Nhà nữ điêu khắc Nguyễn Thị Kim:
"Chỉ sáng tác những điều để nhân dân hiểu được..."
"Chỉ sáng tác những điều để nhân dân hiểu được..."
Cùng với 9 hoạ sĩ và nhà điêu khắc khác, bà đang "có mặt" tại "Triển lãm tranh tượng 10 tác giả Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000" (Bảo tàng Mỹ thuật VN) do Bộ VHTT tổ chức nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9.
Bà là nữ điêu khắc gia đầu tiên, duy nhất của Việt Nam trong số sinh viên tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khoá 1939-1944, là một trong số ít các văn nghệ sĩ thuộc thế hệ thứ nhất có nhiều đóng góp với sự nghiệp văn hoá cách mạng. Năm 1946, bà được vinh dự cùng 2 hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung vào Phủ Chủ tịch để vẽ và nặn tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tượng "Chân dung Hồ Chủ tịch" - kết quả của những ngày làm việc đó - được tặng giải thưởng Mỹ thuật toàn quốc năm 1946. Cho đến bây giờ, những kỷ niệm của gần một tháng trời làm việc trong Phủ Chủ tịch vẫn còn vẹn nguyên trong bà. Nhắc đến "người mẫu" Bác Hồ thời đó, mắt bà lại rớm lệ...
Với bà, mọi khó khăn, khúc mắc trong cuộc sống đều trở nên vô nghĩa và vụn vặt khi nghĩ đến Bác. |
Với bà, mọi khó khăn, khúc mắc trong cuộc sống đều trở nên vô nghĩa và vụn vặt khi nghĩ đến Bác. Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh, những người phụ nữ bình dị và trẻ em là những đề tài mà trong suốt cuộc đời nghệ thuật của mình bà đã đam mê theo đuổi. Nghệ thuật của Nguyễn Thị Kim giàu chất hiện thực; ngôn ngữ tạo hình giản dị, dễ hiểu, thuần một vẻ đẹp bình dị nhưng vẫn thấy được nội tâm sâu lắng. Các bức tượng: Chân dung Hồ Chủ tịch, Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập, Nữ du kích, Thiếu nữ Đức, Công nhân mỏ, Cô xã viên... và các phù điêu: Nữ du kích miền Nam, Mười một cô gái thành Huế, Hạnh phúc... được coi là mẫu mực một thời về phong cách nghệ thuật. Ngoài điêu khắc, bà còn vẽ tranh với các chất liệu: Sơn dầu, lụa. Bức sơn dầu "Hai Bà Trưng" đã được giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1995. Tiếp tôi trong căn nhà nhỏ êm đềm ở phố Hai Bà Trưng, Hà Nội - nơi bà và hoạ sĩ Phạm Văn Đôn đã gắn bó với nhau bằng tình yêu vợ chồng và cả tình yêu nghệ thuật - bà vẫn hiển hiện là một cô gái Hà Nội xưa: Thật đẹp, thật nền nã và... quá trẻ ở tuổi 85 của mình.
- Tác phẩm "Chân dung Hồ Chủ tịch" có phải là tác phẩm tâm đắc nhất của bà?
- Tác phẩm "Chân dung Hồ Chủ tịch" có phải là tác phẩm tâm đắc nhất của bà?
- Tác phẩm đó đã để lại trong tôi ấn tượng rất mạnh. Đúng! Không ấn tượng sao được khi hồi đó tôi còn rất trẻ, mới ra trường và đã vinh dự được cùng các hoạ sĩ đàn anh vẽ và tạc tượng ông Cụ. Mới đầu tôi rất lo sợ vì không biết mình có hoàn thành được tác phẩm không. Nhưng sau đó, trong quá trình làm việc, cách cư xử của ông Cụ khiến anh em tôi thấy thoải mái và tự tin hơn rất nhiều. Gần hết trọn tháng 5.1946, ông Cụ ngồi làm mẫu cho chúng tôi mỗi ngày 2 tiếng (từ 6 giờ - 8 giờ sáng), sau đó Bác đi dự Hội nghị Fontainebleau. Một lần, thấy tôi có vẻ lúng túng khi thể hiện chòm râu, ông Cụ bảo: "Cô có để ý quan sát các tượng cổ Ai Cập, người ta tạc râu người đàn ông như thế nào không?". Câu hỏi của ông Cụ khiến chúng tôi vô cùng kinh ngạc về sự am hiểu mọi lĩnh vực của Người. Tác phẩm đầu tiên đó sau khi đoạt giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1946, được Nhà xuất bản "Sự Thật" xin mẫu để đúc đồng và hiện nay bức tượng đồng đó đặt tại Bảo tàng Cách mạng. Tuy nhiên, tác phẩm tôi tâm đắc nhất lại là bức "Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập" sáng tác sau này, dựa trên phác thảo của thời gian ngắn ngủi quý báu làm việc bên cạnh Người.
- Thưa bà, bà có ý kiến gì về quan niệm sáng tác của các nhà điêu khắc đương thời nói chung và của giới mỹ thuật trẻ?
- Thưa bà, bà có ý kiến gì về quan niệm sáng tác của các nhà điêu khắc đương thời nói chung và của giới mỹ thuật trẻ?
- Tôi không phản đối những sáng tạo nghệ thuật mang phong cách hiện đại, thậm chí quá hiện đại đến mức người ngoài giới khó lòng mà thưởng lãm. Nhưng với riêng tôi, cả đời theo phương châm: Chỉ sáng tác những điều (dù là phác thảo) để quần chúng nhân dân xem và hiểu. Có thể do tôi chịu ảnh hưởng của trường phái cổ điển Châu Âu chăng? (Bà đã từng học cao học ở Trường Mỹ thuật Repin, thuộc Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nga). Con trai tôi - hoạ sỹ Phạm Mai Châu - trước đây cũng sáng tác theo phong cách hiện đại. Thế nhưng, giờ đây, Châu đã chuyển qua phong cách cổ điển. Tôi rất vui về điều đó.
- Bà có hài lòng với những gì mình làm được trong suốt quá trình hoạt động nghệ thuật của mình, thưa bà?
- Với vai trò là giảng viên (giảng viên Trường Thiếu sinh quân liên khu IV, Trường Văn hoá kháng chiến, một trong số những giảng viên đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật VN từ 1955-1970 - NV), tôi tương đối hài lòng bởi các học trò của tôi rất nhiều người trở thành nhà điêu khắc tên tuổi và đã đào tạo những thế hệ kế tiếp để xây dựng nên nền điêu khắc VN. Còn với công việc sáng tác, theo tôi, bất cứ một nghệ sĩ nào cũng không bao giờ được hài lòng với những công việc của mình, bởi nếu hài lòng thì còn đâu ý tưởng sáng tác nữa? Tôi còn một kỷ niệm buồn là chưa thực hiện được lời tự hứa của mình: Phù điêu (tạm đặt tên) "Nữ tự vệ miền Bắc" bởi tôi đã có "Nữ du kích miền Nam", "Mười một cô gái thành Huế". Bức "Mười một cô gái thành Huế" tôi tặng Bảo tàng Huế năm 1999 - đã làm được một cuộc hội ngộ nho nhỏ, nhưng hết sức cảm động giữa 2 cô với bảo tàng và tôi (5 cô đã hy sinh, 4 cô không về được vì hoàn cảnh).
- Trong số những người con của ông bà, chỉ có mình Phạm Mai Châu theo nghiệp của bố mẹ...?
- Bà có hài lòng với những gì mình làm được trong suốt quá trình hoạt động nghệ thuật của mình, thưa bà?
- Với vai trò là giảng viên (giảng viên Trường Thiếu sinh quân liên khu IV, Trường Văn hoá kháng chiến, một trong số những giảng viên đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật VN từ 1955-1970 - NV), tôi tương đối hài lòng bởi các học trò của tôi rất nhiều người trở thành nhà điêu khắc tên tuổi và đã đào tạo những thế hệ kế tiếp để xây dựng nên nền điêu khắc VN. Còn với công việc sáng tác, theo tôi, bất cứ một nghệ sĩ nào cũng không bao giờ được hài lòng với những công việc của mình, bởi nếu hài lòng thì còn đâu ý tưởng sáng tác nữa? Tôi còn một kỷ niệm buồn là chưa thực hiện được lời tự hứa của mình: Phù điêu (tạm đặt tên) "Nữ tự vệ miền Bắc" bởi tôi đã có "Nữ du kích miền Nam", "Mười một cô gái thành Huế". Bức "Mười một cô gái thành Huế" tôi tặng Bảo tàng Huế năm 1999 - đã làm được một cuộc hội ngộ nho nhỏ, nhưng hết sức cảm động giữa 2 cô với bảo tàng và tôi (5 cô đã hy sinh, 4 cô không về được vì hoàn cảnh).
- Trong số những người con của ông bà, chỉ có mình Phạm Mai Châu theo nghiệp của bố mẹ...?
- Nghệ thuật, ngoài năng khiếu nhất thiết phải có sự đam mê...
- Xin cảm ơn bà!
Diễm Anh thực hiện
- Xin cảm ơn bà!
Diễm Anh thực hiện
Nguồn: Báo Lao Động.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét