Sáng chủ nhật trời trong xanh quá, bốn phương đổ về bờ Hồ - Phần 3 |
Người Buôn Gió
NXD-Blog: Mời chư vị xem Phần 1 - (Người buôn gió). Phần 2 - (Người buôn gió) và Phần 4. Ba phần này không có thông tin liên quan đến Nguyễn Xuân Diện.
Ở Phần 3, có thông tin cơ quan ANĐT - CA TPHN thẩm phấn Blogger Người Buôn Gió về Nguyễn Xuân Diện và NXD-Blog. Xin đăng toàn văn phần 3, như dưới đây:
Một cán bộ nữ đi vào, cô ta cầm tập hồ sơ dày đến nửa gang tay. Đặt lên bàn, trên phần bìa có chữ hồ sơ Bùi Thanh Hiếu. Mình đã từng nhìn những tập hồ sơ về mình như thế, mỗi nơi họ đều có một bộ riền từ cấp bộ đến cấp phường, từ nam , trung, bắc.. có lẽ bộ hồ sơ ở đây là đầy đặn, phúc hậu nhất.
Tập hồ sơ ấy không dùng đến, cũng chả mở ra. Bởi mình đã nói không làm việc, không trả lời về những gì khác từ 9 giờ sáng ngày hôm nay.
Một tốp người nữa vào. Họ ngồi chật phòng. Cán bộ 1 giới thiệu những người kia.
Cán bộ 2 già nói
- Tôi nghe mọi người nói Hiếu là người sắt đá lắm.
Mình cười.
- Chắc không thế đâu anh ạ.
Mình cười vì mình biết, tí nữa sau câu đấy sẽ có đoạn đang hỏi cung chen vào câu khác là tưởng anh sắt đá thế nào, chứ anh làm mà anh không dám nhận thì vớ vẩn quá. Tất nhiên là mình nghĩ đúng. Thôi vào công an thì chớ nhận anh hùng, cứ em hèn, em nhát, em chối cho nó lành.
- Các anh dùng vũ lực, đưa tôi về đây, giờ thì tự mà lấy điện thoại làm gì thì làm, tôi không đưa cho các anh, không chứng kiến, không xác nhận. Tôi chỉ nhận điện thoại này là của tôi, còn anh làm gì trong đó, tôi không xác nhận vì đây là thư tín cá nhân. Trong đó có thư tình, có tin tôi dọa chém giết ai, chửi bới ai... tôi phản đối cách các anh bắt tôi về đây, cũng như phản đối tính pháp lý khi anh kiểm tra điện thoại thuộc về thư tín cá nhân của tôi.
Các cán bộ nói
- Anh không ký, tôi gọi người làm chứng.
Trả lời
- Việc của các anh, các anh muốn làm gì thì làm.
Mình không nhìn, không nghe họ làm gì với hai cái điện thoại. Có chăng là những tin nhắn sau này, còn lúc trước mình xóa hết rồi còn đâu. Lat sau họ chép ra được 3 tờ giấy, đi ra ngoài gọi một người thanh niên vào. Giới thiệu anh này là dân, đến đấy làm chứng. Anh kia giới thiệu tên địa chỉ rồi chuẩn bị ký vào giấy thì mình nói.
- Làm chứng thì phải mở điện thoại ra, đối chiếu từng tin nhắn, cuộc gọi, giờ giấc. Định ký luôn à ?
Anh cán bộ 1 anh bảo cậu kia xem điện thoại đi. Mình bảo đó là tôi góp ý thôi, chứ còn tôi có liên quan gì đến cái bản đấy đâu.
Cán bộ 2 hỏi, cán bộ 3 ghi.
- Anh cho biết từ blog Nguyễn Xuân Diện có lời kêu gọi biểu tình hôm chủ nhật 27-11-2011, anh có biết và có tham gia không ?
Mình mím môi vì tức giận, mình cố nén bình tĩnh. May sao ngay từ đầu mình đã nói không biết về mạng, về blog. Không phải mình hèn không dám nhận, mà tại vì nếu nhận thì phải trả lời những câu hỏi liên quan đến người khác, có khi là hại người ta. Mình bĩnh tĩnh rồi mới nói rõ từng câu.
- Theo như tôi biết, thì cán bộ điều tra khi lấy lời khai của đương sự, bị can, người làm chứng phải ghi rõ câu trả lời, không được thêm bớt từng dấu chấm, dấu phẩy. Đúng thế không ạ ?
Các anh cán bộ đều gật đầu. Mình nói.
- Vậy thì đề nghị các anh ghi rõ câu trả lời của tôi ; Tôi phản đối câu hỏi này của cán bộ điều tra vì có tính dẫn dắt, định hướng. Tôi đã nói không biết in te net thì làm sao tôi biết được blog là gì, Nguyễn Xuân Diện là gì.
Các cán bộ nói lao xao, đây là câu hỏi của chúng tôi, anh không trả lời, hay trả lời không biết, chúng tôi có kết luận gì đâu. Tôi đòi hỏi họ phải ghi câu hỏi theo trình tự, không được gộp lại. Đầu tiên phải hỏi tôi có vào mạng không, có đọc blog Nguyễn Xuân Diện không, rồi tiếp đến là có đọc bài kêu gọi biểu tình không, rồi đến có tham gia không. Tôi phản đối cách hỏi gộp này vì dễ làm người ta thường trả lời câu cuối là không tham gia, nhưng vô tình bao hàm việc xác nhận là blog Nguyễn Xuân Diện kêu gọi biểu tình. Một câu hỏi rất hiểm, bởi tâm lý người trả lời thường chỉ lo cho bản thân mình, họ nói không tham gia là xong. Nhưng sẽ để lại ý nghĩ rằng có lời kêu gọi nhưng tôi không tham gia. Chính vậy mà mình cảm thấy tức giận.
Tranh luận cuối cùng thì thống nhất câu trả lời của mình là.
- Tôi không đọc mạng, không biết in te net là gì, không biết blog Nguyễn Xuân Diện thế nào.
Câu hỏi tiếp theo.
- Anh có tham gia biểu tình ngày 27-11-2011 tại hồ Gươm không ?
Mình lại lằng nhằng.
- Anh cho tôi định nghĩa thế nào là biểu tình, biểu tình là cầm khẩu hiệu, hô hét, đi lại nhảy múa hay là ngồi ghế đá một mình là biểu tình. Nếu ngồi ghế đá là biểu tình thì ngày 27-11-2011 thì tôi có tham gia.
Cán bộ 2
- Chúng tôi không có trách nhiệm giải thích cho anh, anh phải hiểu.
Trả lời
- ơ thế tôi không hiểu định nghĩa về biểu tình, sao tôi trả lời được anh.
Cán bộ 3
- Anh cứ nói là không được rồi.
Trả lời
- vậy thì không ?
Hỏi
- Anh có quen Nguyễn Xuân Diện không ?
Trả lời
- Không ?
Hỏi
- Anh quen Lê Quốc Quân không ?
Trả lời
- Không
Hỏi
- Anh quen Nguyễn Hữu Vinh không
Trả lời
- Không
Cán bộ nói, thế là không tất à. Cán bộ 3 cười nói giễu
- Anh kém hơn mấy ông kia, mấy ông kia các ông ý làm các ông ý nhận hết. Những ông dân chủ đều nhận việc mình làm, đấy, làm chính trị thì phải có bản lĩnh thế người ta mới nể.
Mình trả lời
- Tôi không nhận những gì để ảnh hưởng đến người khác, hơn nữa tôi chỉ là người dân thường, lao động chân tay, học thức hạn chế như hồ sơ cá nhân thể hiện. Và tôi không phải là nhà dân chủ, tôi chỉ là dân đen, hay ngứa mồm miệng tán láo mà thôi.
Tập hồ sơ ấy không dùng đến, cũng chả mở ra. Bởi mình đã nói không làm việc, không trả lời về những gì khác từ 9 giờ sáng ngày hôm nay.
Một tốp người nữa vào. Họ ngồi chật phòng. Cán bộ 1 giới thiệu những người kia.
Cán bộ 2 già nói
- Tôi nghe mọi người nói Hiếu là người sắt đá lắm.
Mình cười.
- Chắc không thế đâu anh ạ.
Mình cười vì mình biết, tí nữa sau câu đấy sẽ có đoạn đang hỏi cung chen vào câu khác là tưởng anh sắt đá thế nào, chứ anh làm mà anh không dám nhận thì vớ vẩn quá. Tất nhiên là mình nghĩ đúng. Thôi vào công an thì chớ nhận anh hùng, cứ em hèn, em nhát, em chối cho nó lành.
Cán bộ 3 giở giấy tờ, anh ta cao, gầy dáng nhanh nhẹn, hoạt bát, lúc này cán bộ 1 nói.
- Anh Hiếu, giờ cán bộ kỹ thuật sẽ kiểm tra điện thoại của anh, đề nghị anh mở máy lên.
Mình đẩy tất cả tư trang của mình trên bàn ra trước mặt, nói rành rọt.- Các anh dùng vũ lực, đưa tôi về đây, giờ thì tự mà lấy điện thoại làm gì thì làm, tôi không đưa cho các anh, không chứng kiến, không xác nhận. Tôi chỉ nhận điện thoại này là của tôi, còn anh làm gì trong đó, tôi không xác nhận vì đây là thư tín cá nhân. Trong đó có thư tình, có tin tôi dọa chém giết ai, chửi bới ai... tôi phản đối cách các anh bắt tôi về đây, cũng như phản đối tính pháp lý khi anh kiểm tra điện thoại thuộc về thư tín cá nhân của tôi.
Các cán bộ nói
- Anh không ký, tôi gọi người làm chứng.
Trả lời
- Việc của các anh, các anh muốn làm gì thì làm.
Mình không nhìn, không nghe họ làm gì với hai cái điện thoại. Có chăng là những tin nhắn sau này, còn lúc trước mình xóa hết rồi còn đâu. Lat sau họ chép ra được 3 tờ giấy, đi ra ngoài gọi một người thanh niên vào. Giới thiệu anh này là dân, đến đấy làm chứng. Anh kia giới thiệu tên địa chỉ rồi chuẩn bị ký vào giấy thì mình nói.
- Làm chứng thì phải mở điện thoại ra, đối chiếu từng tin nhắn, cuộc gọi, giờ giấc. Định ký luôn à ?
Anh cán bộ 1 anh bảo cậu kia xem điện thoại đi. Mình bảo đó là tôi góp ý thôi, chứ còn tôi có liên quan gì đến cái bản đấy đâu.
Cán bộ 2 hỏi, cán bộ 3 ghi.
- Anh cho biết từ blog Nguyễn Xuân Diện có lời kêu gọi biểu tình hôm chủ nhật 27-11-2011, anh có biết và có tham gia không ?
Mình mím môi vì tức giận, mình cố nén bình tĩnh. May sao ngay từ đầu mình đã nói không biết về mạng, về blog. Không phải mình hèn không dám nhận, mà tại vì nếu nhận thì phải trả lời những câu hỏi liên quan đến người khác, có khi là hại người ta. Mình bĩnh tĩnh rồi mới nói rõ từng câu.
- Theo như tôi biết, thì cán bộ điều tra khi lấy lời khai của đương sự, bị can, người làm chứng phải ghi rõ câu trả lời, không được thêm bớt từng dấu chấm, dấu phẩy. Đúng thế không ạ ?
Các anh cán bộ đều gật đầu. Mình nói.
- Vậy thì đề nghị các anh ghi rõ câu trả lời của tôi ; Tôi phản đối câu hỏi này của cán bộ điều tra vì có tính dẫn dắt, định hướng. Tôi đã nói không biết in te net thì làm sao tôi biết được blog là gì, Nguyễn Xuân Diện là gì.
Các cán bộ nói lao xao, đây là câu hỏi của chúng tôi, anh không trả lời, hay trả lời không biết, chúng tôi có kết luận gì đâu. Tôi đòi hỏi họ phải ghi câu hỏi theo trình tự, không được gộp lại. Đầu tiên phải hỏi tôi có vào mạng không, có đọc blog Nguyễn Xuân Diện không, rồi tiếp đến là có đọc bài kêu gọi biểu tình không, rồi đến có tham gia không. Tôi phản đối cách hỏi gộp này vì dễ làm người ta thường trả lời câu cuối là không tham gia, nhưng vô tình bao hàm việc xác nhận là blog Nguyễn Xuân Diện kêu gọi biểu tình. Một câu hỏi rất hiểm, bởi tâm lý người trả lời thường chỉ lo cho bản thân mình, họ nói không tham gia là xong. Nhưng sẽ để lại ý nghĩ rằng có lời kêu gọi nhưng tôi không tham gia. Chính vậy mà mình cảm thấy tức giận.
Tranh luận cuối cùng thì thống nhất câu trả lời của mình là.
- Tôi không đọc mạng, không biết in te net là gì, không biết blog Nguyễn Xuân Diện thế nào.
Câu hỏi tiếp theo.
- Anh có tham gia biểu tình ngày 27-11-2011 tại hồ Gươm không ?
Mình lại lằng nhằng.
- Anh cho tôi định nghĩa thế nào là biểu tình, biểu tình là cầm khẩu hiệu, hô hét, đi lại nhảy múa hay là ngồi ghế đá một mình là biểu tình. Nếu ngồi ghế đá là biểu tình thì ngày 27-11-2011 thì tôi có tham gia.
Cán bộ 2
- Chúng tôi không có trách nhiệm giải thích cho anh, anh phải hiểu.
Trả lời
- ơ thế tôi không hiểu định nghĩa về biểu tình, sao tôi trả lời được anh.
Cán bộ 3
- Anh cứ nói là không được rồi.
Trả lời
- vậy thì không ?
Hỏi
- Anh có quen Nguyễn Xuân Diện không ?
Trả lời
- Không ?
Hỏi
- Anh quen Lê Quốc Quân không ?
Trả lời
- Không
Hỏi
- Anh quen Nguyễn Hữu Vinh không
Trả lời
- Không
Cán bộ nói, thế là không tất à. Cán bộ 3 cười nói giễu
- Anh kém hơn mấy ông kia, mấy ông kia các ông ý làm các ông ý nhận hết. Những ông dân chủ đều nhận việc mình làm, đấy, làm chính trị thì phải có bản lĩnh thế người ta mới nể.
Mình trả lời
- Tôi không nhận những gì để ảnh hưởng đến người khác, hơn nữa tôi chỉ là người dân thường, lao động chân tay, học thức hạn chế như hồ sơ cá nhân thể hiện. Và tôi không phải là nhà dân chủ, tôi chỉ là dân đen, hay ngứa mồm miệng tán láo mà thôi.
Nguồn: Người Buôn Gió.
Hay quá.Dân đen hay ngứa mồn tán láo .Anh trả lời quá chuẩn.
Trả lờiXóaBác Người Buôn Gió viết hay và tốt tính.
Trả lờiXóaNhững người tốt như bác Người Buôn Gió mà vào Quốc Hội thì dân đen được nhờ.
Nghĩ mà vừa khâm phục vừa thương các bác thật.
Trả lờiXóaHoan hô bạn Lái Gió nhé. Bạn nói đúng rồi : "Và tôi không phải là nhà dân chủ, tôi chỉ là dân đen, hay ngứa mồm miệng tán láo mà thôi.
Trả lờiXóaNguồn: Người Buôn Gió." chỉ biết rằng trong mắt người dân các bạn là những người yêu nước Việt Nam. TỔ QUỐC VIỆT NAM ANH HÙNG MUÔN NĂM !(Nhím)
Cẩm nang này của lái do thuộc hạng siêu nhá! Chúc em khỏe, chân cứng đá mềm.
Trả lờiXóaCông an lại định tìm cách vu cho TS Diện tội Kêu gọi biểu tình đây mà! May mà anh Gió tỉnh táo không mắc bẫy. Không biết các vị khác có tỉnh táo được như anh Gió không?
Trả lờiXóaTạm được. Nhưng nếu hỏi lại các vị ấy ccaau này thì hay: Luật pháp có quy định tôi quen với những người ấy, và cả với các anh là có tội không? Tôi còn biết cả ông Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng, ông ấy bảo cần có luật biểu tình. Tôi không ngờ trong số những người tôi quen biết có người yêu nước và bản lĩnh đến thế!
Trả lờiXóaDũng
hoan ho bui thanh hieu ,nguoi con xung dang cua ho bui nha ta / ho bui co bui tang viet tuc hoâng cam thi si ,co bui quang dung cua tay tien oai hung ,co bui giang yeu doi ma dau doi ,lai co bui chat dung cam noi tieng ca ben kia dai duong va bui minh hang nong nay nhung chan thanh nhiet huyet /
Trả lờiXóaHoan hô Tiến sĩ đã rút bài của Nguyễn Quang Vinh
Trả lờiXóaEm càng quí phục Tiến sĩ ạ.
Phạm Vũ Khiêm
Nhắn nhủ bác Nguyễn Quang Vinh: có viết thì viết bằng tâm, bằng hồn! Một Trương Duy Nhất nhẵng nhít là đủ rồi, bác có muốn như bác Duy Nhất thì cứ viết theo kiểu như thế nhé!
Trả lờiXóaViết như bác Buôn Gió này mới thật là tài, bác dùng văn chương lịch sử viết truyện, hư mà thật, hư hư thật thật, chuyện như xưa mà nay, thế mới tài! Thế mới độc đáo! Phục bác đấy!
Trả lờiXóaTôi không viết được như Lái Gió nên thấy em công an nào đẹp là tôi nói nhiều lắm.
Trả lờiXóaAnh "Gió" cừ lắm!
Trả lờiXóaBái phục! Bái phục! Bác Lái Gió có khác!
Trả lờiXóaQuá hay, thế mới là bản lĩnh người đàn ông. Gió nhẹ mà thổi bay mái tôn
Trả lờiXóaBác tả giống chuyện "trưởng" quá.
Trả lờiXóaTội Kêu gọi biểu tình là ở Thủ tướng dũng:
Trả lờiXóaTước quốc hội ông chả nói:
Đại Ý:
"Biểu dương và khen ngợi những người biểu thị lòng yêu nước " đó sao ??????????????
Săn đây, hỏi bác Buôn Gió: có phải bút hiệu của bác là từ cái tích của cụ Vũ Công Duệ:
Trả lờiXóa" Bố tôi nhổ cây sống, giồng cây chết,
Mẹ tôi bán gió mua que "
Không?
Mong bác giả nhời! hì hì...
Nghe bác GIÓ nói với CA mà muốn khóc...
Trả lờiXóaChúng tôi sống ở nước ngòai khi chả may ai phải ra cảnh sát thì ngậm miệng là tốt nhất,đó là câu Luật sư luôn khuyên. Vì nghề cảnh sát là lấy cung, lời khai và họ moi rất tài! Quyền của nghi phạm bên này là có quyền im lặng, có quyền trình bầy, có quyền thuê luật sư, đưa ra các bằng chứng. Nhà chức trách phải chứng minh người kia có tội. Tôi trộm nghĩ ở đây nhà chức trách đã phản ứng (dị ứng) quá mức đối với người biểu tình. Nếu tôi bị bắt tôi sẽ kiện về việc "vi hiến". Tuy vậy ai cũng biết "con kiến kiện củ khoai", hay "được vạ má sưng". Ở Châu Âu họ được quyền biểu tình, tuy vậy họ vẫn phát triển hình thức biểu tình trên mạng. Theo cá nhân tôi đợt phản đối Nghị Phước vừa qua là cuộc biểu tình trên mạng mà kết quả tôi cho là có khi còn mĩ mãn hơn là nếu đi biểu tình trên đường phố.
Trả lờiXóaMT
Thế thì bắt ngay ông Nguyễn Tấn Dũng vì tội kêu gọi biểu tình, bắt ngay đài THVN vì đăng tải, tức là tuyên truyền, bắt..bắt hết...
Trả lờiXóaBùi Thanh Hiếu tuyệt vời!
Trả lờiXóaNgười Buôn Gió tuyệt vời!
Chúc bạn chân cứng đá mềm!
(Muathuhanoi)