Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

BÀ LÊ HIỀN ĐỨC TRẢ LỜI RFA VỀ ĐỀ NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI CHÍNH QUYỀN HÀ NỘI

Các nhân sĩ trí thức đề nghị đối thoại với chính quyền Hà Nội

2012-04-06
Sáng ngày 5 tháng 4 vừa qua, một nhóm 25 nhân sĩ trí thức yêu nước đã gửi một văn bản đề nghị đối thoại với đại biểu quốc hội, Bí thư thành ủy Hà nội Phạm Quang Nghị về việc thực thi các quyền cơ bản của công dân tại địa bàn Hà Nội. Phóng viên Việt Hà từ Bangkok gửi về bài tường trình.

25 nhân sĩ trí thức yêu nước vừa ký tên vào một bản đề nghị đối thoại với Bí thư thành ủy Hà nội, Phạm Quang Nghị vào ngày 3 tháng 4 vừa qua, yêu cầu chính quyền Hà nội gặp gỡ và trao đổi với người dân về việc thực hiện những quyền tự do cơ bản tại địa bàn Hà Nội. 

Người dân bị đối xử tệ

Bản kiến nghị lần này quy tụ những tên tuổi lão thành cách mạng, những người đã phục vụ chính quyền nhiều năm như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, bà Lê Hiền Đức, giáo sư Chu Hảo, những trí thức yêu nước như tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Ngô Đức Thọ, tiến sĩ Nguyễn Quang A.  

Bà Lê Hiền Đức, người đã tham gia ký tên vào bản đề nghị này cho biết:
.
Bà Lê Hiền Đức: tôi có ký tên vào thư đề nghị đối thoại với đại biểu quốc hội, đồng thời là bí thư thành ủy Hà Nội, Phạm Quang Nghị. Đây là một việc làm rất bình thường bởi như Bác Hồ đã nói là cán bộ là đầy tớ của nhân dân, và vì thế dân yêu cầu thì đầy tớ phải đáp ứng. Nếu được gặp, chúng tôi sẽ chất vấn ông bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị về chính quyền Hà Nội đã đối xử rất tệ với công dân yêu nước. 

Văn bản đề nghị đã đề cập trực tiếp đến trường hợp chị Bùi Minh Hằng, người đã bị chính quyền bắt giam vì tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc vào giữa năm ngoái. Cũng theo văn bản này, chính quyền Hà Nội đã không có trả lời theo quy định của pháp luật đối với đơn khiếu nại đến chủ tịch UBND Hà Nội, Nguyễn Thế Thảo, của chị Bùi Hằng đề ngày 18 tháng 12 năm 2011. Những người làm đơn cho rằng những gì đang diễn ra tại Hà Nội là rất hệ trọng vì nó có liên quan đến những quyền căn bản của người dân đã được quy định trong hiến pháp Việt Nam.

Các nhân sĩ trí thức đề nghị chính quyền thành phố Hà Nội bố trí cuộc gặp với đại diện nhân sĩ trí thức vào trung tuần tháng 4 này.

Nếu đề nghị của các nhân sĩ trí thức được chính quyền Hà Nội nhìn nhận nghiêm túc, thì có nghĩa đây là lần thứ hai chính quyền Hà Nội phải đối thoại với 25 nhân sĩ trí thức yêu nước.

Vào ngày 27 tháng 8 năm ngoái đại diện của 25 nhân sĩ trí thức đã gặp các lãnh đạo thành phố Hà Nội, sau khi nhóm nhân sĩ trí thức này đưa ra một bản kiến nghị vào ngày 18 tháng 8 phản đối thông báo trái pháp luật của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấm người dân Hà Nội biểu tình phản đối Trung Quốc.
 

Tôn trọng và lắng nghe ý nguyện người dân

Trong văn bản đề nghị mới đây, các nhân sĩ trí thức đánh giá cao tinh thần cuộc gặp lần đầu tiên giữa hai phía. Văn bản đề nghị viết mặc dù cuộc gặp chưa thỏa mãn được yêu cầu của hai bên, nhưng đã diễn ra trên tinh thần xây dựng và thẳng thắn, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền và người dân.
...cán bộ là đầy tớ của nhân dân, và vì thế dân yêu cầu thì đầy tớ phải đáp ứng. Nếu được gặp, chúng tôi sẽ chất vấn ông bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị về chính quyền Hà Nội đã đối xử rất tệ với công dân yêu nước.

Bà Lê Hiền Đức
Tuy nhiên, thời gian gần đây những gì đang diễn ra ở Hà nội đã đi ngược lại tinh thần của cuộc đối thoại đầu tiên vào ngày 27 tháng 8 năm ngoái. Bà Lê Hiền Đức cho biết, những người yêu nước như bà vẫn tiếp tục bị chính quyền triệu tập một cách vô lý, bị quấy nhiễu bằng điện thoại, ngăn cản tham gia các họat động xã hội bình thường, trong khi tình hình tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc đang làm nhiều người tiếp tục bất bình, lo âu. Bà nói:
Trung Quốc đang quấy nhiễu trên biển Đông rất nhiều, bắt bớ ngư dân vô lý, thì lòng dân còn trào dâng mạnh hơn nữa. Bao ngư dân đang bị nguy hiểm, phải bán nhà bán của chuộc người, thì người dân yêu nước không thể ngồi im được.
Bà Lê Hiền Đức
Bà Lê Hiền Đức:Trung Quốc đang quấy nhiễu trên biển Đông rất nhiều, bắt bớ ngư dân vô lý, thì lòng dân còn trào dâng mạnh hơn nữa. Bao ngư dân đang bị nguy hiểm, phải bán nhà bán của chuộc người, thì người dân yêu nước không thể ngồi im được. Lòng dân còn trào dâng mạnh hơn nữa nếu không chấm dứt ngay những hành động như vừa qua, nếu như chính quyền không chấm dứt ngay những hành động đó thì chính quyền và dân càng ngày càng xa cách nhau.

Là một người yêu nước đã cống hiến cả cuộc đời cho đất nước, bà Lê Hiền Đức tin rằng những ý kiến của bà và những người yêu nước khác sẽ được lãnh đạo Hà Nội lắng nghe và xem xét nghiêm túc.

Bà Lê Hiền Đức: Tôi hy vọng ông bí thư sẽ lãnh đạo chính quyền Hà Nội phải lắng nghe ý kiến của nhân dân chúng tôi, nhất là những người như chúng tôi đã hy sinh cả một cuộc đời, cả tuổi thanh xuân tôi hy sinh cho dân, cho đất nước. Chúng tôi thấy cần lắm những người lãnh đạo như ông bí thư phải lắng nghe ý kiến của người dân yêu nước như chúng tôi.

Văn bản đề nghị này là một trong một lọat các văn bản, kiến nghị được các nhân sĩ trí thức ký tên trong suốt gần một năm qua liên quan đến việc chính quyền Hà Nội đã ngăn cản họ biểu tình, hay bôi nhọ danh dự của những người yêu nước.
Tôi hy vọng ông bí thư sẽ lãnh đạo chính quyền Hà Nội phải lắng nghe ý kiến của nhân dân chúng tôi, nhất là những người như chúng tôi đã hy sinh cả một cuộc đời, cả tuổi thanh xuân tôi hy sinh cho dân, cho đất nước.
Bà Lê Hiền Đức
Những nhân sĩ tri thức của Hà Nội đã nhiều lần tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn ở biển Đông trong các tháng 6, 7 và 8 năm 2011. Các cuộc biểu tình đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân. Chính quyền Hà Nội đã phải ra một thông báo vào ngày 18 tháng 8 năm 2011, ngăn cấm các cuộc biểu tình ôn hòa này với lý do các cuộc biểu tình đã gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, đến hình ảnh của thủ đô. Chính quyền Hà Nội cũng cho rằng đã có một số thế lực thù địch đứng đằng sau những vụ biểu tình này.
.
Ngài Đại sứ Anh quốc tiếp cụ bà Lê Hiền Đức

Để trấn áp các cuộc biểu tình, chính quyền Hà Nội đã bắt giữ một số những người thường xuyên tham gia biểu tình. Không những thế, đài truyền hình Hà Nội còn phát sóng phóng sự, trong đó gọi những người biểu tình là phản động. Những sự việc này đã gây bất bình trong giới nhân sĩ trí thức Hà Nội thời gian qua. 

Theo dòng thời sự:

14 nhận xét :

  1. Lê Phúc Sông Hươnglúc 19:18 6 tháng 4, 2012

    Chẳng đâu như trên trái đất này : " Chủ " phải xin phép "đầy tớ " để được quyền kiến nghị ,quyền sống và quyền làm người của "chủ " . Hết sức lạ lùng

    Trả lờiXóa
  2. Đối Thoại là thể hiện Tầm Văn Hóa
    (Viết trực tiếp)

    Đối thoại với Nhân dân là thể hiện tầm văn hóa, nhưng cũng là trách nhiệm của những người lãnh đao.
    Chữ dùng rất hay: "rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền và người dân". - "Thu hẹp" là trên 1 bình diện; "rút ngắn" là sự khác nhau về TẦM và TÂM.

    Kính chúc Cụ Bà Lê Hiền Đức cùng quý vị trí thức nhiều Sức khỏe để kiên trì Tinh thần Yêu Nước như chỗ dựa của Nhân Dân.
    Trân trọng.

    Trả lờiXóa
  3. Ông Nghị mà chấp nhận đối thoại với Dân thì ông sẽ ghi được điểm tròng lòng Nhân Dân. Còn nếu ông từ chối thì có lẽ ông không phải là một lãnh đạo có tâm.
    Mà có gì phải từ chối nhỉ?. Cứ mở lòng với Dân thì Dân sẽ tin thôi.

    Trả lờiXóa
  4. nông dân nam bộlúc 21:09 6 tháng 4, 2012

    Tôi dám chắc là ông Nghị không dám đối thoại đâu, chính sách của các quan bây giờ là không nghe, không trả lời, không đủ thứ ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không nghe, không trả lời, không giả quyết, không thụ lý cả đơn kiện,... nhưng có nhiều cái rất sẵn: "mời làm việc", câu lưu, bắt giam, đi đày, bỏ tù,... Ấy là những hình thức chính danh, còn những hình thức ẩn danh nữa: côn đồ nhắn tin đe dọa, gây sự, kẻ lạ mặt gây tai nạn rồi bỏ chạy,... những cái này thì đố kiểm soát được, vì ĐEN ĐỎ lẫn vào nhau

      Xóa
  5. bà Lê Hiền Đức và các nhân sỹ trí thức đã nói hộ lòng dân.kính chúc Bà và các Vị sức khỏe.

    Trả lờiXóa
  6. Chúng ta chỉ dám biểu tình chống TQ sao ko biểu tình đòi hỏi những vấn đề xh dân sinh nhỉ .Sự hèn nhát của mỗi cá nhân ,trở thành bạc nhược của cả dân tộc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn có đi biểu tình đòi hỏi những vấn đề xã hội dân sinh cùng với tôi không? Tôi sẵn sàng đấy!

      Xóa
    2. Đúng đấy! Khi nào có sự kiện tương tự, tôi cũng sẵn sàng vì tôi không phải là Nặc danh. Tôi là Hương.

      Xóa
  7. Tôi cũng tin là không có cuộc đối thoại vì ông Nghị sẽ đuối lý trước các nhân sỹ trí thức yêu nước.

    Trả lờiXóa
  8. Tôi đề nghị 25 vị tri thức nếu có gặp Bí thư để đối thoại thì dù có tốn thời gian bao nhiêu cũng phải đối thoại chứ không như lần trước, chỉ nghe nhân sỹ có ý kiến và ý kiến đó không được giải đáp thì sao gọi là đối thoại. Sau đối thoại, các vị phải có trong tay câu trả lời như tại sao giam Bùi Hằng, tại sao trại giam tước đoạt các quyền cơ bản của công dân, tại sao ngay tại HN mà nhiều vụ cưỡng chế, xâm phạm mồ mã thể hiện công an quá ác ôn. Các vị nên trích xuất các clip ghi lại những vụ cưỡng chế gây chết người nhưng CA bình chân như vại, không tổ chức cứu người. Mong buổi đối thoại thành công và đúng bản chất đối thoại.

    Trả lờiXóa
  9. Cụ Lê ơi! cu Dinh đã nói rồi: Nộp đủ các loại phí xe mới là "iêu" nước! Còn Bác và các người biểu tình có khát thì chỉ yêu nước đóng chai thôi nhé!

    Trả lờiXóa
  10. Hải Phòng: 24 ngôi nhà bị san phẳng & những hoàn cảnh thương tâm
    Tác giả thanhtrung on April 6th, 2012 | Chưa có bình luận mới
    Kích cỡ:

    Cưỡng chế phá dỡ 24 ngôi nhà chỉ bằng một quyết định hành chính; thông báo và cưỡng chế chỉ trong vòng hai ngày và vào ngày nghỉ làm nhiều hộ dân không kịp “trở tay”, tài sản lớn bị thiệt hại; những hoàn cảnh thương tâm sau khi nhà bị phá nát… là những vấn đề rất bức xúc đang diễn ra tại khu Đồng Linh, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Tp. Hải Phòng.


    Theo phản ánh của người dân, khu Đồng Linh trước đây vốn là nghĩa địa bỏ hoang được nhiều người dân trong đó có ông Trịnh Quang Phòng khai hoang và tự tay di dời hơn 600 ngôi mộ vô chủ từ năm 1981 để đào ao thả cá và trồng hoa màu. Biến động qua các thời kỳ, khu đất đã được các hộ dân san lấp, xây dựng nhà ở. Từ năm 2001-2010, 24 ngôi nhà được xây dựng kiên cố và bán kiên cố mọc lên nhưng không gặp phải bất cứ sự can thiệp nào từ phía chính quyền sở tại. Các hộ dân được cấp biển số nhà, ký hợp đồng lắp đặt điện nước và nộp thuế đất ở hàng năm.

    Tuy nhiên, ngày 21-2-2011, UBND quận Ngô Quyền ban hành Quyết định số 148/QĐ-UBND về việc cưỡng chế phá dỡ 24 căn nhà nói trên. Năm ngày sau, thứ Bảy ngày 26-2, UBND phường Đằng Giang ra Thông báo số 05/TB-UBND về việc thực hiện việc cưỡng chế đối với 24 hộ dân và yêu cầu các hộ dân chậm nhất là ngày hôm sau (27-2) phải tự tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự công cộng. Trong khi người dân chưa kịp phản ứng hay khiếu nại với chính quyền địa phương về quyết định cưỡng chế (vì vào ngày nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật, các cơ quan này không làm việc) thì sáng thứ Hai (ngày 28-2), UBND quận Ngô Quyền đã huy động lực lượng khoảng 300 người gồm Công an, dân phòng, bộ đội công binh dò mìn, máy ủi, máy xúc… và chỉ trong một buổi sáng, toàn bộ 24 ngôi nhà bị “san phẳng”. Thậm chí, khi cưỡng chế nhiều gia đình không biết, đi vắng khóa cửa nên toàn bộ đồ đạc, tài sản trong nhà bị phá hỏng hoặc mất mát hết.



    Chị Huyền cùng 4 đứa con trong căn nhà dựng trộm

    Việc cưỡng chế phá dỡ nhà diễn ra nhanh chóng, bất ngờ như vậy đã đẩy nhiều người dân bị trắng tay, nợ nần chồng chất và nhiều người bị rơi vào hoàn cảnh rất thương tâm. Có mặt tại khu Đồng Linh, chúng tôi chứng kiến cảnh 5 mẹ con chị Phạm Ngọc Huyền đang cố thủ trong căn lều dựng trộm trên nền nhà cũ. Trước đó, vợ chồng chị Huyền đã vay mượn hàng trăm triệu đồng để xây dựng căn nhà này, nay nhà bị phá, nợ chưa trả được, người chồng chán nản bỏ đi, còn lại 5 mẹ con trong khi chị Huyền bị tai nạn tổn hại trên 70% sức khỏe.

    Hay trường hợp anh Phạm Văn Mạnh bị ung thư phổi giai đoạn cuối, sau khi bị cưỡng chế mất nhà, anh Mạnh phải đi thuê nhà ở nhưng gần đây chủ nhà đuổi vì sợ anh bị bệnh chết tại nhà. Hiện tại, anh Mạnh đang phải “tá túc” tại Bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng vì không còn nơi nào để có thể sống nốt quãng đời còn lại. Và còn rất nhiều gia đình chính sách cũng bị mất nhà và sống trong tình cảnh khó khăn tương tự…

    Các hộ dân cho biết, khi xây dựng nhà trên đất trên họ mỗi hộ đã nộp một khoản tiền gọi là “lệ phí xây dựng phường” và được xây dựng công trình. Từ khi xây dựng công trình cho đến khi hoàn thiện đều không nhận được bất cứ một biên bản xử phạt hành vi xây dựng trái phép nào. Sau đó các gia đình được UBND phường cấp biển số nhà, hợp đồng điện nước, đóng thuế sử dụng đất ở hàng năm…

    Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Chưởng, Phó Chủ tịch UBND phường Đằng Giang thừa nhận có việc bà Huyền đổ xăng dọa tự thiêu khi lực lượng chức năng xuống làm việc. Tuy nhiên, ông Chưởng né tránh khi PV đề cập đến vấn đề thông báo cưỡng chế gấp gáp của UBND phường bởi ông là người mới kế nhiệm được hơn 6 tháng nay. Ông Chưởng khẳng định có quyết định xử phạt hành chính đối với các hộ dân xây dựng nhà trái phép trước khi cưỡng chế nhưng khi chúng tôi đề nghị được cung cấp các văn bản trên thì ông Chưởng cho biết, hồ sơ đã chuyển hết lên quận nên không có ở phường(?!).


    Nhóm PV

    Trả lờiXóa
  11. Hải Phòng: 24 ngôi nhà bị san phẳng & những hoàn cảnh thương tâm Cưỡng chế phá dỡ 24 ngôi nhà chỉ bằng một quyết định hành chính; thông báo và cưỡng chế chỉ trong vòng hai ngày và vào ngày nghỉ làm nhiều hộ dân không kịp “trở tay”, tài sản lớn bị thiệt hại; những hoàn cảnh thương tâm sau khi nhà bị phá nát… là những vấn đề rất bức xúc đang diễn ra tại khu Đồng Linh, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Tp. Hải Phòng.


    Theo phản ánh của người dân, khu Đồng Linh trước đây vốn là nghĩa địa bỏ hoang được nhiều người dân trong đó có ông Trịnh Quang Phòng khai hoang và tự tay di dời hơn 600 ngôi mộ vô chủ từ năm 1981 để đào ao thả cá và trồng hoa màu. Biến động qua các thời kỳ, khu đất đã được các hộ dân san lấp, xây dựng nhà ở. Từ năm 2001-2010, 24 ngôi nhà được xây dựng kiên cố và bán kiên cố mọc lên nhưng không gặp phải bất cứ sự can thiệp nào từ phía chính quyền sở tại. Các hộ dân được cấp biển số nhà, ký hợp đồng lắp đặt điện nước và nộp thuế đất ở hàng năm.

    Tuy nhiên, ngày 21-2-2011, UBND quận Ngô Quyền ban hành Quyết định số 148/QĐ-UBND về việc cưỡng chế phá dỡ 24 căn nhà nói trên. Năm ngày sau, thứ Bảy ngày 26-2, UBND phường Đằng Giang ra Thông báo số 05/TB-UBND về việc thực hiện việc cưỡng chế đối với 24 hộ dân và yêu cầu các hộ dân chậm nhất là ngày hôm sau (27-2) phải tự tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự công cộng. Trong khi người dân chưa kịp phản ứng hay khiếu nại với chính quyền địa phương về quyết định cưỡng chế (vì vào ngày nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật, các cơ quan này không làm việc) thì sáng thứ Hai (ngày 28-2), UBND quận Ngô Quyền đã huy động lực lượng khoảng 300 người gồm Công an, dân phòng, bộ đội công binh dò mìn, máy ủi, máy xúc… và chỉ trong một buổi sáng, toàn bộ 24 ngôi nhà bị “san phẳng”. Thậm chí, khi cưỡng chế nhiều gia đình không biết, đi vắng khóa cửa nên toàn bộ đồ đạc, tài sản trong nhà bị phá hỏng hoặc mất mát hết.



    Chị Huyền cùng 4 đứa con trong căn nhà dựng trộm

    Việc cưỡng chế phá dỡ nhà diễn ra nhanh chóng, bất ngờ như vậy đã đẩy nhiều người dân bị trắng tay, nợ nần chồng chất và nhiều người bị rơi vào hoàn cảnh rất thương tâm. Có mặt tại khu Đồng Linh, chúng tôi chứng kiến cảnh 5 mẹ con chị Phạm Ngọc Huyền đang cố thủ trong căn lều dựng trộm trên nền nhà cũ. Trước đó, vợ chồng chị Huyền đã vay mượn hàng trăm triệu đồng để xây dựng căn nhà này, nay nhà bị phá, nợ chưa trả được, người chồng chán nản bỏ đi, còn lại 5 mẹ con trong khi chị Huyền bị tai nạn tổn hại trên 70% sức khỏe.

    Hay trường hợp anh Phạm Văn Mạnh bị ung thư phổi giai đoạn cuối, sau khi bị cưỡng chế mất nhà, anh Mạnh phải đi thuê nhà ở nhưng gần đây chủ nhà đuổi vì sợ anh bị bệnh chết tại nhà. Hiện tại, anh Mạnh đang phải “tá túc” tại Bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng vì không còn nơi nào để có thể sống nốt quãng đời còn lại. Và còn rất nhiều gia đình chính sách cũng bị mất nhà và sống trong tình cảnh khó khăn tương tự…

    Các hộ dân cho biết, khi xây dựng nhà trên đất trên họ mỗi hộ đã nộp một khoản tiền gọi là “lệ phí xây dựng phường” và được xây dựng công trình. Từ khi xây dựng công trình cho đến khi hoàn thiện đều không nhận được bất cứ một biên bản xử phạt hành vi xây dựng trái phép nào. Sau đó các gia đình được UBND phường cấp biển số nhà, hợp đồng điện nước, đóng thuế sử dụng đất ở hàng năm…

    Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Chưởng, Phó Chủ tịch UBND phường Đằng Giang thừa nhận có việc bà Huyền đổ xăng dọa tự thiêu khi lực lượng chức năng xuống làm việc. Tuy nhiên, ông Chưởng né tránh khi PV đề cập đến vấn đề thông báo cưỡng chế gấp gáp của UBND phường bởi ông là người mới kế nhiệm được hơn 6 tháng nay. Ông Chưởng khẳng định có quyết định xử phạt hành chính đối với các hộ dân xây dựng nhà trái phép trước khi cưỡng chế nhưng khi chúng tôi đề nghị được cung cấp các văn bản trên thì ông Chưởng cho biết, hồ sơ đã chuyển hết lên quận nên không có ở phường(?!).

    Còn ông Trịnh Quang Trường, Chánh Văn phòng UBND quận Ngô Quyền xác nhận: Cơ quan này đã nhận được thông tin vụ việc và hiện đang chuyển cơ quan Thanh tra quận này xử lý.

    Trả lờiXóa