Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

TS. Lê Bạch Dương: SỰ BỨC XÚC BUỘC DÂN PHẢI THỂ HIỆN

"Sự bức xúc buộc dân phải thể hiện" 
Cập nhật: 16:37 GMT - thứ sáu, 30 tháng 12, 2011
 
Tiến sỹ Lê Bạch Dương, đồng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) cho rằng nhiều phản ứng được cho là mạnh mẽ, thậm chí có tính chất bạo lực của người dân trong năm 2011 vừa qua bắt nguồn từ sự 'bức xúc' của người dân.

Trao đổi với Quốc Phương của BBC hôm 30/12/2011, nhà xã hội học nói: "Tôi nghĩ năm vừa rồi ở Việt Nam nhiều mối lo hơn là tín hiệu đáng mừng... So với năm trước, gần đây những bức xúc xã hội càng ngày càng gia tăng và niềm tin cũng suy giảm ở trong người dân.

"...Trước đây chưa từng thấy những hiện tượng như người dân chống lại người thi hành công vụ đánh lại cảnh sát, lao xe vào cảnh sát. Tất cả những cái đó không phải là những hành động mang tính tự nhiên mà có."

Chuyên gia cảnh báo về dấu hiệu mới đáng lưu ý này: "...Những cái đó bắt đầu trở nên những hiện tượng lặp đi lặp lại, chưa dám nói là phổ biến... Nhưng nó thể hiện sự bức xúc của người dân. Và niềm tin vào bộ máy nhà nước có thể bảo vệ người dân hay thực thi luật pháp cho đúng đã bị suy giảm, nên người ta mới có những hành động như vậy."

Ông Dương cũng đưa đánh giá về triển vọng trong năm mới của Việt Nam, đặc biệt liên quan tới người nghèo: "Việt Nam hiện nay đứng trước những thách thức rất lớn về mặt kinh tế.

"Kinh tế có khả năng sụt giảm sâu nữa. Nhiều báo cáo kinh tế ở Việt Nam cho thấy kinh tế đang đi vào những ngõ cụt. Nên tôi e rằng trong năm tới, những vấn đề cải thiện đời sống cho người nghèo, nếu như không thụt lùi thì cũng không có bước tiến nào đáng kể cả," nhà xã hội học dự đoán.

16 nhận xét :

  1. Tiến sĩ Lê Bạch Dương đã bắt mạch đúng bệnh của xã hội ta rồi, nhưng ai sẽ chữa đây?

    Trả lờiXóa
  2. Niềm tin cũng suy giảm ở trong người dân qúa nhiều.Đúng quá trời?

    Trả lờiXóa
  3. Bác ẩn danh 20:07 : "Tiến sĩ Lê Bạch Dương đã bắt mạch đúng bệnh của xã hội ta rồi, nhưng ai sẽ chữa đây?"

    Vâng. Đúng bệnh rồi! Một "chuyện nhỏ": việc người tham gia giao thông chẳng thèm tuân thủ luật lệ, chẳng thèm ngừng lại theo hiệu lệnh của cảnh sát... tôi nghĩ cũng chính là một hình thức phản ứng - có khi vô thức - do "bức xúc" đó thôi. Chữa cách gì thì chữa, nhưng cái cách quăng lưới đánh cá vào xe người dân thì chỉ có thể làm bệnh nặng thêm!

    Trả lờiXóa
  4. Đây có thể là một lý giải cho sự kiện vừa xảy ra ở bài trước:

    "HẢI PHÒNG: 4 CẢNH SÁT BỊ BẮN TRỌNG THƯƠNG KHI THAM GIA CƯỠNG CHẾ"

    Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh

    TH

    Trả lờiXóa
  5. "Vật cực tắc biến vật cùng tắc phản".Hay nôm na"tức nước vỡ bờ".

    Trả lờiXóa
  6. Trong cuộc sống hàng ngày ta bắt gặp người dân gọi ông,bà (những người có chức có quyền của nhà nước) bằng thằng,bằng con. Và khi thấy ông bà ấy xuất hiện trên truyền hình ,người ta tắt phụt TV đi...Đó cũng là một điều đáng suy nghĩ.

    Trả lờiXóa
  7. Quá nhiều tiêu cực nên không còn "một lần bất tín, vạn lần không tin" mà bất tín nhiều đến mức có lẽ dân không còn tin nữa thì phải. Và thế sẽ sinh ra rất nhiều điều nguy hiểm, nguy cơ tiềm ẩn - và không hiểu những tình tiết ghê gớm như chuyện ở đây: một gia đình dám dùng bom, súng chống lại chính quyền (trước chỉ có dao, gậy, lấy thân mình lăn ra bảo vệ đất đai chả hạn ...) thì còn những gì xẩy ra tiếp đây?! Xã hội phong kiến Trung Quốc thời Bao Công mặc dù còn hạn chế là còn Vua và 1 số kẻ khác ngoài pháp luật, nhưng người dân Việt Nam thích xem Bao Công vì thấy qua đó lập lại được kỷ cương xã hội (phần nào). Nếu những người có trách nhiệm, quyền hạn lớn nhất Việt Nam thực sự hết lòng vì dân thì theo tôi việc xây dựng một nhà nước pháp quyền đâu có phải không làm được! Nhiều nước tư bản như Đức ngoài "Nhà nước pháp quyền" họ trong Hiến pháp còn ghi rõ "xây dựng nhà nước xã hội" để có thể thực hiện mục tiêu trong Hiến pháp là: "Công bằng xã hội" nên đã có cả một chính sách xã hội rộng khắp bảo vệ tất cả mọi người dân mà người dân Việt Nam sống ở đây thấy rõ: cả khi mất việc ngoài tiền thất nghiệp còn chuyển được sang hưởng trợ cấp xã hội (đủ tiền ăn, tiền nhà, nhu yếu phẩm), có bảo hiểm y tế (Bảo hiểm từ ốm nhẹ đến các khoản rất tốn tiền như phẫu thuật, thậm chí thay các bộ phận như tim, thận ...). Liệu Việt Nam có tham khảo được không thì tôi quan sát đã có nhiều đoàn cán bộ Việt Nam sang học tập, tìm hiểu.

    Hoàng Hải

    Trả lờiXóa
  8. Thượng bất chính, hạ tác loạn. Cũng như câu ca dao :
    Người trên ở chẳng kỷ cương
    Để cho lớp dưới xem thường lệ vua
    ........
    lấy "Đức Trị" thì người dân "quý trọng mà theo".
    "không lấy Đức Trị" thì người dân "sợ mà theo" Chung quy : Dân vi quý, Xã tắc thứ chi, quân vi khinh là lẽ đương nhiện của người biết cách lãnh đạo

    Trả lờiXóa
  9. Người dân bất tuân, coi thường pháp luật xuất phát từ tâm lý bị chèn ép, mất lòng tin vào hệ thống chính trị và hệ thống hành pháp.

    Tôi lấy ví dụ: một người cố tình trốn thuế hoặc chây ì nộp thuế là anh ta biết đang vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý. Tuy nhiên anh ta vẫn bằng mọi cách trốn thuế vì suy nghĩ rằng đồng tiền thuế của mình đóng góp cho ngân sách cũng chảy vào túi kẻ tham nhũng hoặc bị lãng phí. Những quan chức tai to mặt lớn bị nghi án tham nhũng số tiền còn lớn hơn ngàn vạn lần số tiền thuế của anh ta mà vẫn nhởn nhơ không có ai đụng đến. Xung quanh anh ta, quan chức địa phương nhà lầu xe hơi, ăn chơi trác táng nhờ tiền phi pháp mà có và họ vẫn bình an vô sự. Vậy mình có ăn bớt tí ti tiền thuế chắc cũng không sao. Cả XH này đều trốn thuế và ăn bớt.

    Xã hội đang thực sự hỗn loạn!

    Trả lờiXóa
  10. Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó!
    (Cao Nguyên)

    Trả lờiXóa
  11. http://nld.com.vn/2012010708308448p0c1019/bi-nhac-nho-xit-thang-hoi-cay-vao-mat-cong-an.htm

    Trả lờiXóa
  12. http://danviet.vn/72641p1c24/no-lon-tai-nha-giam-doc-cong-an-thai-nguyen.htm

    Trả lờiXóa
  13. Theo tôi những ý kiến của TS Dương cũng không phải gì mới mẻ mà đó là cái suy nghĩ của mọi người VN hiện nay. Nếu có sự khác biệt thì chẳng qua ông Dương là người có chức sắc mà thôi !

    Chúng ta có thể nói rất nhiều, biện luận đủ cách, đủ kiểu nhưng chắc ai cũng dễ thấy tất cả mọi thứ , mọi tệ trạng hiện nay chỉ bắc nguồi từ

    (a) Một sự quản lý không theo luật pháp (mặc dù luật pháp không thiếu)
    (b) Hệ thống quản lý đó được điều hành bằng quá nhiều người lãnh đạo thiếu đức, thiếu tài nhưng nói thì ôi thôi là giỏi !!!

    Một hệ thống coi trọng quá quyền lợi bè đảng, đặt nó cả trên lợi ích nhân dân và quyền lợi tổ quốc và thiếu dân chủ (thật sự) thì chắc chắn dẫn đến (a) & (b) là tất yếu.

    Do vậy có bàn luận cho thật nhiều mà không giải quyết nguyên nhân cội rễ này của nó thì cũng chẳn thay đổi được gì đâu !

    Nếu có thay đổi chẳng nữa thì cũng là sự thay đổi phe cánh, tranh giành quyền lợi nhóm này với nhóm khác. Chúng thay nhau làm giàu trong sự bất công và bất chính và người lãnh đủ mọi điều sẽ luôn là nhân dân (tầng lớp trung lưu và dân nghèo) và hơn thế nữa là tương lại của quốc gia dân tộc này mà thôi !

    Trả lờiXóa
  14. http://vtc.vn/2-317143/xa-hoi/vu-cuong-che-tai-hai-phong-da-duoc-canh-bao-co-do-mau.htm
    Tất cả đều có nguyên nhân của nó!
    (Cao Nguyên)

    Trả lờiXóa
  15. "Thuong bat chinh , ha tac loan " . Chan ly ay khong bao gio thay doi .

    Trả lờiXóa
  16. Bài viết này là tiếng nói thay cho nhân dân, nếu chính quyền còn hà hiếp, còn ép người dân một cách quá đáng, trong khi cán bộ thì tha hóa biến chất từ trung ương đến địa phương thì còn xảy ra nhiều cuộc chống đối.
    Cụ thể như cái vụ thu phí lưu hành xe của ông Thăng nếu chính phủ ký quyết định thì sẽ xảy ra nhiều vấn đề hơn nữa. Các ngài sống quá đủ nên chẳng biết những người dân có mức thu nhập trung bình và thấp sống như thế nào. Mà ra một đề xuất để bức tử biết bao mơ ước, biết bao con đường sống của người dân.
    Ông Thăng phải hết sức cẩn thận không khéo sẽ có ngày nhận được sự phản ứng giống như nhà giám đốc công an Thái Nguyến thì đã quá muộn...

    Trả lờiXóa