Con rồng đá kỳ lạ ở Chi Nhị
Nhà văn Nguyên Ngọc
Năm 1993, trước ngôi nghè Chi Nhị, nơi thờ thái sư Lê Văn Thịnh triều Lý, ở thôn Bảo Tháp, làng Thị Xá, xã Cách Bi, huyện Quế Võ, Bắc Ninh, cách cổng nghè chừng vài chục mét, chắc là do mưa gió (thậm chí mới đó mà đã thành truyền thuyết: qua một đêm mưa to gió lớn chưa từng có …) bà con lối xóm bổng thấy nhô lên một mõm đá, moi ra đôi chút thì đoán có thể là bộ phận của một khối hay một tượng đá lớn. Người ta đã rất cẩn thận đào đất chung quanh, thậm chí không dùng đến cuốc xẻng, chỉ lấy tay moi từng chút một. Cuối cùng, lộ ra một tượng rồng khổng lồ. Có lẽ là pho tượng rồng kỳ lạ nhất, chưa từng thấy kiểu tượng rồng nào giống thế, đẹp nhất, không chỉ ở nước ta. Làng liền cho đốn tre, lấy toàn cật tre già tết thành thừng to như cổ tay, 18 trai tráng lực lưỡng khiêng làm 9 đòn, hè lớn một tiếng mới nhấc được khối đá khổng lồ lên khỏi mặt đất, nhưng bà con bảo, thật lạ, sau đó lại thấy nhẹ bâng, cứ thế trân trọng và thong thả rước “Ngài” vào nghè, và lập miếu thờ. Tượng rồng vừa phát lộ ắt liên quan trực tiếp đến vị thành hoàng được thờ trong chính nghè này, thái sư Lê Văn Thịnh.
Lê Văn Thịnh, ai có quan tâm đến sử đôi chút hẳn đều biết, là nhân vật có lẽ có số phận cũng kỳ lạ nhất ở nước ta, qua gần một nghìn năm mà sự đánh giá của người đời vẫn chưa xong, vụ kỳ án của ông gần suốt một thiên niên kỷ vẫn còn được phán xét theo hai cách hoàn toàn đối lập. Ông sống âm thầm trong lòng kính trọng và thương yêu của nhân dân, “dân đen”. Nhưng không chỉ những bộ lịch sử trịnh trọng của các sử gia bệ vệ như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Việt Nam sử lược đều nhất loạt lên án ông nặng nề, mà đến một tác giả sân khấu hiện đại tài ba và nghiêm túc là Tào Mạt cũng liệt ông vào hàng phản diện xấu xa trong các vỡ chèo lịch sử nổi tiếng và rất phổ biến của mình. Còn ông, gần một thiên niên kỷ, thì vẫn nằm đó, dấu mình sâu dưới lòng đất quê hương, cho đến sau khi Tào Mạt đã mất được mấy năm mới chịu hiện lên cho trai tráng làng Bảo Tháp moi đất tìm ra và đưa trở lại với đời. Tôi nói vậy bởi pho tượng rồng kỳ lạ nọ chính là tượng Lê Văn Thịnh. Tượng chân dung của ông, quả vậy.
Lê Văn Thịnh, ai có quan tâm đến sử đôi chút hẳn đều biết, là nhân vật có lẽ có số phận cũng kỳ lạ nhất ở nước ta, qua gần một nghìn năm mà sự đánh giá của người đời vẫn chưa xong, vụ kỳ án của ông gần suốt một thiên niên kỷ vẫn còn được phán xét theo hai cách hoàn toàn đối lập. Ông sống âm thầm trong lòng kính trọng và thương yêu của nhân dân, “dân đen”. Nhưng không chỉ những bộ lịch sử trịnh trọng của các sử gia bệ vệ như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Việt Nam sử lược đều nhất loạt lên án ông nặng nề, mà đến một tác giả sân khấu hiện đại tài ba và nghiêm túc là Tào Mạt cũng liệt ông vào hàng phản diện xấu xa trong các vỡ chèo lịch sử nổi tiếng và rất phổ biến của mình. Còn ông, gần một thiên niên kỷ, thì vẫn nằm đó, dấu mình sâu dưới lòng đất quê hương, cho đến sau khi Tào Mạt đã mất được mấy năm mới chịu hiện lên cho trai tráng làng Bảo Tháp moi đất tìm ra và đưa trở lại với đời. Tôi nói vậy bởi pho tượng rồng kỳ lạ nọ chính là tượng Lê Văn Thịnh. Tượng chân dung của ông, quả vậy.
Vậy Lê Văn Thịnh là ai và vụ kỳ án của ông là thế nào?
Năm Canh Tuất 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu, trường đại học đầu tiên của nước ta ở Thăng Long. Năm năm sau, Ất Mão 1075, vua Lý Nhân Tông cho mở khoa thi Minh Kinh Bác Sĩ và Nho Học Tam Trường. Lê Văn Thịnh, sinh năm 1050 ở làng Đông Cữu, huyện Gia Lương, Bắc Giang, đi thi và đổ đầu, là vị trang nguyên đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, được tôn là “Trạng khai khoa”. Ông được vời vào cung dạy vua, vị vua đó chính là Lý Nhân Tông. Rồi thăng chức Thị lang Bộ Binh. Con người ấy không chỉ văn võ toàn tài, còn là một nhà ngoại giao kiệt xuất. Năm Canh Tuất 1076, nhà Tống sai Quách Quỳ “đem quân 9 tướng”, hợp với Chiêm Thành và Chân Lạp, xâm lấn nước ta để trả thù việc Lý Thường Kiệt đã từng tấn công các châu Ung, Liêm, Khâm của nhà Tống, như một đòn đánh phủ đầu chặn trước mưu đồ tiến binh của đối phương. Lần này, trên chiến tuyến sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt lại đánh tan Quách Quỳ. Quân Tống tháo chạy nhưng lại chiếm lấy châu Quảng Nguyên, tức Cao Bằng, Lạng Sơn ngày nay. Năm 1078, vua sai Đào Tống Nguyên sang đòi, nhà Tống đồng ý trả lại phần lớn đất đai, nhưng ngoan cố giữ những vùng đất đai mà thổ dân địa phương đã dâng cho họ, gồm cả hai động Vật Dương và Vật Ác. Lần này, năm 1084 đến lượt thị lang Bộ Binh Lê Văn Thịnh đi đòi. Ông đến tận trại Vĩnh Bình, cùng bàn việc cương giới với người Tống. Họ bám lấy đất đã cướp, lấy cớ là của thổ dân tự ý đem nộp chứ không phải do họ chiếm. Lê Văn Thịnh dõng dạc biện luận cùng Thành Trạc, sứ giả nhà Tống: “ Đất thì có chủ, các quan viên giữ đất ấy đem nộp cho người khác và trốn đi thì đất ấy thành vật ăn trộm của chủ. Sự chủ giao mà lấy trộm đã không tha được, mà trộm của hay “tàng trữ” thì luật pháp cũng không cho phép, huống chi nay lại mang đất lấy trộm dâng để làm dơ bẩn sổ sách nhà vua”. Lý lẽ ràng buộc chặt chẽ khúc chiết, đến luật pháp hiện đại hẳn cũng chỉ rành rọt được đến thế, mà lại còn mắng thẳng vào mặt sứ thần một nước lớn, cay đến gan ruột mà khéo léo vô cùng. Quả khoa thi đại học đầu tiên của nước Việt đã chọn thật đúng một vị trang nguyên khai khoa! Nhà Tống buộc phải trả 6 huyện 3 động, mà còn lấy làm rất xấu hổ …
Về sau, Lê Văn Thịnh được thăng làm thái sư, ở chức đến 12 năm, cho đến khi nổ ra vụ án hồ Dâm Đàm. Dâm Đàm tức Hồ Tây ngày nay. Tháng 3 năm Bính Tý 1096, vua Trần Nhân Tông cùng thái sư đi thuyền chơi hồ, xem đánh cá. Bổng nhiên sương mù nổi lên dày đặc, rồi có tiếng chèo rào rào của một chiếc thuyền xáp đến. Vua cầm giáo phóng, thì sương tan, trên chiếc thuyền xáp đến nọ thấy một con hổ chực vồ vua. Có người chài lưới là Mục Thận quăng lưới chụp lấy, thì trong lưới hoá ra lại chính là … Lê Văn Thịnh! Ông bị bắt ngay, lẽ ra phải tội tru di, nhưng vua xét người có công, “thương tình” cho đi đày biệt xứ, đến tận ngày qua đời …
Lịch sử đôi khi cũng rất buồn cười, nếu không là xàm bậy. Ngay tác giả Khâm định Việt sử thông giám cũng không hề ngần ngại giải thích vụ án hồ Dâm Đàm: “Văn Thịnh có tên gia nô người nước Đại Lý (một địa phương đâu đó ở bên Tàu). Tên này có pháp thuật lạ, nhân đó Văn Thịnh manh tâm mưu sự khác …”. Gần một nghìn năm trước, một vụ dựng chuyện bỉ ổi trắng trợn đến thế để hại một người tài ba lỗi lạc kể cũng chẳng phải lạ. Nhưng vẫn còn câu hỏi: Vì sao chính Lý Nhân Tông, học trò của Lê Văn Thịnh, lại manh tâm trừ khử ngay người thầy của mình? Trong nhiều cách giải thích, tôi đặc biệt chú ý một lý giải: Thời đó bên Trung Quốc có phái biến pháp, gọi là Tân pháp, do Vương An Thạch đứng đầu, đề xuất chủ trương cải cách toàn diện chế độ kinh tế - xã hội – quân sự. Cuộc vận động lớn này thất bại do phần đông các đại thần trong triều bị động chạm lợi ích kịch liệt chống lại. Vương An Thạch rốt cuộc phải về vườn sớm. Có phải thái sư Lê Văn Thịnh, con người kinh bang tế thế, có hiểu biết rộng xa, có tầm nhìn lớn, từng biết đến cuộc cải cách ở nước láng giềng, và cũng đã nung nấu những ý tưởng nào đó về một con đường đi mới cho dân tộc mình? Nghĩa là, gần một nghìn năm trước, từng có một cuộc đổi mới lớn đã bị nhấn chìm tàn nhẫn ở Hồ Tây, một người anh hùng kiệt xuất của dân tộc, một con rồng Việt anh minh đã từng bị chết đứng tại đây, nơi nay hằng ngày ta vẫn dửng dưng đi qua mà nào có hay? …
Có một người nghệ sĩ vô danh, không biết tự bao giờ - có người bảo là ngay vào thời Lý, có người lại bảo ấy là vào thời Hậu Lê - đã quyết định thể hiện hình tượng con rồng vĩ đại ôm mối hờn oan ngàn năm ấy, để lại cho muôn đời. Hôm tôi đến nghè Chi Nhị, có cả nhà sử học nổi tiếng Lê Thành Khôi cùng đi. Ông bảo suốt cuộc đời nghiên cứu và sưu tầm của ông, chưa bao giờ được thấy một pho tượng rồng độc đáo đến thế. Ấy là một con rồng lớn, khoanh mình thành hình tròn, đường kính đến hơn một mét, thân hình vạm vỡ, lớp lớp vảy dày và lớn, đầu rồng nhô lên cao mà lại cúi xuống, miệng rồng răng rất sắc tự cắn sâu vào chính thân mình, sâu ngoắm, đến chừng có thể toé máu, chân rồng móng vuốt nhọn hoắc tự bấu vào da thịt chính mình, như muốn tự xé nát chính thân mình, sâu đến tận ruột gan. Có lẽ trong lịch sử nghệ thuật Đông Tây, chưa bao giờ nổi oan câm lặng nghìn năm của con người lại được thể hiện quyết liệt, dữ dội đến thế. Vậy mà vẫn còn chưa thôi. Hai tai rồng, được tạc rất rõ, bên tai phải rổng, thông, tai trái lại bịt kín. Dường như từ nghìn năm trước, con người tài ba xuất chúng mà số phận đau thương đó đã dự liệu được bao tiếng thị phi của các thế hệ nối tiếp người đời, ông muốn chỉ nghe một nửa, một nửa khinh bỉ gạt ra ngoài tai. Kể cả những phán quyết đầy quyền uy của những kẻ được thời thế đưa lên làm chủ lịch sử, cho đến tận ngày nay.
Người nghệ sĩ vô danh đã tạc nên pho tượng kỳ lạ này là ai vậy? Đương nhiên hẳn ông vô cùng ngưỡng mộ người anh hùng Lê Văn Thịnh và đồng cảm vô cùng sâu sắc với nổi oan muốn xé tung trời đất của người xưa. Nhưng có phải chỉ có vậy? Nghệ thuật bao giờ cũng thế, nó cần những nguyên mẫu, nhưng là để nói về cả cái nhân quần rộng lớn, những nổi đau lớn của con người chân chính suốt lịch sử trường tồn của giống loài. Con rồng đá Chi Nhị là một tác phẩm như vậy. Đấy là bức tượng chân dung kỳ lạ của một con người, vị thái sư tài ba và hàm oan Lê Văn Thịnh. Mà cũng là chân dung của Con Người. Con Người tự cắn xé đến muốn nát chính thân mình, trong quá trình đau khổ biết bao để có được một cuộc sống làm người cho ra Người.
*Bài do tác giả gửi trực tiếp cho NXD-Blog.
Xin chân thành cảm ơn nhà văn Nguyên Ngọc.
Ôi sao bài viết này hữu ích thế nó làm tôi được biết đến một sự thật khác lạ. Tôi đã từng đọc nghe và xem về con hổ Lê Văn Thịnh như là một tên có ý đồ sấu xa muốn giết vua để tranh giành điều gì đó, hôm nay đọc bài của bác NGUYÊN NGỌC mới vỡ lẽ ra.
Trả lờiXóaĐọc bài viết của Bác Nguyên Ngọc
Trả lờiXóaTôi hiểu ra rất nhiều điều sâu thẳm trong câu chuyện về Rồng đá tự cắn xé thân mình độc nhất vô nhị từ xưa đến giờ ở nước Việt Nam ta, và
Trích: "Con Người tự cắn xé đến muốn nát chính thân mình, trong quá trình đau khổ biết bao để có được một cuộc sống làm người cho ra Người."
Đúng như thế làm NGƯỜI cho đúng nghĩa không phải dễ dàng gì...
Kính chúc Bác sức khỏe dồi dào.
TH
Cảm ơn bác Nguyên Ngọc thật nhiều về bài viết. Lịch sử rất công bằng, sẽ phán xét ai có công, ai có tội với đất nước.
Trả lờiXóanăm 1076 phải là Bính Tuất bác Diện ơi!
Trả lờiXóalai sai roi 1075 la at mao 1076phai la binh thin
Xóa"1096, vua Trần Nhân Tông"
Trả lờiXóalẽ ra phải là "1096, vua LÝ Nhân Tông" chứ?
Quả tình đây là một con rồng độc đáo. Về nội dung diễn tả của bức tượng thì tác giả nói quá hay rồi, khó lòng viết gì thêm. Tôi thấy hình hài của con Rồng này khác hẳn Rồng Trung Quốc lẫn những con Rồng người VN ta khắc sau này (do bắt chước nghệ thuật TQ chăng?!). Liệu đây có phải là hình tượng Rồng trong dân gian chúng ta thời xưa xưa kéo đến thế kỷ 11-12 chăng?
Trả lờiXóaVảy giống vảy cá chép, nhìn bức thứ hai thì thấy thân cũng tựa cá chép. Nhưng đầu Rồng lại giống y con Tyrannosaur, răng lợi cũng rõ ràng không cách điệu nhiều.
Ý tôi muốn nói là từ thế kỷ 12 về trước, chúng ta đã có một nghệ thuật vẽ Rồng khác Trung Quốc? Nếu vậy thì con Rồng này đi từ "mảng văn hóa" nào?
năm 1070:Canh Tuất
Trả lờiXóaCám ơn bác Nguyên Ngọc đã cho một lý giải mới mẻ về Thái sư Lê văn Thịnh. Hơn nữa, bác đã nói ra cái triết lý nhân sinh của mọi thời, nét nhân văn của Thái sư chỉ qua tượng Rồng mới cảm được. Một niềm vui lớn của xuân con Rồng.
Trả lờiXóa"Nghệ thuật bao giờ cũng thế, nó cần những nguyên mẫu, nhưng là để nói về cả cái nhân quần rộng lớn, những nổi đau lớn của con người chân chính suốt lịch sử trường tồn của giống loài. Con rồng đá Chi Nhị là một tác phẩm như vậy...
Trả lờiXóa... cũng là chân dung của Con Người. Con Người tự cắn xé đến muốn nát chính thân mình, trong quá trình đau khổ biết bao để có được một cuộc sống làm người cho ra Người."
Bác Nguyên Ngọc ơi. Con thú thật với bác: bởi con sinh ra và lớn lên phía Nam vĩ tuyến 17, nên con chưa đọc "Đất Nước Đứng Lên" của bác bao giờ. Năm 1975 con còn đang học cấp III phồ thông, và con nói thiệt, con nuốt không vô những bài văn học cách mạng. Tên tuổi của những văn nghệ sĩ miền Bắc lúc đó đối với con sao mà xa lạ quá và... kinh khủng quá! Nhưng càng sống lâu trong nước, con càng hiểu ra. Càng về sau con càng khám phá ra, thương và kính trọng nhiều, rất nhiều, những tâm hồn rất cao thượng và rất nhân bản ở miền Bắc ruột thịt!
Co 1 chi tiet nham:
Trả lờiXóaTháng 3 năm Bính Tý 1096, vua Trần Nhân Tông cùng thái sư đi thuyền chơi hồ, xem đánh cá.
Co phai la vua Ly Nhan Tong khong? Luc nay la trieu dai nha Ly, khong phai nha Tran.
Ha Le nói quá hay và quá thật!Xin cám ơn!
Trả lờiXóađúng như các bạn phát hiện vua Lý Nhân Tông chứ không phải Trần Nhân Tông
XóaĐồng thời ở phần đầu: thôn Bảo Tháp, làng Thị Xá, xã Cách Bi, huyện Quế Võ, Bắc Ninh cũng bị sai: địa chỉ đúng là: Thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh; gần thôn Bảo tháp có thôn Chi Nhị nếu theo cách hiểu khi đọc bài này thì Chi Nhị và Bảo Tháp là 1. không rõ bác Nguyên Ngọc có ẩn ý gì không vậy bác Diện?
Bài viết của bác Nguyên Ngọc rất hay, rất xúc cảm nhưng không thuyết phục. Chúng ta thường có thói quen lấy cảm xúc, tâm tình của mình đặt để, gán ghép, phán xét cho những nghi án, sự kiện không thuộc thời đại chúng ta.
Trả lờiXóaTôi cũng muốn đưa ra một giải thích khác để chúng ta cùng suy nghiệm. Truyền thuyết nói rằng Thái sư Lê văn Thịnh hoá hổ, không nghe nói hoá long (rồng), điều này cũng hợp lý vì ngày xưa rồng là biểu tượng của vua, ai lạm dụng rồng có thể bị nghi là có ý đồ, hổ là biểu tượng của quan rường cột của triều đình (mà chưa được phong tước Vương), nếu chúng ta cho rằng Thái sư bị oan thì lại cần phải xét lại chi tiết này, vì trật tự long hổ ngày xưa rất khắc khe chứ không tùy hứng như chúng ta nghĩ. Huống chi con rồng này có đủ năm móng, mắt mở lớn nên tôi tin rằng nó biểu trưng cho vua nhiều hơn: vua Lý Nhân Tông, chỉ duy nhất vua, thuộc về vua mới có quyền nghi rồng năm móng, mắt mở các vì vương khác dù là thân vương cũng chỉ được "dùng" rồng 4 móng mà thôi và mắt thì phải biết phận mà nhắm lại.
Tôi cũng rà lại sách sử trong giai đoạn này cũng chẳng thấy có một chút chi tiết nào cho ta nghĩ đến một cải cách bất thành. Lý do để vua Lý Nhân Tông "gia hại" Thái sư Lê văn Thịnh cũng không quá phức tạp, một ông vua mới mà có một ông quan đầu triều cũng là thầy của mình -một ông thầy bác học- kè kè bên mình thì quả là không thoải mái chút nào, làm việc gì cũng phải dè chừng ông ta thì thật là "mất uy". Đây là tâm lý thường có của những người cầm quyền, tìm cớ trừ đi cũng dễ hiểu thôi. Đó là chưa nói đến sự dèm pha rất phổ biến trong các triều đình phong kiến phương Đông, chi tiết tai mở tai đóng cũng hợp lý để giải thích điều này: chỉ thích nghe lời muốn nghe, không muốn/dám nghe lời trái ý.
Tóm lại bức tượng chuyển tải một thông điệp rằng: Vua chỉ nghe một chiều (một lề), mà hại người rường cột (trí thức tinh hoa) của đất nước là tự hại sự nghiệp của mình, tự cắn vào thân mình. Nếu lý giải này hợp lý thì thông điệp này có giá trị vĩnh cửu. Bất cứ triều đại nào cũng nên suy nghĩ về điều này
Tôi đọc một bài tương tự trên trang mạng yumy.vn. Một nhận xét của một đọc giả nào đó nhận ra câu chuyện xin copy vào đây:
Trả lờiXóaBình luận (3)
Viết bình luận
"nhoc love: bức tượng đúng là 1 tác phẩm nghệ thuật theo nhoc đuợc biết thì bức tượng do 1 vị vua vì để minh oan cho người đã khuất nhưng không thể làm cách nào mà không vấy lên cuộc nổi loạn trong dân khi lật lại vụ án năm xưa nên ông đã cho tác bức tượng rồng tự cắn thân mình để thể hiện rồng : tượng trưng cho các vị vua , thân rồng : tượng trưng cho các người hiền đức . hình ảnh con rồng cắn lấy thân mình thể hiện mình đã sai và cũng vô cùng đau xót khi xử xai nhưng vì không có cách nào minh oan được .. ngoài ra ông còn cho thợ lấy 1 lớp đất xét trét lên pho tượng rồi giữa đêm khiên vô nhà thờ bí mật chôn xuống
đó là câu chuyên mà ông nội mình từng kể cho mình nghe minh cũng họ Lê"