Chữ Nôm hay chữ quốc ngữ mới là thuần Việt?
VNN - Trong khi nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân phủ nhận nguồn gốc của chữ Nôm thì một số ý kiến tại hội thảo về chữ quốc ngữ lại cho rằng đó mới chính là Tiếng Việt thực sự.
Tại hội thảo, bên cạnh những vấn đề liên quan đến chữ quốc ngữ, ảnh hưởng của nó đối với đời sống và văn hóa của người Việt, vai trò của nhà tân học, nhà báo, nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh trong việc “bắc cây cầu nối hai nền văn minh Đông – Tây” bằng sợi dây ngôn ngữ, các diễn giả Nguyễn Lân Bình, Lại Nguyên Ân, Mai Thành Chung, và nhà sử học Dương Trung Quốc đã đề xuất việc xác lập ngày kỉ niệm Chữ quốc ngữ nhằm tôn vinh ngôn ngữ của dân tộc.
Cần Luật hóa ngôn ngữ
Qua những phân tích cụ thể cùng dẫn chứng có tính khoa học, các nhà nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn và sức sống mãnh liệt của chữ quốc ngữ trong dòng chảy thăng trầm của lịch sử.
“Chữ quốc ngữ là điểm đến của những nỗ lực, những quá trình tìm tòi nhằm xác lập chữ viết riêng cho cộng đồng người Việt với tư cách một dân tộc - quốc gia. Tôi đồng tình với đề xuất cần có ngày kỉ niệm chữ viết của dân tộc”. – Nhà phê bình văn học, nghiên cứu ngôn ngữ Lại Nguyên Ân khẳng định.
Diễn giả Nguyễn Lân Bình (cháu nội ông Nguyễn Văn Vĩnh) nhấn mạnh: “Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, việc có một ngày để tôn vinh chữ quốc ngữ là điều nên làm. Sẽ rất đáng tiếc khi các ngành, các nghề khác đều có ngày kỉ niệm còn chữ quốc ngữ thì không. Bởi lẽ, nguồn gốc của lòng yêu nước là văn hóa, đối với mỗi người dân Việt Nam không chỉ một mảnh ruộng, một con trâu là đã thể hiện tình yêu quê hương mà tình yêu ấy còn thể hiện qua chữ quốc ngữ, hay nói cách khác là qua nền văn học, thơ ca của dân tộc”.
Người có công rất lớn trong việc truyền bá và phát triển chữ quốc ngữ phải kể đến Nguyễn Văn Vĩnh. Ông không sáng tác nhiều nhưng các tác phẩm dịch và những hoạt động ý nghĩa của ông đã góp phần vào quá trình tạo nên ngôn ngữ thuần Việt, chính là chữ quốc ngữ chúng ta sử dụng bây giờ. Tuy nhiên, ông là người không thích được ca ngợi nên những việc ông đã làm ít ai được biết đến, công nhận. Như trong hồi ký của mình, nhà văn Vũ Bằng đã viết: “Nguyễn Văn Vĩnh từng nói rằng, nếu cuộc đời này có một cái nhà kính để sống, để quan sát thì tôi sẽ đứng trong nhà kính đó” – Ông Nguyễn Lân Bình chia sẻ thêm.
Cần Luật hóa ngôn ngữ
Qua những phân tích cụ thể cùng dẫn chứng có tính khoa học, các nhà nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn và sức sống mãnh liệt của chữ quốc ngữ trong dòng chảy thăng trầm của lịch sử.
“Chữ quốc ngữ là điểm đến của những nỗ lực, những quá trình tìm tòi nhằm xác lập chữ viết riêng cho cộng đồng người Việt với tư cách một dân tộc - quốc gia. Tôi đồng tình với đề xuất cần có ngày kỉ niệm chữ viết của dân tộc”. – Nhà phê bình văn học, nghiên cứu ngôn ngữ Lại Nguyên Ân khẳng định.
Diễn giả Nguyễn Lân Bình (cháu nội ông Nguyễn Văn Vĩnh) nhấn mạnh: “Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, việc có một ngày để tôn vinh chữ quốc ngữ là điều nên làm. Sẽ rất đáng tiếc khi các ngành, các nghề khác đều có ngày kỉ niệm còn chữ quốc ngữ thì không. Bởi lẽ, nguồn gốc của lòng yêu nước là văn hóa, đối với mỗi người dân Việt Nam không chỉ một mảnh ruộng, một con trâu là đã thể hiện tình yêu quê hương mà tình yêu ấy còn thể hiện qua chữ quốc ngữ, hay nói cách khác là qua nền văn học, thơ ca của dân tộc”.
Người có công rất lớn trong việc truyền bá và phát triển chữ quốc ngữ phải kể đến Nguyễn Văn Vĩnh. Ông không sáng tác nhiều nhưng các tác phẩm dịch và những hoạt động ý nghĩa của ông đã góp phần vào quá trình tạo nên ngôn ngữ thuần Việt, chính là chữ quốc ngữ chúng ta sử dụng bây giờ. Tuy nhiên, ông là người không thích được ca ngợi nên những việc ông đã làm ít ai được biết đến, công nhận. Như trong hồi ký của mình, nhà văn Vũ Bằng đã viết: “Nguyễn Văn Vĩnh từng nói rằng, nếu cuộc đời này có một cái nhà kính để sống, để quan sát thì tôi sẽ đứng trong nhà kính đó” – Ông Nguyễn Lân Bình chia sẻ thêm.
Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân cho biết, nếu có ngày kỉ niệm Chữ quốc ngữ, có thể lấy ngày ra đời tờ báo tiếng Việt đầu tiên (Gia Định báo, ngày 15/4/1865). |
Nói về vấn đề này, ông Dương Trung Quốc (Tổng Thư ký hội Lịch sử Việt Nam) cho rằng bên cạnh việc xác định ngày kỉ niệm chữ viết dân tộc, cần có thêm Luật về ngôn ngữ vì có rất nhiều vấn đề đặt ra:
“Tôi cho rằng ý tưởng về ngày chữ viết của dân tộc rất hay và cần thiết. Nhưng vấn đề bức xúc hiện nay là nước ta có hơn 54 dân tộc, có rất nhiều loại ngôn ngữ, chữ viết khác nhau. Tại sao không đưa chữ Hán Nôm vào đời sống, tất nhiên không phải là sự trở lại mà là để gìn giữ văn hóa nước nhà? Có nhiều loại chữ nhưng chữ nào chuẩn hóa? Vì vậy, cần phải có Luật ngôn ngữ”.
Quốc ngữ: đâu mới là tiếng mẹ đẻ?
Hội thảo tranh luận sôi nổi với nhiều quan điểm đa chiều về chữ quốc ngữ. Theo ông Lại Nguyên Ân, chữ Nôm không thuần Việt, vì đó là sản phẩm vay mượn của người Hán nên chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Hoa. Ông khẳng định: “Chữ quốc ngữ mới là của người Việt”.
“Tôi cho rằng ý tưởng về ngày chữ viết của dân tộc rất hay và cần thiết. Nhưng vấn đề bức xúc hiện nay là nước ta có hơn 54 dân tộc, có rất nhiều loại ngôn ngữ, chữ viết khác nhau. Tại sao không đưa chữ Hán Nôm vào đời sống, tất nhiên không phải là sự trở lại mà là để gìn giữ văn hóa nước nhà? Có nhiều loại chữ nhưng chữ nào chuẩn hóa? Vì vậy, cần phải có Luật ngôn ngữ”.
Quốc ngữ: đâu mới là tiếng mẹ đẻ?
Hội thảo tranh luận sôi nổi với nhiều quan điểm đa chiều về chữ quốc ngữ. Theo ông Lại Nguyên Ân, chữ Nôm không thuần Việt, vì đó là sản phẩm vay mượn của người Hán nên chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Hoa. Ông khẳng định: “Chữ quốc ngữ mới là của người Việt”.
Nhà sử học Dương Trung Quốc: “Ý tưởng ngày kỉ niệm chữ quốc ngữ rất hay. Nhưng cần có Luật để giải quyết những vấn đề bức thiết”. |
Diễn giả, thạc sỹ Mai Thành Chung cũng hình tượng hóa chữ quốc ngữ một cách khéo léo: “Chữ quốc ngữ là chữ ghi thanh (nói như thế nào, viết như thế đấy), được Việt hóa hoàn toàn, nó xuất xứ từ tiếng La tinh nhưng do người Việt hoàn thiện. Việc tạo ra ngôn ngữ cũng giống như quá trình làm bánh, chúng ta chỉ dựa trên những nguyên liệu có sẵn để chế tạo ra sản phẩm cuối cùng, đó là chữ quốc ngữ”.
Nói về nguồn gốc và ảnh hưởng của chữ Nôm, anh Mai Thành Chung cũng giải thích, đó không phải do người Việt sáng tạo như nhiều người vẫn nghĩ. Thêm vào đó, chữ Nôm khó sử dụng để giao tiếp, tư duy nên đã bị loại bỏ, và lùi xa so với chữ quốc ngữ trong tiến trình phát triển của xã hội.
Bên cạnh đó, một số ý kiến lại cho rằng, chữ Nôm mới chính là sản phẩm thuần Việt, mang tính dân tộc và chứa đựng bản sắc dân tộc. Quốc ngữ có từ khi người Việt còn dùng chữ Nôm để sáng tác thơ văn, ghi lại sử ký. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện (Phó Giám Đốc Thư viện, Viện nghiên cứu Hán Nôm dẫn chứng: “Từ thời Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có Bạch Vân am Quốc ngữ thi tập, hay như Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi với hàng trăm bài thơ Nôm”.
Trao đổi trong cuộc thảo luận, có sự tham gia của rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học. Nhiều vấn đề nảy sinh xoay quanh chữ quốc ngữ được đưa ra tranh luận, phân tích, và mổ xẻ. Trong khi Giám đốc Viện nghiên cứu Minh Triết Việt Nam, Nguyễn Khắc Mai đặt ra câu hỏi: “Tại sao lại gọi là chữ quốc ngữ?”, thì nhà nghiên cứu văn học Huệ Chi lại trăn trở: “Điều gì để chữ quốc ngữ trở thành độc tôn của dân tộc?”. Các nhà nghiên cứu cho biết, liên quan tới việc xác định ngày kỉ niệm chữ quốc ngữ còn rất nhiều vấn đề cần bàn bạc để đi đến thống nhất.
• Thu Thảo
Nói về nguồn gốc và ảnh hưởng của chữ Nôm, anh Mai Thành Chung cũng giải thích, đó không phải do người Việt sáng tạo như nhiều người vẫn nghĩ. Thêm vào đó, chữ Nôm khó sử dụng để giao tiếp, tư duy nên đã bị loại bỏ, và lùi xa so với chữ quốc ngữ trong tiến trình phát triển của xã hội.
Bên cạnh đó, một số ý kiến lại cho rằng, chữ Nôm mới chính là sản phẩm thuần Việt, mang tính dân tộc và chứa đựng bản sắc dân tộc. Quốc ngữ có từ khi người Việt còn dùng chữ Nôm để sáng tác thơ văn, ghi lại sử ký. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện (Phó Giám Đốc Thư viện, Viện nghiên cứu Hán Nôm dẫn chứng: “Từ thời Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có Bạch Vân am Quốc ngữ thi tập, hay như Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi với hàng trăm bài thơ Nôm”.
Trao đổi trong cuộc thảo luận, có sự tham gia của rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học. Nhiều vấn đề nảy sinh xoay quanh chữ quốc ngữ được đưa ra tranh luận, phân tích, và mổ xẻ. Trong khi Giám đốc Viện nghiên cứu Minh Triết Việt Nam, Nguyễn Khắc Mai đặt ra câu hỏi: “Tại sao lại gọi là chữ quốc ngữ?”, thì nhà nghiên cứu văn học Huệ Chi lại trăn trở: “Điều gì để chữ quốc ngữ trở thành độc tôn của dân tộc?”. Các nhà nghiên cứu cho biết, liên quan tới việc xác định ngày kỉ niệm chữ quốc ngữ còn rất nhiều vấn đề cần bàn bạc để đi đến thống nhất.
• Thu Thảo
Nguồn: VietNamnet.
Cám ơn TS Nguyễn Xuân Diện về bài viết này. Gần đây tôi có đọc rất nhiều tài liệu liên quan đến nguồn gốc của dân tộc Việt ta, rất nhiều tác giả cho rằng nguồn gốc của dân tộc là 5000 năm chứ không phải 4000 năm như sách đã dạy, tức là Việt tộc có trước Hoa tộc, có tác giả cho rằng chữ Hoa bây giờ là vay muợn từ chữ Nôm, tức là chữ chữ nôm của ta có trước chữ Hoa, sau đó bị mai một dần, chỉ phục hồi lại ở TK 16, 17. Do đó tôi cũng tin là chũ Nôm mới là chữ của Việt nam ta, tuy rằng chúng tôi được sử dụng nũa khi mà chũ quốc ngữ đã thay thế vì rất dễ sữ dụng và đã qua một thời gian phát triển lâu dài. TS là người nghiên cứu trong ngành Hán Nôm, xin cho biết ý kiến của TS về vấn đề này. Xin cam ơn
Trả lờiXóaKhi có luật ngôn ngữ, e rằng dân tộc ta sẽ phải "uốn lưỡi 7 lần trước khi nói" kẻo "tự do ngôn ngữ" quá khéo lại phạm luật ngôn ngữ bị áp hình phạt như chơi. Luật đâu dành để nói chơi. Hu hu. Sao bây giờ người Việt Nam chuộng việc đưa ra thật nhiều bộ Luật trong một thời gian ngắn ngủi để gò bó hành vi con người thế. Phải chăng người Việt đã rất văn minh tiến bộ!
Trả lờiXóaTheo thiển ý của tôi thì chữ Nôm là thuần Việt của "Người Xưa", nếu không có chữ Nôm thì làm gì có truyện Kiều thuần tiềng Việt như thế, mà ngày nay chưa có tác phẩm nào sánh kịp truyện Kiều, còn các tác phẩm xưa như Diễn ca Chinh Phụ Ngâm của Đoàn thị Điểm, Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều, đều dùng từ ngữ Việt quá chuẩn mực VN. Ngoài ra các nhà thơ xưa làm thơ tiếng Việt rất VN, như Nguyễn Trãi, vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm.......
Trả lờiXóaCòn chữ Quốc Ngữ là thuần Việt của "thời nay", chữ quốc ngữ tuy phát minh từ giáo sĩ Y-Pha-Nho, nhưng viết đuọc tất cả tiếng Việt không chừa một tiếng nào, cũng là một mẫu tự văn minh, dễ viết dễ đọc,
Trên một trăm năm trở lại đây chữ Quốc Ngữ đã chiếm vị trí của chữ Nôm, vì chữ Nôm chỉ dùng trên phương diện văn chương, khảo cổ, còn khoa học thì không thể thực dụng được và cách đọc không vần nên ai ưa gì đọc nấy, ví như chữ chân 蹎 là cẳng, Miền Bắc đọc là "chân", Quảng Ngãi đọc là "chơn", Miền Nam đọc là "chưn", chữ nón �� Miền Bắc đọc "nón", Quảng Trị đọc "lịp" và có miền thấy nón cũ dọc "cời"
......thành ra chữ Nôm bị mai một là thế, và chương trình giáo dục sau nầy không dạy chữ Nôm ở các chương trình phổ thông.