Họ còn lập một "trung tâm báo chí" để tiếp đón các nhà báo nước ngoài về đưa tin vụ Ô Khảm, thanh niên trong làng thì sử dụng mạng internet đưa tin tức ra bên ngoài. Cuối cùng tiếng vang của Ô Khảm đã đẩy chính quyền vào chân tường, không còn cách nào khác là nhượng bộ.
Làng Ô Khảm, tấm gương đẩy lùi cường quyền ở TQ
.
Trong không khí bầu cử sôi nổi ở khắp nơi, có một cuộc bầu lãnh đạo ở cấp làng xã tại Trung Quốc lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của báo giới, đó là cuộc bầu cử của dân làng chài Ô Khảm, Quảng Đông Trung Quốc vào ngày 3/3 . Nhật báo Le Monde và Libération có hai bài phóng sự về những người dân làng Ô Khảm đã dũng cảm nổi dậy chống lại áp bức bất công buộc chính quyền phải lùi bước.
Libération dành kín hai trang báo cho bài phóng sự với hàng tựa «Khu làng khiến chế độ ở Trung Quốc phải lùi bước ».
Ngày mai, dân làng Ô Khảm bước vào cuộc bầu cử lãnh đạo mới cho mình sau khi vùng lên đánh đổ cường quyền tham nhũng. Theo Libération, cuộc đấu tranh của dân làng Ô Khảm đến ngày hôm nay là một tấm gương chưa tùng có về dân chủ địa phương ở Trung Quốc. Tuy nhiên những thành quả của cuộc đấu tranh này vẫn còn khá mỏng manh.
Cuộc bầu cử của dân làng Ô Khảm không chỉ thu hút dư luận quốc tế, các nhà báo của Trung Quốc cũng rất quan tâm. Dù bị chính quyền cấm đưa tin, một nhà báo Trung Quốc giấu tên, vẫn kín đáo đến Ô Khảm theo dõi cuộc bầu cử này. Ông nói với phóng viên của Libération rằng: «Ngôi làng chài nổi dậy tuyệt vời này sẽ còn được nói đến dài dài. Giờ đây nó đã di vào huyền thoại ». Nhà báo này thổ lộ thêm « Lệnh kiểm duyệt cấm các nhà báo đưa tin về sự kiện này. Nhưng vì đây là một bước tiến quan trọng trên con đường dân chủ của Trung Quốc nên tôi quyết định bí mật tới chứng kiến trang sử mới này ».
Tác giả bài viết đã mô tả cuộc vận động tranh cử của dân làng Ô Khảm diễn ra trong bầu không khí dân chủ chưa từng có. Tháng trước người dân đã bầu ra một ban bầu cử gồm 109 người để giám sát cuộc bầu cử. Những ứng cử viên từng tham gia cuộc nổi dậy giờ ra ứng cử đều đăng đàn diễn thuyết kêu gọi « dân chủ và hài hòa ». Bà Tiết Kim Uyển, con gái của người anh hùng Tiết Kim Ba cũng ra ứng cử vào lãnh đạo xã, bà hứa sẽ tiếp tục sự nghiệp của cha bà nếu được bầu. Ông Lâm Tổ Luyến, một trong những lãnh đạo của cuộc nổi dậy, tháng trước được chính quyền bổ nhiệm làm bí thư đảng ủy xã thay bí thư đảng ủy tham nhũng trước đây, kêu gọi mọi người đoàn kết để làm nên sức mạnh. Người dân Ô Khảm giờ đây thề sẽ làm tất cả để bảo vệ thành quả dân chủ của họ vừa giành được, và thu hồi 660 ha đất của làng đã bị lãnh đạo địa phương bán cho các nhà thầu và đút túi những khoản tiền hối lộ khổng lồ.
Một lãnh đạo khác của cuộc nổi dậy ở Ô Khảm là ông Trương Kiến Thành cho Libération biết, năm 2009 chỉ có một số người dân làng Ô Khảm dám can đảm quyết định đối mặt với cả một hệ thống chính trị địa phương. Ban đầu chỉ có khoảng 300 người đứng đơn khiếu nại lên cơ quan chính phủ ở Quảng Đông, nhưng tất cả đều bị chính quyền địa phương đe dọa, ngăn chặn. Sau nhiều lần đấu tranh như vậy không kết quả, dân làng quyết định huy động mạnh hơn, con số lên tới 6 nghìn người. Họ lại kéo đến trước trụ sở của cơ quan chính phủ. Nhưng cũng chỉ nhận được lời hứa hẹn sẽ giải quyết.
Cuộc đấu tranh của những người dân làng tay không chỉ bùng lên dữ dội sau khi chính quyền đưa công an đến giải tán thô bạo những người biểu tình làm hàng chục người bị thương. Đỉnh điểm của vụ việc là ông Tiết Kim Ba bị chết tại đồn công an khi cùng các đại diện cho nông dân lên định dàn xếp với chính quyền.
Người dân Ô Khảm kiên quyết đấu tranh. Chính quyền tìm cách kiểm duyệt thông tin, phong tỏa cô lập ngôi làng nhưng không thành. Trong khi đó người dân làng cũng tổ chức đội tuần tra riêng để tự bảo vệ. Họ còn lập một « trung tâm báo chí » để tiếp đón các nhà báo nước ngoài về đưa tin vụ Ô Khảm, thanh niên trong làng thì sử dụng mạng internet đưa tin tức ra bên ngoài. Cuối cùng tiếng vang của Ô Khảm đã đẩy chính quyền vào chân tường, không còn cách nào khác là nhượng bộ.
Để kết thúc vụ việc có nguy cơ lan rộng khắp nước, chính quyền tỉnh Quảng Đông đã phải chọn giải pháp lùi bước chấp nhận yêu sách của người dân, và cuộc bầu cử ngày mai là một trong những nhượng bộ của chế độ đối với dân Ô Khảm. Ông Trương Kiến Thành khẳng định với Libération « Không có các nhà báo nước ngoài, có lẽ chúng tôi sẽ không làm được gì».
Tuy nhiên tấm gương Ô Khảm có vẻ mỏng manh. Ông Viên Dụ Lai, một luật sư Trung Quốc bình luận « Vụ Ô Khảm chắc chắn không dừng lại ở đây. Liệu đảng cộng sản có thể thực sự nuốt hận mà không tính đến trả thù ?».
Tác giả bài báo kết luận : Một đám mây đen sẽ có thể một lần nữa kéo đến Ô Khảm. Ông Trương Kiến Thành và nhiều lãnh đạo khác của cuộc nổi dậy giờ không dám đi ra khỏi làng. Ông cho biết: « Ở bên ngoài, tôi bị những người mặc thường phục theo dõi, sách nhiễu. Đây là một kiểu cảnh cáo, tôi khá bi quan về tương lai ». Như vậy thắng lợi hôm nay của dân làng Ô Khảm mới chỉ là bước đầu trong cuộc đấu tranh vì dân chủ ở Trung Quốc.
Nguồn: RFI
Ngày mai, dân làng Ô Khảm bước vào cuộc bầu cử lãnh đạo mới cho mình sau khi vùng lên đánh đổ cường quyền tham nhũng. Theo Libération, cuộc đấu tranh của dân làng Ô Khảm đến ngày hôm nay là một tấm gương chưa tùng có về dân chủ địa phương ở Trung Quốc. Tuy nhiên những thành quả của cuộc đấu tranh này vẫn còn khá mỏng manh.
Cuộc bầu cử của dân làng Ô Khảm không chỉ thu hút dư luận quốc tế, các nhà báo của Trung Quốc cũng rất quan tâm. Dù bị chính quyền cấm đưa tin, một nhà báo Trung Quốc giấu tên, vẫn kín đáo đến Ô Khảm theo dõi cuộc bầu cử này. Ông nói với phóng viên của Libération rằng: «Ngôi làng chài nổi dậy tuyệt vời này sẽ còn được nói đến dài dài. Giờ đây nó đã di vào huyền thoại ». Nhà báo này thổ lộ thêm « Lệnh kiểm duyệt cấm các nhà báo đưa tin về sự kiện này. Nhưng vì đây là một bước tiến quan trọng trên con đường dân chủ của Trung Quốc nên tôi quyết định bí mật tới chứng kiến trang sử mới này ».
Tác giả bài viết đã mô tả cuộc vận động tranh cử của dân làng Ô Khảm diễn ra trong bầu không khí dân chủ chưa từng có. Tháng trước người dân đã bầu ra một ban bầu cử gồm 109 người để giám sát cuộc bầu cử. Những ứng cử viên từng tham gia cuộc nổi dậy giờ ra ứng cử đều đăng đàn diễn thuyết kêu gọi « dân chủ và hài hòa ». Bà Tiết Kim Uyển, con gái của người anh hùng Tiết Kim Ba cũng ra ứng cử vào lãnh đạo xã, bà hứa sẽ tiếp tục sự nghiệp của cha bà nếu được bầu. Ông Lâm Tổ Luyến, một trong những lãnh đạo của cuộc nổi dậy, tháng trước được chính quyền bổ nhiệm làm bí thư đảng ủy xã thay bí thư đảng ủy tham nhũng trước đây, kêu gọi mọi người đoàn kết để làm nên sức mạnh. Người dân Ô Khảm giờ đây thề sẽ làm tất cả để bảo vệ thành quả dân chủ của họ vừa giành được, và thu hồi 660 ha đất của làng đã bị lãnh đạo địa phương bán cho các nhà thầu và đút túi những khoản tiền hối lộ khổng lồ.
Một lãnh đạo khác của cuộc nổi dậy ở Ô Khảm là ông Trương Kiến Thành cho Libération biết, năm 2009 chỉ có một số người dân làng Ô Khảm dám can đảm quyết định đối mặt với cả một hệ thống chính trị địa phương. Ban đầu chỉ có khoảng 300 người đứng đơn khiếu nại lên cơ quan chính phủ ở Quảng Đông, nhưng tất cả đều bị chính quyền địa phương đe dọa, ngăn chặn. Sau nhiều lần đấu tranh như vậy không kết quả, dân làng quyết định huy động mạnh hơn, con số lên tới 6 nghìn người. Họ lại kéo đến trước trụ sở của cơ quan chính phủ. Nhưng cũng chỉ nhận được lời hứa hẹn sẽ giải quyết.
Cuộc đấu tranh của những người dân làng tay không chỉ bùng lên dữ dội sau khi chính quyền đưa công an đến giải tán thô bạo những người biểu tình làm hàng chục người bị thương. Đỉnh điểm của vụ việc là ông Tiết Kim Ba bị chết tại đồn công an khi cùng các đại diện cho nông dân lên định dàn xếp với chính quyền.
Người dân Ô Khảm kiên quyết đấu tranh. Chính quyền tìm cách kiểm duyệt thông tin, phong tỏa cô lập ngôi làng nhưng không thành. Trong khi đó người dân làng cũng tổ chức đội tuần tra riêng để tự bảo vệ. Họ còn lập một « trung tâm báo chí » để tiếp đón các nhà báo nước ngoài về đưa tin vụ Ô Khảm, thanh niên trong làng thì sử dụng mạng internet đưa tin tức ra bên ngoài. Cuối cùng tiếng vang của Ô Khảm đã đẩy chính quyền vào chân tường, không còn cách nào khác là nhượng bộ.
Để kết thúc vụ việc có nguy cơ lan rộng khắp nước, chính quyền tỉnh Quảng Đông đã phải chọn giải pháp lùi bước chấp nhận yêu sách của người dân, và cuộc bầu cử ngày mai là một trong những nhượng bộ của chế độ đối với dân Ô Khảm. Ông Trương Kiến Thành khẳng định với Libération « Không có các nhà báo nước ngoài, có lẽ chúng tôi sẽ không làm được gì».
Tuy nhiên tấm gương Ô Khảm có vẻ mỏng manh. Ông Viên Dụ Lai, một luật sư Trung Quốc bình luận « Vụ Ô Khảm chắc chắn không dừng lại ở đây. Liệu đảng cộng sản có thể thực sự nuốt hận mà không tính đến trả thù ?».
Tác giả bài báo kết luận : Một đám mây đen sẽ có thể một lần nữa kéo đến Ô Khảm. Ông Trương Kiến Thành và nhiều lãnh đạo khác của cuộc nổi dậy giờ không dám đi ra khỏi làng. Ông cho biết: « Ở bên ngoài, tôi bị những người mặc thường phục theo dõi, sách nhiễu. Đây là một kiểu cảnh cáo, tôi khá bi quan về tương lai ». Như vậy thắng lợi hôm nay của dân làng Ô Khảm mới chỉ là bước đầu trong cuộc đấu tranh vì dân chủ ở Trung Quốc.
Nguồn: RFI
Khi nào thi VN mới có một Ô Khảm như thế ?
Trả lờiXóaMột khi dân đã nổi lên thì chính quyền cường bạo phải dập đầu!
Trả lờiXóa