Những đúc kết có tính đột phá
Tác giả: Hải Đăng
Lần đầu tiên, những âm hưởng không sáo mòn, những tổng kết hướng tới thực chất, không chủ quan/tự mãn được gióng lên tại một diễn đàn tuy mang tính định kỳ nhưng vào thời điểm có ý nghĩa bước ngoặt.
Ngoại giao Việt Nam ngàn đời nay vẫn xoay quanh một trục bất di bất dịch: Làm thế nào dập tắt muôn đời ngọn lửa chiến tranh, mở nền thái bình bền vững. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trích dẫn tiền nhân như thế khi ông về dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27, ngày 12/12 tại Hà Nội. Đây cũng là những tư tưởng, những minh triết vượt không gian và thời gian, mãi mãi còn nguyên giá trị đối với mọi thời đại.
Sánh vai các cường quốc năm châu
Từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám, khi thế nước còn chông chênh, Hồ Chí Minh đã truyền cảm hứng cháy bỏng cho thế hệ trẻ về tương lai của Dân tộc, về trách nhiệm to lớn của thanh niên đối với Tổ quốc. Bằng trực giác của lãnh tụ, Người biết rằng, để tồn tại và phát triển, nước Việt Nam mới nhất định phải sánh vai cùng các nước lớn. Nhưng một đất nước vừa thức tỉnh qua đêm dài nô lệ, biết lấy gì để sánh vai với thế giới đại cường? Hồ Chí Minh kỳ vọng vào sự thông thái của người Việt, kỳ vọng "ở công học tập" của các thế hệ hậu bối.
Phải chăng trong tinh thần ấy, nhìn lại tiến trình ngoại giao đương đại, TBT Nguyễn Phú Trọng đánh giá: bình thường hóa/phát triển quan hệ với Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU và gia nhập ASEAN là một trong nhiều kết quả hết sức quan trọng. Việc VN có quan hệ ngoại giao với gần 180 quốc gia, trước hết với tất cả các nước lớn; VN trở thành thành viên tích cực và có trách nhiệm trong tất cả các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế như ASEAN, EAS, APEC, ASEM, WTO, Phong trào không liên kết, Liên hợp quốc... là phần nào chúng ta đã thực hiện giấc mơ ngày nào của Bác.
"Việc phá thế bị bao vây, cấm vận tiến đến hội nhập, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế không phải là một giải pháp tình thế mà là một chiến lược đối ngoại nhìn xa trông rộng, phù hợp với lợi ích dân tộc và xu thế thời đại". Đúc kết này của Tổng Bí thư là sự cắt nghĩa minh bạch cho mọi thành tựu của nền đối ngoại Đổi mới trong việc triển khai các hoạt động ngoại giao chính trị - kinh tế - văn hóa, ngoại giao bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, mở rộng hợp tác quốc tế, góp phần củng cố hòa bình, ổn định trong khu vực.
"Sau Đại hội XI, tình hình thế giới có những diễn biến mới rất nhanh, rất phức tạp, đặt ra nhiều vấn đề mới". TBT khẳng định như vậy và bày tỏ tin tưởng, với trí tuệ tập thể của đội ngũ cán bộ đối ngoại, trong đó có các nhà ngoại giao hoạt động tại các địa bàn và tổ chức quốc tế, Hội nghị sẽ trao đổi sâu sắc về tình hình, phân tích thấu đáo nguyên nhân và dự báo tác động của cục diện mới đối với nước ta. Hội nghị sẽ đề xuất các chủ trương để tận dụng các cơ hội, ứng phó hữu hiệu với những thách thức, nhằm thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng.
Đối diện với các thách thức phía trước
Năm 1997, nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch từng mong muốn VN "chung sức xây dựng một trật tự quốc tế dân chủ, lành mạnh" trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa bình. Ông Thạch cho biết thêm: Robert McNamara lúc bấy giờ còn gợi ý về một hệ thống an ninh tập thể. Và ông Thạch tỏ ý tán đồng sáng kiến đó của McNamara: "Ý tưởng này có chỗ trùng với kiến nghị của chúng tôi về một trật tự quốc tế mới dân chủ, hài hòa".
Là thành viên của Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), là một trong chín nước đàm phán xây dựng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), VN đang tham gia vào tiến trình xây dựng cấu trúc chính trị - kinh tế - thương mại mới. Nay mai, khi các cấu trúc này vượt qua giai đoạn định hình, được cộng đồng quốc tế chính thức thừa nhận như một kiến trúc mới liên khu vực/toàn cầu, VN có quyền tự hào là đã có mặt, từ những ngày đầu và ở ngay trên tuyến đầu của công cuộc kiến tạo và quá trình chuyển dịch địa-chính trị có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ quốc tế thế kỷ 21.
Nhìn lại toàn bộ lộ trình đối ngoại sôi động của nước ta thời gian qua, từ những thành tựu lẫn cả những mặt chưa làm được, Tổng Bí thư đã đúc kết thành sáu bài học cơ bản:
i) Đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu;
ii) Kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại;
iii) Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với hội nhập quốc tế;
iv) Kiên định về nguyên tắc, nhưng cơ động, linh hoạt về sách lược, "dĩ bất biến ứng vạn biến";
v) Gắn kết chặt chẽ giữa thế và lực;
vi) Triển khai hoạt động ngoại giao một cách toàn diện và có sự phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các "binh chủng".
Đây có thể coi là những âm hưởng không sáo mòn, những tổng kết hướng tới thực chất. Đây còn là những "kinh nghiệm chiến trường" rút ra từ quá trình làm Chủ tịch luân phiên của ASEAN, góp phần vào quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN năm 2015. Đây cũng là những đúc kết "xương máu" từ thực tiễn làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009, tham gia giải quyết nhiều vấn đề lớn của thế giới và tiếng nói của nước ta đã được cộng đồng quốc tế coi trọng, lắng nghe.
Với tinh thần khiêm tốn của nhà lý luận (vốn biết rõ chỉ có cây đời là mãi mãi xanh tươi!), Tổng Bí thư cho rằng, ông chỉ nêu lên một số gợi ý như vậy, mong Hội nghị Ngoại giao sẽ đi sâu bổ sung, làm rõ thêm tình hình. Hội nghị từ ngày 12 - 19/12 với chủ đề "Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng" sẽ có trách nhiệm thực hiện các chỉ đạo của TBT. Trên thực tế, ngoại giao đã góp phần to lớn vào công cuộc Đổi mới; mặt khác, chính nhờ quá trình đổi mới, ngành ngoại giao ngày càng trưởng thành, tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm quý báu.
Quả thật đánh giá trên đây là những lời động viên thực chất và kịp thời đối với đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại nói chung và các nhà ngoại giao nói riêng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không quên nhắc nhở những người làm công tác đối ngoại cần phát huy tinh thần phê bình và tự phê bình; nhìn thẳng vào sự thật, không chỉ nêu thành tích mà chú trọng đi sâu phân tích những thiếu sót, yếu kém để khắc phục; đồng thời đề xuất với Đảng và Nhà nước những việc cần được chấn chỉnh.
Nguồn: Tuần Việt Nam (VNN).
Lâm Khang: Sáng nay đọc bài này, thấy… hơi mệt, nhưng quả là đáng đọc, vì vậy đưa ngay về đây để chư vị cùng đọc cho rộng đường dư luận. Điều ông Tổng Bí thư không nói tại Hội nghị Ngoại giao, quan trọng hơn điều tác giả bài báo cho là “những đúc kết có tính đột phá”. Thật ra, cái gọi là “đột phá”, phải chăng là 2 điểm: 1) Ông không nhắc đến cụm từ "gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội"; 2) Ông không kêu gọi chống diễn biến hòa bình. Đây là “hai câu chú” mà Tổng bí thư nào từ trước tới nay cũng “niệm” mỗi lần nói đến ngoại giao và quốc tế, mỗi lần đúc kết các bài học về đối ngoại.
Vậy còn các diễn đàn khác? Thôi cùng chờ vậy?
Sánh vai các cường quốc năm châu
Từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám, khi thế nước còn chông chênh, Hồ Chí Minh đã truyền cảm hứng cháy bỏng cho thế hệ trẻ về tương lai của Dân tộc, về trách nhiệm to lớn của thanh niên đối với Tổ quốc. Bằng trực giác của lãnh tụ, Người biết rằng, để tồn tại và phát triển, nước Việt Nam mới nhất định phải sánh vai cùng các nước lớn. Nhưng một đất nước vừa thức tỉnh qua đêm dài nô lệ, biết lấy gì để sánh vai với thế giới đại cường? Hồ Chí Minh kỳ vọng vào sự thông thái của người Việt, kỳ vọng "ở công học tập" của các thế hệ hậu bối.
Phải chăng trong tinh thần ấy, nhìn lại tiến trình ngoại giao đương đại, TBT Nguyễn Phú Trọng đánh giá: bình thường hóa/phát triển quan hệ với Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU và gia nhập ASEAN là một trong nhiều kết quả hết sức quan trọng. Việc VN có quan hệ ngoại giao với gần 180 quốc gia, trước hết với tất cả các nước lớn; VN trở thành thành viên tích cực và có trách nhiệm trong tất cả các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế như ASEAN, EAS, APEC, ASEM, WTO, Phong trào không liên kết, Liên hợp quốc... là phần nào chúng ta đã thực hiện giấc mơ ngày nào của Bác.
"Việc phá thế bị bao vây, cấm vận tiến đến hội nhập, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế không phải là một giải pháp tình thế mà là một chiến lược đối ngoại nhìn xa trông rộng, phù hợp với lợi ích dân tộc và xu thế thời đại". Đúc kết này của Tổng Bí thư là sự cắt nghĩa minh bạch cho mọi thành tựu của nền đối ngoại Đổi mới trong việc triển khai các hoạt động ngoại giao chính trị - kinh tế - văn hóa, ngoại giao bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, mở rộng hợp tác quốc tế, góp phần củng cố hòa bình, ổn định trong khu vực.
"Sau Đại hội XI, tình hình thế giới có những diễn biến mới rất nhanh, rất phức tạp, đặt ra nhiều vấn đề mới". TBT khẳng định như vậy và bày tỏ tin tưởng, với trí tuệ tập thể của đội ngũ cán bộ đối ngoại, trong đó có các nhà ngoại giao hoạt động tại các địa bàn và tổ chức quốc tế, Hội nghị sẽ trao đổi sâu sắc về tình hình, phân tích thấu đáo nguyên nhân và dự báo tác động của cục diện mới đối với nước ta. Hội nghị sẽ đề xuất các chủ trương để tận dụng các cơ hội, ứng phó hữu hiệu với những thách thức, nhằm thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: TTXVN |
Năm 1997, nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch từng mong muốn VN "chung sức xây dựng một trật tự quốc tế dân chủ, lành mạnh" trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa bình. Ông Thạch cho biết thêm: Robert McNamara lúc bấy giờ còn gợi ý về một hệ thống an ninh tập thể. Và ông Thạch tỏ ý tán đồng sáng kiến đó của McNamara: "Ý tưởng này có chỗ trùng với kiến nghị của chúng tôi về một trật tự quốc tế mới dân chủ, hài hòa".
Là thành viên của Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), là một trong chín nước đàm phán xây dựng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), VN đang tham gia vào tiến trình xây dựng cấu trúc chính trị - kinh tế - thương mại mới. Nay mai, khi các cấu trúc này vượt qua giai đoạn định hình, được cộng đồng quốc tế chính thức thừa nhận như một kiến trúc mới liên khu vực/toàn cầu, VN có quyền tự hào là đã có mặt, từ những ngày đầu và ở ngay trên tuyến đầu của công cuộc kiến tạo và quá trình chuyển dịch địa-chính trị có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ quốc tế thế kỷ 21.
Nhìn lại toàn bộ lộ trình đối ngoại sôi động của nước ta thời gian qua, từ những thành tựu lẫn cả những mặt chưa làm được, Tổng Bí thư đã đúc kết thành sáu bài học cơ bản:
i) Đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu;
ii) Kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại;
iii) Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với hội nhập quốc tế;
iv) Kiên định về nguyên tắc, nhưng cơ động, linh hoạt về sách lược, "dĩ bất biến ứng vạn biến";
v) Gắn kết chặt chẽ giữa thế và lực;
vi) Triển khai hoạt động ngoại giao một cách toàn diện và có sự phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các "binh chủng".
Đây có thể coi là những âm hưởng không sáo mòn, những tổng kết hướng tới thực chất. Đây còn là những "kinh nghiệm chiến trường" rút ra từ quá trình làm Chủ tịch luân phiên của ASEAN, góp phần vào quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN năm 2015. Đây cũng là những đúc kết "xương máu" từ thực tiễn làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009, tham gia giải quyết nhiều vấn đề lớn của thế giới và tiếng nói của nước ta đã được cộng đồng quốc tế coi trọng, lắng nghe.
Với tinh thần khiêm tốn của nhà lý luận (vốn biết rõ chỉ có cây đời là mãi mãi xanh tươi!), Tổng Bí thư cho rằng, ông chỉ nêu lên một số gợi ý như vậy, mong Hội nghị Ngoại giao sẽ đi sâu bổ sung, làm rõ thêm tình hình. Hội nghị từ ngày 12 - 19/12 với chủ đề "Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng" sẽ có trách nhiệm thực hiện các chỉ đạo của TBT. Trên thực tế, ngoại giao đã góp phần to lớn vào công cuộc Đổi mới; mặt khác, chính nhờ quá trình đổi mới, ngành ngoại giao ngày càng trưởng thành, tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm quý báu.
Quả thật đánh giá trên đây là những lời động viên thực chất và kịp thời đối với đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại nói chung và các nhà ngoại giao nói riêng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không quên nhắc nhở những người làm công tác đối ngoại cần phát huy tinh thần phê bình và tự phê bình; nhìn thẳng vào sự thật, không chỉ nêu thành tích mà chú trọng đi sâu phân tích những thiếu sót, yếu kém để khắc phục; đồng thời đề xuất với Đảng và Nhà nước những việc cần được chấn chỉnh.
Nguồn: Tuần Việt Nam (VNN).
Lâm Khang: Sáng nay đọc bài này, thấy… hơi mệt, nhưng quả là đáng đọc, vì vậy đưa ngay về đây để chư vị cùng đọc cho rộng đường dư luận. Điều ông Tổng Bí thư không nói tại Hội nghị Ngoại giao, quan trọng hơn điều tác giả bài báo cho là “những đúc kết có tính đột phá”. Thật ra, cái gọi là “đột phá”, phải chăng là 2 điểm: 1) Ông không nhắc đến cụm từ "gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội"; 2) Ông không kêu gọi chống diễn biến hòa bình. Đây là “hai câu chú” mà Tổng bí thư nào từ trước tới nay cũng “niệm” mỗi lần nói đến ngoại giao và quốc tế, mỗi lần đúc kết các bài học về đối ngoại.
Vậy còn các diễn đàn khác? Thôi cùng chờ vậy?
Bác Diện kính mến,
Trả lờiXóaThật lòng thì hiện nay tôi không còn tin vào những lời nói của các vị lảnh đạo tối cao của nhà nước Việt Nam nữa. Bằng chứng sờ sờ đây là lời phát biểu của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về chủ quyền Hoàng và Trường Sa vào ngày 25 tháng 11 trước Quốc Hội. Và sau đó vài ngày thị chị Bùi Minh Hằng bị bắt cóc và hiện nay thì đang trong trại cải tạo vì biểu dương sự ủng hộ đối với Thủ Tướng. Cá nhân tôi thì tôi đã gửi một lá thư đến Văn Phòng Chính Phủ để yêu cầu nhà nước trả tự do cho các đồng hương đang trong nhà tù vì họ đã lên tiếng chống sự bành trướng của Bắc Kinh trên biển đảo trong thời gian qua. Và rồi lá thư tôi đã được gửi trả về không lý do. Thôi thì mọi việc đã có nhà nước lo rồi và từ nay tôi sẽ xem tôi là dân Âu Châu chính thống và không bận tâm về VN nữa.
Thỉnh thoảng tôi có gửi thư cho Bộ Trưởng, Thủ Tướng và luôn cả Nữ Hoàng tại nước tôi khi tôi cảm thấy cần lên tiếng về việc đó và tôi luôn luôn nhận sự hồi đáp với tình và lý, chứ chưa bao giờ họ không trả lời hay là gửi trả thư lại. Thế mói rõ ai và đâu là đỉnh cao trí tuệ loài người.
Vài giòng chia sẻ chân tình và mong Bác thông cảm.
Hic, có lẽ ai đọc cũng thấy... "hơi mệt" cả, nên chả ai buồn còm cho cái entry này!
Trả lờiXóaThôi thì tôi xin mở hàng bằng một nhận xét nhỏ vậy: Bộ Ngoại Giao vẫn còn nợ các nhân sĩ trí thức Hà Nội một câu hỏi. Mấy tháng rồi mà lờ luôn chẳng thấy trả lời.