Mẹ Lê Thị Muộn với kỷ vật chiếc áo hải quân của con trai là liệt sĩ Phan Văn Sự. |
TRƯỜNG SA TRONG LÒNG BẢY BÀ MẸ HÒA CƯỜNG
Lời dẫn của Hồ Trung Tú: Báo Đà Nẵng số tết có bài viết về bảy bà mẹ liệt sĩ Gạc Ma năm 1988 đọc thật cảm động, nhưng không hiểu sao lại không được đưa lên online. Tui ngồi gõ lại, các bạn đọc.
Nói thêm, cuộc gặp gỡ các cựu binh Trường Sa "Vòng tròn bất tử - Vòng tay đồng đội"do Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa tổ chức ở Suối Lương ngày 3/9/2011 cả 7 mẹ cũng đều được mời nhưng không hiểu sao không một ai tới.
-------------------
Ký của Hồng Hạnh
Trở lại mảnh đất Hòa Cường trong một sớm đầu Xuân, trong miên man sắc hoa rực rỡ của chợ hoa Xuân dưới chân Đài tưởng niệm, tôi chợt nhớ, nơi đây đã từng hiện hữu một con đường mang tên Trường Sa. Sự tích của cái tên này bắt nguồn từ một câu chuyện thật cảm động tưởng như là huyền thoại về bảy người lính hải quân cùng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hòa Cường, cùng nhập ngũ một ngày, cùng hy sinh trên một chuyến tàu bảo vệ bình yên cho quần đảo Trường Sa tháng 3 năm 1988.
Tôi đã có một chuyến đi tìm gặp các bà mẹ Hòa Cường cũng trong một buổi sáng Mùa Xuân ngập tràn nắng ấm. Người dẫn đường cho tôi đến với các mẹ chính là anh Dương Văn Dũng, người lính hải quân còn sống sót duy nhất trở về trong tám người con của phường Hòa Cường ra đi trên chuyến tàu năm ấy. Bên cạnh gốc mai vàng cổ thụ lấm chấm những nụ vàng sắp nở trong khu vườn cổ thụ nhà Mẹ Hồ Thị Lai, tôi, anh và các mẹ đã có cuộc chuyện trò thật đặc biệt.
Trở lại mảnh đất Hòa Cường trong một sớm đầu Xuân, trong miên man sắc hoa rực rỡ của chợ hoa Xuân dưới chân Đài tưởng niệm, tôi chợt nhớ, nơi đây đã từng hiện hữu một con đường mang tên Trường Sa. Sự tích của cái tên này bắt nguồn từ một câu chuyện thật cảm động tưởng như là huyền thoại về bảy người lính hải quân cùng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hòa Cường, cùng nhập ngũ một ngày, cùng hy sinh trên một chuyến tàu bảo vệ bình yên cho quần đảo Trường Sa tháng 3 năm 1988.
Tôi đã có một chuyến đi tìm gặp các bà mẹ Hòa Cường cũng trong một buổi sáng Mùa Xuân ngập tràn nắng ấm. Người dẫn đường cho tôi đến với các mẹ chính là anh Dương Văn Dũng, người lính hải quân còn sống sót duy nhất trở về trong tám người con của phường Hòa Cường ra đi trên chuyến tàu năm ấy. Bên cạnh gốc mai vàng cổ thụ lấm chấm những nụ vàng sắp nở trong khu vườn cổ thụ nhà Mẹ Hồ Thị Lai, tôi, anh và các mẹ đã có cuộc chuyện trò thật đặc biệt.
Mẹ Lê Thị Khả- mẹ của liệt sĩ Trần Văn Tài mái tóc bạc phơ, giọng nói ngắt khúc, nghẹn ngào của mẹ đưa chúng tôi về một thời quá khứ tuổi thơ ngọt ngào của cậu bé Tài.
- Thằng Tài của má là con út, ba thằng anh đã lần lượt đi bộ đội rồi xuất ngũ, má muốn nó ở nhà sớm hôm với má, nhưng nó cứ nằng nặc xin đi bộ đội. Các con có biết nó ước mơ điều gì không? Làm lính hải quân để đi ra biển. Đó là khát khao cháy bỏng suốt một thời tuổi thơ của nó. Nó đã thực hiện được ước mơ ra đến biển. Nhưng lại không bao giờ được trở về với má
Vừa ngoáy cối trầu vừa lần từng quả cau, chậm rãi bổ ra từng miếng, mẹ Lai chỉ vào gốc mai già thủ thỉ :
- Thằng Hùng nhà tôi rất thích trồng mai. Đã bao nhiêu cái Tết rồi, nhà tôi vắng tiếng cười lanh lảnh của nó. Những cây mai nó trồng vẫn nở vàng rực mỗi dịp Tết đến, tôi luôn cảm giác như thấy khuôn mặt, ánh mắt tinh nghịch của nó ẩn hiện sau những cành mai. Hồi nó được tranh thủ về phép thăm nhà, nó bảo: “ Mẹ ơi, có lẽ ăn tết xong bọn con sẽ được ra Trường Sa. Con nghe nói ngoài đó chỉ có cát, đá và san hô, rất thiếu cây xanh và nước ngọt. Cuộc sống của đồng đội con trên đảo chắc thiếu thốn và vất vả lắm. Khi nào sắp đi, mẹ tìm cho con vài cây mai, con sẽ mang ra trồng thử ngoài đó, để Tết đến, ngắm những cánh mai vàng, đồng đội của con sẽ bớt nhớ đất liền”. Vậy mà nó chẳng kịp về để lấy cây mai giống. Đơn vị nó lên đường gấp gáp quá. Tôi không ngờ đó là lần gặp nó sau cùng .
- Vậy thì tôi còn hạnh phúc hơn các bà, mẹ Muộn tiếp lời- Trước khi ra Trường Sa, thằng Sự nhà tôi được tranh thủ về mấy tiếng đồng hồ. Ba nó ốm nặng nên nó được ưu tiên. Đêm ấy,. ngồi bên giường bệnh của ba đến 12 giờ đêm nó đã phải đi để kịp vào Cam Ranh lên tàu. Ra đến cửa, nó cứ vùi đầu vào vai me, chẳng nói được câu gì. Tôi phải đẩy mãi nó mới chịu bước ra cổng, lén chùi nước mắt rồi mới quay đi. Ngày tôi nhận được tin nó hy sinh ngoài Trường Sa cũng là ngày ba nó qua đời. Hai cái tang đến cùng một lúc, tôi tưởng chừng như không chịu nổi, đau đớn quá. Nhưng nỗi đau lớn nhất với tôi là không mang được hình hài nó về. Nó đã ở lại
- Ừ, bọn nó còn trẻ quá, tội nghiệp thằng Hùng nhà tôi, nó chết mà có lẽ chưa bao giờ được nắm tay một đứa con gái nào.
Câu chuyện của các mẹ kể về con mình rất dài, dài lắm, tưởng chừng như là vô tận.
Mẹ Khả lần giở trong túi áo lá thư cuối cùng của anh Tài gửi về mà khi nào mẹ cũng mang trong người như một báu vật. Lá thư đã ố vàng vì thời gian và có lẽ vì thấm đẫm nước mắt của mẹ qua bao nhiêu lần đọc… “Má ơi, hôm nay con đã ra đến Trường Sa, tự nhiên chỉ cần nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa biển trời nắng gió, con bỗng chợt thấy mình như lớn hẳn lên. Ở trên tàu, con có cảm giác khao khát được đặt chân lên một bãi cát vàng hay chạm tay vào một dải đá san hô để xem đất ở nơi này có điều gì khác với đất liền mà sao lại thiêng liêng đến thế. Chỉ cần như thế thôi, con nghĩ mình có thể chiến đấu và hy sinh đến hơi thở cuối cùng cho mảnh đất này”.
Mẹ Muộn thì luôn để ở đầu giường mình chiếc áo hải quân. Đó là kỷ vật cuối cùng của đơn vị công binh 83 gửi về cho mẹ sau ngày anh Sự hy sinh. Mẹ kể :
- Hôm thằng Sự tranh thủ về thăm nhà, nó bảo hôm nào ra Trường Sa về, nó sẽ mặc chiếc áo hải quân màu trắng cho ba má xem và diện đi chơi phố với bạn bè cho oai. Vậy mà nó không về để thực hiện lời hứa đó. Tôi đã cắt chiếc áo của con thành áo bà ba, tự tay may lấy và thỉnh thoảng đem ra mặc cho đỡ nhớ con.
Mẹ Khả quay sang anh Dũng :
- Từ hồi thằng Tài hy sinh, thỉnh thoảng má lại nằm mơ thấy biển. Má thấy thằng Tài đang ngụp lặn trong những con sóng chồm lên hối hả gọi má: “Má, má ơi, con đã ra tới biển”. Trường Sa là ở đâu hả con, chắc là xa, xa lắm. Ngày nhỏ, suốt tuổi thơ thằng Tài chỉ muốn được một lần ra biển. Còn má bây giờ tuy yếu lắm rồi nhưng má cũng mong ước được một lần cuối cùng trong đời ra biển, đến tận chỗ thằng Tài hy sinh. Má sẽ mang cho nó một vòng hoa trắng, và múc một bình nước biển ngay chỗ đó mang về, coi như là máu thịt thằng Tài của má đã hòa tan vào biển…Nằm giữa biển sâu lạnh lẽo thế, chắc lòng nó và mấy đứa bạn của nó sẽ ấm áp hơn phải không con ?
Nghe đến đó, đôi mắt mờ đục, đầy nét chân chim của mẹ Lai tự nhiên chợt sáng bừng lên, thứ ánh sáng lung linh kỳ lạ chỉ có thể toát lên từ tình mẫu tử thiêng liêng cao cả :
- Nếu chúng ta cùng được ra tới đó, tôi sẽ cố gắng mang theo vài chục cây mai giống cho mấy đứa bộ đội ngoài đó trồng. Tôi xem ti vi thấy mấy đứa ngoài đó đón Tết bằng những cành mai giấy, tội nghiệp quá, tôi muốn mang cho chúng hơi ấm của đất liền cũng là để thực hiện ước nguyện của thằng Hùng ngày trước…
Nhón lấy một miếng trầu, bà Muộn thủ thỉ :
- Ngoài đó xa lắm, chắc là không đến được đâu. Nhớ con, tôi chỉ biết thỉnh thoảng bắt mấy đứa cháu chở tôi qua bên biển, ngắm bọn trẻ nô đùa. Các bà có thấy biển có một màu xanh kỳ lạ lắm không ? Tôi ước chi cho biển mãi mãi xanh và bình yên như thế, để cho bọn trẻ nhỏ mãi mãi không phải ra đi như các con của chúng mình.
Đến lúc này thì người đàn ông duy nhất trong cuộc chuyện trò là anh Dũng nước mắt cũng đã rưng rưng. Trong ánh mắt xa xăm của anh, tôi đọc thấy một điều gì thăm thẳm. Nắm chặt tay mẹ Khả, mẹ Lai, anh kể lại câu chuyện cuối cùng trên đảo.
- Các mẹ ơi. Hôm ấy, chúng con ra tới Trường Sa vào lúc bình minh lên. Những đảo nổi, đảo chìm hiện ra trước mắt. Tàu của chúng con thì nhỏ, tàu địch thì lớn hơn gấp nhiều lần. Nhưng với chúng con khi đó, dù chỉ là một hạt cát hay một giọt nước biển thôi cũng không thể bị xâm phạm bởi bất kỳ một kẻ xa lạ nào. Chúng con, đứa nào cũng cầm chắc tay súng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Mắt nhìn thẳng về phía trước, nơi lá cờ Tổ Quốc tung bay. Bỗng nhiên tàu địch bắn ngư lôi bất ngờ, một tiếng nổ xé trời và nước biển tung lên trắng xóa, phủ chìm cả con tàu….Tỉnh lại, con thấy mình đang bơi bằng một chiếc can nhựa trắng giữa mênh mông ngút ngàn sóng biển, quanh con im lặng như tờ. Không còn lại gì dù chỉ một gương mặt thân quen. Hùng, Sự, Tài, Đoàn, Xanh, Lộc, Lợi, 7 đứa cùng ra đi với con trên một chuyến tàu đã vĩnh viễn mất hút xuống biển sâu.
Tôi không biết nước biển trên thế giới ở nơi đâu là mặn nhất. Nhưng những giọt nước mắt chắt từ nỗi đau đớn vô biên của những người mẹ liệt sĩ Trường Sa tôi thấy có lẽ là mặn nhất trên đời. Vì trong lòng mỗi người mẹ ấy là một biển cả mênh mông, mà những con sóng bạc đầu chưa bao giờ thôi cồn cào, day dứt.
Khi tôi viết bài này, bà Lê Thị Khả- mẹ của liệt sĩ Trần Văn Tài đã ra đi vào cõi vĩnh hằng.Do di dời giải tỏa, 6/7 gia đình liệt sĩ Trường Sa và anh Dương Văn Dũng cũng đã chuyển đến nơi ở mới khang trang, đẹp đẽ hơn.Mẹ Muộn, mẹ Lai và những người cha, người mẹ Liệt sĩ Trường Sa cũng đã bước vào tuổi 70. 80.Ngôi nhà mới của Mẹ Lai ở số 101 đường Lê Nổ cũng không còn những cây mai cổ thụ. Bây giờ, thành phố Đà Nẵng đã có một con đường Trường Sa - Hoàng Sa hoành tráng chạy dọc bờ biển xinh đẹp và quyến rũ nối từ bán đảo Sơn Trà đến giáp giới tỉnh Quảng Nam. Phố phường ngày càng thênh thang rộng mở, thay đổi, biến thiên như một phép màu. Con đường Trường Sa nhỏ bé của phường Hòa Cường năm nào nay không còn nữa. Nhưng mỗi lần đặt chân lên mảnh đất này, mỗi người Đà Nẵng vẫn luôn thấy có một Trường Sa đang ở trong lòng, thiêng liêng, sâu thẳm, 23 năm qua và mãi mãi sau này, không bao giờ phai nhạt.
Nguồn; Hồ Trung Tú - Blog.
Không phải chỉ riêng những người Đà Nẵng mà đối với tất cả chúng ta những người Việt yêu nước Trường Sa mãi mãi ở trong lòng. Sự hy sinh bất khuât rạng ngời của các anh sẽ được mãi mãi khắc ghi trong lòng người Việt
Trả lờiXóa"...Tháng Ba
Ngày mười bốn, mỗi năm
Người Việt nào cũng khóc
Khóc bởi 24 năm qua không biết chỗ
Các Anh nằm
Khóc bởi biết rằng trong chốn mù tăm
Các anh hiểu hàng triệu người vẫn nhớ!
Tháng Ba,
Không thể gọi là thơ những câu chữ ghép vần
Nhưng tiếng trái tim của muôn người là sự thật
Lịch sử sẽ ghi những dòng tươi sáng nhất
Tên các anh
Mãi mãi rạng ngời
Trong bất khuất Lạc Hồng
Sống mãi, Việt Nam ơi!…"
(Trích bài thơ THÁNG BA, NGÀY 14, VIỆT NAM ƠI! của Hà Văn Thịnh)
Không biết tác giả bài thơ này có phải là Giáo sư Sử học Hà Văn Thịnh?
HG
Xúc động quá !...
Trả lờiXóa