18.3 - TRẠI THANH HÀ
Người Buôn Gió
Người Buôn Gió
Đi cùng Bùi Nhân đến thăm Bùi Minh Hằng hôm nay không nhiều người lắm, có bé Cải , anh Tường Thụy, Dũng Aduka,chị Phương Bích, chị Hiền Giang, Lê Dũng và bác Lê Hiền Đức.
Hà Nội mịt mù sương, đi mãi đến đoạn rẽ vào Tây Thiên thì trời quang, nắng ấm. Con đường vào trại Thanh Hà mới được đổ bê tông, người dân nói vừa mới làm xong. Con đường này còn chạy xa nữa vào thôn xóm bên trong, nhưng đoạn đổ bê tông thì chỉ đổ từ đường nhựa vào đến cổng trại là dừng hẳn.
Dễ nhận ra trại Thanh Hà vì những tấm biển nền đỏ chữ vàng ghi dòng chữ:
- khu vực cấm tụ tập
- khu vực cấm quay phim, chụp ảnh
Liên tiếp những biển cấm như thế dọc hàng rào, những tấm biển cấm này thậm chí khiến cái biển tên trại lọt thỏm, khiêm tốn vì nhỏ bé và cũ mờ. Sau dãy hàng rào sắt, người ta giăng lưới đen che kín không cho người bên ngoài nhìn vào bên trong. Sao thiết kế mà chả nghĩ gì cả, không xây luôn tường cao, có rào thép gai như nhà tù cho đỡ mất công, giờ lại phải rào lưới che mắt thiên hạ như vậy.
Mình và Bùi Nhân đến cửa phòng trực, hỏi về chuyện giấy ủy quyền của Nhân cho mình thăm nuôi chị Hằng trại giải quyết sao,trực ban trại tên Hiệu nói quy định của cục quản lý trại giam là mình không phải thân nhân ruột thịt nên không ủy quyền được. Mình hỏi xin lại cái giấy ủy quyền thì anh ta kêu nộp ban giám đốc. Mình nói theo nguyên tắc không chấp nhận đơn thì trả lại đơn và phê lý do. Anh Hiệu nói là công an phải thu thập tài liệu. Mình nói chả lẽ giờ tôi nộp sổ đỏ cho ông thì ông cũng bảo đó là tài liệu để ông thu à. Ông không chấp nhận đơn thì giả lại đơn cho tôi và ghi lý do vì sao vào đó, thế mới đúng luật. Sao lại tính chuyện thu luôn là thế nào. Hiệu bảo cái này giám đốc trại giữ, hôm nay chủ nhật nên không giải quyết được.
Mình Bùi Nhân xách đồ vào thăm mẹ, mọi người đang đứng bên ngoài thì một người mặc áo cảnh sát đứng bên trong hàng rào đứng sau cái biển cấm quay phim, chụp ảnh dùng máy quay phim chĩa vào mọi người, cũng trong hàng rào góc khác một người mặc đồ an ninh cũng dùng máy quay để ghi lại hình những người đến trại.
Mặc dù không hề tụ tập, mấy người đi đã ít lại chia thành mấy tốp hai hoặc ba người đứng các điểm khác nhau nhưng vẫn bị quay phim. Lát sau công an xã đến rầm rập bằng xe máy và ô tô. Tổng cộng khoảng 17 người, trong đó có một nữ số này đứng hết bên ngoài, họ tự giới thiệu họ là công an xã. Một công an xã hỏi mọi người đứng đây làm gì, trả lời đường thì đứng chứ sao, anh ta nói anh ta đến đây để bảo vệ đất và chìa thẻ công an xã ra. Mọi người nói ông cứ đứng đấy bảo vệ đất, chúng tôi bê đi miếng nào hẵng hay. Một người trung niên dáng cấp trên nói đây là chủ quyền của chúng tôi. Mình mới hỏi chủ quyền là gì, là ông sở hữu đất này của ông à. Ông ý bảo ông ý là quản lý, mình hỏi thế ông tên gì, cấp gì quản lý đất gì, ranh giới đến đâu. Ông nói chức vụ và giới hạn đất chủ quyền của ông đến đâu thì tôi xin đứng ra ngay vạch đó. Mình lấy giấy bút ra thì ông ý đi thẳng.
Mình quay qua nhìn qua trong trại lớp lưới, nhìn đoạn hở dưới chân lưới đếm được 16 cái gầu quần màu xanh tức là 8 đôi giày, 8 đôi tất xanh. Có tốp nữa đi xe máy đến vào trại, họ mang theo máy quay phim, nâng tổng số máy quay lên 3 chiếc, tương đương với đúng 3 tấm biển cấm quay phim chụp ảnh treo ở hàng rào.
Một tốp người gồm em chị Hằng, con gái, con rể đi ta xi, họ trình chứng minh thư và được vào ngay. Tốp này gần trưa mới đến, lúc đi có vẻ vội vàng nên chỉ có đúng một túi quà nhỏ. Họ là những người mà trại gọi là thân nhân của chị Hằng được phép gặp. Tốp này ở Sơn Tây đến vào thăm chị Hằng một lúc thì ra ngay. Thậm chí em gái vào qua cổng trại nhưng không đến phòng thăm chị mà đứng vật vờ gốc cây trong trại, cô em này là đảng viên chắc chỉ qua cổng trại cho bọn bên ngoài nhìn thấy là hoàn thành nhiệm vụ chứ không cần vào trong gặp chị làm gì.
Cánh cổng trại khóa kín, ai vào trực ban mới ra mở cửa cho người lách vào rồi đóng lại. Lúc này bên trong khoảng gần 20 cảnh sát, bên ngoài cũng tầm 20 người gồm công an xã, một nhóm mặc thường phục chỉ đạo, một nhóm thì riêng rẽ mặc quần an ninh nhưng áo thường dân.
Bà Lê Hiền Đức xin vào trại tham quan trường giáo dục, nhưng người trực ban bảo đây là khu vực an ninh quốc phòng không có phận sự không vào được. Bà thở dài và than, tám mươi tuổi đầu rồi giờ mới biết trường giáo dục là cơ sở an ninh quốc phòng. Bà Hiền Đức rời cổng trại đến chỗ nhà dân, nơi có tốp người đang ngồi trong. Bà hỏi mượn cái ghế, họ bảo chủ nhà đi vắng không lấy ghế cho bà được. Bà bảo sao chúng mày ác thế, tao già thế này mà chúng mày để tao đứng khi chúng mày con trẻ, nhà người ta đi vắng sao mày lại lấy ghế của nhà người ta ra cửa ngồi. Bọn kia bảo nếu là bà thì bà cũng thế thôi. Trong bọn đó có tay trung niên ban nãy kêu chủ quyền, quản lý đất cát gì đó. Em bé Cải chạy ra quán mượn ghế cho bà ngồi. Bà Hiền Đức ngồi yên vị thì trong tốp đó có một tay mặc quần công an, áo sơ mi ra hỏi bà làm gì. Bà bảo tao chống tham nhũng, tay đó nói, bà chống tham nhũng mà bà không sợ pháp luật sao. Mọi người ồ lên cười vì câu nói quá hay của hắn. Mọi người chất vấn sao hắn lại hỏi thế, làm hắn bối rối bỏ đi. Mình ngồi cách đó một đoạn chợt nghĩ, biết đâu hắn là cao nhân. Đúng là thời nay chống tham nhũng là phải biết sợ pháp luật. Tại vì sao thì cứ nhìn công cuộc chống tham nhũng là rõ.
Đến trưa Bùi Nhân ra, hình như việc đơn từ gì đó của chị Hằng chưa xong. Mang máng nghe thấy là trại không chấp nhận đơn đánh máy, mà phải viết bằng tay thì mới được. Mà viết tới tận 5 trang nên chắc chiều mới xong. Mọi người kéo ra quán ăn mỳ tôm, vừa ngồi xuống thì quán mất điện. Chạy đi các nhà hàng xóm xung quanh nhà nào cũng có điện.
Đến 2 giờ Nhân gọi điện hỏi cán bộ trại mẹ viết xong chưa, cán bộ bảo chưa biết bao giờ mới xong. Mọi người ra cổng trại chờ, nói với nhau là nếu khó dễ thời gian chuyện làm đơn thì chúng ta trong lúc chờ đợi vào hỏi chuyện hoa hôm 8-3. Chị Phương Bích hỏi trực ban anh Trần Thái Hòa đâu, vì hôm mùng 8-3 chị gửi hoa cho Bùi Hằng nhờ anh Hòa đưa mà chị Hằng không nhận được. Trực ban nói là anh Hòa có lòng tốt muốn đưa hoa giúp cho chị Hằng, nhưng lãnh đạo trại không cho phép anh thực hiện điều đó. Trực ban còn chạy đi vào trong lấy xấp ảnh ngày 8-3 ở trại có tổ chức cho chị em phụ nữ, và ảnh anh Hòa cầm bó hoa đứng cạnh chị Hằng dưới sân khấu có chữ 8-3. Ý trực ban nói là anh Hòa cũng đã tặng hoa của trại cho chị Hằng, thôi thì ngày 8-3 có hoa là được rồi. Có người nói là các anh làm thế cũng tốt, nhưng không phải các anh mang tình cảm của các anh ra thay thế tình cảm của người khác được.
Đang lằng nhằng chuyện hoa thì cán bộ cầm đơn chị Hằng viết ra đưa cho Nhân Bùi, kèm với mẩu giấy gửi cho Nhân Bùi mà chị Hằng phải hai lần lặp lại nội dung nhấn mạnh là mẹ viết đến 3 giờ chiều mới xong. Chị Phương Bích lên xe thắc mắc, quái sao mình đưa chứng minh thư tên mình là Bích Phượng, cái tên Phương Bích là tên trên blog, thế mà công an trại cầm chứng minh thư xem mà cứ gọi mình là Phương Bích. Xe đang đi trên đường be tông thì em bé Cải cất máy ảnh vào túi. Mình bảo em cất vội thế, biết đâu tí nữa ra kia có xe cảnh sát giao thông chặn xe mình thì sao. Lấy máy ảnh ra đi được ra đến đoạn đường nhựa chừng 10 phút y rằng có tốp cảnh sát giao thông chặn lại, mấy xe sau đi, đến xe nữa của đoàn thì lại bị chặn lại nốt để kiểm tra giấy tờ. Bà Hiền Đức xuống xe hỏi tại sao bao nhiêu xe đi qua không chặn, lại chặn riêng hai xe này. Tốp công an nói kiểm tra không có gì thì đi, giấy tờ đầy đủ thì được phép đi. Tất nhiên hai xe giấy tờ đều đầy đủ, họ cho đi chóng vánh, thậm chí hối thúc đi, nhưng bà Hiền Đức bực chuyện bao nhiêu xe nườm nượp đi qua họ không kiểm tra cái nào mà chỉ kiểm tra hai xe này. Sau thì bà cũng lên xe đi, mình lại nói cái trạm cảnh sát giao thông cơ động ấy mình đi qua rồi thì họ cũng giải tán, vì đây là đường liên xã chứ đường huyện hay tỉnh gì đâu mà đến 5 cảnh sát giao thông lập trạm. Mình nói xong quay sang cửa kính nhìn thấy mấy xe máy người điều khiển không đội mũ bảo hiểm phi dưới qua vèo vèo, thế chắc là trạm giao thông ấy giải tán ngay sau đó thật rồi.
Đến trưa Bùi Nhân ra, hình như việc đơn từ gì đó của chị Hằng chưa xong. Mang máng nghe thấy là trại không chấp nhận đơn đánh máy, mà phải viết bằng tay thì mới được. Mà viết tới tận 5 trang nên chắc chiều mới xong. Mọi người kéo ra quán ăn mỳ tôm, vừa ngồi xuống thì quán mất điện. Chạy đi các nhà hàng xóm xung quanh nhà nào cũng có điện.
Đến 2 giờ Nhân gọi điện hỏi cán bộ trại mẹ viết xong chưa, cán bộ bảo chưa biết bao giờ mới xong. Mọi người ra cổng trại chờ, nói với nhau là nếu khó dễ thời gian chuyện làm đơn thì chúng ta trong lúc chờ đợi vào hỏi chuyện hoa hôm 8-3. Chị Phương Bích hỏi trực ban anh Trần Thái Hòa đâu, vì hôm mùng 8-3 chị gửi hoa cho Bùi Hằng nhờ anh Hòa đưa mà chị Hằng không nhận được. Trực ban nói là anh Hòa có lòng tốt muốn đưa hoa giúp cho chị Hằng, nhưng lãnh đạo trại không cho phép anh thực hiện điều đó. Trực ban còn chạy đi vào trong lấy xấp ảnh ngày 8-3 ở trại có tổ chức cho chị em phụ nữ, và ảnh anh Hòa cầm bó hoa đứng cạnh chị Hằng dưới sân khấu có chữ 8-3. Ý trực ban nói là anh Hòa cũng đã tặng hoa của trại cho chị Hằng, thôi thì ngày 8-3 có hoa là được rồi. Có người nói là các anh làm thế cũng tốt, nhưng không phải các anh mang tình cảm của các anh ra thay thế tình cảm của người khác được.
Đang lằng nhằng chuyện hoa thì cán bộ cầm đơn chị Hằng viết ra đưa cho Nhân Bùi, kèm với mẩu giấy gửi cho Nhân Bùi mà chị Hằng phải hai lần lặp lại nội dung nhấn mạnh là mẹ viết đến 3 giờ chiều mới xong. Chị Phương Bích lên xe thắc mắc, quái sao mình đưa chứng minh thư tên mình là Bích Phượng, cái tên Phương Bích là tên trên blog, thế mà công an trại cầm chứng minh thư xem mà cứ gọi mình là Phương Bích. Xe đang đi trên đường be tông thì em bé Cải cất máy ảnh vào túi. Mình bảo em cất vội thế, biết đâu tí nữa ra kia có xe cảnh sát giao thông chặn xe mình thì sao. Lấy máy ảnh ra đi được ra đến đoạn đường nhựa chừng 10 phút y rằng có tốp cảnh sát giao thông chặn lại, mấy xe sau đi, đến xe nữa của đoàn thì lại bị chặn lại nốt để kiểm tra giấy tờ. Bà Hiền Đức xuống xe hỏi tại sao bao nhiêu xe đi qua không chặn, lại chặn riêng hai xe này. Tốp công an nói kiểm tra không có gì thì đi, giấy tờ đầy đủ thì được phép đi. Tất nhiên hai xe giấy tờ đều đầy đủ, họ cho đi chóng vánh, thậm chí hối thúc đi, nhưng bà Hiền Đức bực chuyện bao nhiêu xe nườm nượp đi qua họ không kiểm tra cái nào mà chỉ kiểm tra hai xe này. Sau thì bà cũng lên xe đi, mình lại nói cái trạm cảnh sát giao thông cơ động ấy mình đi qua rồi thì họ cũng giải tán, vì đây là đường liên xã chứ đường huyện hay tỉnh gì đâu mà đến 5 cảnh sát giao thông lập trạm. Mình nói xong quay sang cửa kính nhìn thấy mấy xe máy người điều khiển không đội mũ bảo hiểm phi dưới qua vèo vèo, thế chắc là trạm giao thông ấy giải tán ngay sau đó thật rồi.
Mày thì buôn gió cái gì, giờ tao đặt tên mày là phải gió. Cụ Lê Hiền Đức bảo vậy.
Về đến nhà đã 5 giờ chiều, mất trọn 12 tiếng từ lúc đi đến lúc về.
Nguồn: Người Buôn Gió.
Truyện nào cũng hay.
Trả lờiXóaChi tiết nào cũng sinh động.
Dòng chữ nào cũng bát ngát trữ tình.
Mà nói vầy đi cho nó ngắn:
-Cơn gió nào cũng mát, hỡi Người Buôn Gió.
Mình rất thích văn của bác Gió, cứ tưng tửng mà tình củm. Cảm ơn mọi người, chức bình an!
Trả lờiXóaNăm tháng, thời gian sao cứ vô tình đi qua. Tôi nhìn hình cụ Lê Hiền Đức và chỉ cầu mong trời đất phù trợ cho cụ luôn mạnh khoẻ. Thời trẻ cụ dành cả tuổi xuân cho Đảng, cho đất nước trên những nẻo đường kháng chiến, chiến đấu giành độc lập tự do cho đất nước, cho bản thân mình và cho người dân. Giờ đã 80 tuổi cụ vẫn phải loay hoay vật lộn chiến đấu. Vì sao, có ai trả lời giúp tôi không?
Trả lờiXóa"Bà chống tham nhũng mà bà không sợ pháp luật sao", đấy là câu nói của một cán bộ công an. Đề nghị mọi người ghi nhớ để câu này đi vào lịch sử chống tham nhũng. Đừng vội cười ông ta. Ông ta rất thật thà. Thế mới biết người dân mình chất phác đến nhường nào. Dù "thiên ma bách chiết" vẫn nguyên vẹn một khối vàng ròng chất phác thật thà.
Trả lờiXóaTrich1:
Trả lờiXóa"Bà Hiền Đức ngồi yên vị thì trong tốp đó có một tay mặc quần công an, áo sơ mi ra hỏi bà làm gì. Bà bảo tao chống tham nhũng, tay đó nói, bà chống tham nhũng mà bà không sợ pháp luật sao"
Câu nói "dỏm" nhất qua các thời đại. Nhớ viết thật to và treo như treo bích chương ấy dân mới nhớ kỹ mà tránh...ha...ha
TH
Thật khâm phục các Bác
Trả lờiXóaCông an quay làm gì vậy, để ghi nhớ, theo dõi những người dám lên thăm hả, công an gì mà như lũ chuột, chẳng đàng hoàng chút nào! Những người thường xuyên lên thăm thế này theo tôi đều là những con người dũng cảm, tình bạn thật hiếm ! Xin bái phục.
Trả lờiXóa" bà chống tham nhũng mà bà không sợ pháp luật sao."
Trả lờiXóaCâu nói nầy làm cho tôi cười ra nước mắt - trời đất quỷ thần ông địa ui..
tay nầy chắc đang ngậm bùa mê thuốc lú rùi sao mà ăn nói kì cục vậy ha...