Phát hiện dấu tích điện Kính Thiên thời Lê Sơ
TT - Kết quả khai quật khảo cổ học suốt tháng 10 và 11 tại điện Kính Thiên (thuộc Hoàng thành Thăng Long ở số 9 Hoàng Diệu, Hà Nội) vừa được Viện Khảo cổ học và Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội công bố sáng 6-12.
Các nhà khoa học khảo sát một hố khai quật tại thềm rồng điện Kính Thiên - Ảnh: Hà Hương |
Chỉ với năm hố khai quật với tổng diện tích 100m2, các nhà khảo cổ học đã khẳng định được niên đại của thềm rồng trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Kết quả cho thấy nhiều dấu tích của điện Kính Thiên thời Lê Sơ không còn nguyên vẹn nữa (do được sửa chữa thời Lê Trung Hưng, thời Nguyễn).
Nói theo PGS.TS Tống Trung Tín (viện trưởng Viện Khảo cổ học), “lần đầu tiên chạm đến chỗ thiêng liêng nhất của kinh thành Thăng Long” nên tất cả đều rất cẩn trọng. Sau hai tháng khai quật tại năm điểm, các nhà khoa học cũng chỉ mới đào sâu xuống 1m so với mặt đất và chưa tiếp cận được lớp sinh thổ.
Tuy diện tích nhỏ nhưng lần khai quật này được đánh giá có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu dấu tích kiến trúc và quy mô của Hoàng thành Thăng Long xưa.
Tầng văn hóa thời Lê Sơ thể hiện rõ nét ở dấu tích của đan trì (sân rồng dành cho vua quan nhà Lê) xây dựng bằng gạch vồ có niên đại kéo dài từ thời Lê Sơ đến thời Lê Trung Hưng chìm xuống 1m so với bề mặt. Loại sân nền này có quy mô rộng toàn bộ khu vực từ Đoan Môn đến điện Kính Thiên. Đặc biệt quan trọng là phía dưới nền điện Kính Thiên có xuất hiện ba dấu tích móng đầm kiến trúc dài 4,2m.
Các nhà khoa học cho rằng đấy có thể là dấu tích điện Kính Thiên thời Lê Sơ. Dấu tích thời Nguyễn với các nền gạch, móng tường, móng đầm được phát hiện ở độ sâu 60cm so với bề mặt hiện tại. Đặc biệt, đối chiếu với những bức ảnh chụp của Pháp và kết quả khảo cổ, các nhà khoa học đi đến khẳng định: dù điện Kính Thiên có niên đại từ thời Lê Sơ nhưng quy mô nền điện hiện nay lại thuộc về thời Nguyễn.
Theo đánh giá của GS Phan Huy Lê, kết quả đào thám sát các hố khai quật đã làm rõ diễn tiến của khu vực khai quật từ thế kỷ 15 cho đến nay, đặc biệt là thời kỳ Lê Sơ. Còn GS Lưu Trần Tiêu (chủ tịch Hội Di sản văn hóa VN) khẳng định kết quả khai quật cũng cho thấy bên trong khu vực Hoàng thành Thăng Long còn rất nhiều nghi vấn cần phải làm sáng tỏ để trả lại diện mạo nguyên vẹn cho một giai đoạn lịch sử dài.
Trên cơ sở báo cáo của đoàn khai quật cũng như tìm hiểu thực địa, TS Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học) cho rằng khi đào sâu xuống phát hiện thêm một bậc thềm. Như vậy là có 10 bậc chứ không phải 9, và 10 không phải là con số dành cho nhà vua. Số bậc đá này cũng không tương ứng với số đếm của các trục 9, 11. Giải quyết vấn đề này, có lẽ chúng ta nên nhấc các bậc đá lên để xác định các dấu vết bậc đá còn sót lại của điện Kính Thiên thời Lê Sơ.
Với những kết quả được tìm thấy tại khu trung tâm của Hoàng thành Thăng Long, GS Phan Huy Lê và một số nhà khoa học đề nghị nên giữ lại một hố khai quật thể hiện rõ nhất diễn tiến văn hóa từ thời Lê Sơ. “Chúng ta phải giải quyết khó khăn lớn nhất là gia cố thế nào để tránh ngập nước. Nhưng nếu lấp tất cả đi sẽ rất đáng tiếc” - GS Lê nói.
Cùng quan điểm, nhiều nhà khoa học cho rằng nếu cứ đào lên rồi lấp đi thì rất lãng phí. Bởi vì nếu khu 18 Hoàng Diệu cho khách tham quan hiểu rõ diễn tiến từ thời Đại La đến thời Trần thì khu vực điện Kính Thiên (số 9 Hoàng Diệu) lại thể hiện rất rõ thời kỳ từ Lê Sơ đến hiện tại.
Tuy nhiên, về phía cơ quan quản lý, ông Nguyễn Thế Hùng (cục trưởng Cục Di sản văn hóa) cho rằng nên “tạm thời lấp đi đến khi có hiểu biết rộng hơn và khai quật đủ thì khi đó mới lên kế hoạch bảo tồn tổng thể”.
HÀ HƯƠNG
Nguồn: Tuổi Trẻ.
Nhiều báo hôm nay đã có bài về các khai quật khảo cổ học trong Hoàng thành Thăng Long:
- Tuổi trẻ http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/468217/Phat-hien-dau-tich-dien-Kinh-Thien-thoi-Le-So.html,
- Thanh Niên http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111207/dau-tich-dien-kinh-thien-thoi-le-so.aspx ...
- TT&VH http://www.thethaovanhoa.vn/133N20111207075906406T0/buoc-dau-giai-ma-kien-truc-dien-kinh-thien.htm
- ...
Mới MOI xuống khoảng 50cm đã TÒI ra thêm 1 bậc đá của thềm bậc đi lên nền cao của cái lâu nay cứ "chúng khẩu đồng từ" gọi là điện Kính Thiên, đã làm xuất lộ
THÊM 01 bậc đá.
Thế mới căng!
Xưa nay, không ít người cứ ÁP ĐẶT chuyện TÀU, (gần đây là ÁP thước Lỗ Ban) vào kiến trúc Việt.
Theo đó: quan niệm về TRỰC "Sinh-Lão-Bệnh-Tử" được đem ra để ĐẾM số Hoành mái (các thân gỗ nằm ngang đỡ mái nhà). Nhà cháu đã nhiều lần phản đối chuyện KHIÊN CƯỠNG đó.
Nếu đếm số HOành không đúng 'trực Sinh', các nhà ngâm cứu kia sẽ cộng thêm cả Xà Nóc (tức Thượng lương hay Đòn Đông/Dông) và cả Tàu đao ở rìa mái CHO ĐỦ.
Chuyện số bậc thềm lên các nền cao cũng tương tự. Đến không đủ để thành số lẻ, người ta lại LÝ LUẬN là theo SỐ LẦN NHẤC CHÂN.
Trước nay, số bậc lên thềm "cái gọi là nền điện Kính Thiên" này (dù thực tế là 10) VƯỠN ĐƯỢC ĐẾM LÀ 9 BẬC, để đúng là lối lên điện của vua, lại vừa đúng "trực Sinh'.
Cái bọn khảo cổ RÁCH VIỆC lại moi ra thêm 01 bậc nữa là 12 bậc.
Chết mịa chưa, nếu đếm ĐỦ thì rơi ĐÚNG 'Trực' TỬ.
Có ĂN GIAN là 11 thì cũng rơi vào 'trực BỆNH'
Lấp ngay, lấp ngay !
BONUS: Năm 1886, thực dân Pháp đã xây một toà nhà 2 tầng trên chính nền cao của điện Long Thiên để làm Bộ Chỉ huy Pháo binh.
http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded_VGP/nguyenvanhuan/20100711/DienKInhThien3.jpg
Nguồn: FB Nguyễn Hồng Kiên.
Đọc thêm:
Phát hiện nhỏ, Ý nghĩa to
Nhiều báo hôm nay đã có bài về các khai quật khảo cổ học trong Hoàng thành Thăng Long:
- Tuổi trẻ http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/468217/Phat-hien-dau-tich-dien-Kinh-Thien-thoi-Le-So.html,
- Thanh Niên http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111207/dau-tich-dien-kinh-thien-thoi-le-so.aspx ...
- TT&VH http://www.thethaovanhoa.vn/133N20111207075906406T0/buoc-dau-giai-ma-kien-truc-dien-kinh-thien.htm
- ...
Mới MOI xuống khoảng 50cm đã TÒI ra thêm 1 bậc đá của thềm bậc đi lên nền cao của cái lâu nay cứ "chúng khẩu đồng từ" gọi là điện Kính Thiên, đã làm xuất lộ
THÊM 01 bậc đá.
Thế mới căng!
Xưa nay, không ít người cứ ÁP ĐẶT chuyện TÀU, (gần đây là ÁP thước Lỗ Ban) vào kiến trúc Việt.
Theo đó: quan niệm về TRỰC "Sinh-Lão-Bệnh-Tử" được đem ra để ĐẾM số Hoành mái (các thân gỗ nằm ngang đỡ mái nhà). Nhà cháu đã nhiều lần phản đối chuyện KHIÊN CƯỠNG đó.
Nếu đếm số HOành không đúng 'trực Sinh', các nhà ngâm cứu kia sẽ cộng thêm cả Xà Nóc (tức Thượng lương hay Đòn Đông/Dông) và cả Tàu đao ở rìa mái CHO ĐỦ.
Chuyện số bậc thềm lên các nền cao cũng tương tự. Đến không đủ để thành số lẻ, người ta lại LÝ LUẬN là theo SỐ LẦN NHẤC CHÂN.
Trước nay, số bậc lên thềm "cái gọi là nền điện Kính Thiên" này (dù thực tế là 10) VƯỠN ĐƯỢC ĐẾM LÀ 9 BẬC, để đúng là lối lên điện của vua, lại vừa đúng "trực Sinh'.
Cái bọn khảo cổ RÁCH VIỆC lại moi ra thêm 01 bậc nữa là 12 bậc.
Chết mịa chưa, nếu đếm ĐỦ thì rơi ĐÚNG 'Trực' TỬ.
Có ĂN GIAN là 11 thì cũng rơi vào 'trực BỆNH'
Lấp ngay, lấp ngay !
BONUS: Năm 1886, thực dân Pháp đã xây một toà nhà 2 tầng trên chính nền cao của điện Long Thiên để làm Bộ Chỉ huy Pháo binh.
http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded_VGP/nguyenvanhuan/20100711/DienKInhThien3.jpg
Nguồn: FB Nguyễn Hồng Kiên.
Thì ra là bậc thềm đá lên điện Kính Thiên còn thêm một bậc nên cái vết cắt dưới chân rồng bên trái góc dưới tấm hình, em cứ ngờ ngợ là mấy người khảo cổ cắt phạm vào chân rồng!
Trả lờiXóaVậy là cắt vào chân rồng rồi! Mười hai bậc, mười hai con giáp, mười hai tháng xuân hạ thu đông...???
"Xưa nay, không ít người cứ ÁP ĐẶT chuyện TÀU, (gần đây là ÁP thước Lỗ Ban) vào kiến trúc Việt."
Trả lờiXóaTiền nhân của chúng ta không theo lối Tàu, con cháu ngày nay cứ bảo là Tàu, thế mới oái oăm! hic...
Thực cũng lạ là mãi gần 40 năm kể từ 1975 - năm chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước - thì những di tích khảo cổ rất quan trọng của dân tộc mình mới "hiển lộ" trước mắt con dân Việt Nam. Sự chậm trễ là lỗi rất đáng trách của chúng ta, nhưng ngoài ra, nhìn với cái nhìn "vận nước", những khám phá này còn có ý nghĩa gì khác nữa không nhỉ?
Trả lờiXóaTôi tin vào điều mà chúng ta hay gọi là anh linh tiên tổ, là sự thiêng thánh của lịch sử mỗi dân tộc - bất cứ dân tộc nào trên quả đất này. Dường như Việt Nam mình đang chào đón một thời điểm trọng đại, thời điểm "tổ tiên lên tiếng".
Truyền thuyết nói rằng khi dân tộc lâm nguy, đàn con Việt cứ kêu lên "Bố ơi", tức thì "Bố Lạc Long Quân" sẽ xuất hiện trở lại, đồng hành cùng con cháu!...