Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

THÔNG BÁO CỦA "NGƯỜI ĐỌC TUYÊN CÁO"

8h32 (03.07.11): Những giọt ái quốc trên gương mặt của người yêu nước. Ảnh: GS. Hoàng Xuân Phú
Thưa chư vị,

Vào lúc 17h30' em Nguyễn Văn Phương đã nhận được điện thoại của cán bộ an ninh Tp Hà Nội, báo cho biết ngày mai Chủ nhật (10.7.2011) em không cần có mặt tại trụ sở công an quận Hà Đông (Hà Nội). 

Tối nay, giới nhân sĩ trí thức Hà Nội sẽ mở một tiệc nhỏ để mừng em Phương, mừng quyết định hợp lòng dân của an ninh thành phố Hà Nội!
Nguyễn Xuân Diện - Blog kính báo!


20h00: Nguyễn Xuân Diện mang đến 1 chai rượu Tây Ban Nha và 1 hộp xì- gà (do VP đồng chí Phi-đen tặng) do GS Nguyễn Minh Thuyết tặng. Cùng 1 chai vang đặc biệt do Trang phu nhân tặng.

20h05: BS mang đến 1két bia và một bó hoa rất đẹp, do 1 bạn đọc ở Nha Trang gửi tặng.

20h15: Nhập tiệc. Thành phần: Nhân sĩ trí thức Hà Nội. Nhân sĩ trí thức Sài gòn (định tham gia biểu tình sáng mai). Và tất nhiên là có em Phương. Dưới đây là một vài hình ảnh:

Ngồi: GS Thọ, GS Huệ Chi, Ông Huỳnh Kim Báu. Đứng: NXD. Nguyễn Q Thạch

Từ phải sang: GS. Huệ Chi, Em Phương, GS Ngô Đức Thọ

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Em Nguyễn Văn Phương

23h20: Mọi người ra về. 

Chúc chư vị ngủ ngon! Ngày mai có thể ngủ nướng đến 9-10h. OK! Sau đó tìm chỗ nào mát nhậu nhẹt với bạn bè. Tan cuộc tìm quán karaoke (nhớ là chỉ lưỡi vàng, đừng chơi tay vịn...mỏi tay nhá! 

(Riêng các vị nhân sĩ trí thức Sài Gòn sẽ thức dậy lúc 05h để đi viếng các danh lam cổ tích từng ghi các chiến công oanh liệt chống giặc Phương Bắc trong lịch sử: Đền Phùng Hưng, Lăng Ngô Quyền, Đền Hai Bà Trưng, Đền Đức Thánh Trần, Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh - Trưởng đoàn Ngoại giao VN sang TQ và bị nhà cầm quyền phương Bắc bức tử năm 1639...).

Đọc tiếp...

VIỆT NAM CẦN NHANH CHÓNG THOÁT RA KHỎI TRUNG QUỐC


VIỆT NAM CẦN NHANH CHÓNG THOÁT RA KHỎI TRUNG QUỐC
Bùi Công Tự

1.Trung Quốc phát triển đang đe dọa thế giới:

Bất kỳ quốc gia nào khi đã phát triển vượt trội đều vươn cánh tay ra nước ngoài để tìm kiếm tài nguyên, mở rộng thị trường kiếm thêm lợi nhuận và nâng cao vị thế của mình. Trung Quốc không ngoại lệ.

Nhưng sự phát triển vượt trội của Trung Quốc những năm gần đây lại bị nhiều học giả báo động về một nguy cơ đe dọa toàn thế giới. Có tác giả còn cho rằng ngay cả nước Mỹ cũng rất có thể bị chết dưới bàn tay China.

Chúng ta biết rằng trong khoảng 20 năm qua, Trung Quốc đã từ một nước nghèo trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Lý do để nói rằng Trung Quốc đe dọa thế giới là vì nước này chọn con đường phát triển bằng cách sản xuất hàng hóa chất lượng thấp, nhiều thứ độc hại, giá cả rẻ mạt, bán khắp thế giới. Họ tận dụng nguồn lao động dồi dào giá rẻ và đồng nhân dân tệ được định giá thấp hơn giá trị thật nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Họ ăn cắp công nghệ, đánh đổi môi trường, đầu độc sinh thái. Họ đầu tư vào các nước nghèo (chủ yếu ở châu Á và châu Phi) để khai thác nguồn tài nguyên của các nước này theo kiểu ăn cướp. Họ sẵn sàng viện trợ không hoàn lại, “đi đêm” với các chính phủ độc tài, phản tiến bộ. Họ di dân ra nước ngoài bằng nhiều con đường để tính kế lâu dài. Họ thuê những vùng đất đai rộng lớn dài hạn tới 50 năm hoặc 99 năm ở nhiều quốc gia (Myanma, Lào, các nước châu Phi và ngay cả Việt Nam là nước đất hẹp, người đông). Họ “xui nguyên giục bị” gây mất lòng tin giữa các nước (như đối với khối ASEAN). Họ tăng cường quân đội, đe dọa các nước láng giềng, tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải vv..và vv…

Các nhà nghiên cứu chính trị nhận định rằng Trung Quốc đang thực thi chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan. Trung Quốc thực sự là một đế quốc kiểu mới dựa trên lợi nhuận khổng lồ từ một nền sản xuất thiếu lương tâm.

Những người lãnh đạo Trung Quốc đã đi khắp thế giới thuyết giảng về thiện chí hòa bình hữu nghị của họ cộng với bộ máy tuyên truyền ra rả bịp bợm. Nhưng không mấy ai tin ở họ. Hầu hết các chính sách của Trung Quốc đều bị thế giới phê phán. Tuy nhiên, thế giới bây giờ là thế giới phẳng nên Trung Quốc vẫn có nhiều cơ hội thâm nhập vào các nước khác.

Sự đe dọa của Trung Quốc không phải như nhau với mọi quốc gia. Với những nước ở xa có thể chỉ là mối quan ngại bị chèn ép, lấn lướt về thương mại. Còn với các quốc gia ở gần thì nguy cơ lớn hơn nhiều. Không phải chỉ vì lân bang thì hàng hóa và con người Trung Quốc dễ xâm nhập mà còn bị Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, đe dọa chiến tranh.

Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc còn tiềm tàng mối đe dọa cho chính đất nước họ, dân tộc họ. Điều này có thể thấy qua các con số trẻ em bị chết và mắc bệnh vì sữa bẩn chứa melamin, đồ chơi trẻ em có độc tố chì, sự ô nhiễm môi trường và những thiệt hại do các công trình thủy điện gây ra.

2. Chiến lược phá hoại toàn diện của Trung Quốc đối với Việt Nam – những lời cảnh báo:

Trong bài viết này, tôi muốn cùng bạn đọc tìm hiểu xem Việt Nam đã và đang bị Trung Quốc đe dọa ra sao, ở mức độ nào và có cần thoát ra không?

Nhìn bản đồ Trung Quốc, các nhà nghiên cứu có nhận xét là về phái Bắc, phía Tây, phía Đông đều có những bức tường vô hình làm cho Trung Quốc khó bành trướng. Trung Quốc chỉ có thể bành trướng thuận lợi về phía Nam, tức là phía lãnh thổ Việt Nam chúng ta, gồm cả đất liền và biển Đông.

Việt Nam có vị trí đặc biệt như thế, lại có biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tiềm tàng nguồn tài nguyên béo bở. Đồng thời là nơi có những con đường hàng hải chuyên chở tới 60% lượng hàng hóa lưu thông của thế giới. Cho nên Việt Nam là nước đầu tiên bị Trung Quốc nhắm tới trong chiến lược tham lam càn rỡ của họ.

Theo nhận định của Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự ĐSQ VN tại Bắc Kinh những năm đầu thập niên 1980 thì: “Trung Quốc có hẳn một chiến lược gây ảnh hưởng cả về chính trị, kinh tế, văn hóa nhằm vào Việt Nam, đã và đang được họ thực thi”(trích Đoan Trang blog).

Về phía Việt Nam, sau sự kiện Trung Quốc đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc tháng 02/1979, những nhà lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt là cố TBT Lê Duẩn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lên án mạnh mẽ tập đoàn bành trướng Bắc Kinh, vạch rõ những âm mưu thâm độc của họ đối với Việt Nam, khẳng định đó là bản chất không thay đổi của họ, nhắc nhở chúng ta phải cảnh giác.

Sau khi Việt Nam và Trung Quốc lập lại quan hệ bình thường năm 1991, đề phòng tình trạng có thể bị mất cảnh giác trước chiêu bài lừa gạt của Trung Quốc, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam tiếp tục cảnh báo một nguy cơ từ phía Trung Quốc đối với Việt Nam trong bối cảnh mở cửa cho kinh tế thị trường.

Theo trí nhớ của tôi, một trong những người cảnh báo nguy cơ nói trên sớm nhất và rõ ràng nhất là Tiến sĩ Lê Đăng Doanh. Trong một bài nói chuyện trước các nhà lãnh đạo Đảng và NN, chuẩn bị cho Đại hội Đảng (cách đây khoảng 10 năm), TS Lê Đăng Doanh đã khẳng định: Trung Quốc rất nguy hiểm, nguy hiểm lắm, “nó” có thể “chơi” “anh” (tức Việt Nam) bất cứ lúc nào!. (Tôi thuật lại theo văn nói của ông).

Diễn biến trong quan hệ giưa Trung Quốc và Việt Nam trong 20 năm qua có thể chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: từ năm 1991 – năm 2000. Trung Quốc tập trung gây ảnh hưởng chủ yếu về chính trị và văn hóa. Mọi thù hằn trước đó nhanh chóng xóa bỏ. Việt Nam ca ngợi Đặng Tiểu Bình, xuất bản rộng rãi những bài nói của Đặng. Hai nước ký kết nhiều hiệp định quan trọng. Phim ảnh Trung Quốc nhất là phim võ hiệp và dã sử tràn ngập Việt Nam.

Giai đoạn 2: từ năm 2001 – nay: Trung Quốc xâm nhập Việt Nam mạnh mẽ về kinh tế và văn hóa. Người Trung Quốc vào Việt Nam ngày càng nhiều và đến khắp nơi. Cùng với việc tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, từ năm 2004 Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động gây hấn trên biển.

Đại tá Quách Hải Lượng nói: “Ta đừng chờ họ mang quân tới đánh thì mới gọi là xâm lược. Thực chất hiện nay họ đã xâm lược rồi. Phải nói như ông Nguyễn Cơ Thạch (cựu Bộ trưởng Ngoại giao VN) rằng Trung Quốc đã phát động chiến tranh phá hoại toàn diện đối với Việt Nam. Nói như thế mới là đầy đủ”(trích theo ĐoanTrang Blog).

Nhưng tiếc thay, tất cả những lời cảnh báo đã như “đánh trống trước cửa nhà sấm”!

VIỆT NAM ĐÃ BỊ PHỤ THUỘC VÀO TRUNG QUỐC CHƯA?

Chúng ta có thể đặt câu hỏi khác là: Trung Quốc đã “thành công” trong chiến lược xâm nhập phá hoại Việt Nam toàn diện như thế nào? Cái gì đã xảy ra?

Trả lời được câu hỏi này chắc phải viết cả một cuốn sách vài trăm trang. Ở đây tôi chỉ xin phác họa một số điểm nhấn, mong rằng từ các điểm đó bạn đọc có thể suy ra trên diện rộng.

Theo tôi về chính trị, năm 1991 trong tình cảnh Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, dẫn đến khủng hoảng về lý luận thì việc ĐCS Việt Nam liên kết chặt chẽ với ĐCS Trung Quốc và chịu ảnh hưởng của họ là điều dễ hiểu. Trong khoảng 20 năm nay, hai Đảng và hai nước đã ký kết khoảng 40 hiệp định và thỏa thuận. Những cuộc gặp gỡ cấp cao, cấp Bộ ngành và địa phương duy trì đều đặn. Sau những cuộc gặp gỡ ấy, thông tin đưa ra cho thấy đôi bên đều “thống nhất, nhất trí” các quan điểm.

Khách quan nhận xét rằng có thể Trung Quốc đã áp đặt lên Việt Nam đường lối của họ, đưa Việt Nam vào quỹ đạo của họ. Điều này chúng ta đã có kinh nghiệm từ kháng chiến chống Pháp. Và Việt Nam đã “học tập đội bạn” từng động tác trong vũ điệu kinh tế thị trường. Rất nhiều sách chính trị của Trung Quốc hoặc viết về Trung Quốc được xuất bản ở Việt Nam.

Về văn hóa, 20 năm qua, chúng ta đã để cho Trung Quốc xâm nhập như bão táp. Những năm đầu thập niên 1990, ti vi chưa phổ cập thì băng Video phim võ hiệp, tình sử, dã sử Trung Quốc phát hành đến tận hang cùng ngõ hẻm. Bây giờ thì hàng trăm kênh truyền hình, cả TW và địa phương, không nơi này thì nơi khác suốt ngày chiếu phim Tàu. Văn học Trung Quốc được người Việt Nam dịch, xuất bản rất nhiều, kể cả những tiểu thuyết rác rưởi. Một tờ báo địa phương như tờ Văn nghệ Thái Nguyên mà cũng thường xuyên in truyện ngắn Trung Quốc. Tất nhiên điều đó không hẳn là xấu, nhưng vô hình trung nó kiềm chế sự phát triển của văn hóa Việt Nam, nó chiếm chỗ dành cho các nền văn hóa khác, nó tác động vào tư tưởng, tâm lý người Việt Nam, Hán hóa dần dần con cháu các vua Hùng.

Về kinh tế, có thể nói Trung Quốc đã nắm được yết hầu của Việt Nam, nó thể hiện ở những điểm chính sau đây:

Một là, cả nước Việt Nam biến thành cái chợ hàng Trung Quốc khổng lồ mà toàn hàng giá rẻ, chất lượng thấp và độc hại. Những hàng hóa này tràn vào Việt Nam chủ yếu qua con đường tiểu ngạch và buôn lậu, cả buôn lậu trên biển. Nó kiềm hãm đến bóp chết nhiều ngành sản xuất hàng tiêu dùng của Việt Nam, nhất là thợ thủ công ở các làng nghề. Tại Hà Nội nhà máy Dệt 8/3, nhà máy VPP Hồng Hà phải đóng cửa trong đó có nguyên nhân sản xuất không có lãi vì không cạnh tranh được với hàng hóa Trung Quốc (nhưng người ta không ai muốn thú nhận điều đó).

Hai là, một sự bất bình đẳng quá đáng trong cán cân thương mại giữa hai nước. Việt Nam nhập khẩu và nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc. Riêng năm 2010 nhập khẩu từ Trung Quốc tới hơn 20 tỷ USD, nhập siêu tới 12,7 tỷ USD. Nếu biết rằng tông thu nhập quốc nội của nước ta hiện nay mới hơn 100 tỷ USD/ năm thì con số nhập khẩu và nhập siêu từ Trung Quốc là một tỷ lệ lớn đến trầm trọng.

Ba là, sự xâm nhập quá sâu của các công ty Trung Quốc vào Việt Nam. Hiện tượng các công ty Trung Quốc trúng thầu đến 90% hàng mục các công trình quan trọng của các ngành điện, than – khoáng sản, dầu khí, giao thông… mà chủ yếu theo phương thức EPC (thiết kế - mua sắm – xây dựng) kéo theo bao hệ lụy về công nghệ thấp, lao động, tiến độ và chất lượng công trình.

Bốn là, chúng ta có bao nhiêu tài nguyên khoáng sản thì Trung Quốc nhập khẩu bằng hết. Họ còn nhập khẩu lậu khoáng sản của ta qua đường biên và trên biển (hàng năm chỉ riêng tỉnh Quảng Ninh đã có hàng triệu tấn than buôn lậu sang Trung Quốc bằng tàu thuyền). Kết quả là chúng ta mau chóng bị cạn kiệt tài nguyên, đang báo động phải nhập khẩu than nhiều triệu tấn trong những năm sắp tới.

Để bạn đọc hình dung được sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc, tôi xin dẫn dưới đây ý kiến của ông Schroth thuộc Hiệp hội May mặc và giày da Mỹ nói về ngành dệt may Việt Nam: “Dệt may Việt Nam hiện nay gần giống như một phân nhánh sản xuất của Trung Quốc, nơi lắp ráp và sản xuất ra thành phẩm từ nguyên liệu của Trung Quốc. Nhiều nhà máy ở Việt Nam là của các Công ty Trung Quốc đầu tư. Do đó đây thực sự không phải là một cuộc cạnh tranh đúng nghĩa mà là một quan hệ cộng sinh” (trích nguồn từ Internet).

Quan hệ cộng sinh? Liệu có phải là cây tầm gửi cộng sinh trên thân cây đa, cây đề?

Liệu ý kiến của vị chuyên gia Mỹ nói trên có thể dùng để nói cả cho những ngành kinh tế khác của Việt Nam?

Thế thì đúng như cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã nói: “Thực chất hiện nay họ đã xâm lược ta rồi!”

Có điều cuộc xâm lăng này Trung Quốc sử dụng “sức mạnh mềm” nên kẻ bị xâm lăng không dễ nhận ra. Thậm chí có khối người còn nhờ nó mà “mở mặt với đời”. Đó có thể là những chính khách chưa đủ tầm trí tuệ hay những quan chức tham nhũng “đi đêm” với các Công ty Trung Quốc. Đó cũng có thể là những doanh nhân hám lợi chuyên buôn bán hàng Tàu. Họ có thể không ý thức được rằng họ đã là hại dân hại nước.

2. Kết luận:

Khi một nước này bị phụ thuộc vào nước kia thì đầu tiên là phụ thuộc về chính trị - tư tưởng, sau đó đồng thời phụ thuộc về kinh tế, văn hóa, quốc phòng. Trong đó phụ thuộc về chính trị - tư tưởng là nguy hiểm nhất vì chính trị - tư tưởng chi phối tất cả.

Cho nên để Việt Nam thoát ra khỏi Trung Quốc thì đòi hỏi đầu tiên là phải thoát ra về chính trị - tư tưởng. Nhờ đó sẽ đến được với những tư tưởng tiến bộ nhất của nhân loại. Dân tộc Việt Nam sẽ có cơ hội được hưởng những giá trị nhân bản phổ quát. Những gì tốt đẹp của dân tộc sẽ được phục hồi và phát huy.

Thoát ra khỏi Trung Quốc về văn hóa là Việt Nam thoát khỏi một nguy cơ Hán hóa đang dần dần làm mất gốc cả dân tộc ta.

Thoát ra khỏi Trung Quốc về kinh tế là Việt Nam thoát khỏi mối đe dọa bệnh tật, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và sinh thái. Đồng thời sẽ đến được với những nền sản xuất tiên tiến, công nghệ cao của các nước văn minh.

Có thoát ra khỏi Trung Quốc thì Việt Nam mới có thể giữ vững độc lập chủ quyền.

Trung Quốc hiện giờ như một lực sĩ Sumo nhưng lục phủ ngũ tạng đang mọc nhiều khối u ác tính. Đó là cơ hội cho Việt Nam thoát ra khỏi nếu chúng ta sáng suốt có ý chí quyết tâm và tài năng.

Do yêu cầu của nội dung nên bài viết hơi dài, mong được bạn đọc trao đổi.

TP Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 07 năm 2011
Bùi Công Tự

*Bài viết do tác giả gửi trực tiếp đến NXD-Blog.
Xin chân thành cảm ơn tác giả!
Đọc tiếp...

DANH SÁCH KÝ TÊN VÀO BẢN TUYÊN CÁO (TIẾP THEO)


DANH SÁCH KÝ TÊN TUYÊN CÁO

VỀ VIỆC NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC LIÊN TỤC
CÓ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN, XÂM PHẠM NGHIÊM TRỌNG
CHỦ QUYỀN VÀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

(Tiếp theo)

STT
Họ và tên
Nhân sĩ
Nghề nghiệp
Địa chỉ
Hộp thư
1193
Nguyễn Khánh Long
Giáo chức hưu trí
Canada
(khanhlongn@yahoo.aca)
1194
Cao khanh Duy

Was born in California
Was born in Indonesia

1195
John khanh Cao

Was born in California
USA

1196
Nguyễn Đăng Hoàng

Hà Nội
Hà Nội

1197
Hien Bui
Kỹ sư
ky su tin hoc
Melbourne, Victoria, Australia.
1198
Trần Thiện Kế
Dược sĩ
Hà Nội
Hà Nội
1199
Đỗ thái Phục
Giáo viên
Môn toán THPT Phan Đăng Lưu
TP. HCM

1200
Nguyễn Đình Nguyên
TS - BS
Chuyên viên Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan
Sydney, Úc

1201
Nguyễn Việt Anh
Kỹ sư Tin học
Đại học Kyoto, Kyoto, Nhật Bản.


1202
Hieu Le

Toronto
Canada

1203
ĐẶNG VINH HUỀ
Cán bộ hưu
Nguyên Giám đốc Thư viện tỉnh Khánh Hòa
Nha Trang

1204
Nguyen Thanh Nhan
Giao vien
Mon Tieng Anh , PTTH Quang Trung
La thuong binh , cuu chien binh
1205
Nguyễn Duy Anh
Sinh Viên
TP HCM
Thành phố Hồ Chí Minh

1206
Bùi Mạnh Hùng
PGS. TS
Giảng viên Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh

1207
Tô Thị Thanh Vân
Giảng viên
Cầu Giấy, Hà nội
Cầu Giấy, Hà nội

1208
Cường Trần
designer
location
San Jose – USA

1209
Minh Hà
họa sĩ tự do
Hayward, USA
Hayward, USA

1210
Nguyễn Thị Từ Huy
Giảng viên
Khoa Vănf học Ngôn ngữ
Đại học KHXHNV Tp HCM
1211
Đỗ Quỳnh Anh
sinh viên
Hà Nội
Hà Nội

1212
Hoàng Hải

P. Tân Bình, TX Dĩ An, Tỉnh Bình Dương


1213
Phạm Lâm
Cựu CB
Đảng viên hưu trí ở quận Cầu Giấy Hà Nội

1214
Nguyễn Việt Lâm

Cử nhân kinh tế
Tổ 7, phường Nam Hà, tp Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
1215
Nguyễn Ngọc Quế Châu
Sinh Viên
Phổ Thông Năng Khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

1216
Dang Minh Thang
Thac Sy MBA
Pho Tong TG Cty CP Cong Nghe ATP


1217
Nguyễn Lân Thắng
Kỹ sư XD
Hà Nội
Hà Nội

1218
Trần Ngọc Khuơng
Sinh Viên
RMIT Việt Nam
KDC Him Lam, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
1219
Trang Hung Anh

Đông Y Sỹ
USA

1220
Nguyễn Đức Thắng
Công dân
Hiện đang ở tại Hà Nội


1221
Lê Quốc Cường
du học sinh
Cal Poly Pomona
USA

1222
Huỳnh Xuân Minh
Cử nhân
Kinh doanh dịch vụ giao nhận XNK
49 Nguyễn Văn Cừ, P.1, Q.5
1223
Trần Quốc Huy
Ky Su
Kỹ sư cơ khí
TP. HCM

1224
Nguyễn Nam Anh
Sinh Viên
Sinh viên y khoa
TP. HCM

1225
Vũ Duy Chu
Nhà thơ
59/7 Phạm Ngọc Thạch, F6,Q3
TP. HCM

1226
Phạm Giang
Thạc sỹ
Chuyên gia Tư vấn Thương hiệu


1227
Đỗ Phạm Quang Duy
Sinh Viên
SV ĐH BK TP HCM
Đà Lạt - Lâm Đồng

1228
Bùi Hưng Quốc
Ki sư xây dựng
Hà Nội
Hà Nội

1229
Phùng Đăng Quang
giáo viên
Hà Nội
Sài Gòn

1230
Nguyễn Thành Vương
Sinh viên
Hà Nội


1231
ĐOÀN NAM SINH
Giảng viên
Đại học Nông Lâm Tp HCM
Nguyên Giám đốc Liên hiệp Khoa học-Sản xuất Đà Lạt
1232
Nguyễn Việt Long
Dịch giả
Dịch giả, biên tập viên


1233
Jenny Vũ

Gerrmany
Germany

1234
Đặng Ngọc Kính
Nghiên cứu
Viện KHXH Việt Nam


1235
Trương ngọc Chương
Nhà báo tự do
số nhà 44 đường nguyễn tư giản, phường mỹ an, quận ngũ hành sơn, tp đà nẵng
1236
Hồ Nhật Quang
Ky Su
Kỹ sư Cầu Đường
TP. HCM

1237
Nguyễn Quốc Nam
VĐV
Vận Động Viên TDTT
Sài Gòn

1238
Nguyễn Phương Anh
Sinh viên
London, United Kingdom


1239
Nguyễn Thanh Minh
Kỹ sư
Cữ nhân Anh ngữ
Sài Gòn

1240
Trương Lộc
Doanh nhân
92 NguyễnHuệ - Quận 1- tp HCM
Sài Gòn

1241
Trần Khánh Hoàng
Giáo viên
Kỹ sư CNTT
Hà Nội

1242
Phạm Thành
nhà báo
Đài TNVN


1243
Nguyễn Kỳ Thái

Kinh doanh
Gia Lai

1244
Trần Hải Hạc
nhà giáo về hưu
tiến sĩ kinh tế học
đại học Paris 13
Pháp
1245
Nguyễn Hùng Cường
Sinh viên
khoa điện tử viễn thông
trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
1246
Lê Văn Tuynh

HDV du lịch
Thanh Hóa

1247
Nguyễn Tiến Bính
hưu trí
Hà Nội
Hà nội

1248
Nguyễn Long
cán bộ hưu trí
Đảng viên ĐCS Việt Nam
Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội
1249
Nguyễn Quang Hải
Công Giáo
Thừa Thiên Huế
Thừa thiên Huế

1250
Nguyễn Diệp Hoàng Hải
Sinh viên
California, United States


1251
Chu Quảng Bình

Ba Đình-HN


1252
Ngô Hồng Hạnh

Nhân viên văn phòng
Hà Nội

1253
Nguyễn Ngọc Quế Chi

Hiện đang sinh sống tại TPHCM


1254
Mik Schröder
hoc sinh
BRD
BRD

1255
Nguyễn Thanh Linh

Cử nhân Kinh tế
TP Đà Nẵng

1256
Trần Hằng Nga

Dạy Học
Hoa Kỳ

1257
Nguyễn Bắc

Tuyên Quang
Tuyên Quang

1258
Tran Hong
viet kieu
Sulanského 699/12, 149 00 Háje - Praha 11

1259
Đỗ Tuyết Khanh

Thông dịch viên
Genève, Thuỵ Sĩ

1260
Hồ Văn Tiến
Kỹ sư
Công Nghệ Thông Tin
Genève, Thuỵ Sĩ

1261
Phạm Thắng

Công dân Việt Nam
Thừa Thiên Huế

1262
Van Ngoc Tam
huu tri
Đảng viên ĐCS, Huy hiệu 30 nawmtuooir Đảng

1263
Tống văn Công
nhà báo
Phú Mỹ , block 3, B5A- 16-5
Phú Mỹ , block 3, B5A- 16-5
1264
Đinh Bảo Quốc



1265
Phạm Trung Hiếu

Tài chính - Đầu tư
TP. HCM

1266
Nguyen van Lich

KSCK,DHBKHanoi
Lang thuong,Dong da,HN

1267
Nguyễn Văn Hùng

Ninh Thuận
Ninh Thuận

1268
Nguyễn Thiện Tương
Ky Su
Kỹ sư xây dựng


1269
Tống Đình Huân

Nam trung, thị trấn Thuận nam ,huyện Hàm thuận nam ,tỉnh Bình thuận.

1270
Ngô Duy Quyền
Ky Su
Kỹ sư cơ khí
Hà Nội

1271
Trần Chí Hòa
Ky Su
19 Dromana Ave. Pascoevale Vic. 3044 Australia

1272
Trần Minh Hạnh

Library Technician


1273
Emma Tran

Student


1274
Phạm Thu Lan

Student


1275
Đặng văn Nam

TP HCM
TP. HCM

1276
Nguyễn thị Ngoc Nga

TP HCM
TP. HCM

1277
TRẦN HOÀI MẪN
Giám đốc
Cty CP in HLK
Tỉnh Tây Ninh

1278
Tống Văn Linh
Ky Su
Kỹ sư Thuỷ Lợi
Thị trấn Thanh Nê - Kiến Xương Thái Bình
1279
Duong hong Lam
hưu trí
TP HCM
TP. HCM

1280
Tô Lê Sơn

Cty CP Tư vấn xây dựng điện 2
55 Tú Xương, Q3, Tp. HCM
1281
Hoàng Ngọc Liên
Thạc sỹ - Kỹ sư
phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội,
1282
PHAN VĂN PHONG
Cử nhân
Cử nhân Tài chính
Hoàn kiếm, hà nội

1283
Nguyễn Minh Khang

CNTT
TP. HCM

1284
Phong Trần

Houston Texas USA
Houston Texas USA

1285
LÊ GIA NINH
Nhà giáo hưu trí
Nhà thơ, hội viên hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế
160 Thái Phiên - Huế

1286
Nguyễn Thành Nhân

Nhân viên nghiên cứu thị trường
TP. HCM

1287
Hoàng Hưng
Nhà thơ, nhà báo
Nguyên trưởng ban Văn hóa Văn nghệ báo Lao Động thời Đổi mới
TP. HCM

1288
Nguyễn Thị Mười

Nội trợ
TP. HCM

1289
Hoàng Ly

Nghệ sĩ thị giác
NCS MFA Art Institute Chicago
1290
Hoàng Quân
Sinh Viên
Sinh viên
Florida

1291
Dao Nguyen Ngoc

Kinh doanh
Germany

1292
Nguyen Van Son
Tiến sĩ
Albany, New York, USA
Albany, New York, USA

1293
Nguyễn Văn Khái

Công dân


1294
Lê Tự Hoàng
Nhà báo tự do
Cựu chiến binh
Campuchia

1295
Nguyễn Xuân Thu

Cựu chiến binh


1296
Đoàn công Nghị

Công dân
37 Trường Sa, Phước long Nha trang
1297
Bui Kim Nhung

Noi tro
BA5-11 Canh Vien I, Phu My Hung, Q.7, Tp.HCM
1298
Đặng-Vũ Dzũng

Kỹ sư, Thanh tra tư pháp chính phủ Âu châu.
Rue Parijsstraat, 1000 Bruxelles Vương Quốc Bỉ.
1299
Nguyễn Công Đức
PGS.TS
Giảng viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Nguyên Phó trưởng Khoa Ngữ văn và Báo Chí kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM
Phó tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Phó chủ tịch Hội ngôn ngữ học TP. Hồ Chí Minh thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
1300
Nguyen Thanh Nga
Sinh Viên
Sinh vien
Hà Nội

1301
Lê Hồng Quang
Cựu chiến binh
Cựu quân nhân
Thanh Hóa

1302
Nguyễn ngọc Nhạn

Buôn bán
63 Mc Clelland St Chester Hill NSW 2162,Sydney,Australia
1303
Phan Việt Quốc
Ky Su
Kỷ sư điện tử
Seattle, Washington, USA

1304
Nguyen Nhu Mot
Giám đốc
Giam doc doanh nghiep
67/6 Le van tao, p2, Tp Tan an, Long an
1305
Dương Ngọc Anh
Cưu giáo viên
Thầy giáo nghỉ hưu


1306
Nguyễn Đình Tuân
Sinh Viên
Sinh viên
Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
1307
Nguyễn Chí Đức
Ky Su
Kỹ sư tin học
Cty Viễn Thông Hà Nội
Nam Sơn - Đô Lương - Nghệ An
1308
PGS,TS Đỗ Văn Cẩm

Nguyên cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu KHCN.

1309
Lac Tan Nguyen

Điều Hợp Viên, Ủy Ban Vận Động CPC, California, Hoa Kỳ

1310
Nguyễn Minh Châu
Ky Su
Kỹ sư Công nghệ sinh học
280 Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội
1311
NGUYEN ANH DAO
Kỹ sư
Quảng Nam
Quang nam

1312
Lê Văn Hùng
TS Hóa Sinh
Việt kiều tại Mỹ
Việt Kiều tại Mỷ

1313
Nguyễn Văn Hiện
Giáo Viên
Trảng bom, Đông Nai
Trảng Bom- Đồng Nai

1314
Đinh Tiến Dũng
Thac Sy
Thạc sĩ Luật tại Hà Nội


1315
Trần Thanh Cường

Quận 5, Sài gòn
Q5, Sài gòn

1316
Hà Quốc Anh

kiểm toán viên, đang làm việc tại Singapore

1317
LÊ DUY NHẤT
Sinh Viên
TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN TP HCM


Đọc tiếp...