân dân, những người mà trình độ nhận thức & giáo dục đôi khi còn cao hơn BT !!!!
Hết ông 'Đinh' đến ông 'Vương'. Thất vọng.
Trả lờiXóaNgười Sài Gòn,
Trả lờiXóaKiến thức tổng quát, kiến thức xã hội của các quan trong bộ máy chính quyền bây giờ không biết gọi là ... cái gì nữa. Từ ông quan cấp huyện, tỉnh, thành phố, cho đến các ông quan đặc trách chuyên ngành của mình cũng ăn nói linh tinh, lang tang...
Thời buổi này loạn hết cả rồi...
Nhân dân (bao gồm trí thức, nhân sĩ, các nhà nghiên cứu , học giả... và đồng bào) đành phải chào thua và chịu trận với cái lũ ăn hại này.
Ông bộ trưởng ơi ông không hiểu luật pháp à ,vậy thì ông đưa đất này đi đâu.
Trả lờiXóaĐúng là mấy ngày đầu tiên mới nhậm chức, ông Huệ có 1-2 phát biểu có vẻ có ấn tượng, nhưng rồi ngay lập tức ông lặn mất tăm.
Trả lờiXóaÔng Thăng cũng vậy, nhưng ông này cho đến giờ phút này vẫn tiếp tục cho gây ấn tượng.
Nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ 2 ông có gì đáng để ấn tượng.
Thế cả thôi.
"Vì sao báo về tiếp thị lại đi viết về chính trị?"
Trả lờiXóaThế Tài chính sao lại đi phát về báo chí (?!)
Ý bạn trùng với ý tôi
Xóa- Tại sao các báo nói về chinh trị, giáo dục là chính lại nói nhiều về Giết, Hiếp, Cướp, Chân dài hả bác Huệ.
Trả lờiXóaHay !
XóaNói hay !
XóaÔi! Kinh thật.
Trả lờiXóaBáo chí ngành nào chỉ được viết về ngành đó thôi. Không hiểu tại sao báo chí trên khắp thế giới lại nói về mọi mặt của đời sống xã hội loài người từ chính trị, kinh tế, xã hội, mại dâm, chém ,giết, cướp, bầu cử, văn hóa văn nghệ đến thể thao, xì căng đan vv... thôi thì đủ thứ chuyện trong một tờ báo.
Tại sao là bộ trưởng Tài chính lại đi nói về báo chí, internet và blogger nhỉ? Việc này trái ngành mà.
Khó quản lý báo chí và thông tin à. tại sao lại phải quản lý nhỉ vì dân có quyền tự do báo chí theo Hiến pháp qui định ?
Ôi! Việt Nam ta thật là độc đáo và có những con người độc đáo mà cả thế giới phải kính cẩn nghiêng minh trước tài năng và đức độ.
Việt Nam nên chăng phải mở một trường Đại học đào tạo nhân tài chuyên làm lãnh đạo quốc gia cho cả thế giới và lấy tên là:
"Trường Đại học chuyên đào tạo những người lãnh đạo cực kỳ tài ba cho cả thế giới".
Con tôi có năng khiếu và yêu thích các môn học Toán - Lý - Hóa, nay Bộ giáo dục cho thi tốt nghiệp PTTH 6 môn trong đó có 3 môn Văn - Sử - Đại, nói như Bộ trưởng Vương Đình Huệ thì con tôi có phải không cần thi 3 môn văn - Sử - Địa không?
Trả lờiXóaLại nói: Đa phần sinh viên VN hiện nay khi tốt nghiệp ra trường rất nhiều làm trái Ngành nghề đã học, nói như BT VĐH thì hộ có phạm luật không?
Ngôi sao mới nổi được vài tháng nay đã vội tắt rồi sao ... chán quá!!!!
Trốn tránh trách nhiệm vào coi khinh báo chí, chứ ông Huệ thông minh lắm, đâu phải xảy miệng.
Trả lờiXóaHầu như ông quan chức nào cũng nghĩ mình là cấp trên của báo chí. Cái này là quán tính thôi. Ở ta lâu lắm rồi vẫn có lệ thế.
Thư giãn tí nghen các Bác, để thấy rằng tư duy của người dân đã nhiễm sâu nặng tư tưởng cách mạng như thế nào:
Trả lờiXóahttp://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=OCblwaj9m5g
" ..trong quá trình lao động và học tập các cháu biết nhau lấy nhân sinh quan cách mạng làm cơ sở"
Hy vọng là chỉ sơ sảy nhất thời, tôi vẫn đặt hy vọng nơi ông Huệ.
Trả lờiXóaCách tư duy như vậy thì khó gọi là nhất thời lắm ở một người vẫn được đánh giá là thông minh!
XóaMình cũng vẫn thấy ông VĐH là bộ trưởng ok nhất hiện nay đấy! Mặc dù chuyện này xảy ra thật đáng tiếc! :(
XóaHỏi ông Huệ trường hợp này (vừa xảy ra đây thôi): một cháu học sinh được công an đến trường "mời" lên đồn làm việc, tại đó cháu bị giam nhiều giờ, bị đánh xưng vêu mặt. Vậy các bào của ngành giáo dục hay pháp luật được đưa tin ạ? Chắc báo nào cũng thấy vừa là "ngành mình" vừa không phải "ngành mình", cho nên họ cái cớ rất chính đáng để không đưa tin. Thế là cuôi cùng chỉ các báo "rác rưởi" (rác thì không có ranh giới) đưa tin thôi.
Trả lờiXóaTôi được nghe nhiều về Ông Vương Đình Huệ qua một ông anh là học trò của Ông Huệ từ thời còn dậy ở trường Tài Chính, và những người đã từng là đồng nghiệp của Ông tại trường, tôi cũng đánh giá ông là một người có sự hiểu biết rộng, kiến thức chuyên môn tốt, nhưng khi phát biểu thế này ông làm tôi hơi buồn
Trả lờiXóahttp://phunutoday.vn/xa-hoi/doi-song/201204/Quan-cuong-che-da-Canh-cay-que-cui-cung-phai-thu-hoi-2144096/
Trả lờiXóahttp://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/67337/vua-buon-cuoi---lai-muon-khoc-.html
Trả lờiXóaTrình độ của vị Bộ Trưởng Huệ này thiếu hiểu biết về khái niệm về "Chính Trị" vì chỉ trong lĩnh vực "Bộ Tài Chính"?.
Trả lờiXóaCũng chẳng trông chờ gì được ở ông Vương Đình Huệ đâu, đồng bào ơi, anh chị em ơi!
Trả lờiXóaQUAN chức bây giờ nhiều kẻ HỢM HĨNH lắm ? BỆNH dịch mà!
Trả lờiXóaLời nói của ông Huệ có thể hiểu như thế này chăng:
Trả lờiXóaBáo chí phải và chỉ phải là công cụ tuyên truyền thôi
Cấm đi ra khỏi con đường đã vạch sẵn...OK !
TH
Hồi ông Vương Đình Huệ mới lên làm Bộ trưởng thấy ông phát biểu lo lắng cho dân, nhất là ông nói về kiềm chế giá xăng vì dân nghèo, tôi cũng kỳ vọng vào mấy bộ trưởng trẻ như ông Huệ, ông Đinh La Thăng. Dù nghe mấy vị cao niên có nói: Chú đừng cả tin! Ông Huệ này có phải mới đâu, cũng làm Tổng kiểm toán NN 5 năm mà có khui được vi phạm tài chính nào lớn của các Tập đoàn phá hoại Nhà nước là biết năng lực của ông rồi. Nhưng vẫn cố hy vọng vì cuộc sống là phải có hy vọng! Nước VN là một trong số không nhiều nước xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới. Khi giá dầu mỏ tăng thì VN cũng được lợi. Nếu Bộ trưởng tài chính mà tâm huyết với dân, thì sẽ biết cách điều hoà lợi nhuận từ nguồn tài nguyên này hỗ trợ cho đời sống nhân dân. Nhưng một thời gian ngắn, dưới sự chỉ đạo của ông Huệ, vẫn thấy xăng có giảm được 500đ/l thì lại tăng 2100đ/l, làm dân càng thêm điêu đứng. Ông làm Bộ trưởng Tài chính mà có lần phát biểu hôm trước, thì ngay hôm sau Văn phòng Bộ Tài chính cải chính lại lời ông...thì dân làm sao tin được những gì ông nói! Dân chỉ mong có các bộ trưởng, đại biểu QH có tâm, có tài để giúp dân, giúp nước! Nhưng không hiểu vận nước thế nào mà nay nhiều Bộ trưởng ta có vấn đề nói năng tùm lum, nhiều đại biểu QH rau muống ...Cũng là nội dung cần chỉnh đốn sớm!
Trả lờiXóaÔng này cũng thế thôi, phát ngôn sặc mùi tuyên truyền định hướng. Mịa, mấy ông lãnh đạo mình cứ nghĩ họ là ...bố dân, muốn cho nói gì, làm gì thì mới được phép. Bố khỉ!
Trả lờiXóaTôi từng ngưỡng mộ ông Vương Đình Huệ khi mới nhậm chức với những phát biểu khúc chiết, am tường trong lĩnh vực của mình. Nay nghe ông sảy miệng mà toàn những chuyện to tát mà thấy buồn. Quả thế thì cái dàn Bộ trưởng của ta đã hết thuốc chữa!?
Trả lờiXóathôi rồi..thất vọng quá :-(
Trả lờiXóaÔng VĐH nói vậy mà hơn 700 tờ báo trong nước cũng im re. Thế mới biết chuyên môn của Báo nước nhà mới là "chuyên môn" ...
Trả lờiXóaThì chẳng phải SGTT lên tiếng bằng bài viết này đó sao?
XóaCâu nói của bộ trưởng họ Vương khiến tôi nhớ đến một kiểu nói của mấy nhà văn cựu trào vào hồi cao trào đổi mới; khi thấy các báo như Tuổi Trẻ,... cũng bàn các chuyện đang nóng trong Hội nhà văn (thời kỳ chuẩn bị Đại hội nhà văn lần 4) tại các cuộc họp ở Hội nhà văn, mấy nhà văn như H.T.T., K.L., T.R.,... lớn tiếng: tại sao các báo như Tuổi Trẻ của Đoàn TN chỉ của Tp.HCM. thôi lại xía vô các công việc của Hội nhà văn chúng tôi, đề nghị Ban VHVN TƯ cấm các báo ấy nói việc Hội nhà văn!?
Trả lờiXóaĐây là nếp tư duy quen thuộc của hầu hết các cán bộ trong hệ thống Đảng trị; hệ thống báo chí do họ thiết kế cũng mang đặc trưng của cái hệ thống chính trị do Đảng quản lý toàn diện; theo đó, mọi tờ báo đều có "cơ quan chủ quản", ví dụ tờ Tiền Phong là của TƯ Đoàn TNCS, tờ Tuổi Trẻ thậm chí chỉ là của Đoàn TNCS của 1 thành phố thôi! Và lẽ ra theo ý các quan trên thì tờ nào ở phạm vi nào thì chỉ đưa tin, bình luận về phạm vi như đã định, -- thế mới hợp với cái mà họ gọi là "theo đúng tôn chỉ, mục đích của tờ báo". Hệ thống báo giấy hiện tại ở VN, về quy chế pháp lý, thật ra vẫn chưa thoát khỏi sự giới hạn trong từng ô vuông "tôn chỉ mục đích" kiểu cổ lỗ đó. Có điều, nhà báo mình cũng ít nhiều năng động, vả lại viết đúng "tôn chỉ mục đích" thì dân không mua báo, số phận báo nào cũng sẽ bị dân chối bỏ như đang chối bỏ báo "Nhân dân", ngân sách không thể cấp cho tất cả được, ngay các hãng cũng không thèm quảng cáo trên tờ báo mà dân không mua... Tức là các báo không thể quá ngoan ngoãn. nhưng ông bộ trưởng hay bất cứ quan chức nào, khi thấy báo chí bới móc cái sai cái dở của mình thì lập tức thò ra cái quy tắc độc tài quen thuộc để đòi hỏi báo chí. Bộ trưởng họ Vương chỉ một lần nữa phơi bày ra cái nguyên tắc, cái quan niệm lạc hậu đầy tính độc tài về báo chí mà thôi.
Các chính khách bây giờ đừng bao giờ nói mà không có giấy viết sẳn (cấp dưới viết), như nguyên TBT NĐM đấy, như vậy mới chắn ăn.
Trả lờiXóaBT Huệ nói vậy thì trang TTHN bị chặn tường lửa rùi bùn ghê .
Trả lờiXóaTôi cho rằng: khi mới nhận chức Bộ trưởng bộ tài chính, ông Huệ định làm một điều gì đó mang tính cải tổ. Nhưng đến bây giờ ông ấy mới thấy rằng: không thể làm được, ông ấy biết cả nhưng không làm được, và cũng đã có lần lỡ nói ra quyết tâm, bây giờ quyết tâm đó ông ấy không muốn người khác nhắc đến. Đặc biệt là báo chí. Vậy nên ông ấy mới lúng túng và phát biểu thiếu trình độ như vậy.
Trả lờiXóa