Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

THUYẾT TRÌNH: ĐINH BỘ LĨNH - LOẠN SỨ QUÂN, TỪ SỬ LIỆU TỚI SỬ THỰC

GIẤY MỜI
Kính mời quý vị tới tham dự buổi thuyết trình và thảo luận:
Đinh Bộ Lĩnh- Loạn sứ quân: từ sử liệu tới sử thực

Người thuyết trình: TS. Trần Trọng Dương, Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Người thảo luận:  
Nhà sử học Đào Hùng, PGS. TS. Trần Ngọc Vương, Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ

Đơn vị tổ chức tài trợ: Tạp chí Tia Sáng, Café Trung Nguyên
Thời gian:  9h ngày thứ 3 (28/ 2/ 2012)
Địa điểm:   52 Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Nội dung:  Cuộc thảo luận, dựa trên những sử liệu mới công bố, sẽ tập trung vào một cách đọc mới về bản chất của loạn sứ quân và vai trò đích thực của Đinh Bộ Lĩnh trong cuộc động loạn này. Liệu những ghi chép của Việt sử lượcĐại Việt sử ký toàn thư về sự nổi loạn của Đinh Bộ Lĩnh năm 951 là có thể đáng tin hay không? Nếu như ghi chép ấy là có cơ sở thì việc Đinh Bộ Lĩnh cát cứ, tách khỏi nhà Ngô trong vòng 15 năm là có thể xảy ra? Hay đó chỉ là bịa đặt lịch sử?  Ngưỡng giới hạn nào cho khái niệm “sử thực” được đặt ra cho trường hợp này là gì? Và phương pháp đọc sử liệu qua các ghi chép của chính sử các đời? Ta nên đọc sử liệu từ góc nhìn của các Nho sĩ đời sau? Hay từ góc nhìn nào đó khách quan hơn?... Ngoài ra, cuộc thảo luận sẽ xoay quanh một số nhân vật lịch sử của giai đoạn này như Ngô Xương Văn, Đỗ Cảnh Thạc, Ngô Xương Xí,…và một nhân vật khuất lấp trên chính trường là Lã Xử Bình (Ngô Bình); hay vấn đề nhóm quyền lợi họ Dương, họ Ngô và họ Đinh, cũng như một số vấn đề tế nhị khác của lịch sử.
____________
Bổ sung 18h30 ngày 28.2.2012: 

Cuộc tọa đàm thu hút sự chú ý của giới học giả, với sự có mặt của các GS Huệ Chi, Đinh Khắc Thuân, các TS Nguyễn Việt, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Xuân Diện và nhiều nhà nghiên cứu khác.

Đáng tiếc, đúng như dự đoán của chúng tôi, đến phần phát biểu của mình, PGS.TS Trần Ngọc Vương đã đăng đàn như đang đứng giữa giảng đường quen thuộc của ông, chiếm hết thời gian của cuộc thuyết trình (phát biểu dài hơn cả diễn giả Trần Trọng Dương), mà đáng ra phải biết dành thời gian đó cho diễn giả chính và cử tọa toàn là những nhà học giả đáng kính, khiến nhiều người trong đám cử tọa khá bức xúc.

Phần trao đổi, đáng chú ý có ý kiến của PGS. TS Đinh Khắc Thuân (Viện Hán Nôm) và TS Nguyễn Thanh Tùng (ĐH SP HN). PGS. Đinh Khắc Thuân đề nghị bóc tách các lớp tư liệu để phân biệt rõ các thông tin. TS. Nguyễn Thanh Tùng nhắc đến một luận văn của GS. TS Keith Taylo (Mỹ) về loạn sứ quân thời Đinh mà theo ông Tùng là rất công phu về tư liệu và luận giải. Đáng tiếc, TS Trần Trọng Dương chưa đọc được luận văn quan trọng đó nên chưa trao đổi lại điều gì với TS Nguyễn Thanh Tùng.

.

9 nhận xét :

  1. Bàn về lịch sử hàng nghìn năm trước xem sự kiện nào được coi là chính xác quả là điều rất khó. đặc biệt khó hơn khi không có các ghi chép chuẩn xác, hoặc các tư liệu được coi là khả chấp.
    Ngay thời đại chúng ta, chuyện ai lái xe tăng húc đổ cánh cửa dinh độc lập mà còn bao nhiêu năm mà chúng ta còn bị hiểu sai. Chỉ khi có nhà báo Pháp đưa ảnh chụp ra thì mới xác định được chính xác.

    Trả lờiXóa
  2. Loạn 12 sứ quân chỉ cho tôi sự liên tưởng đến loan google.tienlang

    Trả lờiXóa
  3. AI BIẾT CHỈ DÙM:

    Nghiên cứu viên và Nhà nghiên cứu giống và khác nhau như thế nào? Theo tiếng Anh là RESEARCHER cả. Theo tôi biết sơ sơ, trong Hán ngữ thì là Viên và Gia là hai cái khác nhau. Viên rộng hơn Gia và Gia có thể nằm trong Viên. Và Viên và Gia đều chỉ người như luật gia hay sinh viên(theo một nghĩa khác). Tôi là nghiên cứu viên nhưng không biết có phải là Nhà nghiên cứu hay không.

    Rất mong ACE giải thích giùm.

    Cảm ơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghiên cứu viên: ngạch ăn lương của những người làm trong cơ quan nghiên cứu.
      nhà nghiên cứu: trỏ những người có hoạt động khoa học (dù có ở trong cơ quan nghiên cứu hay không. Thường được dùng trong thông tin đại chúng
      Ví dụ: bác Dương Trung Quốc là nghiên cứu viên Viện Sử học.
      Nhưng không ai gọi ông là nghiên cứu viên cả, mà chỉ có gọi nhà nghiên cứu sử học (nhà sử học)

      Xóa
    2. nghiên cứu viên và nhà nghiên cứu dịch sang tiếng Anh thì đương nhiên đều là Reseacher.

      nhưng k rõ ở nước ngoài họ có công nhận những người làm việc ngoài cơ quan nghiên cứu có được gọi là Reseacher k nhỉ?

      Xóa
    3. Người ta vẫn gọi là researcher. Nếu không làm cho cơ quan nghiên cứu mà cộng tác trong 1 dự án của cơ quan nghiên cứu và việc chính là nghiên cứu riêng tại gia thì gọi là associate researcher. Những người làm bán thời gian là research assistant.

      Xóa
  4. Danh Sách các Lãnh đạo(Tướng) 12 Sứ quân của Hải Phòng:lúc 14:50 27 tháng 2, 2012

    Danh Sách các Lãnh đạo(Tướng) 12 Sứ quân của Hải Phòng:

    1. Nguyễn văn Thành Bí thư HP
    2. Đỗ hữu Ca giám đốc công an HP
    3. Nguyễn văn Điền Chủ tịch HP
    4. Đỗ trung Thoại PCT
    5. Đan PCT Thành phố
    6.Anh Thẩm phán HP
    7. Mai Chánh án HP
    8. Tuyền UBMT HP
    9. Nghĩa BT Tiên Lãng
    10. Lê văn Hiền CT huyện TL
    11. Lê thanh Liêm CT Xã Vinh Quang
    12 Mãi trưởng Công An + Đồn trưởng đồn Biên phòng 46 Hải phòng

    Cầu mong cụ Vạn Thắng Vương về cứu dân , dẹp sạch mười hai tên cầm đầu các Sứ quân kia để dân Hải phòng được yên ổn làm ăn sinh sống.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Văn Thức* chủ tịch câu lạc bộ Bạch Đằng.lúc 17:28 27 tháng 2, 2012

      Bổ sung thêm:

      13. Đan đức Hiệp Phó CT HP

      14. Nguyễn Văn Thức* chủ tịch câu lạc bộ Bạch Đằng.

      * Nguyễn văn Thức: Hiện là bố vợ của Đan đức Hiệp, Phó chủ tịch TP hải Phòng

      * Có thông tin: Đỗ trung Thoại, là Bố nuôi của Lê văn Hiền ?

      Xóa
  5. Tiếc thật, ở xa HN quá, chứ các buổi nói chuyện thế này e thích thú lắm.

    Trả lờiXóa