Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

BUỒN VÌ VIỆT NAM ÍT CÔNG BỐ VỀ HOÀNG SA - TRƯỜNG SA !

Buồn vì Việt Nam ít công bố về Hoàng Sa, Trường Sa! 

13/12/2011 10:10:30

Bee.net.vn - Đấu tranh chống lại những tuyên truyền sai sự thật của Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam phải được thực hiện bằng việc vận động quốc tế, phản biện và bác bỏ kịp thời những tuyên truyền sai trái của Trung Quốc và xuất bản ấn phẩm khoa học trên các tạp chí và báo tiếng Anh về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. 

LTS: Thời gian gần đây, nhiều học giả đã đưa ra các giải pháp quan trọng về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bài viết dưới đây, hai tác giả từ ĐH Oulu,  Phần Lan bàn về khía cạnh đấu tranh lại với những tuyên truyền sai sự thật của Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam bằng khoa học. Bee.net.vn xin đăng bài viết dưới đây mong muốn cung cấp thêm một góc nhìn mới về vấn đề này. Bài viết không thể hiện quan điểm của tòa soạn.

Trong thời gian qua, các học giả của Trung Quốc đi tuyên truyền về “chủ quyền” của họ đối với Hoàng Sa và Trường Sa tại các nước. Họ cũng tăng cường công bố các bài viết, các bài báo khoa học trên các tạp chí, báo tiếng Anh về vấn đề này. Nghiêm trọng hơn là các nhà khoa học Trung Quốc đã chèn “đường lưỡi bò” phi pháp, một yêu sách "chủ quyền" đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc vào các ấn phẩm khoa học.  

Những hành động trên đã làm không ít người nước ngoài hiểu sai về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Bản đồ của Trung Quốc với "đường lưỡi bò" phi pháp đã xuất hiện nhiều nơi. Trước tình hình này, chúng ta cần:  

1. Cảnh giác phát hiện và phản biện kịp thời giọng điệu tuyên truyền sai trái của học giả Trung Quốc tại các hội thảo về tranh chấp Biển Đông trong và ngoài nước.

2. Gửi thư phản đối khi phát hiện "đường lưỡi bò" trong các ấn phẩm khoa học hay bài viết trên báo chí.

3. Có thư cảnh báo về tính phi pháp của đường lưỡi bò và hành động sai trái của các học giả Trung Quốc gửi đến các phương tiện thông tin đại chúng, nhà xuất bản,… những nơi mà "đường lưỡi bò" có thể xuất hiện. Cũng cần kêu gọi sự tham gia của các nước trong khu vực. 

4. Thực hiện các nghiên cứu một cách bài bản đối với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Sau đó công bố bài viết, công trình khoa học về vấn đề này trên các tạp chí khoa học quốc tế, báo tiếng Anh.

TIN LIÊN QUAN
Làm được những việc trên, chúng ta có thể “lật tẩy” và “đánh trả” hành động tuyên truyền sai trái của Trung Quốc đối với vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa. Đây cũng là cách để chúng ta khẳng định chủ quyền của chúng ta đối với Hoàng Sa và Trường Sa trên phạm vi toàn cầu.

Trong thời gian qua, vài tri thức Việt đã có những phản biện kịp thời đối với các giọng điệu tuyên truyền sai trái của TQ về Hoàng Sa và Trường Sa. Tri thức Việt trong và ngoài nước đã gửi thư phản đối những nơi có "đường lưỡi bò" xuất hiện và đã mang lại một số kết quả to lớn.


Tuy nhiên, Việt Nam chưa có nhiều công bố khoa học hay bài viết về chủ quyền trên Biển Đông trên các tạp chí khoa học hay báo quốc tế. Rất mong các cơ quan khoa học cũng như các nhà khoa học trong nước lưu tâm hơn về vấn đề này.


Theo chúng tôi được biết, TS. Nguyễn Hồng Thao là người Việt Nam có công trình nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa đăng trên tạp chí ISI “Ocean Development & International Law” (ODIL).


Chia sẻ với chúng tôi, TS. Nguyễn Hồng Thao cho biết: "Đúng là các bài viết của tác giả Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa còn rất ít. Chúng ta kêu nhiều nhưng nghiên cứu lập luận chặt chẽ thì còn có vấn đề. Việc thiếu các bài viết chất lượng, bảo đảm tính khoa học bằng tiếng Anh trên các tạp chí quốc tế không có lợi cho cuộc đấu tranh chung”.


Ông cũng cho biết thêm: “Rất buồn là trong khi rất nhiều học giả Trung  Quốc viết về "đường lưỡi bò", bảo vệ "đường lưỡi bò" trên ODIL, một tạp chí quốc tế về luật biển, thậm chí trong một số có hai ba bài từ Trung Quốc thì các học giả Việt Nam còn ít tiếp cận hay không để ý đến lĩnh vực này. Gần đây tôi và anh Nguyễn Đăng Thắng có viết bài phản bác "đường lưỡi bò" trên ODIL. Có lẽ đó là bài đầu tiên các học giả Việt Nam viết về ĐLB trên ODIL. Tôi cũng rất mong các nhà khoa học Việt Nam chú ý nhiều hơn nữa, có nhiều bài về Hoàng Sa, Trường Sa hơn nữa, đóng góp vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước."


Cũng xin nói thêm, đã có một số tác giả người Việt ở nước ngoài có bài viết rất giá trị về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa trên các báo tiếng Anh. Chúng tôi sẽ có một bài viết riêng về vấn đề này trong thời gian tới.


TS. Lê Văn Út, Lê Thị Minh Hiếu
(ĐH Oulu, Phần Lan)
Nguồn: Bee.net,vn.

9 nhận xét :

  1. Trích "Chúng ta cần:

    1. Cảnh giác phát hiện và...
    2. Gửi thư phản đối khi...
    3. Có thư cảnh báo về...
    4. Thực hiện các nghiên cứu..."

    Tôi xin bổ sung thêm:
    5. Tích cực bảo vệ ngư dân bám biển...
    6. Tạo được sự đồng thuận của mọi người VN trong việc giữ gìn đất liền, biển đào...bằng mọi biện pháp trong đó có biểu tình...

    TH

    Trả lờiXóa
  2. Tại sao lại "Buồn vì Việt Nam ít công bố về Hoàng Sa, Trường Sa!".
    Việc đó là việc của Đảng và nhà nước.

    Trả lờiXóa
  3. Toi mai , Dai THVN VTV1 cho phat chuong trinh "Lang gieng gan" ca ngoi ong ban lang gieng "Deu cang ", day . Ba con oi ,tay chay di !Lai them ca si Tung Duong , Thanh Lam .. phu hoa nua . Sao lai phai ninh thang lang gieng khon nan do the nhi ? Hen ha qua !

    Trả lờiXóa
  4. Buồn cũng đúng thôi,vì chủ đề này bây giờ không được khuyến khích.Nếu được khuyến khích,phát động rầm rộ,tuyên truyền mạnh mẽ như cuộc bầu chọn vịnh Hạ Long thì tôi tin rằng các cơ quan khoa học,cũng như các nhà khoa học có thừa khả năng làm việc này.
    Có thể các cơ quan khoa học, cũng như các nhà khoa học còn có một chút dị ứng nào đó về những từ LƯỠI BÒ,HOÀNG SA-TRƯỜNG SA.

    Trả lờiXóa
  5. Ngày 13.12,
    Lực lượng tuần duyên (CG) Hàn Quốc thông báo có đủ bằng chứng để khởi tố một thuyền trưởng Trung Quốc trong vụ cảnh sát biển nước này bị đâm chết.

    Theo Yonhap, CG cho rằng nghi can đâm nạn nhân họ Lee bằng 2 con dao vào ngày 12.12 khi lực lượng Hàn Quốc vây bắt tàu cá Trung Quốc bị cho là hoạt động trái phép trong vùng biển của nước này. CG tuyên bố đã thu thập dấu vân tay trên hung khí. Tuy nhiên, nghi can đã bác bỏ mọi cáo buộc còn 9 người khác trên tàu thừa nhận hành vi đánh bắt trái phép. Trung Quốc tuyên bố “lấy làm tiếc” về cái chết của ông Lee nhưng không xin lỗi, theo AFP. Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak có thể sẽ hoãn chuyến thăm Trung Quốc vào tháng tới vì vụ này.

    Trong một diễn biến khác, nghị sĩ Nhật Bản Nobuteru Ishihara hôm qua đề nghị nước này xem xét xây căn cứ quân sự ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. AFP dẫn lời ông Ishihara cho rằng Nhật cũng nên tăng cường khả năng phòng vệ trong bối cảnh có nhiều diễn biến đáng quan ngại ở khu vực. Cùng ngày, báo Yomiuri Shimbun đưa tin Bộ Quốc phòng Nhật chọn mua chiến đấu cơ F-35 của Mỹ để thay thế máy bay F-4. Thông báo chính thức sẽ được đưa ra ngày 16.12.

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111214/trung-quoc-lay-lam-tiec-vu-dam-tuan-duyen-han-quoc.aspx

    Trả lờiXóa
  6. Hàn Quốc sẽ dùng “biện pháp mạnh” với ngư dân Trung Quốclúc 04:16 14 tháng 12, 2011

    Hôm 12.12 Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Park Suk-hwan đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc Trương Hâm Sâm để phản đối. Ông cũng yêu cầu Bắc Kinh ngăn chặn việc đánh bắt trộm và những hành động bất hợp pháp khác của ngư dân Trung Quốc.


    Báo chí Hàn Quốc đã chỉ trích phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vốn chỉ đề nghị Seoul tôn trọng quyền của những ngư dân Trung Quốc bị bắt giữ chứ không đưa ra lời xin lỗi về vụ sát hại cảnh sát biển Hàn Quốc.

    Hiện nghi can đâm chết cảnh sát biển họ Lee, vốn là thuyền trưởng tàu cá nói trên, đang đối mặt với tội giết người, theo hãng tin AFP.

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111213/han-quoc-se-dung-bien-phap-manh-voi-ngu-dan-trung-quoc.aspx

    Trả lờiXóa
  7. KTS Trần Thanh Vânlúc 07:26 14 tháng 12, 2011

    Buồn vì ít bài viết về Hoàng sa.
    Nhưng ít ra hôm nay, bài này không bị ép gỡ xuống và không bị phạt 30 triệu đồng như VNN đã từng bị bốn năm trước.
    Chính nhà báo Lương Bích Ngọc, chủ trang mạng Bee net.vn đã bỏ VNN để đi lập Bee net vào dịp đó.
    Đời là vậy, quốc gia nào cũng có lúc phải trải qua những ngày đen tối.

    Trả lờiXóa
  8. 1.Các nhà khoa học Việt nam có nhiều tài liệu tham khảo nhưng thiếu sự chỉ đạo rõ ràng của Đảng, Nhà nước. Đa phần các bài viết là tự phát, tốn kém chi phí nên việc viết các bài phản biện khó làm tăng nhiệt tình của các nhà khoa học trong nước (chưa nói đến trình độ ngoại ngữ hạn chế).
    2.Trông đợi nhiều nhất là những bài viết của các nhà khoa học Việt nam ở nước ngoài, vừa có điều kiện về ngoại ngữ tốt, nhưng lại hạn chế về nguồn tài liệu tham khảo. Để giải quyết vấn đề này cần thông tin rộng rãi, công khai các tài liệu về Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam

    Trả lờiXóa
  9. 1. Trinh do chung cua cac nha khoa hoc Vietnam noi chung kem hon cac nuoc lon (cai nay bao Tia sang dang hoai)
    2. Kinh phi tu chinh quyen va cac to chuc, co quan, va tai tro cua tu nhan cho viec nghien cuu ve Hoang Sa -Truong Sa hau nhu khong co.
    3. Cac tai lieu duoc cong bo tu phia chinh quyen, nhu cac hiep dinh,... rat hiem.
    4. Tinh Dang qua manh trong nghien cuu khoa hoc, nghia la khoa hoc nhung bat phai phuc vu chinh tri.
    5. ...

    Trả lờiXóa