Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

NHỮNG CUỐN SÁCH MỚI NHẤT TRÊN GIÁ

Lâm Khang thư viện vừa tiếp nhận các ấn phẩm do các thân hữu, tác giả gửi tặng. Chúng tôi chân thành cám ơn và xin trân trọng giới thiệu với chư vị
 
 Ông Nguyễn Khắc Mai, GĐ Trung tâm Minh Triết Việt, tặng

 Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Thân (ĐH Đà Nẵng) tặng

 GS. Nguyễn Văn Huy, GĐ Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, tặng

 Nhà báo Phạm Việt Thắng (báo Lao Động) tặng
.


 3 cuốn sách trên do Hội Văn Nghệ dân gian VN tặng
Nguyễn Xuân Diện-Blog hân hoan giới thiệu cùng chư vị

16 nhận xét :

  1. Bác Diện ơi, bọn cháu có thể đến mượn về đọc được không ạ?

    Trả lờiXóa
  2. http://360luatphap.wordpress.com/2011/12/01/d%E1%BA%A1i-bi%E1%BB%83u-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-hoang-h%E1%BB%AFu-ph%C6%B0%E1%BB%9Bc-ph%E1%BA%A3n-b%E1%BB%99i-hi%E1%BA%BFp-phap/

    Làm bài này đi pác Diện ơi :D

    N.M.N

    Trả lờiXóa
  3. Hi anh Diện. Anh đăng bài này lên cho mọi người đọc với! Bài này viết về vụ công nhân bị thằng tàu đổ keo 502 vào tay. Đài TH Thanh Hóa lại đưa tin là chị công nhân ấy tự đổ keo vào tay. Bố láo hết sức!
    http://xahoi.com.vn/xa-hoi/phap-luat/vu-do-keo-502-vao-tay-truyen-hinh-thanh-hoa-dua-tin-sai-65844.html

    Trả lờiXóa
  4. Nhìn cái tên sách "Phạm Phú Thứ với Giá viên thi tập" thì là một cuốn sách nghiên cứu, không biết trong đó có phẩn tuyển tác phẩm không, thưa Lâm Khang tiên sinh? Tôi cũng chỉ đọc được một ít trích tuyển Giá viên thi tập trong một tuyển tập chứ chưa biết toàn tác phẩm. Biết rằng NXB Đà Nẵng đã in cuốn này năm 1999 nhưng nay không dễ kiếm.
    Đọc các tập ký của các cụ thời phong kiến đi công cán ra bên ngoài, nhất là hồi thế kỷ XIX tôi rất khâm phục, bởi các cụ ghi chép rất tỉ mỉ, trung thực khiên luôn phải tự hỏi thì giờ đâu mà biên chép kĩ thế. Có những cái tôi nghĩ chỉ quan sát thôi không dễ mà biết được, nếu không xin số liệu từ quan cai trị nước sở tại người sở tại.

    Trả lờiXóa
  5. Xin lỗi quý vị, “Giá Viên toàn tập”, chứ không phải “Giá Viên thi tập”. Trong “Giá Viên toàn tập” chắc là có “Giá Viên biệt lục”, sách ghi chép những gì mục kích khi đi Tây của các cụ Phạm Phú Thứ, Phan Thanh Giản, Ngụy Khắc Đản năm 1863 (sang Tây xin chuộc lại 3 tỉnh Miền Đông đã mất).
    Trong Giá Viên biệt lục, các cụ ghi chép từng ngày, có khi từng giờ qua những đâu, gặp những ai, thấy những gì,.. Phục thật. Quan chức và nói chung người VN ngày nay đi ra ngoài dù là đi du lịch, chẳng phải lo nghĩ gì, mà mấy ai ghi chép? Toàn lo đi mua hàng, mua cả những thứ bán đầy cổng nhà mình, khổ thế.

    Trả lờiXóa
  6. Thông tin để các Bạn biết,ông nghị Hồng tiến sĩ nhà văn lần này về tiếp xúc cử tri tại xã Thanh lâm,huyện Thanh chương quê nhà cách Bệnh viện Tâm thần TP Vinh 6-70cây.Khôn thế trên cả mức TSĩ

    Trả lờiXóa
  7. Hãy nghe cụ Phạm Phú Thứ tả trong Giá Viên biệt lục khi lần đầu tiên nhìn thấy người ta chụp ảnh:
    “Cách chụp ảnh làm như thế này:
    Trước hết lấy nước thuốc xoa lên một tấm kính, rồi đặt ấm kính vào ống kính; sau đó người chụp đứng trước ống kính và quay mặt về ống kính. Ánh sáng mặt trời lọt vào ống kính làm cho hình người in lên tấm kính, không sai một sợi tóc. Tục người Tây thích chụp ảnh nhất, phàm những người mới quen, người trên kẻ dưới đều như vậy, vì người ta nói vậy để tỏ ra không quên nhau”

    Còn đây là cách chế khí đốt (dùng để thắp đèn hồi đó):
    Ngày 13, Hà Ba Lý dẫn đi xem sở khí đốt. Trong nhà bày ba bốn hàng ngang lò sắt, mỗi hàng dài chừng hai chục lò, đốt than đá đến bốc hơi. Trên các lò đều dựng ống (ống và thùng đều bằng sắt), trên các ống đứng đó đặt những ống ngang nối liền các ống đứng và chạy ra bên ngoài nối liền bằng năm sáu ống cong; các ống cong chạy xuyên xuống thùng chứa nước đặt dưới đáy thùng, đặt ống ngầm dẫn hơi chạy thông dưới đất đến một cái nhà khác để lọc cho thật trong, rồi mới đưa lên nơi chứa khí gồm có 12 thùng. Ở chỗ chứa khí có đặt ống (ống cũng có máy để tiện mở và khóa hơi) chạy tỏa ra khắp các nhà và đường phố. Ống này nối ống nọ dẫn khí đến ngòi đốt; lấy lửa châm đầu ngòi, khí bắt lửa cháy lên, sáng tỏ bội thường”.
    Người ta kể rằng khi về hưu, những kỹ thuật mà cụ Phạm học hỏi được trong thời gian đi sứ, cụ đã đưa vào ứng dụng một số tại địa phương, ví dụ chế ra xe nước (nay còn dùng một số nơi miền Trung).

    Trả lờiXóa
  8. "Hoàng Ngọc Hiến đã góp phần làm sáng rõ định nghĩa minh triết,đưa ra những luận giải sâu sắc của ông về sự cần thiết đưa ra những suy nghĩ,trăn trở tìm kiếm những tư tưởng làm sáng tỏ"Viễn cảnh của một xã hội văn minh tốt đẹp hơn".Trong cuốn sách này,ông cũng thử nêu ra giá trị minh triết của viễn cảnh đó là:"Dân giàu nước mạnh-đó là văn minh","Dân vui nước mạnh đó là văn hoá"."Không có minh triết"dân vui nước mạnh"thì dân có thể "giàu" nước có thể "mạnh" nhưng khó mà nói là có hạnh phúc".

    Trả lờiXóa
  9. Xin phép các bác cho tôi đăng vài con số nho nhỏ làm vui. Phim HOÀNG SA, VIỆT NAM - NỖI ĐAU MẤT MÁT trên Youtube:

    + Clip trọn phim cỦa nick Nguyen304, đăng lên ngày 30/10: Khi tôi vào chiều hôm kia thì thấy có 1465 lượt xem và 3 phản hồi. Giờ trở lại, sau chưa đầy 48 tiêng, lượt người xem đã là 12.586 và số comments là 31.

    + Nick Menrasandre tách phim thành 5 phần, đăng ngày 25/10 (sớm hơn link trên 5 ngày): Phần 1 thời điểm này đã có 3.955 lượt xem với 9 phản hồi. Các phẩn sau ít hẳn đi, có lẽ do người xem "nhảy" qua bên link của Nguyen304.

    Âu cũng là một "hàn thử biểu" đo lòng yêu nước của dân ta, các bác nhỉ?

    Trả lờiXóa
  10. "Trong Giá Viên biệt lục, các cụ ghi chép từng ngày, có khi từng giờ qua những đâu, gặp những ai, thấy những gì,.. Phục thật. Quan chức và nói chung người VN ngày nay đi ra ngoài dù là đi du lịch, chẳng phải lo nghĩ gì, mà mấy ai ghi chép? Toàn lo đi mua hàng, mua cả những thứ bán đầy cổng nhà mình, khổ thế."
    (bác Đào Tiến Thi)

    Các cụ ngày xưa được giáo dục từ bé, có tinh thần ái quốc, có trách nhiệm với gia đình, nhân quần xã hội, xem nhẹ cái vật chất tầm thường.
    Cha ông ta ngày xưa hấp thụ một nền giáo dục tuyệt vời, thật là đáng kính phục.

    Trả lờiXóa
  11. "Trong cuốn sách này,ông cũng thử nêu ra giá trị minh triết của viễn cảnh đó là:"Dân giàu nước mạnh-đó là văn minh","Dân vui nước mạnh đó là văn hoá"."Không có minh triết"dân vui nước mạnh"thì dân có thể "giàu" nước có thể "mạnh" nhưng khó mà nói là có hạnh phúc".
    (trích bác Chấn Phong)

    Quá hay! Quá đúng!
    Cha ông ta không có triết học khô cứng, mâu thuẫn.
    Cha ông ta chỉ có minh triết, một nền tư tưởng uyên nguyên trong suốt và nhân bản. Rất nhân bản. Đến bao giờ ta lại được ssống trong một xã hội như thế?

    Trả lờiXóa
  12. Phim HOÀNG SA,VIỆT NAM-NỖI ĐAU VÀ MẤT MÁT xem rất xúc động mhưng rất tiếc không có phụ đề tiễng Việt.Bác nào giỏi làm cho cái thì tuyệt vời quá.

    Trả lờiXóa
  13. VỪA RỒI VTC NEWS ĐĂNG 7-8 BÀI VỀ LĂNG MỘ CỦA CÁC VUA TRẦN BỊ TÀN PHÁ TAN HOANG, QUÊN LÃNG Ở QUẢNG NINH. ĐỌC THẤY VÔ CÙNG ĐAU XÓT KHÔNG BIẾT BÁC DIỆN ĐỌC CHƯA?




    LOA PHƯỜNG

    Trả lờiXóa
  14. Gửi bác Loa Phường
    Tôi có đọc loạt bài này. Có bài từ hồi tháng 6 kia. Và việc phá mộ thì thực ra từ cách đây 20 năm. Vôi và chất để ướp xác trong mộ Trần Nghệ Tông bị dân gánh đem về bón ruộng, gỗ thì đem về đóng đồ. Cho đến khi ai đó bảo đấy là "mả hủi" người ta mới dừng lại. Từ đấy khu mộ thành bãi đất hoang. Chuyện động trời thế mà chả có quan chức ngành nào lên tiếng, cũng chẳng ai xúc động. Thôi thì lại an ủi: cái nước mình nó thế (chữ của GS.Hoàng Ngọc HIến)

    Trả lờiXóa
  15. Nhìn thấy cuốn sách"Văn hoá dân gian làng Liên Trì"tôi lại nhớ đã lâu tôi được về thăm làng này một lần,đi cùng một anh bạn.Làng Liên Trì xưa,nếu không nhầm là làng Chèn,dân ở đây chủ yếu là người kinh và người mường thì phải,trong làng có nhiều cây gạo,cây đa,không biết bây giờ còn không? hay bị xẻ ra đóng bàn ghế hết rồi?ra chợ thấy họ bầy bán cả củ nâu để nhuộm vải,bán cả than củi,lâu nay không được trở lại đó,chắc làng thay đổi đã nhiều.

    Trả lờiXóa
  16. Hôm nay có gì bận rộn mà không thấy tăm hơi TS... ???

    TH

    Trả lờiXóa