Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Đào Tiến Thi: CHỈ VÌ MẤY ĐỒNG BẠC CỦA NHÀ TƯ SẢN?

Chỉ vì mấy đồng bạc của nhà tư sản?
Đào Tiến Thi
- bài gửi riêng NXD-Blog
Vụ Văn Giang nóng lên từ đầu tháng tư năm nay. 

Trên các phương tiện truyền thông ta đã thấy, suốt từ đầu tháng 4, bà con đã đi gõ khắp các cửa, từ huyện, tỉnh đến trung ương. Bà con không nhất trí với giá đền bù, do đó không chấp nhận quyết định cưỡng chế và đã làm tất cả những gì trong vòng pháp luật và ôn hòa để giữ đất.

Theo ông Bùi Huy Thanh, chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên, đây là cưỡng chế 5,8 ha còn lại (trong số 72ha) thuộc 166 hộ không nhận tiền đền bù hỗ trợ, do đó phải tiến hành cưỡng chế.

Nghe có vẻ nhỏ, thế nhưng cuộc cưỡng chế ngày 24-4-2012 lại có quy mô khổng lồ và chắc chắn để lại nhưng vết thương khó lành.
.
1. Vài suy nghĩ về tính pháp lý của vấn đề

Luật đất đai 2003, điều 38 quy định về mục đích thu hồi đất bao gồm "quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế”.  

Về loại đất bị thu hồi gồm đất nhà nước giao cho tổ chức (của nhà nước) khi bị giải thể, phá sản, chuyển đi; đất sử dụng không đúng mục đích, không có hiệu quả; đất bị lấn chiếm; đất không có người thừa kế; đất giao hết thời hạn; đất trồng cây bị bỏ hoang quá thời hạn quy định v.v.. có tất cả 12 loại đất có thể bị thu hồi nhưng không có một điều khoản nào nói thu hồi giao cho chủ đầu tư vì mục đích kinh doanh. Trong các mục đích thu hồi nói trên ta thấy có mục đích “phát triển kinh tế”. Cái tên “Dự án khu đô thị thương mại - du lịch Văn Giang” (Ecopark) đã cho thấy nó thuộc mục đích kinh doanh. “Kinh doanh” khác “kinh tế”. Hơn nữa Điều 40 mục 1 giải thích nội dung “phát triển kinh tế” như sau: 

Điều 40. Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế 

1. Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ

Cụm từ “và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ” mang nghĩa chung chung dễ làm một số người hiểu rằng cứ dự án nào được cấp chính phủ ký là thuộc loại này. Tôi không nghĩ thế. Với chữ “lớn” ta hiểu đó là những dự án có tính chất chiến lược, do nhà nước trực tiếp đầu tư (hoặc nhà nước đầu tư là chủ yếu), và là những công trình mang tính hạ tầng, không phải kinh doanh. Nếu không phải thế, nếu nó bao gồm cả loại kinh doanh thì mục 2 của điều sau đây sẽ là thừa:

2. Đối với dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất. 

Mục 2 trên của Điều 40 chính là để dành cho loại kinh doanh như Ecopark. Ecopark “được nhận quyền chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất,...”. Với các hình thức “chuyển nhượng”, “thuê”, “góp vốn” thì chỉ có bằng con đường THỎA THUẬN. Và Luật cũng nói rõ “không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất”.

Trên Tuổi trẻ online ngày 26-4-2012, Luật sư Lê Đức Tiết nói: “Liên quan đến các dự án kinh tế thì phải đảm bảo nguyên tắc cao nhất là thỏa thuận giữa người có đất với chủ dự án, với doanh nghiệp theo cơ chế thị trường”.

Cho nên việc cưỡng chế là hoàn toàn trái luật.

Chắc đã bị người dân chất vấn, đấu tranh nhiều về chỗ này cho nên chính quyền Hưng Yên cũng đã có cách chống chế. Ông Bùi Huy Thanh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên đã trả lời báo rằng: 

Đây là dự án đổi đất lấy hạ tầng chứ không phải là dự án phát triển kinh tế của chủ đầu tư. Trong toàn bộ diện tích giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án, chỉ có 30% diện tích được phục vụ vào mục đích kinh doanh, tức là chủ đầu tư làm nhà để bán, còn lại là diện tích đất dành cho phát triển giao thông, công trình phúc lợi, cây xanh”. (Tuổi trẻ online ngày 26-4-2012).

Cái “hạ tầng” được ông Thanh giải thích được hiểu là phần “chủ đầu tư đã đầu tư hơn 1.500 tỉ đồng để làm đường bộ liên tỉnh từ cầu Thanh Trì (Hà Nội) đi TP Hưng Yên, hơn 3.000 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng khu đô thị và hạ tầng thuộc huyện Văn Giang, (Tuổi trẻ online ngày 26-4-2012)

Ta thấy gì qua lý lẽ trên? 

1. “30% diện tích được phục vụ vào mục đích kinh doanh” được giải thích là phần “làm nhà để bán”, còn lại “diện tích đất dành cho phát triển giao thông, công trình phúc lợi, cây xanh” là ngoài phạm vi “nhà”. Cái lý luận này không lừa được cả trẻ con. Nhà bình thường mà không có đường vào thì cũng chẳng ai mua huống chi đây là nhà cao cấp. Đường đi, công trình phúc lợi, cây xanh, tất cả cùng với nhà mới thành một hệ thống, mới trở thành chỗ ở, nếu không thì ai mua? Cho nên làm sao có thể tách 30% đất nhà với các phần còn lại không thể thiếu được cho một cái công trình gọi là “nhà”?

2. Cứ tạm cho rằng chỉ có 30% để kinh doanh, còn lại là xây hạ tầng phục vụ chung cho cả khu vực, nhưng giả sử không có 30% kinh doanh kia liệu nhà tư bản có làm hạ tầng không? Chắc chắn là không. Miếng mồi ngon cho nhà tư bản là ở chỗ ấy. Chính quyền cưỡng chế quyết liệt cũng chỉ vì chỗ ấy. 

Cho nên 30% chứ 3% thì nó vẫn thuộc về cái mục đích mà nhà đầu tư hướng tới để tìm kiếm lợi nhuận. Mà đã là lợi nhuận thì phải thỏa thuận theo luật đất đai và cũng là theo quy luật kinh tế thông thường. 

Vả lại vấn đề không phải số phần trăm nhỏ thì số đất là nhỏ. Diện tích lớn thì vài phần trăm của nó cũng sẽ rất lớn và số người bị mất đất sinh sống cũng rất lớn, chứ đâu phụ thuộc số phần trăm, thưa ông Thanh. 

3. Tại sao lại phải “đổi đất lấy hạ tầng”? Thiết nghĩ cái gì nhà nước xây được thì xây, cái gì chưa thì sau này xây chứ sao lại xẻo mãi bờ xôi ruộng mật để bán? Chỗ này nhờ các nhà kinh tế phân tích rõ. Tôi thì nhìn vấn đề một cách trực cảm đã thấy bất ổn. Nó giống như hiện tượng người nông dân bán đất nông nghiệp để mua xe máy, để xây nhà lầu, để rồi rơi vào thất nghiệp và nghèo đói như báo chí thường nêu. Cứ lý lẽ “đổi đất lấy hạ tầng” thì cuối cùng bán hết quốc gia công thổ hay sao?

2. Cuộc cưỡng chế diễn ra thật khủng khiếp, trái đạo lý và luật pháp, làm xấu hình ảnh Nhà nước

Đêm trước của ngày cưỡng chế, bà con dựng lều bạt, đốt lửa tại chỗ để giữ đất. Quang cảnh không khác gì thời cổ đại trong những cuộc chiến tranh bộ lạc. Thời ấy có những bộ lạc hùng mạnh đi cướp lấy đất đai, của cải, kể cả con người của bộ lạc khác; ngược lại, bộ lạc bị xâm lược quyết tâm bảo vệ mảnh đất mà ông cha họ đã khai phá, gây dựng, và nếu không thành cũng không có đường lui: họ không những mất đất, mất của cải mà bản thân họ hoặc bị giết, hoặc bắt làm nô lệ. Lửa trại và không khí âm thầm của bà con nông dân đêm 23-4-2012 cho thấy một điều gì đó thật nghiêm trọng gần như thế. Và nó không chỉ là vấn đề cơm áo, mà hơn thế, nó là cõi tinh thần, là máu thịt thiêng liêng của cha ông họ đã đổ xuống nhiều đời. Hàng vạn người khác, dù không có quyền lợi gì ở Văn Giang, cũng xót xa thao thức cùng họ và nín thở chờ đợi giờ G.

Và giờ G đã diễn ra vào sáng sớm ngày 24-4-2012 với hàng rừng cảnh sát có vũ trang và các phương tiện đàn áp. Theo các nguồn tin không chính thức lực lượng cưỡng chế có khoảng 2000 – 3000 người, còn UBND tỉnh Hưng Yên thừa nhận là 1000, nhưng 1000 cũng là quá khủng, gấp 10 lần vụ Tiên Lãng rồi. Đặc biệt là đội quân cảnh sát cơ động với sắc phục đen, mũ bảo hiểm, áo chống đạn, khiên che, trông xa hoàn toàn nghĩ đó là đội chiến binh của đế quốc La Mã, lực lượng gieo rắc tang thương lên khắp các vùng Nam Âu, Bắc Phi và Tây Á thời cổ đại.

Bên nông dân tất cả chưa đến 1000 (theo ông Bùi Duy Thanh, chỉ khoảng 300), chủ yếu là phụ nữ trung niên, đầu đội mũ bảo hiểm, tay cầm gậy, miệng đeo khẩu trang hoặc bịt khăn để chống hơi cay. Ở một vài điểm, xung đột có vẻ nhẹ:  hai bên dàn quân đứng trông chừng nhau rồi sáp lại nhau nhưng không có xô xát. Vì mấy chị đàn bà gầy guộc chỉ quen làm lụng làm sao địch được những thanh niên trai tráng to khỏe được huấn luyện bài bản nhiều năm trời, được trang bị tận răng các phương tiện bảo vệ cũng như vũ khí tấn công. 

Nhưng có video clip cho thấy có những cuộc dàn trận quy mô: gậy gộc và đá của người nông dân với bên kia là công an, cảnh sát cơ động có vũ khí. Những tiếng nổ dữ dội, những đường đạn đi veo veo lạnh người (tại lúc ấy người dân nghĩ là súng pháo, sau này mới biết đó là “quả nổ”, một thứ làm ra có lẽ chuyên để hăm dọa, khủng bố tinh thần).

Người dân thực ra cũng chỉ ném được vài hòn đá từ xa, không gây thương tích, cảnh sát cũng không giết ai nhưng cảnh tượng thì khủng khiếp quá. Quả là cảnh tượng của chiến trường với sự dàn quân tác chiến, tiếng nổ xé tai, khói bụi mù mịt, tiếng quát “Chạy à? Chạy à?” báo hiệu có kèm theo sự trừng phạt.

Và quả là có những cuộc trừng phạt ghê gớm. Một cậu thanh niên đang đứng bên trong một bờ tường bỗng gần chục cảnh sát và dân phòng đeo băng đỏ từ bên kia hùng hổ nhảy qua tường lôi cậu ta đi. Đến sát tường, một cảnh sát từ bên kia nhảy lên tường vung dùi cui vụt cậu hai dùi thẳng cánh, đồng thời đám đông cảnh sát và thanh niên đeo băng đỏ xông vào đánh túi bụi. Một thanh niên khác có ý can ngăn liền bị họ túm luôn lấy và rồi tất cả xông vào đánh cậu này. Kẻ đá, người đấm, kẻ lên gối. Một công an cầm cây gậy dài thúc mạnh vào lưng. Cùng với tiếng đấm đá, có tiếng nổ chói tai như tiếng súng phụ họa để hưởng ứng.

Thật không thể tưởng tượng nổi. Những hình ảnh về “ngụy quân ngụy quyền” đàn áp nhân dân trong phim ảnh (tức là đã phóng đại so với thực tế) ngày trước cũng không tàn bạo bằng. Nhiều phụ nữ không dám xem video clip này.

Tôi cố cắt nghĩa tại sao nhóm công an và dân phòng kia sao lại ác đến thế, mất nhân tính đến thế. Tôi nghĩ họ:

1. Đánh để lấy thưởng. Hoặc:

2. Đánh để trả thù (có thể do những lần đi khiếu kiện, những thanh niên này đã va chạm với số công an, dân phòng đó chăng). Hoặc:

3. Đánh để thử sức lợi hại của những ngón đòn được đào tạo. Hoặc:

4. Đánh để hưởng thụ khoái cảm được đánh người
.
V.v.. và vv..
Lý do nào thì cũng không thể chấp nhận được.

Có lẽ đối với họ đây là ngày “tháo khoán”, là ngày “trâu bò được ngày phá đỗ” chăng? Những cái ác trong con người được dịp bung phá như con ngựa vô cương.

Như thế này chúng ta tránh sao được hiện tượng nữ sinh trung học tụ tập đánh hội đồng và lột quần áo bạn liên tiếp xảy ra như một bệnh dịch hiện nay, tránh sao việc nảy ra những Lê Văn Luyện, Đào Văn Tài (18 tuổi, Yên Dương, Tam Đảo, Vĩnh Phúc, giết hai mẹ con chủ quán internet để lấy tiền mua điện thoại, được coi là Lê Văn Luyện thứ hai[1]). 

(Hỡi nhà nước chuyên chính nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, hỡi tất cả lương tri của người Việt Nam và lương tri của nhân loại, nếu chúng ta bỏ qua hành động đánh người dã man trong khi đi “cưỡng chế” nói trên là chúng ta quá nhẫn tâm, là mỗi người tự vả vào mặt mình)

Chúng ta thử nghĩ xem cái ác từ đâu đến. Những anh công an đánh người dã man kia có phải quỷ xa tăng từ địa ngục sai phái đến đâu. Các anh cũng là con em nhân dân, trong đó có nhiều người nông dân lam lũ, chất phác. Các anh đi làm thuê cho nhà nước, đúng rồi. Nhưng nhà nước hiện đại, về bản chất, lại là người làm thuê cho nhân dân. Vậy chẳng lẽ nhân dân thuê các anh đánh chính mình? Không. Đã có người đặt câu hỏi: tiền chi cho đội quân khổng lồ có nhiều phương tiện kỹ thuật kia, ai chi? Tiền nhà nước? Nhưng đây có phải là việc nhà nước đâu. Đây là sự thỏa thuận chuyển nhượng giữa người nông dân có đất và chủ đầu tư cơ mà. Tiền của Ecopark? Thế thì chẳng lẽ nhà nước đi làm thuê cho mấy ngài tư sản? Nhà nước tư sản cũng không bao giờ làm việc ấy huống chi nhà nước XHCN.

Đau xót. Tủi nhục. Xấu hổ. 

3. Cuộc cưỡng chế báo hiệu đất nước ở bên bờ vực do những cuộc đối đầu giữa nhân dân và nhà cầm quyền

Dự án khu đô thị sinh thái này theo quảng cáo đầy hấp dẫn của họ, có thể thấy trước đó là một khu chỉ người giàu mới mua nổi[2]. Thế thì về ý nghĩa xã hội, đó là cách lấy của nhà nghèo chia cho nhà giàu, là một hiện tượng chưa có trong lịch sử. 

Trong các clip người dân quay được, ta thấy những tiếng chửi, tiếng nguyền rủa phẫn nộ của người dân mất đất. Chúng ta chỉ là những người xem mà cũng phẫn uất rồi nói chi họ. Nhưng cuối cùng thì người dân Văn Giang và dư luận cả nước nói chung đã cúi đầu chấp nhận. Còn lực lượng cưỡng chế thì cho rằng họ đã thắng lợi, như phát biểu của Ông Bùi Huy Thanh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên: 

Trong quá trình tổ chức hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng bàn giao đất tại xã Xuân Quan đã thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và phương tiện; được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Văn Giang nói chung, xã Xuân Quan nói riêng đồng tình ủng hộ”. (Cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên)

Tuy nhiên sóng gió trong lòng người mạnh hơn lúc nào hết. Nó dồn nén, nó tích tụ, rồi nó thành cái gì thì khó ai đoán được. Nhưng cũng có những cái đoán được. Đội quân nông dân đông đảo mất đất kia sẽ về những ngả nào? Từ cách đây khoảng hơn 10 năm, khi nhiều nơi người nông dân còn được đền bù những khoản tiền khá lớn và hoan hỷ nhận thế mà kết cục cũng thường chẳng tốt đẹp gì. Nhiều nhất cũng chỉ là xây được ngôi nhà tầng, mua xe máy, ti vi, rồi phần đông rơi vào thất nghiệp, sống bằng các công việc không ổn định hoặc phiêu bạt kiếm sống xứ người. Một số rơi vào cờ bạc, nghiện hút, tranh giành, đâm chém nhau... Có nguyên nhân là người nông dân chưa biết tiêu tiền nhưng chủ yếu vì họ mất đi tư liệu sản xuất truyền thống mà không có ai chịu trách nhiệm hướng dẫn và tạo điều kiện để họ bắt nhịp vào một cuộc sống khác cuộc sống truyền thống ấy.

Huống chi bây giờ họ nhận đồng tiền rẻ mạt, không dùng được vào việc gì cả. Đội quân thất nghiệp ấy chắc chắn sẽ kéo ra thành thị sống vất vưởng bằng đủ thứ nghề. Và khi lâm vào những hoàn cảnh cùng đường, tủi nhục cộng với nỗi uất hận chưa nguôi “hôn nhân điền thổ vạn cổ chi thù” chắc chắn sẽ làm tha hóa không ít người, sẽ biến họ thành những kẻ ăn cắp, trộm cướp, đĩ điếm, lừa đảo, và lúc ấy xã hội tha hồ lên án họ, coi họ như những phần tử làm bẩn xã hội đáng khinh bỉ nhất. 

Có thể ngày mai từ Văn Giang lớp lớp sẽ lên đường
vượt Trường Sơn làm “cà phê tặc”, “đinh tặc”
v…v…các thứ “tặc”
(Thanh Thảo, Quê choa ngày 27-4-2012)  

Đất nước hiện nay đang đứng trước hiểm họa ngoại xâm và hiểm họa ngày càng đến gần. Kẻ mạnh đang hằng ngày lấn lướt, đe dọa, cướp đi từ con cá, lít dầu mà chúng ta chưa làm gì được. Không có nhân dân làm hậu thuẫn thì nhà nước tất trở nên yếu hèn. Vậy tại sao cứ đẩy nhân dân vào đường cùng, buộc phải đối đầu với nhà nước? Bài học của nhà Trần và nhà Nguyễn trong việc giữ nước cho thấy hai thái cực, hai kết quả trái ngược nhau. Nhà Trần dựa vào dân nên ba lần bỏ Thăng Long mà rồi lấy lại Thăng Long khá dễ dàng. Nhà Nguyễn vì không dám đi cùng nhân dân đánh giặc nên mặc dù có thành cao hào sâu, quân đông, đại bác nhiều, thế mà cứ thua, thua dần thua mãi cho đến khi thua hoàn toàn. Vừa rồi nhân viết bài kỷ niệm 130 năm ngày Hà Thành thất thủ lần thứ hai đồng thời cũng là 130 năm người anh hùng Hoàng Diệu tử tiết[3], tôi cứ nghĩ mãi tại sao một người “lâm nguy lý hiểm đã từng” như Hoàng Diệu” mà lại dại dột ngồi chờ giặc như vậy? Sao quân ta không ra tay 5 ngày, 10 ngày, 15 ngày, 20 ngày trước đó, kể từ khi chúng đến Hà Nội, thậm chí cả tháng trước đó khi chúng còn ngấp nghé ngoài cửa biển? Và tại sao khi chiến sự xảy ra, quân ta chỉ cố thủ trong thành mà không có những đội quân ngoài thành phối hợp với nhân dân cự địch? Sao không bám từng góc phố, từng căn nhà, từng gốc cây (như hồi năm 1946 dưới chính quyền Cụ Hồ Chí Minh) mà đánh địch? Tại sao lại để chúng nghênh ngang kéo pháo từ Đồn Thủy (khu vực Bệnh Viện Hữu Nghị hiện nay) vào sát Cửa Bắc (đường Phan Đình Phùng hiện nay) để nã pháo vào bên trong cho chính xác? Và cuối cùng thì tôi càng thấm thía cái điều đã cũ, cái điều mà các thầy cô và sách giáo khoa lịch sử đã dạy tôi từ bé: nhà Nguyễn sợ dân hơn sợ giặc. Vì sợ dân hơn sợ giặc nên vua quan nhà Nguyễn tuy cũng chống giặc (chống không phải ít, tốn bao nhiêu là súng đạn và hy sinh biết bao binh hùng tướng mạnh) nhưng họ lại đi riêng con đường của mình chứ nhất định không đi cùng nhân dân. Đúng ra là không dám đi cùng nhân dân, vì họ đã làm nhân dân điêu đứng khổ cực, vì họ đã đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Vậy nên hao người tốn của mà vua quan nhà Nguyễn vẫn thua, cuối cùng phải đầu hàng nhục nhã. Để sau đó đời nọ đến đời kia làm tay sai cho ngoại bang. Tủi nhục đến mức mà Bảo Đại, ông vua cuối cùng của triều đại này khi trao ấn kiếm cho chính quyền cách mạng đã nói một câu bất hủ: “Trẫm muốn được làm dân một nước tự do hơn là làm vua một nước bị trị”. 
Thế đấy, mất nước sẽ không còn gì.
Chẳng lẽ chỉ vì mấy đồng bạc của nhà tư sản mà dân tộc này chém giết nhau?
Để rồi bi kịch mất nước lại có cơ tái diễn.  
Đ.T.T



[1] http://dantri.com.vn/c170/s170-587183/bat-ke-giet-hai-hai-me-con-chu-quan-internet.htm
[2] http://www.pagewash.com//nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fcunzivrgqnb2.oybtfcbg.pbz/2012/04/8-2-gl-hfq-fr-hbp-nh-gh-inb-xuh-b-guv.ugzy
[3] http://www.pagewash.com////nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fkhnaqvraunaabz.oybtfcbg.pbz/2012/04/xl-avrz-130-anz-atnl-un-gunau-gung-guh.ugzy

45 nhận xét :

  1. Qua tham thuy! Hay! Lieu cac DV co dam doc k nhi?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đọc xong, tội cho dân nghèo ta quá !

      Những con số sau đây giúp chúng ta hiểu thêm tại sao người dân Văn Giang phải liều mạng giữ đất của mình.

      Theo vneconomy.vn[a] thì “giá căn hộ tại dự án này hiện đang được rao bán với giá trên dưới 20 triệu đồng/m2 và giá bán biệt thự và nhà phố trên dưới 45 triệu đồng/ m2, đã bao gồm phần xây thô”. Tức là rao bán với giá 1000-2000 USD/m2. Trong khi đó thì, theo BBC dẫn lời chính quyền Hưng Yên, dân được “đền bù” 135000 đồng/m2 (6 USD/ m2)[b].

      Cũng theo vneconomy.vn[c] “còn lại 5,8 ha thuộc 166 hộ không nhận tiền đền bù, hỗ trợ phải tiến hành cưỡng chế”, tức là mỗi hộ có trung bình 349 m2 (gần một sào), nếu “đền bù” theo giá trên thì sẽ được chừng 2100 USD! Thử hỏi làm sao người ta sinh sống? Nếu họ trở thành ăn mày hay trộm cướp thì tại ai?

      Theo BBC[d] thì “[Ecopark] cho biết từ khi triển khai dự án sau quyết định hồi tháng 6/2004 của chính phủ, công ty Việt Hưng đã bỏ ra 200 tỷ đồng tiền Việt Nam, tương đương với 10 triệu USD để ‘hỗ trợ ba xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan đã có diện tích thu hồi gần 500 ha với gần 5.000 hộ dân’”. Những con số này cho thấy mỗi hộ được chừng 2000 USD (nếu quan lại không bỏ túi 1 phần quan trọng của số 200 tỷ đồng đó), cũng phù hợp với phép tính trên.

      Theo một tin khác của vnecomony.vn[e], khu Văn Giang chỉ cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km (có chỗ chỉ cách 9 km). Như vậy đầu tư đất ở đây gần như hoàn toàn không nằm trong diện có nguy cơ (risk-free), lời lãi chắc chắn, và giá đất phải tính theo giá đất ngoại thành chứ không phải là giá đất nông nghiệp. Người dân ở đây không những không được hưởng trị giá gia tăng của đất tổ tiên của họ mà lại còn bị cướp trắng tay.

      Nói tóm lại đây là một sự bất công khủng khiếp, một vụ cướp ngày trắng trợn. Chẳng khác nào dân da trắng cướp đất của da đỏ, da đen ở Mỹ, Úc cách đây vài thế kỷ. Tuy nhiên, hồi đó các chính phủ Mỹ, Úc (Anh) không đồng lõa, thậm chí chủ mưu ăn cướp một cách trắng trợn như ta thấy trong bản thông cáo sau đây của chính quyền Hưng Yên[f]:

      “Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, dưới sự chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh, các lực lượng thực hiện hỗ trợ thi công và cưỡng chế của huyện Văn Giang, sự hỗ trợ của Bộ Công an và Công an tỉnh, đã thực hiện tốt phương án đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, tài sản của nhân dân và các lực lượng tham gia hỗ trợ thi công, cưỡng chế. Đến 10 giờ 30 phút cùng ngày, bộ phận dân trên đã giải tán về nhà. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ổn định, Nhà đầu tư đã hoàn thành nhiệm vụ thi công và nhận bàn giao mặt bằng lúc 16 giờ 30 phút.

      “Trong quá trình tổ chức hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng bàn giao đất tại xã Xuân Quan đã thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và phương tiện; được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Văn Giang nói chung, xã Xuân Quan nói riêng đồng tình ủng hộ”.

      Xóa
  2. Một trong những nguyên nhân cơ bản nạn tắc đường là do nhân dân bị mất ruộng không có việc làm nên phải ra thành phố kiếm sống.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thử hỏi bây giờ giặc ngoại xâm đến thì con cháu bọn chúng nó có đứa nào cầm súng đánh giặc hay không? hay lại đẩy con em nông dân ra làm bia đỡ đạn?

      Xóa
  3. Mất nước là lẽ đương nhiên.
    Thử hỏi nếu xảy ra chiến tranh thì ai sẽ là người ra tiền tuyến cầm súng chống quân xâm lăng? Chẳng lẽ lại mấy chú tụ tập để diễn tập ở Tiên Lãng Văn Giang a? Bọn đó có mà xơi nhé, chúng còn bận đấm đá đàn áp bố mẹ ông bà tổ tiên nhà chúng nó đã.

    Trả lờiXóa
  4. Không phải tại tiền Nhà tư sản.
    Mà là do sự thống trị của BỌN THAM NHŨNG, DỐT NÁT, BỌN CƯỚP BAN NGÀY.
    Quy luật tất yếu sẽ là trộm cướp như rươi, quan lại nhũng nhiễu, lê dân đói khổ, mà trong đó có chúng ta. Mỗi năm chết một SƯ ĐOÀN vì tai nạn giao thông, 6000 (sáu nghìn trẻ) chết đuối, chết vì dịch bệnh, bệnh lạ, tai nạn lao động, ăn phải độc chất có trong thực phẩm… Đất ngập, Núi lở. Bao vây tứ phía, không có đường thoát.
    Không biết chúng ta, cha mẹ, con cái, bạn bè, anh em… có thoát nổi KIẾP NẠN này không.

    Trả lờiXóa
  5. Cảm nhận
    Tặng Nhà văn Đào Tiến Thi và Trang chủ Lâm Khang,
    Thân kính.


    Nhìn lại vết đạn găm nơi Cử Bắc mà ghi nhớ lấy:
    Tướng anh hùng không thể thiếu Nhân Dân!
    Chỉ là „châu chấu, cào cào“ thôi, nhưng khi Kẻ Sỹ bị chu di tam tộc,
    Họa mất nước sẽ theo liền, Hoàng đế cũng là „nô“!

    „Phát triển“ không phải từ cướp gom nước mắt mồ hôi người lao khổ,
    „Bền vững“ là khi trở về với đạo lý ông cha;
    Đừng khinh rẻ Con Người, đừng giỡn đùa Lịch sử,
    Tiền sướng thân trong ngày; Nhục ghi con cháu đời đời!

    PS.:
    Việc phân tích những sai trái pháp lý là đúng đắn và cần thiết; Nền tảng của pháp lý nhân bản là „Đạo lý“. Những sự kiện lịch sử đều có trong sách giáo khoa phổ thông nên xin không chú thêm.

    Trả lờiXóa
  6. Bài phân tích của tác giả quá hay,có tâm và có tầm.Với viện dẫn trong lịch sử tác giả đã cho thấy lịch sử phải chăng lặp lại thời nhà Nguyễn trên mảnh đất Việt mọi sự hy sinh của dân tộc trong thời gian qua sẽ như dã tràng và rồi đây Nước Việt sẽ đi về đâu hay lại trở thành thuộc tính...

    Trả lờiXóa
  7. Đồng tiền đã làm mờ mắt những người có chức quyền rồi , họ sẵn sàng hi sinh quyền lợi nhân dân để nhận được những đồng tiền dơ bẩn của bọn tư bản trả công - vậy thì đừng trương mãi cái khẩu hiệu vì dân nữa đi , hãy lột hết cái mặt nạ ra để câm đi những cái mồm giả nhân giả nghĩa , lợi dụng chiêu bài này kia để hút máu dân lành .hãy hiện nguyên hình là những tên cướp của giết người đi .việt nam vẫn sẽ mãi tồn tại và đi lên dù không có chúng nó .

    Trả lờiXóa
  8. Cảm ơn anh THI!bài viết của anh rất đúng với tình trạng đất nước ta bây giờ.
    Anh,tôi và mọi người chúng ta đều thấy hầu hết đội ngũ cán bộ lãnh đạo bây giờ đều chọn con đường không đi cùng Nhân đân,tại sao vậy? có rất nhiều lý do,nhưng co một lý do rất đơn giản bởi Nhân dân không biết tham nhũng!
    Các cụ ta ngày xưa hay nói:.. Thời mạt vận ,vậy em lỗi phép hỏi các bác,đó là thời nào? đã qua chưa? khi nào thì đến? hay..???

    Trả lờiXóa
  9. Cám ơn tác giả Đào Tiến Thi với một bài viết quá sắc sảo.

    TH

    Trả lờiXóa
  10. Xin cảm ơn tác giá đã có bài bình hợp lý hợp tình. Nhưng biết khi mô mà não trạng quan ta thay đổi được nhỉ? Nhìn MYANMA và Cu Ba thay đổi mà mơ ước quá đi thôi. Tôi yêu Việt Nam, tôi yêu đồng bào tôi, tôi phải làm gì đây?

    Trả lờiXóa
  11. Cảm ơn tác giả, cảm ơn bác Diện. Bài viết hay lắm.

    Trả lờiXóa
  12. Bác Thi nói đúng! Xem cảnh cưỡng chế ở Văn Giang cứ nghĩ dân ta đang sống trong thời bộ lạc!

    Trả lờiXóa
  13. Hồng héo, không Ngát hươnglúc 16:11 28 tháng 4, 2012

    "Đây là dự án đổi đất lấy hạ tầng" (Trích).
    Chánh Bùi Huy Thanh ơi, có điều luật nào cho phép dự án cướp đất của dân đổi lấy hạ tầng không ta ???.

    Trả lờiXóa
  14. Tôi đề nghị xem lại tiêu đề bài viết. Không nên coi thường Tư sản như thế,phân biệt như thế là phân biệt hàng triệu người trên thế giới. Hiện bgio, XHCN cũng chẳng tốt đẹp hơn đâu.

    Trả lờiXóa
  15. Khi đất nước lâm nguy mà nhà cầm quyền không đứng cùng chiến tuyến với dân thì kết cục tất yếu là mất nước. Nhà Hồ, nhà Nguyễn là những ví dụ.

    Nhà Hồ để mất nước chỉ có hơn hai chục năm nhưng đưa đất nước vào thảm họa bị đốt sách tru diệt văn hóa làm tổn hại nghiêm trọng đến nguyên khí quốc gia. Những thành tự to lớn của đời Lý Trần đã có, những văn chương trước tác ghi chép sử sách hầu hết đều bị mang về TQ và đốt sạch. Những phát triển về nghệ thuật và khoa học phương đông như kiến trúc, mĩ thuật, phong thủy, xem thời tiết phục vụ kinh tế nông nghiệp hay tôn giáo (chủ yếu là phật học) ở thời Lý Trần mà nay chỉ dựa vào một chút ít tàn dư sót lại cũng có thể nhận thấy đã đạt đến đỉnh cao tại thời điểm đó, không được kế thừa và phát triển trong nhân gian. Làm cho đời nay nghiên cứu lại như thày bói xem voi.

    Đến nhà Nguyễn thì còn gần với thực tại hơn nữa cả về thời gian và bản chất sự việc. Cũng chỉ vì lợi ích nhóm (khi xưa thì là lợi ích dòng tộc họ Nguyễn, nay thì là lợi ích đảng) mà tham quyền cố vị, sống chết bảo thủ không chịu sửa đổi canh tân; đứng về phía đối nghịch với nhân dân; bịt tai làm lơ trước xu thế phát triển của thời đại, coi khinh lời lẽ can gián của sĩ phu, trí thức. (Từ thời Nguyễn đã có Nguyễn Trường Tộ bảy lần tấu sớ xin canh tân; nay thì nhân sĩ trí thức trong ngoài nước chỉ tính những người ra mặt đã có khi không kể xiết, đừng nói những kẻ lánh đời không thèm bàn chuyện với lũ điếc tai có lẽ so ra cũng như phần chìm của tảng băng nổi). Cái họa nhà Nguyễn làm mất nước thì rõ hơn, mang đến hơn trăm năm nô lệ, hai cuộc chiến kinh hoàng mà ảnh hưởng trực tiếp đến nay vẫn còn rõ nét.

    Nay lại cứ nhìn hiện tại. Nếu nhà cầm quyền vẫn bưng tai trốn sấm, bịt mắt tránh sét thì cái họa trên trời đổ xuống đầu dân không biết sẽ để lại di chứng đến bao nhiêu đời sau? Nói thế cũng không phải để bi quan quá. Nếu muốn nghĩ đến tương lai sáng, Dự tôi xin vẽ ra hai cái ước mơ thế này: (Những khả năng xấu, xin thôi không bàn nữa, thử lạc quan tí xem sao)

    1) Lại cứ nhìn vào lịch sử dân tộc mà ước. Dân tộc ta đã sống, và đã sống rất oanh liệt, anh hùng bên cạnh lũ giặc bành trướng, trong khi không biết bao nhiêu tộc khác đã bị lũ chúng nuốt chửng, đồng hóa hay hiện tại vẫn còn đang chật vật khốn khổ như những người Tây Tạng chẳng hạn. Chúng ta đã làm gì? Lich sử của chúng ta là lịch sử đạp đổ. Có oanh liệt đấy, có anh hùng đấy, nhưng liệu có phải là giải pháp tối ưu. Chính ĐCS cũng đi theo vết xe lịch sử ấy, cũng lật đổ chính quyền cũ của Bảo Đại để tự mình lãnh đạo dân tộc chống ngoại xâm. Nó sẽ mang theo đổ máu và chiến tranh, như chúng ta đều biết cả, không tránh đi đâu được.

    2) Hoàn mĩ ra mà ước. Tự bản thân Đảng thay đổi. Có phải Dự tôi đang mơ hão hay không? Liệu trong đảng có còn những người đủ tâm, đủ tầm, và được giao quyền lực làm nên sự thay đổi hay chỉ còn toàn những kẻ cơ hội đang lợi dụng thời cơ vơ vét chừng nào hay chừng đó? Khi xã hội đưa ra đòi hỏi tất yếu phải thay đổi, đổi mới, canh tân thì chúng ta cũng đã có những ví dụ thành công trong hòa bình (ít đổ máu chứ không thể không đổ máu)dù là hiếm hoi như thời Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Nhưng khi đó, thực trạng xã hội, thực tế quyền lực chính trị và quân sự đều đã nằm trong tay nhà Trần cả. Nếu nói thế giới thì có nhiều, nhiều quá. Không biết ở thời đại toàn cầu hóa này, chúng ta có học được bài học từ lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới?

    Trả lờiXóa
  16. Hãy thử làm một cuộc thăm dò ý kiến: giả định tình huống có chiến tranh hoặc bạo loạn, mười mấy ông bà trời con ấy (hay giàn quan chức Hải phòng, Hưng yên..)chạy trốn đến nhà bạn, bạn sẽ:
    1. cho tá túc, nuôi giấu, thậm chí hy sinh mạng sống để bảo vệ như ngày xưa?
    2. mắng chửi té tát và đuổi cổ?
    3. lựa chọn khác?
    Kết quả thăm dò sẽ thú vị lắm đấy!

    Trả lờiXóa
  17. Hỡi một số lãnh đạo chân chính còn sót lại, Hỡi những đảng viên chân chính, Hỡi những người Việt nam chân chính! Chúng ta hãy nhìn vào sự thật đang diễn ra trên đất nước chúng ta và cần phải có những hành động cụ thể để cứu lấy đất nước này càng sớm càng tốt. Đừng để hàng trăm năm sau phải chờ một Nguyễn Tất Thành phải ra đi tìm đường cứu nước hay Tây Sơn Nguyễn Huệ phất cờ khởi nghĩa giành lại giang sơn.
    Hỡi các tướng lĩnh, quân nhân chân chính, vận mệnh đất nước đang ở trong tay các đồng chí. Phải tổ chức hành động ngay để bảo vệ Tổ Quốc Việt nam yêu quý của chúng ta. Không thể để cho bọn đại tham nhũng bán đi đất nước này cho kẻ ngoại bang lấy tiền thỏa nhục vọng của chúng và không thể cho chúng đi thoát khỏi đất nước này để NHÂN DÂN còn trừng trị và đòi lại những gì chúng cướp được trả lại NHÂN DÂN để phát triển Quốc gia dân chủ - công bằng - văn minh sánh vai với văn minh của nhân loại.
    Chúng tôi luôn ủng hộ các đồng chí.

    Trả lờiXóa
  18. Tôi cứ nghĩ rằng sự việc tại Văn Giang là do một đạo diễn tài ba nào đó đang quay phim lịch sử về phong trào Xô viết Nghệ tĩnh. Thế hệ trẻ ngày nay chỉ biết phong trào Xô viết Nghệ tĩnh qua sách vở, có lẽ cảm ơn đạo diễn giấu mặt cho thế hệ trẻ biết thế nào là lịch sử cách đây 82 năm

    Trả lờiXóa
  19. Bốn nông dân Văn Giang được thả sau khi ký cam kết không khiếu kiện


    Cảnh sát cơ động triển khai ở Văn Giang, ngày 24/04/2012, để cưỡng chế đất của nông dân.
    Reuters
    Thụy My
    Theo tin từ người dân ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, hôm nay có 4 trong số 20 người dân bị công an bắt trong vụ cưỡng chế đất hôm 24/04/2012 đã được được thả, sau khi ký cam kết sẽ không khiếu kiện. Những người không chịu ký hiện vẫn bị giam giữ.

    Được biết, để được trả tự do, các nông dân trên phải ký khống vào ba tờ giấy trắng, và làm thêm một tờ cam kết sẽ không khiếu nại tiếp.

    Trừ một vài bài báo hiếm hoi chỉ trích vụ cưỡng chế, báo chí chính thức hầu hết chỉ đưa lại tin theo chính quyền Văn Giang là « hoàn thành cưỡng chế giải phóng mặt bằng tại xã Xuân Quan ». Cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên nói rằng trước đó « số đối tượng quá khích đã kích động hơn 100 người dân dựng lều bạt gần khu vực giải phóng mặt bằng ». Sáng 24/4, « lực lượng hỗ trợ thi công đã tuyên truyền vận động (…) nhưng vẫn còn khoảng 200 người dân cố tình chống lại ».

    Tuy nhiên thông tin về vụ cưỡng chế đã lan truyền rất nhanh trên mạng. Dư luận trong nước hiện đang rất xôn xao vì chính quyền huy động một lực lượng lên đến 3.000 cảnh sát mặc đồng phục lẫn thường phục, trật tự mang băng đỏ cùng nhiều xe ủi, sử dụng cả hơi cay để tấn công vào những người dân đang bám trụ trên cánh đồng để giữ đất. Cũng theo thông tin trên mạng, thì dân chúng đã thu nhặt được một số trái nổ tại phần đất bị cưỡng chế.

    Theo báo Người Cao Tuổi, thì quyết định cưỡng chế của Ủy ban huyện Văn Giang là không đúng luật, không vì lợi ích của nhân dân mà chỉ phục vụ « lợi ích nhóm » trong đó có chủ đầu tư dự án. Phóng viên của báo này bị cản trở không cho vào chụp hình, phải cải trang và nhờ dân hỗ trợ mới chụp được các hình ảnh về vụ cưỡng chế.

    Nhà báo Huy Đức nhận định, nếu Luật Đất đai năm 1993 quy định « Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng… », thì Luật Đất đai năm 2003 lại định nghĩa « lợi ích quốc gia » là « những dự án đầu tư phù hợp quy hoạch, được cơ quan thẩm quyền xét duyệt », tức ngang hàng với lợi ích của các nhà đầu tư địa ốc. Việt Nam không có Tối cao Pháp viện để nói rằng điều này là vi hiến, cũng không có tư pháp độc lập để nông dân kiện chính quyền, nên họ đành phải kháng cự dù nhiều rủi ro.

    Một cựu đại sứ cho rằng việc huy động lớn một lực lượng vũ trang để cưỡng chế, lại xảy ra sát thủ đô Hà Nội, là một chiều hướng nguy hiểm, và chắc chắn lòng dân sẽ không yên. Một bài báo đã bị gỡ xuống trên tamnhin.net đặt câu hỏi về hậu quả xã hội và chính trị trong tương lai.

    Trang vneconomy.vn hôm nay trong bài báo « Nhộn nhịp đầu tư bất động sản tại Văn Giang » cho biết, công ty tư nhân Việt Hưng rao bán giá căn hộ dự án Ecopark khoảng 20 triệu đồng/m2 và biệt thự, nhà phố là 45 triệu đồng/m2. Bên cạnh đó tại Văn Giang còn có hàng loạt dự án đầu tư địa ốc khác, nhờ ở rất gần Hà Nội và thuận tiện về giao thông.

    Trả lời RFI Việt ngữ hôm nay 27/04/12, một người dân Văn Giang cho biết về tình cảnh của một phụ nữ có con nhỏ còn bú, đành phải ký cam kết sẽ không khiếu nại để được về với con.



    « Đứa cháu này mới sinh cháu được18 tháng, bây giờ cháu vẫn chưa cai sữa. Thế mà bắt mẹ nó đi hai đêm thì cháu bé khóc cứ lả người đi, nhân dân rất là thương xót. Sáng hôm qua chồng và bà mẹ chồng mang cháu bé, cùng với dân đến huyện, xin cho cháu được gặp mẹ để cháu được bú, không thì nó cứ khóc khản hết cả tiếng ai cũng thương.
    ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120427-bon-nong-dan-van-giang-duoc-tha-sau-khi-ky-cam-ket-khong-khieu-kien

    Trả lờiXóa
  20. Quá hay! Quá đúng!
    Bái phục Bác Thi!
    Cám ơn Bác Diện!
    Người ta dùng "Chuyên chính vô sản" để đàn áp tầng lớp nông dân à??? Khốn nạn thay!!!

    Trả lờiXóa
  21. Các bác nói gì gì đi nữa thì cũng ko giãi quyết được vấn đề to lớn về đất đai cũa đất nước ta , bỡi vì luật lệ và chế độ ko minh bạch .KÍNH MONG CÁC BÁC nghĩ xem có nđúng ko ???

    Trả lờiXóa
  22. Đất nước và dân tộc Việt Nam sẽ đi về đâu? Hỡi các nhà lãnh đạo đảng cộng sản hãy đọc bài này để mà còn giữ lấy vận mệnh tổ quốc và dân tộc

    Trả lờiXóa
  23. Đúng là đau xót , tủi nhục và xấu hổ !

    Trả lờiXóa
  24. Tôi nhất trí hoàn toàn với anh Đào Tiến Thi
    Từ Tiên Lãng đến Văn Giang, chính quyền đã ngày càng thể hiện như 1 lũ ác ôn, cường hào mới, vi phạm trắng trợn hiến pháp và đạo lý của dân tộc, quay lưng lại đàn áp người nông dân, cướp đi của họ những tài sản cuối cùng. Trên Dan Luận, tác giả Vũ Ngọc Già còn phát hiện văn bản gốc của dự án này từ năm 2004 không có dấu đỏ và chứng minh chính quyền Hưng yên đã vi phạm luật nhiều như thế nào từ đó đến nay. Thật là kinh khủng và ghê tởm. Đồng tiền đã làm cho chính quyền này biến chất hoàn toàn, nó không những làm băng hoại xã hội, mà nó sẽ làm cho chính quyền càng ngày càng trở nên xa lạ đối với chính người dân của mình. Đoạn cuối anh Thi so sánh với những thời khắc đau đớn của lịch sử thật chính xác và chí lý. Thời gian gần đây tôi thấy QĐ tăng cường mua vũ khí trang bị, nhưng dù có mua gấp trăm lần như vậy, khi chính quyền coi nhân dân như kẻ thù thì lịch sử đã chứng mình, đất nước dễ bị mất như thế nào. Trong khi đó kẻ thù chính nguy hiểm nhất của dân tộc đang dòm ngó ngay ngoài biên cương của mình, chúng đang mạnh lên rất nhiều và chỉ tìm thời cơ thuật lợi để xâm lược đất nước mình.

    Trả lờiXóa
  25. Một bài viết phân tích khá đúng bản chất của vấn đề. Bài của bác Huy Đức tuy hay nhưng nhầm lẫn một số khái niệm quan trọng.
    Tôi khẳng định: Theo luật đất đai 2003 và Nghị Định 84 năm 2007. Chắc chắn với dự án như Ecopark không được thu hồi và giao mà phải thỏa thuận.

    Trả lờiXóa
  26. Mời quí vị xem "rao vặt" bán đất dịch vụ ở Ecopark.
    http://thitruong24gio.blogspot.com/2012/04/ecopark-hung-yen-at-dich-vu-gia-re.html

    P/s: Tôi không rõ ai đăng tin này, sự thật có đúng là họ đang rao bán hay không, thông tin rao bán đất dịch vụ Ecopark ở địa chỉ web trên chỉ có tính chất tham khảo. Thân :-)

    Trả lờiXóa
  27. một khi đã biến mình thành nô lệ cho đồng tiền rồi thì họ bất chấp tất cả ,miễn sao có tiền(sống chết mặc bay ,tiền thầy bỏ túi), tiền đối với họ không bao giờ là đủ cả,có khi về hưu họ vẫn còn tiếc hùi hụi sao mình không ăn mạnh thêm chút nữa chứ mình dám chắc họ không bao giờ có chút ân hận về những việc họ làm .buồn thay dân mình lại đang bị trị bởi những con người như thế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở ngay trên đất nhà dân mà công an còn đánh người dã man như thế thì những người bị bắt về cơ quan công an không biết sẽ bị đánh như thế nào? Thương quá người nông dân mình.

      Xóa
  28. Đức Trần Hưng Đạo đã dạy:
    Trên dưới một lòng, anh em hòa thuận, cả nước ra sức, ấy là kế sâu rễ, bền gốc để giữ nước.

    Vậy những ai làm trái điều này để cho trên dưới chia lìa, lòng dân tan tác ắt kẻ đó là giặc. Làm điều vô đạo, chất chứa oán hờn, khiến xã hội bất ổn, lòng dân bất an, tội ấy là tội phản quốc cần phải trừng trị thích đáng.

    Trả lờiXóa
  29. Rất cám ơn bác Đào Tiến Thi. Bài viết rất sâu sắc, rất đúng và rất tha thiết.

    Một chị nông dân ở Hưng Yên khi trả lời phỏng vấn, tường thuật những gì đang diễn ra trên cánh đồng Nho Quan ngay trong "giờ G" đó, đã thốt lên một câu não lòng: "Ối Giời ôi! Thế này thì MẤT NƯỚC rồi còn gì!".

    Vâng, ngay cả một phụ nữ chân chất bình dị nhất cũng hiểu ra là hành động này của chính quyền sẽ đem đến điều gì. Người dân khóc than, phẫn nộ - và chiến đấu nữa - không phải chỉ cho riêng gia đình mình hay ruộng vườn tài sản của mình. Các vị lớn nhỏ ở chính quyền có hiểu điều đó không?

    Trả lờiXóa
  30. Từ đầu đến giờ đọc các bài viết mới thấy bài của bác Thi viết hay nhất.

    Cháu trẻ người, xin được gợi ý thế này. Sao không vận động nhạc sỹ, nhân sỹ sáng tác nhạc về Văn Giang và Tiên Lãng.

    Ngày xưa thế hệ bố cháu thắng Mỹ vì nghe nhạc Cách Mạng, còn lính Nam Việt Nam thua vì toàn nghe nhạc vàng, lời ca ai oán.

    Một bản nhạc sẽ tồn tại vĩnh cửu. Một bài viết hay của Bác Thi sẽ được lưu giữ và trich dẫn lại.

    Trả lờiXóa
  31. Cưỡng chế hay cưỡng đoạt, có gì để biện minh?

    Kính gởi TS. Nguyễn Xuân Diện,
    Với lòng tin và mến của một người đọc văn, tôi muốn nhờ trang nhà của tiến sĩ gởi vào công luận mấy câu hỏi nhỏ dành cho chính quyền Văn Giang, Hưng Yên, và chính phủ Việt Nam, nhân vụ “cưỡng chế” đất đai ở Văn Giang.

    Thứ nhất, vấn đề pháp lý
    Ở Việt Nam, người dân không có quyền sở hữu đất, nhưng họ có quyền sử dụng. Cái gọi là “quyền sử dụng” đó được hiểu như thế nào và luật pháp bảo hộ ra sao? Những người dân Văn Giang đang trồng cây trên mảnh đất họ có quyền sử dụng, quyền này được chứng minh bằng sổ đỏ. Công ty Việt Hưng nào đó muốn xây đô thị trên cánh đồng Văn Giang phải mua quyền sử dụng đất của những người dân này. Đây là quan hệ thương mại giữa hai chủ thể kinh tế độc lập, hai pháp nhân cùng được pháp luật bảo hộ. Hai bên bắt buộc phải đàm phán với nhau cho đến khi nào thuận mua vừa bán thì hoạt động mua bán mới xảy ra. Chỉ khi nào một bên có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt và bị bên kia kiện ra tòa, và nếu tòa xử bên bị phải bồi thường cho bên nguyên, nhưng quá hạn bên bị vẫn không chấp hành pháp quyết, khi đó nhà cầm quyền mới xuất hiện và dùng vũ lực cưỡng chế để trả lại tài sản cho bên nguyên, nhằm tái lập trật tự và duy trì công bằng xã hội.
    Nay người dân Văn Giang nói họ “chưa bán đất, chưa lấy tiền”. Quan hệ mua bán chưa xảy ra, chưa có ai kiện ra tòa, tại sao nhà cầm quyền lại xuất hiện để cưỡng chế? Tại sao nhà cầm quyền lại can thiệp vào mối quan hệ giữa hai chủ thể kinh tế là người dân Văn Giang và công ty Việt Hưng, và chỉ bảo hộ cho quyền được mua của công ty Việt Hưng? Người dân Văn Giang nói họ “không muốn bán đất, để sinh lợi và để giữ cho con cháu”, tại sao nhà cầm quyền lại quên trách nhiệm bảo hộ quyền sử dụng đất của những người dân mà chính họ đã chứng nhận cái quyền đó?

    Trả lờiXóa
  32. Thứ hai, lợi ích kinh tế
    Hưng Yên là vùng đất trù phú, có nhiều sản vật nổi tiếng đã đi vào ca dao của ông cha xưa. Ngày nay người dân Văn Giang nói họ “trồng cây cảnh bán đi khắp cả nước và xuất ra nước ngoài”, mỗi sào đất trong tay những người nông dân chăm chỉ và lành nghề này mỗi năm thu lợi bao nhiêu triệu đồng? Từ cánh đồng 70 ha đó, chính quyền mỗi năm thu được bao nhiêu tiền thuế? Nếu hiệu quả kinh tế nông nghiệp thấp, nhà nước vẫn phải xem xét việc trợ cấp cho nông dân hoặc trợ giá cho nông sản, bởi nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế. Sức lao động của toàn xã hội được nuôi dưỡng bởi sản vật do tay người nông dân chăm bón vun trồng. Năng suất lao động nông nghiệp là then chốt để giữ gìn sự cân bằng giữa nền kinh tế thực và nền kinh tế tiền tệ. Ví thử Việt Nam không còn đất nông nghiệp nữa, việc gì sẽ xảy ra? Mỗi người dân sẽ mang bao nhiêu tiền ra chợ để mua rau? Cả nước sẽ phải ăn nông sản độc hại nhập khẩu từ anh bạn láng giềng nước lạ với giá cả thế nào? Chúng ta sẽ bán gì cho thế giới để thu ngoại tệ đủ nhập khẩu rau và thịt nuôi 90 triệu con người?
    Dự án bỏ một cánh đồng “bờ xôi ruộng mật” để xây dựng một “khu đô thị sinh thái” đã được thẩm định như thế nào? Một khu đô thị mất nhiều năm mới có thể hình thành sầm uất. Tại sao có nhiều khu đô thị gần trung tâm Hà Nội mà vẫn biến thành khu đô thị ma, và có nhiều khả năng sẽ bị bỏ hoang trong nhiều năm nữa? Báo chí đã nói nhiều về câu chuyện dài của những người mua đất và biệt thự ở các dự án đô thị là những người dư tiền và đã có chỗ ở, người thực sự cần chỗ ở thì không đủ tiền để mua. Có lẽ không có đủ cơ sở để chứng minh khu đô thị Ecopark sẽ tránh được tương lai của một khu đô thị ma. Dự án này ra đời sẽ thỏa mãn nhu cầu cất giấu tài sản của người có tiền, công ty Việt Hưng mua rẻ bán đắt chắc chắn cũng được lợi, nhưng nền kinh tế sẽ bị thiệt hại bao nhiêu?

    Trả lờiXóa
  33. Cuối cùng, vấn đề đạo lý
    Trong bối cảnh có người cho rằng việc cưỡng chế ở Văn Giang là đúng luật, đúng với luật đất đai năm 1993, thì càng cần phải đặt thêm câu hỏi: Pháp luật hay là đạo lý? Tại sao luật đất đai năm 1993 bị bãi bỏ, có phải do hệ lụy thu hồi tràn lan của nó? Có thỏa đáng về mặt công lý không khi một thứ luật pháp đã lạc hậu và bị bãi bỏ lại được mang ra thi hành? Tại sao cái đáng bị bãi bỏ là quyết định triển khai dự án lại không được xem xét? Tại sao vào thời điểm đó, chính quyền không tiến hành cưỡng chế? Xua hàng ngàn nhân viên vũ trang vào đất của dân, giang tay đánh dân, dùng máy ủi cày nát vườn cây của dân, chính quyền thời điểm đó và bây giờ chỉ khác nhau ở một chữ “dám” mà thôi.
    Lại nữa, chính quyền có trách nhiệm như thế nào với sự an cư lạc nghiệp của hàng ngàn con người đã bị cưỡng chế? Xã hội được gì khi những con người đang ăn nên làm ra phút chốc bị đẩy vào hàng ngũ những kẻ vô công? Từ câu chuyện Tiên Lãng và Văn Giang, những người biết suy nghĩ chắc chắn đang cảm thấy bất an, những trái tim thao thức chắc chắn đang đau đớn. Chính quyền có trách nhiệm như thế nào với sự hài lòng của người dân? Những người đang nắm trong tay sức mạnh của chính quyền sẽ có tương lai như thế nào khi họ đã dùng chính sức mạnh mà người dân trao cho họ để chống lại chính nhân dân mình?

    Vì chính quyền chưa hề biết đối thoại mà chỉ quen dùng vũ lực đối với những người đã lên tiếng nên tôi xin phép tiến sĩ không ký tên thật. Cảm ơn tiến sĩ.
    Một công dân

    Trả lờiXóa
  34. Cảm ơn bác ND 12:20 PM
    Ý kiến của bác rất chí lý. Trong phạm vi một bài viết tôi không thể nói hết được, đã bác đã bổ sung những ý rất xác đáng.
    Về mặt đạo lý, trên nguyên tắc cái gì có lợi cho dân thì làm, cái gì hại kiên quyết không làm. Nếu Luật Đất đai tỏ ra bất cập thì ta có thể vận dụng những những điều ghi trong hiến pháp, trong Tuyên ngôn độc lập 1945 (Tuyên ngôn thể hiện ý chí của toàn dân tộc khi lựa chọn một thể chế mới), vì những cái đó thuộc về nguyên tắc, cao hơn những cái thuộc về giải pháp ghi trong luật hay nghị định. Trường hợp vẫn không được thì tạm dừng để chờ ra luật mới hay nghị định. Thực ra không thiếu gì biện pháp nếu thực sự vì dân.
    Về mặt pháp lý, tuy Luật đất đai hiện thời (Luật 2003) bất cập nhưng nếu tôn trọng, vận dụng đúng thì cũng không đến nỗi người dân bị cướp trắng như thực tế đã diễn ra.
    Về mặt kinh tế, bác đã phân tích rất đúng. Nước ta là nước nông nghiệp, nếu coi nhẹ nông nghiệp sẽ thất bại và khủng hoảng. Điều này đã có kinh nghiệm từ những sai lầm trong suốt thời kỳ 1955 - 1986, khi đặt công nghiệp (mà lại chọn công nghiệp nặng) lên hàng đầu. Cho nên nông nghiệp trì trệ, đói triền miên mà công nghiệp cuối cùng cũng chả có gì.
    Nền nông nghiệp nước ta hiện nay làm ra lương thực không những đủ ăn mà còn là nguồn xuất khẩu, 1 nguồn xuất khẩu có lẽ cùng với dầu thô là hai nguồn xuất khẩu quan trọng nhất. Dầu thì đào mãi sẽ hết nhưng lúa gạo thì sản xuất đời đời, cho nên nó còn quan trọng hơn dầu rất nhiều. Chưa kể nông nghiệp còn giải quyết vấn đề lao động. Tôi rất lo vì đất nong nghiệp cứ mỗi ngày bị thu hẹp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ND 12:20 PM đáp lời bác Đào Tiến Thi,
      Cám ơn nhận xét của bác. Em nhỏ hơn bác nhiều và còn phải học hỏi các bác
      nhiều. Trân trọng tấm lòng của các bác với tương lai của dân của nước.

      Xóa
  35. Ông Đặng Hùng Võ trả lời phỏng vấn của BBC
    Vậy là sao?
    http://tintuchangngay4.wordpress.com/2012/04/29/thu-h%E1%BB%93i-d%E1%BA%A5t-van-giang-la-dung-lu%E1%BA%ADt/
    Nghĩ gì qua mấy câu trả lời của ông ĐHV.
    VẬY LÀ SAO? ...vậy là sẽ còn nhiều, rất nhiều bờ xôi ruộng mật, đất đai đắc địa sẽ lần lượt lên thớt... và nông dân phải bị rời quê cha làng xóm đã bao đời sinh sống ... nhưng mà đi đâu, đến đâu... đến giành giật với biển cả tạo thành khoảnh đất mới rồi cũng bị giằng mất khỏi tay khi mảnh đất lọt vào tầm ngắm của những người thừa tiền, thừa uy quyền, thừa hiểu biết luật pháp để chạy lách luật.... đo ni làm luật..

    Đến bao giờ mới bứt xích cho cái vòng lẫn quẩn KHAI PHÁ > THU HỒI > CƯỠNG CHẾ.... rồi đáo lại KHAI PHÁ > THU HỒI > CƯỠNG CHẾ...>>>>> đến bao giờ nông dân hết mất đất canh tác, hết nơm nớp thấp thỏm lo âu về những tin thu hồi đất.... đến bao giờ người nông dân mới có thể tự tin mà đầu tư mạnh hơn nữa vào sản xuất nông nghiệp... cứ như tình hình Tiên Lãng, Văn Giang - khoảnh đất vừa nhú lên màu mỡ thì đã lọt vào tầm ngắm của nhà đầu tư và nhà cầm quyền vô tư kí đồng ý.. kí cho phép công an tiến hành cưỡng chế với lực lượng hùng hậu để khống chế nông dân (có cả đánh đập) chỉ cốt để thu đất giao cho nhà đầu tư... Cuộc sống bấp bênh, tương lai mờ mịt, người nông dân mất đất canh tác sẽ đi về đâu, tương lai thế hệ con trẻ của họ sẽ đi về đâu. Lứa trẻ lớn lên từ hoàn cảnh gia đình mất đất canh tác có đủ sức làm người lương thiện và có đủ sức để học hành tiến lên nhằm hoà nhập với xã hội Công Nghiệp hoá mà chính phủ đang gật gù kí chấp thuận tiếp tay cho các nhà đầu tư tư nhân...

    Một xã hội có nền công nghiệp đòi hỏi trình độ dân trí. Một đất nước tiến lên đô thị hoá cũng đòi hỏi trình độ dân trí. Mà trình độ dân trí thì không thể nào có được khi đại đa số người dân bị đẩy vào bước đường không có công ăn việc làm ổn định và lâu dài là không có đất canh tác... KHÔNG THỂ TIẾN LÊN CÔNG NGHIỆP HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ khi mà người dân sẵn sàng nổi loạn để đòi nhu cầu cấp bách là phải có ổn định trong đất đai canh tác.

    Bao giờ ... đến bao giờ nhà cầm quyền nhớ để kiểm điểm lại những bất cập những sai sót trong việc điều hành bộ máy nhà nước... đến bao giờ mới thấy đặt cây bút kí một sắc lệnh một quyết định là một việc rất nặng nề ảnh hưởng đến cuộc sống của triệu người nên BẮT BUỘC PHẢI CÓ TRÁCH NHIỆM VÀ SẲN SÀNG CHỊU TRÁCH NHIỆM...có lẽ là không có bao giờ và chẳng bao giờ khi túi tham còn không đáy.

    Trả lờiXóa
  36. Cảm ơn anh Thi đã viết 1 bài tuyệt tuyệt hay, mỗi câu mỗi chữ đều đi sâu vào trái tim khối óc của những con người yêu nước thương dân, chỉ có những kẻ bất lương không còn trái tim con người như loài vật ngoảnh lưng với nổi đáu đồng loại mới dửng dưng trước "thất bại" tạm thời của họ, nhưng như anh Thi nói rồi đây cơn sóng gió trong nổi uất hận của họ chưa chắc đã tàn lụi!...

    Trả lờiXóa
  37. CON GIUN XÉO LẮM CŨNG OẰN...TÍCH GIÓ THÀNH BÃO

    Trả lờiXóa
  38. KHÔNG THỂ BÌNH LUẬN ĐƯỢC GÌ.Cách mạng tháng Tám thành công cũng phần lớn nhờ khẩu hiệu "NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG".

    Dân châu Âu có câu: "Chúng tôi ủng hộ ai mang đến cho chúng tôi BÁNH MỲ và HOA HỒNG" (ý nói miếng ăn và hạnh phúc).

    Với dân ,nếu THUẬN họ sẽ lập miếu thờ,NGHỊCH họ sẽ để xuống gót chân họ di.

    Trả lờiXóa
  39. Ai sinh ra mà không có tâm hồn dân tộc tình yêu tha thiết một tổ quốc thân yêu thì những con người đó chỉ còn là một loại người sẽ làm mọi việc không có giá trị cho dân tộc và cho đất nước, mà loại người này chỉ luôn làm những việc và theo toan tính cá nhân, lợi ích cá nhân.

    Trả lờiXóa