Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

PHÁT HIỆN KINH ĐÔ PHẬT GIÁO TÂY BẮC?

Phát hiện Kinh đô Phật giáo Tây Bắc

28/11/2011 09:08:23

Bee.net,vn- Đầu tháng 11, Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã tiến hành đợt khai quật lần thứ 6 tại khu di tích khảo cổ xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên. Nhiều hiện vật quan trọng mang dấu ấn Phật giáo cuối thời Lý đầu thời Trần đã được phát hiện. Điều đặc biệt là các nhà khảo cổ đã phát hiện sự xuất hiện của văn hóa Chăm trên một số hiện vật ở đây.

Kinh đô Phật giáo Tây Bắc

Ông Trần Xuân Ca, giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho biết: Chúng tôi có thể khẳng định rằng đây là Kinh đô Phật giáo lớn nhất Tây Bắc thời nhà Trần. Tại những hố khai quật ở khu vực xã Tân Lĩnh đã phát hiện những hiện vật như lá đề cân, lá đề lệch, đầu rồng ngậm ngọc, chim ưng, thú đầu đạo...
.
a
Nhiều hiện vật quan trọng mang dấu ấn Phật giáo cuối thời Lý đầu thời Trần đã được phát hiện.

Những hiện vật này thấm đẫm phong cách kiến trúc, mỹ thuật thời nhà Trần. Đặc biệt, tại các hố khai quật dưới chân núi Vua Đen còn phát hiện được hai cột tháp cao 9 tầng, được làm bằng đất nung. Cách hai cột tháp này các nhà khảo cổ còn phát hiện được những bệ cột đá có chạm trổ hình hoa sen. Điều này cho thấy đã có một ngôi chùa lớn tồn tại dưới chân núi Vua Đen cách đây hàng trăm năm.

Trước đây, tỉnh Yên Bái cùng với các chuyên gia khảo cổ học như Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn cũng đã tiến hành khai quật khu vực Tân Lĩnh và phát hiện thêm rất nhiều hiện vật chứa đựng thông tin khẳng định đây là Trung tâm Phật giáo rất lớn thời nhà Trần. Chẳng hạn như bệ đất nung hình hoa sen, các mảnh ngói mũi nhọn...

Từ vị trí những hiện vật phát hiện được nếu đem lập bản đồ sẽ cho thấy rằng: Kinh đô Phật giáo Tây Bắc vẫn còn một di tích duy nhất cùng thời với những ngôi chùa khai quật được là khu đền Hắc Y, Đại Cại. Nếu đem so sánh chất liệu cùng những hoa văn trang trí trên một số hiện vật được phát hiện với di tích Hắc Y, Đại Cại thì thấy có một số điểm tương đồng, như các hình vẽ trên mái ngói, hình rồng ngậm ngọc...
.
a
Những hiện vật này thấm đẫm phong cách kiến trúc, mỹ thuật thời nhà Trần.

Sau lần khai quật đầu năm 2004, đến tháng 10/2004, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức ngay một cuộc hội thảo khoa học về khu di tích lịch sử, văn hóa phát hiện được ở Tân Lĩnh. Hội thảo đã đi đến kết luận rằng: "Đây là một quần thể di tích lich sử, văn hóa khảo cổ học đặc biệt quý hiếm của thời Trần sớm được phát hiện ở vùng miền núi phía bắc nước ta". Sau hội thảo, công việc khai quật tiếp tục được tiến hành nhằm tạo cở sở cho việc lập đề án xây dựng, tôn tạo thành khu tham quan du lịch cấp Quốc gia.

Cũng theo ông Ca, nếu căn cứ theo "minh văn" (những văn bản khắc trên bia đá hiện còn ở Tân Lĩnh) thì khu vực này có tới 40 tháp nằm trên không gian rộng lớn. Tuy nhiên, qua 6 lần khai quật chúng ta mới chỉ phát hiện được 10 tháp. Sau khi phát hiện tỉnh Yên Bái sẽ có kế hoạch phục dựng lại.

Bí mật những hiện vật 

Mặc dù các nhà khảo cổ đã thống nhất ý kiến về một Kinh đô Phật giáo phía Tây Bắc căn cứ vào những hiện vật phát hiện được, tuy nhiên, cũng chính những hiện vật này lại chứa đựng những thông tin mà việc lý giải nó chỉ phụ thuộc vào sự suy đoán. Đó là những hiện vật như Naguda, hình người con gái múa hát, bệ hoa sen bằng đất nung...
.
a
Một bệ đã được phát hiện.

Những hiện vật này mang dấu ấn của văn hóa Chăm, mà nền văn hóa này lại phồn thịnh ở khu vực phía Nam Việt Nam, vì thế sự xuất hiện những hiện vật Chăm ở miền biên viễn phía bắc đã đặt ra nhiều câu hỏi khó lý giải.

Trong một số tư liệu của Bảo tàng Yên Bái trích dẫn lại ý kiến của cố GS Trần Quốc Vượng là "ngôi chùa phảng phất văn hóa Chăm". Sau đó, hàng loạt các giả thiết đã được đặt ra.

Ông Nguyễn Xuân Đoán, nguyên giám đốc Trung tâm Văn hóa huyện Lục Yên, đồng thời cũng là người tham gia rất nhiều cuộc khai quật ở Lục Yên cho rằng: Kinh đô Phật giáo có thể được xây dựng vào thời gian Chiêu văn vương Trần Nhật Duật làm Trấn thủ trông coi đạo Đà Giang, thuộc tỉnh Yên Bái ngày nay (1280).

Thời gian này đích thân ông đã dụ hàng được thổ tù đạo Đà Giang là Trịnh Giác Mật. Kinh đô Phật giáo có thể được xây dựng vào thời gian này.
.
Một lá đề cân được phát hiện ở khu khảo cổ xã Tân Lĩnh.
Một lá đề cân được phát hiện ở khu khảo cổ xã Tân Lĩnh.

Tuy nhiên, có thể trước đó Trần Nhật Duật đã đưa những tù binh nước Chiêm Thành từ phía Nam ra đạo Đà Giang để giam giữ. Ông đã sử dụng những tù binh này vào việc xây dựng đền, chùa, miếu mạo, vì thế tù binh Chiêm Thành chạm trổ những tượng và hình nét hoa văn thấm đẫm phong cách Chăm như những hiện vật mà chúng ta đã phát hiện.

Ông Trần Xuân Ca lại cho rằng: Nền văn hóa Chăm phồn thịnh ở phía Nam. Từ trung tâm đó, dấu ấn Chăm lan tỏa ra các khu vực xung quanh, càng xa trung tâm thì dấu ấn đó càng nhạt dần. Việc phát hiện dấu ấn Chăm ở khu di tích khảo cổ Tân Lĩnh được cho là xa xôi nhất so với trung tâm của nó. Nếu nhìn ở góc độ này thì việc chúng ta thấy phảng phất dấu ấn Chăm trên những hiện vật ở một ngôi chùa miền biên viễn phía bắc là điều không khó hiểu.


Quách Dương
Nguồn: Bee.net,vn.


6 nhận xét :

  1. Phải thừa nhận một điều rằng lịch sử Phật giáo Việt Nam là một phần của lịch sử dân tộc Việt nam. Công lao của các thiền sư Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước là một sự thật không thể tranh cãi. Nếu nói đến công nghiệp của vua Lý Thái Tổ thì có nghĩa là đã nhắc đến các thiền sư Viêt Nam vậy.
    Mãi đến năm 1075, nước Việt Nam dưới triều vua Lý Nhân Tông mới có các khoa thi tuyển trạch nhân tài ra giúp nước, còn thì từ đấy trở về trước, việc nước là do các thiền sư đảm nhiệm dưới sự trị vì của vua Lý Thái Tổ.
    Vua đã nhờ cậy các thiền sư cả việc nội trị ngoại sự: việc xây dựng nền kinh tế, văn hóa ,giáo dục đến cả việc ngoại giao tiếp sứ thần nước ngoài.
    Nhân cách của các vị thiền sư thì không ai sánh kịp, họ chỉ vào triều giúp vua trong giai đoạn nào thôi, cuộc sống căn bản của họ chính là sống quây quần với dân chúng trong làng.
    Các thiền sư vẫn phải cầy cấy mà ăn, dạy chữ cho các trẻ em (về sau, những đứa trẻ này là tầng lớp nho sĩ trí thức đảm đương việc nước), trồng cây thuốc, khám bệnh cho dân không lấy tiền, nhiều khi ngôi chùa Việt Nam còn là nơi giữ trẻ cho các nông dân rảnh tay cầy cấy.
    Nói chung, một thiền sư có thể là một cố vấn an ninh quốc gia cho chính phủ, một bác nông dân, một vú nuôi đồng thời là một thày giáo, hay một thầy thuốc....nhân cách của họ cao vời vợi, không ai sánh kịp.
    Việc tìm ra một kinh đô phật giáo ở Việt Nam là điều đáng mừng, vì Phật giáo Việt Nam là một phần của lịch sử dân tộc Việt nam.Tìm hiểu về Phật giáo Việt Nam có nghĩa là tìm hiểu về lịch sử dân tộc vậy!

    Trả lờiXóa
  2. Đọc cho đỡ căng thẳng vài ngày qua...
    Cám ơn TS

    TH

    Trả lờiXóa
  3. Phật giáo mới chính là tôn giáo của toàn thế giới!

    Trả lờiXóa
  4. Ẩn danh 22:57 không nên tự sướng như thế !

    Trả lờiXóa
  5. ĐÚNG VÂY PHẬT GIÁO THẬT NHÂN BÃN

    Trả lờiXóa
  6. Nông dan yêu nướclúc 15:55 1 tháng 12, 2011

    Ngay gần nơi mình ở thế mà giờ mình mới biết. Cách đây 20 năm mình đã từng làm ăn ở nơi này . Rất tự hào cho miền tây bắc.

    Trả lờiXóa