Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

TỐI QUA, CÔNG AN ĐÃ ĐẾN THĂM NHỮNG NHÀ AI?


1- Thăm nhà Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đức Thọ (cháu nội Cụ Nghè Ngô Đức Kế). Ông nguyên là Trưởng ban Văn bản học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Ông là tác giả và đồng tác giả, là chủ biên của các công trình: Nghiên cứu chữ húy Việt Nam, Nghiên cứu Văn bản học Hán Nôm, Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075 - 1919), Từ điển Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam, đồng dịch giả bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư...

2- Thăm nhà Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Hiện ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn treo tấm biển ghi công ông, vì ông là người đã tặng Viện Nghiên cứu Hán Nôm 05 máy vi tính. Đây là 05 máy vi tính đầu tiên của Viện.

3- Thăm nhà Nguyễn Xuân Diện. Thằng cu Moon có chụp được 04 tấm hình cuộc viếng thăm.

Hình ảnh trên là cụ bà Nguyễn Thị Bính, hàng xóm của Nguyễn Xuân Diện. Sáng sớm nay, cụ sang nhà bảo tôi: Hôm qua có anh công an thành phố đến hỏi bà về anh Nguyễn Xuân Diện. Bà nói: Anh Diện là cán bộ làm về ngành Hán Nôm. Anh ấy là người tốt. 

Tôi kể chuyện với bà đêm qua, từ 21h05 đến 22h10 có bác Tổ trưởng Dân phố và 1 anh công an Phường, 1 anh trật tự đến thăm tôi và khuyên tôi không nên đi biểu tình ngày mai. Tôi rủ bà lúc 08h30 có mặt ở Tượng đài Đức Lý Thái Tổ để tưởng niệm các liệt sĩ. Bà nói bà sẽ cùng các cháu đi xe bus ra, để tưởng niệm Liệt sĩ và để nói với mọi người về tấm lòng của anh Diện. Bà và 2 cháu đã có mặt trước 08h30. Hình trên: Bà nâng trên tay bảng tên Liệt sĩ BÙI DUY HIỀN, hy sinh ngày 14 tháng 3 năm 1988 tại Trường Sa. 

Bà năm nay 76 tuổi. Mỗi sáng bà dậy từ 4h30, đi đến các vùng nông thôn để hướng dẫn miễn phí cho bà con tập dưỡng sinh, bảo vệ và giữ gìn sức khỏe.
Đọc tiếp...

TS NGUYỄN QUANG A THUẬT CHUYỆN CÔNG AN CẢN TRỞ ĐI BIỂU TÌNH

TS Nguyễn Quang A trong đoàn biểu tình sáng nay. Ông chỉ đến chậm vài phút. Ảnh: Tuấn Anh
Giấy đăng ký xe hơi mờ!
Nguyễn Quang A
Lời dẫn của TS Nguyễn Quang A: Tôi đã nhận được hàng trăm cú điện thoại hỏi thăm và bày tỏ sự đồng cảm. Xin rất cảm ơn quý vị. Đây là tường thuật sự việc từ khi tôi rời nhà đến lúc nhập đoàn biểu tình.
Chuyện 2 nhân viên an ninh, 1 cảnh sát khu vực và ba bác tổ dân phố đến nhà tôi tối hôm qua và những chuyện diễn ra trước 8h sáng hôm nay, tôi đã kể. Tôi rất cảm ơn các bạn hữu đã quan tâm và bày tỏ sự đồng cảm.

Đúng 8h 05 con trai lớn của tôi đến chở tôi đi (nhà văn Nguyễn Quang Lập trước đó nhắn tin bảo tôi nên đi ô tô, không đi xe máy và taxi, nhưng ngách từ nhà tôi ra đến đường là ngách nhỏ, phải đi bộ hay xe máy khoảng 150m).

Tôi hỏi con: giấy tờ xe, bằng lái, chứng minh thư đủ không? Đủ.

Hai bố con lên xe đi, ngoài đầu ngõ thấy 2 người nhưng họ không cản. Vài phút sau vợ tôi báo qua điện thoại: 2 tay an ninh đang bám theo xe đấy. Đến khoảng giữa cầu Chui và cầu Chương Dương bỗng xuất hiện 2 cảnh sát giao thông ra hiệu dừng xe.

Chúng tôi xuống, họ chào theo đúng quy tắc.

Con tôi hỏi xe vi phạm luật giao thông à? Không.

Xin cho xem giấy tờ xe. Con tôi trình đủ mọi loại giấy. Tôi đứng nhìn và thấy 2 an ninh (mà 1 người tôi đã biết mặt tối hôm trước) sát lại gần. Tôi bảo 2 cảnh sát giao thông không nên để cho 2 người mặc áo dân sự này đến. Họ bảo tôi đến xem thì đã sao nào?

Tôi nói các anh kiểm tra xe và lái xe. Tôi đi nhờ và có việc nên phải đi, chào các Anh.

Ấy bác không đi được. Đây giấy đăng ký xe này hơi mờ và có sự nghi vấn nên mời bác và anh về công an phường giải quyết. Tôi hỏi họ, khi không có vi phạm luật giao thông thì cảnh sát giao thông các anh có quyền kiểm soát những gì? Giấy tờ xe, và kiểm tra hành chính người ngồi trên xe. Tôi cũng không muốn đôi co xem họ có quyền kiểm tra hành chính hay không. Tôi hỏi tiếp: thế kiểm tra hành chính là kiểm tra giấy tờ tùy thân ư? Họ im lặng. Tôi nói đây chứng minh thư của tôi đây. Tôi đưa cho 1 anh cảnh sát rồi hỏi có rõ hay không? có hợp lệ hay không?. Anh ta nói rõ và hợp lệ. Tôi bảo chứng minh nhân dân này không hợp lệ, đã hết hạn vì nó được cấp từ 1995, anh xem lại đi, nhưng tôi biết các anh sẽ làm khó dễ nên tôi mang cả hộ chiếu đây. Tôi đưa cho họ. Họ xác nhận, rõ, còn hạn. Họ đưa lại cho tôi 2 thứ giấy.

Tôi bảo thế là xong nhé, chào các anh. Họ nói bác không đi được mà phải về công an phường giải quyết như người làm chứng. Tôi bật chế độ ghi hình ở máy điện thoại và bắt đầu ghi. Tôi hỏi anh tên là gì? Tôi ghi lại bằng chứng này để nếu các anh không có quyền đó mà các anh vẫn bắt tôi về phường thì tôi sẽ kiện các anh và cấp trên ra lệnh cho các anh trước tòa án. Họ lặng thinh.

Tôi đi vài mét, để kiểm tra lần nữa tôi quay lại và nói đại: mấy anh giữ cái giấy chứng minh thư của tôi dù đã hết hạn là phạm pháp đấy tôi sẽ kiện. Một anh toáng lên: bác ơi chứng minh thư đã trả bác rồi. Tôi biết như thế là họ không còn lý do cản tôi nữa.

Tôi vẫy taxi, 2 người an ninh nói gì đó với lái xe, taxi đi luôn. Tôi đành đi bộ trên vỉa hè. Một đài nước ngoài phỏng vấn, tôi thuật lại sự việc. Đi vài trăm mét 2 người mà tôi cho là an ninh vẫn kèm xe và con tôi. Con tôi bảo bố lên đi con chở. Nhìn 2 người mặc đồ dân sự, tôi bảo nó: con cứ đi với mấy anh này, bố sẽ đi bộ.

Đi vài chục mét tôi nhảy ô tô bus sang Hà Nội.

Xuống bus các bác xe ôm mời chào. Có 1 bác rất nhiệt tình nói “Bác Quang A phải biểu tình thôi, ở tượng đài Lý Thái Tổ rất đông người rồi, bác lên đây tôi chở vào”. Tôi thật sự cảm động về lời mời ấy, nhưng tôi bảo còn 1 đoạn ngắn tôi đi bộ cũng được. Rất xin lỗi bác xe ôm vì cẩn trọng mà tôi đã phải từ chối lòng tốt của bác.

Tôi đến tượng đài Lý Thái Tổ thì mọi người vừa đi ra Hồ Gươm. Đuôi đoàn vẫn đối diện với tượng đài. Tôi nhập vào đoàn rồi gọi điện hỏi con trai họ còn làm khó dễ gì không? Nó bảo bố đi rồi thì ai còn quan tâm đến giấy tờ xe nữa, con về nhà rồi. À ra thế, giấy đăng ký xe không mờ.

*Bài do TS Nguyễn Quang A gửi trực tiếp cho NXD-Blog.
Xin chân thành cảm ơn tác giả.
Đọc tiếp...

GÁC THÙ NHÀ, ĐÁP LỜI SÔNG NÚI

Hình ảnh cô gái trẻ trong đoàn biểu tình đã làm thẫn thờ các PV nước ngoài.
 










Cô là Trịnh Kim Tiến. Cha cô là Trịnh Xuân Tùng đã bị công an đánh gãy cổ và sau đó giam tại trụ sở công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai (HN). Cuối cùng, ông đã qua đời ngày 8 tháng 3 năm 2011 tại Bệnh viện Việt - Đức. Hôm nay, cô gác tạm thù nhà, xuống đường cùng đồng bào Hà Nội biểu tình phản đối TQ. Đây là lần thứ 5 cô tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội.

Chùm ảnh của Lê Tuấn Anh.
Đọc tiếp...

24.7: TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP TỪ HỒ GƯƠM

Dưới chân tượng đài Cảm tử cho Tổ Quốc quyết sinh. Ảnh: Trang Anh Ba Sàm

TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP TỪ HỒ GƯƠM - TRÁI TIM CỦA HÀ NỘI
THỦ ĐÔ NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM

Tràng Tiền - Hà Nội
Bờ Hồ Hoàn Kiếm. Hà Nội

Xe  cảnh sát trước tượng đài Lý Thái Tổ, 07h 25
Khu vực tượng đài Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh


Quàng trường Đông Kinh Nghĩa Thục
Tòa nhà Hàm Cá Mập
Trụ sở Công An quận Hoàn Kiếm
Sáng nay, sau cơn mưa rào lúc 07h, trời Hà Nội đã dịu mát. Đã khởi lên, một ngày nắng đẹp. Trên đây là những hình ảnh trước 07h30 sáng 24 tháng 7 năm 2011.

08h30, biểu tình và tưởng niệm bắt đầu
Với sự hiện diện của các vị: Phạm Duy Hiển, Ngô Đức Thọ, Phạm Xuân Nguyên, Trần Nhương, Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Quang Thạch...và đông đảo người dân.





























Trên tay mỗi người là tên 01 LIỆT SĨ VIỆT NAM ĐÃ HIẾN DÂNG THÂN MÌNH CHO TỔ QUỐC, hy sinh tại Hoàng Sa và Trường Sa các năm 1974 và 1988.


Khẩu hiệu lớn:

- ỦNG HỘ BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT ĐỀ NGHỊ VINH DANH NHỮNG BINH SĨ VIỆT NAM HY SINH TẠI HOÀNG SA NĂM 1974

- ỦNG HỘ QUỐC HỘI RA NGHỊ QUYẾT VỀ BIỂN ĐÔNG

- ĐỜI ĐỜI TƯỞNG NHỚ NHỮNG LIỆT SĨ VIỆT NAM
74 binh sĩ hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974
64 binh sĩ hy sinh tại Trường Sa năm 1988

08h50: Đoàn biểu tình đang tiến gần đến Thủy Tạ tay giơ cao biểu ngữ, miệng hô vang dội cả một góc Hồ Gươm. Từng người trong đoàn hát vang, tưởng chừng như vỡ tung lông ngực, những bài ca ái quốc.

Không khí ở Hà Nội cực kỳ hoánh tráng! Ước có khoảng 2.000 người tham gia biểu tình.

09h30: Đoàn đi đến trước cửa UBND Tp Hà Nội và HÁT QUỐC CA.

09h35: Bắt đầu hát bài DẬY MÀ ĐI. 
Bắt đầu đi vòng quanh Bờ Hồ, vòng thứ hai.




























 

















Từ 8h45, đã có sự tham gia của TS Nguyễn Quang A, TS Mai Thanh Sơn, ...
Từ 09h00 đã có sự tham gia của GS. TS Lâm Quang Thiệp và phu nhân. Giáo sư Thiệp nguyên là Vụ trưởng vụ Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng"(Sông Bạch Đằng đến nay còn đỏ tanh máu giặc Tàu)
Giáo sư Tiến sĩ Lâm Quang Thiệp và phu nhân.
 09h50: Đoàn biểu tình đi ngang qua tòa nhà BƯU ĐIỆN TP HÀ NỘI. 

Nơi đây, trước kia là ngôi chùa do Nguyễn Đăng Giai xây dựng. Dân gian quá đau khổ đã có thơ: "Phúc đức gì mày bố đĩ Giai/ Làm cho tổn Bắc lại hao Đoài"...Ít lâu sau, chùa bị thực dân Pháp san phẳng để xây nhà Dây thép (bưu điện), và hiện chỉ còn tòa Tháp Hòa Phong sát bên bờ hồ.

10h00: ĐOÀN DỪNG LẠI TRƯỚC TRỤ SỞ CÔNG AN QUẬN HOÀN KIẾM ĐỂ HÔ VANG CÁC KHẨU HIỆU.
Không khí cực kỳ hoành tráng, mãnh liệt. Mọi người như được tiếp sức bởi các anh hùng dân tộc và các liệt sĩ đã bỏ mình vì TỔ QUỐC.


(Được biết, sáng nay, anh Nguyễn Chí Đức đã ra đến Bờ Hồ, nhưng bị yêu cầu đi về nhà! Vô lý ! Vô lý!)

10h11: Đoàn mới rời khỏi trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm. Tiếng hát DẬY MÀ ĐI vang động cả góc trời Hà Nội. Hồ Gươm nơi! Nơi lắng hồn núi sông ngàn năm! Hồ Gươm ơi!  

Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây.
Đây lắng hồn núi sông ngàn năm.
Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội, Hà Nội mến yêu!
Hà Nội cháy, khói lửa ngập trời.
Hà Nội hồng ầm ầm rung,
Hà Nội vùng đứng lên! Hà Nội vùng đứng lên! Sông Hồng reo Hà Nội vùng đứng lên!


10h11: Dừng lại trước tòa báo Hà Nội Mới.  Tờ báo này đã từng đăng tải bài viết ca ngợi viên tướng Tàu Hứa Thế Hữu  - và nhận được sự khinh bỉ của bạn đọc và dư luận xã hội.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A (đầu tiên bên trái) và các nhân sĩ trí thức
10h17: Đoàn người đi đến trước cửa tòa nhà Hội Khai trí Tiến Đức, cạnh Tượng đài LÊ THÁI TỔ. Nơi đây, các sĩ phu Hà Nội từng diễn thuyết về tinh thần ái quốc và chấn hưng văn hóa dân tộc. Cụ Thượng Chi Phạm Quỳnh cũng đã từng diễn thuyết tại đây.


Đoàn người hô vang, át cả tiếng loa. Mọi phương tiện xe ô tô, xe máy đi đường đã dừng lại, gửi xe và tham gia vào đoàn biểu tình. Không khí cực kỳ sôi nổi, hào hùng , tràn đầy tinh thần yêu nước, yêu nòi giống, yêu thương con người. Có một thanh niên đã nhanh chóng tiếp cận đoàn biểu tình, cung cấp các thùng nước suối cho đoàn biểu tình.

10h24: Đoàn biểu tình đang đứng trước TƯỢNG ĐÀI VUA LÊ LỢI. Ngài dường như đang muốn ném thanh kiếm cho con dân của Ngài để chém đầu lũ cướp nước!

10h26: Đoàn vây quanh người nghệ sĩ già Tạ Trí Hải, cùng hát vang bài NỐI VÒNG TAY LỚN trên nền nhạc violin của nghệ sĩ. Từ KS Phú Gia đến Thụy Tạ, tất cả các xe cộ đã dừng lại để hướng ứng cuộc biểu tình, cùng hô vang các khẩu hiệu và hát các bài ca ái quốc.

Rất nhiều học sinh các trường phổ thông đang kéo đến hòa vào cuộc biểu tình. 

10h30: Đoàn đi ngang qua Ngân hàng AZN. Một đoàn khách du lịch Hàn Quốc đứng vẫy tay chào. Không khí cực kỳ khí thế, hào hùng.


10h34: Đoàn biểu tình rất phấn khích. Tiếng hô càng ngày càng vang dội. Tiếng loa của lực lượng an ninh đã dừng hẳn. Chỉ còn tiếng hô của đồng bào yêu nước!

10h36: Đoàn biểu tình dừng lại ở THỦY TẠ. GIẢI LAO ĂN KEM ĐỂ LẤY SỨC.  

10h45: Đoàn đến chân tượng đài Cảm Tử cho Tổ Quốc quyết sinh: Hô vang khẩu hiệu, hát Quốc ca, chào cờ và dành 1 phút cúi đầu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.  

11h00: Đoàn biểu tình tự giải tán. 

HẾT

Đọc tiếp...