Phan Bội Châu (1867 - 1940) |
LỜI CHIÊU TUYẾT CHO CỤ PHAN BỘI CHÂU
Bài 2: CÓ PHẢI PHAN BỘI CHÂU VÔ TÌNH ĐÃ “CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ”, “RƯỚC VOI VỀ GIÀY MẢ TỔ”, MỞ ĐƯỜNG CHO NHẬT ĐÁNH CHIẾM VIỆT NAM SAU NÀY?
Đào Tiến Thi
Ông Hoàng Hữu Phước (HHP) viết về Phan Bội Châu rằng cụ đã “khóc lóc với Lương Khải Siêu khi nhờ Lương Khải Siêu giới thiệu với Nhật xin giúp kéo quân sang Việt Nam đánh Pháp, mà không biết mình rất có thể đã “cõng rắn cắn gà nhà”, “rước voi về giày mả tổ”, mở đường cho sự quan tâm của Quân Phiệt Nhật tàn bạo đánh chiếm và giết chết nhiều triệu người Việt Nam sau này, và phải nhờ Lương Khải Siêu ban phát cho lời khuyên can mới hiểu ra sự nguy hiểm của lời yêu cầu Nhật đem quân đến Việt Nam giúp đánh Pháp”.
Như vậy, tuy ông HHP như là có phần “bào chữa” cho cụ Phan về hành động “cõng rắn cắn gà nhà”, “rước voi về giày mả tổ” bằng các từ ngữ “mà không biết mình rất có thể”, “phải nhờ Lương Khải Siêu … mới hiểu ra” thì dụng ý đoạn trên cũng quá rõ:
Thứ nhất, chỉ cần đặt một cái dấu nối vu vơ giữa việc cụ Phan Bội Châu sang Nhật theo chủ trương cầu viện hồi 1905 với việc quân đội Nhật vào Việt Nam sau này (1940 – 1945) đã đủ tạo mối hoài nghi về về việc làm “có hại” của cụ Phan Bội Châu. Vì cả hai sự việc đều có thật. Và sự thật đó càng dễ bị hiểu lầm khi môn lịch sử trong nhà trường luôn chỉ chú trọng giai đoạn từ 1930 trở đi, còn phần trước 1930 chỉ có sự kiện Nguyễn Ái Quốc đi tìm đường cứu nước là được chú trọng. Thi cử cũng chỉ xoay quanh như thế. Do đó dám chắc là những hoạt động cứu nước của hai cụ Phan hồi đầu thế kỷ XX, nhiều thế hệ học sinh nắm rất lơ mơ.
Thứ hai, theo cách viết của ông HHP, dù Phan Bội Châu sau đó có tỉnh ngộ thì việc cũng đã rồi. Cái việc cầu viện Nhật Bản là hành động đã dẫn đến việc đội quân phát xít Nhật vào Việt Nam sau này (1940 – 1945) và gây ra tội ác “giết chết nhiều triệu người Việt Nam”.
Thật là kinh khủng. Giá ông HHP chửi bậy cụ Phan một câu cũng không sao (con cháu bây giờ thiếu gì kẻ vô lễ với tiền nhân). Nhưng với kiểu ăn nói trên, ông HHP đã cả gan ném bùn vào vong linh cụ Phan!
Chúng tôi xin lược thuật một số sự thực lịch sử dưới đây để độc giả hiểu rõ.
1. Cụ Phan Bội Châu ra đi cứu nước trong bối cảnh “Á Đông mở hội duy tân”
Như ta đều biết, cho đến cuối thế kỷ XIX, hầu hết các nhà nho Việt Nam chỉ biết có sách Thánh hiền, chỉ biết có nước Trung Hoa (và nước Đại Nam của mình) là “văn minh”, còn lại đều là “dã man”, kể cả người “Tây dương”. Nhưng đến khi đã hoàn toàn thua cuộc (phong trào Cần vương cơ bản bị dập tắt vào mấy năm cuối của thế kỷ XIX), họ mới thực sự thấy sức mạnh của “mưa Âu gió Mỹ” (chữ của Phan Bội Châu và các chí sỹ thời ấy hay dùng). Qua sách báo Tân thư (sách vận động duy tân ở Trung Quốc), giới sỹ phu tiên tiến còn biết cái nước Trung Hoa quân chủ khổng lồ mà bấy lâu ta vẫn tưởng là chúa tể thiên hạ nay chỉ là miếng mồi ngon cho các đế quốc chia nhau. Cuộc sinh tồn của các quốc gia trên hoàn cầu chẳng qua là một cuộc cạnh tranh mạnh được yếu thua, chứ chẳng phải do “mệnh trời” như lời dạy của Thánh hiền. Muốn mạnh thì phải biết duy tân (đổi mới). Các nước Âu – Mỹ chẳng qua biết phế bỏ chế độ chuyên chế mà trở nên hùng mạnh, mà khi hùng mạnh thì ắt phải mở rộng đất sống, phải đi thôn tính nước khác. Thế kỷ XIX, các nước Âu – Mỹ làm mưa làm gió trên hoàn cầu, nhưng từ cuối thế kỷ XIX, Á châu trỗi dậy. Nhật Bản từ một nước vô danh, nhờ cuộc Duy tân Minh Trị, đã nhanh chóng trở thành một cường quốc, ngang ngửa với Tây Phương trên bàn cờ chính trị thế giới.
Sau mấy năm ra Bắc vào Nam vận động, đầu năm 1904, Phan Bội Châu và các đồng chí của mình đã thành lập Duy tân Hội theo cách mô phỏng các phong trào duy tân ở Trung Quốc, Nhật Bản, do Cường Để, một người trong hoàng tộc làm hội trưởng và nhiều sỹ phu lớn đứng đầu như Nguyễn Hàm, Lê Võ, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân,…
Ngay trước khi Phan Bội Châu xuất dương lại thêm một sự kiện làm nức lòng giới sỹ phu nước ta. Đó là cuộc chiến Nga – Nhật (1904 – 1905) sắp đi vào hồi kết, trong đó Nhật Bản, một nước Á châu da vàng đã đánh bại Nga, một đế chế da trắng khổng lồ ở Âu châu:
Cờ độc lập đứng đầu phất trước
Nhật Bản kia vốn nước đồng văn
Á Đông mở hội duy tân
Nhật Hoàng là đấng minh quân ai bì.
(Bài Á Tế Á)
Bước chân lên đất Nhật, được tận mắt thấy tai nghe, Phan Bội Châu càng khâm phục Nhật Bản, một nước từ quân chủ lạc hậu, nhờ công cuộc Duy tân mà nay trở nên văn minh, dân khí cường cường thịnh, dân quyền được tôn trọng:
– Kìa xem nước đồng châu Nhật Bản
Tàu với xe đưa đón hành nhân
Đãi nhau tử tế muôn phần
Khi ngồi khi đứng chỗ nằm chỗ ăn
Lúc đau yếu nom thăm đi lại
Lấy đạo người mà đãi giống người…
– Kìa xem Nhật Bản người ta
Vua dân như thể một nhà kính yêu
Chữ bình đẳng đặt đầu chính phủ
Bấy lâu nay dân chủ cộng hòa
Nghĩ như nông nỗi nước ta
Đến giờ mới mất cũng là trời thương…
(Hải ngoại huyết thư, 1906)
(Những điều trên ngày nay chúng ta vẫn phải ngưỡng mộ và học tập chứ không chỉ ở thời các cụ đầu thế kỷ XX còn “ấu trĩ” đâu)
Sơ qua bối cảnh trên để thấy Duy tân Hội và xu hướng “hướng Đông” là một trào lưu mới mẻ, tiến bộ, như là tất yếu của lịch sử Việt Nam lúc đó, chứ không phải do đầu óc bạc nhược và mù quáng của cụ Phan như ông HHP nghĩ.
2. Phong trào Đông du: Từ chủ trương cầu viện chuyển sang tự lực cánh sinh
Nhờ sự giúp đỡ của Lương Khải Siêu, Phan Bội Châu đã nhanh chóng tiếp xúc với các chính khách Nhật Bản. Hai chính khách Phan gặp đầu tiên là Bá tước Đại Ôi (Okuma Shigenobu), người đã hai lần làm thủ tướng Nhật và lúc ấy vẫn đang là lãnh tụ Đảng Tiến bộ và Tử tước Khuyển Dưỡng Nghị (Inukai Tsuyoshi), một cánh tay mạnh của Đại Ôi, nguyên là Văn bộ đại thần (Bộ trưởng Giáo dục), còn lúc ấy đang làm Tổng lý Đảng Tiến Bộ (về sau ông cũng làm thủ tướng Nhật, 1931 – 1932). Buổi gặp đầu tiên được Phan kể lại là “tân chủ hoan hợp rất mực” – khách và chủ rất vui và hợp nhau (Phan Bội Châu niên biểu, in trong Phan Bội Châu toàn tập, tập 6, Thuận Hóa, 2001).
Trước mục đích cầu viện của Phan, hai chính khách Nhật trả lời rất thẳng thắn như sau:
“Lấy Dân đảng Nhật Bản giúp cho các ngài thì được, nếu lấy binh lực giúp các ngài thì nay là thì giờ chưa tới nơi. Hiện tình thế chiến tranh ở đời bây giờ chẳng phải vấn đề riêng ở Pháp với Nhật, mà là vấn đề Âu – Á đua hơn thua nhau. Nhật Bản muốn giúp cho quý quốc, thì tất phải tuyên chiến với Pháp. Nhật – Pháp tuyên chiến thì chiến cơ động cả hoàn cầu, lấy sức Nhật Bản ngày nay mà tranh với toàn Âu châu, thiệt chưa đủ sức, các ngài có thể ẩn nhẫn được mà chờ cơ hội ngày sau không?”
(Phan Bội Châu niên biểu, sđd)
Tiếp đó, hai vị chính khách Nhật khuyên Phan phải có thực lực trong nước trước, đầu tiên là phải có một chính đảng các mạng, còn họ sẽ giúp đào tạo đảng nhân (cán bộ). Đại Ôi nói:
“Các ngài nếu đem được đảng nhân các ngài ra đây, nước Nhật Bản thu dụng được hết. Hay là các ngài bây giờ ưng ở Nhật Bản, chúng tôi sẽ vì các ngài sắp đặt chỗ ở, lấy một cách ngoại tân ưu đãi các ngài, sinh kế cũng không phải lo gì; chuộng nghĩa hiệp, trọng ái quốc, là tính đặc biệt của người Nhật Bản”.
(Phan Bội Châu niên biểu, tập 6, sđd)
Tuy mục đích cầu viện không đạt được nhưng Phan Bội Châu rất phấn khởi, vì con đường cứu nước đã được mở ra. Ngay sau đó Phan gấp rút về nước vận động Cường Để và các thanh niên ưu tú xuất dương, đồng thời cũng bước đầu chuẩn bị thành lập các hội Nông, Công, Thương, Học để làm nguồn nhân lực và tài chính. Lần về nước thứ nhất chưa đón được Cường Để, và Phan cũng chỉ đem được 3 thanh niên xuất dương, vì “con em nhà giàu một bước chân không dám ra khỏi cửa, mà những người thiếu niên thanh hàn không khác gì trói chân” (không có tiền để đi – ĐTT). Lương Khải Siêu gợi ý Phan làm một bài văn cổ động những người hữu tâm trong nước giúp. Phan liền viết Khuyến quốc dân tu học văn. Bài văn chưa kịp gửi về thì lại được thêm 6 thanh niên Bắc Kỳ sang (trong đó có Nguyễn Hải Thần, có hai anh em Lương Lập Nham (tức Lương Ngọc Quyến, sau này là lãnh tụ của cuộc Binh biến Thái Nguyên – 1916) và Lương Nghị Khanh, con của cụ Lương Văn Can, chí sỹ Đông Kinh nghĩa thục). Thời gian đầu, việc ăn ở cực kỳ khó khăn, vì sự quyên góp trong nước ít ỏi. Đói rét là chuyện thường xuyên, thậm chí có lúc phải đi ăn mày. Cụ Phan kể câu chuyện sau đây trong Phan Bội Châu niên biểu: Lương Lập Nham nhịn đói đi bộ một ngày từ Hoành Tân (Yokohama) đến Đông Kinh, lẻn vào “ngủ nhờ” ở sở cảnh sát. Khi cảnh sát hỏi, ông không biết tiếng liền lấy bút ra để bút đàm, cảnh sát Nhật mới biết ông là người Ấn Độ Chi Na (Việt Nam) bị “lạc đường”, liền cấp cho tiền tàu và tiền ăn vài ngày để ông quay về Hoành Tân. Lương Lập Nham tận dụng những ngày có tiền đó để đi tìm việc làm và tìm những người hào hiệp giúp đỡ và đã thành công.
Đầu năm 1906 Đặng Thái Thân đưa được Cường Để sang Nhật. Cường Để là người hoàng tộc (triều Nguyễn), tổ tiên vốn gắn bó nhiều với dân Nam Kỳ (và đến lúc đó người Nam Kỳ vẫn còn rất “luyến chúa”), cho nên việc vận động Nam Kỳ, nhất là giới nhân sỹ và điền chủ giàu có được thuận lợi. Tuy vậy việc tận dụng ngọn cờ Cường Để cũng gây cho Phan Bội Châu những rắc rối trong quan hệ với Phan Châu Trinh, vì Phan Châu Trinh luôn luôn kịch kiệt đả phá chế độ quân chủ.
Không chỉ chú ý vào việc du học, Phan Bội Châu còn mở rộng giao du và liên kết đồng chí, ví dụ liên kết với lãnh tụ Hoàng Hoa Thám[1], tiếp xúc với Tôn Trung Sơn để tìm sự hậu thuẫn của cách mạng Trung Quốc, thành lập Hội Đông Á Đồng minh (gồm những người yêu nước Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Philipine đang lưu vong ở Nhật), thành lập Hội Điền – Quế – Việt liên minh[2].v.v..
Trong thời gian hoạt động của Duy tân và Đông du, ở trong nước xảy ra nhiều vụ đấu tranh chống Pháp (do ảnh hưởng gián tiếp từ các hoạt động của Phan Bội Châu, nhất là do thơ văn đầy nhiệt huyết yêu nước của Phan thôi thúc), lớn nhất là vụ chống sưu thuế ở Trung Kỳ. Thực dân Pháp ra tay khủng bố. Hàng loạt chí sỹ là bạn bè hoặc đồng chí của Phan đã hy sinh (Đặng Thái Thân, Tăng Bạt Hổ,…) hoặc bị tù đày (Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Nguyên Cẩn,…). Nghĩa quân Hoàng Hoa Thám bị bao vây, cô lập. Tiền quyên góp từ trong nước ngày càng khó khăn. Và cuối cùng do yêu cầu của Pháp, chính phủ Nhật đã giải tán các học sinh Việt Nam[3]. Phan Bội Châu lánh sang Quảng Châu, Trung Quốc rồi sang Bạn Thầm, Thái Lan, tụ tập số đồng chí còn lại, mặc áo tơi, đội nón lá đi làm ruộng để chuẩn bị một phương án cứu nước mới (Việt Nam Quang Phục Hội, 1912).
Về thời gian Phan Bội Châu hoạt động ở Nhật, chúng tôi chỉ điểm qua như thế, không thể thuật chi tiết trong phạm vi một phần của một bài báo, nhưng có lẽ qua đó cũng đủ thấy Phan Bội Châu và các đồng chí của mình đã tự lo toan, nếm mật nằm gai như thế nào. Cái chủ trương cầu viện Nhật Bản mang theo lúc ra đi thực ra đã tiêu tan ngay khi đặt chân lên đất Nhật. Nhưng cụ Phan và các đồng chí của cụ không những không nản chí, mà trái lại đã hoạt động rất tích cực. Bởi vì, khi đi ra ngoài, nhận thức đã thay đổi rất nhiều. Thực sự cụ Phan đã chuyển từ chủ trương cầu viện sang chủ trương tự lực cánh sinh, chứ nếu không thì chắc cụ đã bỏ về sau khi Nhật từ chối viện trợ.
Sự giúp đỡ của Nhật Bản cho Duy tân Hội của Phan Bội Châu tóm lại chỉ nhận đào tạo giúp cán bộ và ủng hộ về mặt tinh thần. Thời gian cũng rất ngắn ngủi. Hai năm đầu thì học sinh còn rất ít, đến năm thứ ba (2008), vừa lúc số học sinh sang nhiều nhất (200 người) thì tháng 10 năm ấy, chính phủ Nhật đã lệnh trục xuất. Và cũng nên lưu ý điều này: Những nhân vật trọng yếu của Nhật Bản đứng ra giúp phong trào Đông du lúc ấy thực ra không nắm quyền trong chính phủ. Vả lại, có đứng đầu chính phủ đi chăng nữa cũng không dễ gì, theo thể chế của họ. Họ chỉ nhân danh đảng Tiến bộ của mình, còn nếu nhân danh chính phủ thì nước Nhật phải có lý do gây hấn với nước Pháp, điều đó họ chưa đủ sức (xin xem lại lời của Đại Ôi và Khuyển Dưỡng Nghị ở trên). Cho nên dù các ông Đại Ôi và Khuyển Dưỡng Nghị rất có thiện chí, sự giúp đỡ của các ông cũng rất hạn chế. Nghĩa là Phan Bội Châu không phải “nợ” gì người Nhật để đến nỗi sau này phải “cõng rắn cắn gà nhà”, rước voi về giày mả tổ” như Ông HHP tưởng (hay cố tưởng) như vậy.
Sự “dính líu” của Phan Bội Châu với chính phủ Nhật cũng chỉ có thế. Phần hoạt động tiếp sau đó của Phan Bội Châu trong Việt Nam Quang phục Hội chỉ có một chi tiết nhỏ liên quan đến chính phủ Nhật Bản. Năm 1917, vừa mới ra khỏi nhà lao Quảng Đông (4 năm bị giam ở đây), được tin một người Việt Nam ở trong nước mới qua Nhật có đem theo tiền ủng hộ, Phan liền đi Nhật. Ngoài mục đích lấy tiền ủng hộ, Phan muốn thăm dò thái độ của Nhật Bản trong cuộc Thế chiến I, vì nghe tin Nhật sắp có một hiệp ước kín với Đức (Đức là kẻ thù của Pháp trong Thế chiến I nên các lãnh tụ Việt Nam Quang phục Hội muốn lợi dụng, và họ đã liên lạc được với sứ quán Đức ở Truug Quốc). Kết quả thế nào không thấy Phan Bội Châu kể, các nhà sử học cũng không có tư liệu về việc này. Chắc là không đạt được gì, vì ngay cả việc “thông Đức” trên đất Trung Quốc cuối cùng cũng không thành công. Sau đó cụ Phan còn đi Nhật vài lần nữa, nhưng chỉ là những việc ân nghĩa cá nhân. Ví dụ, năm 1918, cụ đến Nhật để dựng bia mộ cho một người Nhật là ân nhân của mình. Những năm 1921 – 1922 cụ qua lại Nhật để thăm Cường Để (đã định cư ở Nhật Bản từ 1915). Cụ đã kể điều này trong Phan Bội Châu niên biểu: “Năm Canh Thân, Tân Dậu (1920 – 1921), luôn vài năm ấy, tôi thường đi lại ở Bắc Kinh, Hàng Châu, Quảng Đông, cũng có khi qua Đông Tam Tỉnh, do Yên Đông đến Triều Tiên qua Nhật Bản, có đôi ba lần đi thăm Kỳ Ngoại Hầu (tức Cường Để – ĐTT). Chẳng qua là du lịch xoàng, thực không quan hệ gì công việc cách mện”. (Phan Bội Châu niên biểu, Sđd)
3. Từ chủ trương “Pháp – Việt đề huề” để chống họa xâm lăng từ Nhật Bản đến chủ trương “văn minh cách mạng”
3.1. Như đã nói trên, Duy tân Hội mới chỉ gây những ảnh hưởng gián tiếp ở trong nước mà thực dân Pháp đã đàn áp dã man. Nhiều đồng chí, bạn bè của Phan Bội Châu bị hy sinh, bị tù đày. Sau này lại gặp Phan Chu Trinh, người trước sau theo chủ trương bất bạo động, luôn phải nghe người bạn đồng chí đáng kính kịch liệt phản đối dùng bạo động, cụ Phan Bội Châu bắt đầu nghĩ lại về phương pháp cách mạng của mình. Lúc thành lập Việt Nam Quang phục Hội (1912), cụ Phan đã phải phân vân về đường lối “kịch liệt bạo động”. Cụ kể trong Phan Bội Châu niên biểu:
“Viết đảng sử đến đây, thiệt là muốn đau, quẹt nước mắt mà viết. Có các điều không nỡ viết, nhưng lại không nỡ không viết. Bởi vì hy sinh mất những người đồng bào có chí khí, tâm huyết để mong cho vận nước nhà được sống lại; nín cái thống khổ của thiểu số mà lo cho đa số, như Liệt Ninh (Lê Nin – ĐTT) tiên sinh đã từng nói”: “Sát kỳ nhứt dĩ sinh kỳ nhị” (giết một mà cứu sống được hai), chúng ta cũng không thể nào tiếc được!
Than ôi, việc đời quá chừng trắc trở, cơ trời quá khó đo lường, chỉ giết oan đồng bào ở trong đám hy sinh mà không kết quả, thật là đại tội cực ác của tôi, mà tôi phải thiên vàn thừa nhận lấy!”.
(Phan Bội Châu toàn tập, tập 6, sđd)
3.2. Sau Thế chiến II, Albert Sarraut sang làm toàn quyền Đông Dương (1919 – 1923). Sarraut thuộc đảng Cấp tiến Pháp, là một đảng khuynh tả. Ông chủ trương làm đúng tinh thần liên hiệp, cho tổ chức lại trường đại học, cho mở mang thêm các trường học các cấp, nới rộng các hội đồng quản trị cho người Việt tham gia. Chính sách cai trị mềm mỏng của ông tạo nên không khí dễ thở phần nào cho dân thuộc địa. Toàn quyền Sarraut cũng cho người gặp Phan Bội Châu. Một số đồng chí của Phan muốn nhân cơ hội này mà tạm “hòa hoãn”. Về phía Phan Bội Châu, cụ cũng đã chuyển hướng phương pháp cách mạng như trên đã nói. Vì vậy năm 1918, cụ viết Pháp – Việt đề huề luận (khi được in có tiêu đề là Pháp Việt đề huề chính kiến thư, nay in trong Phan Bội Châu toàn tập, tập 5, sđd).
Trong Pháp – Việt đề huề luận, Phan Bội Châu nêu rõ cái họa Nhật Bản nguy hiểm như thế nào cho cả nước Pháp và nước Nam. Cụ phân tích:
1. Nước Nhật đang ngày càng hùng mạnh và đầy tham vọng. Chứng cớ là Nhật đang gặm dần Trung Hoa, giành cả những phần đất mà liệt cường (cường quốc) đã lấy. Cụ viết:
“Nhật Bản kia là một nhà nham hiểm nhất trong thế giới, cũng là một bác nhanh chân nhất trong phường đi săn. Bắt đầu khi liệt cường đua nhau dúng tay cầu lợi ở Trung Hoa thì Nhật Bản đã vớ ngay được mấy miếng thịt béo là Đài Loan và Nam Mãn, đến nay cả vùng Phúc Kiến và Sơn Đông đã hình như của trong túi người Nhật (...) Cái lòng tham hăng hái muốn vơ vét cả cõi Á châu kia, người Nhật quyết không phút giây nào quên được”.
“Cuộc Âu chiến khởi phát chưa đầy nửa năm mà Thanh Đảo, Nam Dương của Đức đều thấy cờ Nhật phất phới, báo cho chủ cũ cái cảnh tượng ông khách cường ngạnh đã đến. Cái then khóa người Đức ở Trung Hoa đã phải hai tay đệ dâng người Nhật rồi”.
2. Nếu như cuộc thế chiến vừa rồi là “Âu châu chọi với Âu châu” thì cuộc thế chiến sắp tới sẽ là “Á châu chọi với Âu châu”. Á châu chỉ có mình Nhật Bản nhưng các liệt cường Âu châu lại thường chia rẽ nhau, và vì chính sách liên minh tay đôi của Nhật với mỗi liệt cường làm cho họ không thể kiên kết với nhau.
Khi người Nhật tấn công vào Việt Nam thì người Pháp sẽ thua, bởi vì:
+ Pháp đã kiệt sức trong cuộc Âu chiến vừa qua (thua nước Đức – ĐTT).
+ Quân Pháp ở Việt Nam mỏng, không thể chọi lại quân Nhật. Mạnh như quân Nga ở Liêu Đông 10 năm trước mà còn thua Nhật.
+ Khi Nhật vào, quan lại Việt Nam sẽ mở thành đón giặc, vì bọn này “mang cái tư cách trâu ngựa, tôi tớ, cứ khỏe là sợ, cứ lợi là theo”.
+ Pháp có Anh là đồng minh nhưng nếu chiến tranh xảy ra thì Anh còn phải lo giữ Ấn Độ, Hương Cảng, Nam Dương (các thuộc địa của Anh lúc đó – ĐTT).
+ Nếu Nhật vào Việt Nam thì quân Điền Việt (Vân Nam, Quảng Đông) cũng nhảy vào trợ chiến cho Nhật, mục đích là để chia phần, nhưng Nhật cũng sẽ đồng ý (giống như Đức lợi dụng đế quốc già nua Thổ Nhĩ Kỳ ở châu Âu).
Khi Nhật thay chân Pháp thì tình cảnh nước Nam còn còn tệ hại hơn, vì:
+ Người Nhật hung hiểm gấp trăm lần người Pháp. Gương Cao Ly (Triều Tiên), Đài Loan còn đó.
+ Việt Nam không thể giành độc lập được nữa, vì bấy lâu nay nước Pháp ở xa mà ta còn không đánh nổi, huống chi Nhật ở gần, chiến hạm sáng đi tối đến.
+ Nước Nhật đất chật lại xấu, người thì đông, phải cố liều chết tìm đất thực dân, túi tham vơ vét bao nhiêu cũng không đủ, lấy đâu thừa thãi mà còn bố thí cho ta.
Vì những lẽ trên, Phan Bội Châu kêu gọi Pháp – Việt hợp tác để cùng chống Nhật. Mà nếu hợp tác thì sẽ thắng Nhật.
3.3. Tiếp theo, năm 1921, Phan Bội Châu công bố chủ thuyết về “văn minh cách mạng” trong luận văn Dư cửu niên lai sở trì chi chủ nghĩa, tức Chủ nghĩa mà tôi ôm ấp mấy năm nay (Phan Bội Châu toàn tập, tập 5, sđd).
“Văn minh cách mạng” là đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc bằng con đường bất bạo động, ngược với chủ trương “dã man cách mạng” (bạo động) mà cụ đã theo đuổi bấy lâu. Lý luận của cụ có thể tóm tắt như sau:
1. Làm cho đất nước mỗi ngày một phú (giàu), dũng (mạnh) và mọi người biết hợp quần (đoàn kết) thì tự kẻ thực dân không dám khinh ta nữa, lúc ấy không trao trả độc lập cũng không được. Chứng cớ theo con đường này đã có Ba Lan, trước thuộc Nga và Phi Luật Tân (Philipine), trước thuộc Mỹ, nay đều độc lập.
2. Làm cách mạng như chơi cờ tướng. Nghĩa là cục diện thế giới luôn biến đổi. Các nước đế quốc tuy mạnh nhưng chúng luôn mâu thuẫn, tranh giành nhau. Cho nên điều quan trọng là ta nuôi hạt giống (xây dựng nội lực) để chờ thời; gặp thời cơ, người Pháp sẽ buộc phải trao trả độc lập, nếu không muốn đương đầu với các liệt cường.
3. Làm bạo động cách mạng gây rất nhiều tổn thất, điều Phan Bội Châu không hề muốn.
Trong tác phẩm Y hồn đơn (Bài thuốc chữa hồn), viết đầu những năm hai mươi của thế kỷ XX, cụ Phan hết sức đề cao phương pháp bất bạo động của Gandhy (Ấn Độ). Theo cụ đó là cách “lấy nhu thắng cương”. Mặc dù lúc ấy Gandhy còn đang bị giam, cụ vẫn tin tưởng nhân dân Ấn Độ sẽ giành được thắng lợi[4].
Ở đây, chúng tôi không bàn chuyện đúng sai của chủ trương “Pháp – Việt đề huề” lẫn chủ trương “văn minh cách mạng”. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn thêm chứng cớ về việc Phan Bội Châu đã đi rất ra so với chủ trương cầu viện Nhật Bản hồi mới xuất dương (1905). Với các phương pháp giành độc lập nói trên, kể từ sau Thế chiến I trở đi, cụ Phan Bội Châu không những không nghĩ đến sự can thiệp của Nhật Bản mà còn cảnh giác trước họa xâm lăng của đế quốc Nhật Bản (sau này điều đó đã diễn ra đúng như cụ tiên đoán).
Tháng 9-1940, quân Nhật vào Việt Nam (vào từ từ, lấn dần người Pháp, chứ không rầm rộ) thì cụ Phan đã là một người tù giam lỏng từ lâu (1925 – 1940), cụ chỉ còn là “ông già Bến Ngự” 74 tuổi đang nằm trên giường bệnh chờ chết. Có lẽ cụ cũng chẳng biết có sự kiện trên, còn nói gì có thể “cõng” Nhật “rước” Nhật được nữa, thưa ông HHP. Và cụ qua đời ngay sau đó một tháng, ngày 29-10-1940.
Tất cả những gì trình bày ở phần 2 của bài này cho thấy việc người Nhật có mặt ở Việt Nam những năm 1940 – 1945 chẳng liên quan tí gì đến những hoạt động của Phan Bội Châu ở Nhật cũng như sau khi cụ chính thức rời khỏi Nhật (3-1909).
Thế mà ông HHP đã cố tình nhập nhằng chỗ này, hành động đó xin quý vị độc giả tự phán xét.
(Còn nữa)
Đ.T.Th
[1] Mùa thu năm 1906, Phan đóng giả người Hoa để về nước qua đường biên giới Trung Việt. Đây là một cuộc đi đầy mạo hiểm. Bởi vì ngoài phải lọt qua con mắt kiểm soát của người Pháp còn phải chống chọi với với nhiều đội quân thổ phỉ, lục lâm người Hoa quấy nhiễu khắp vùng thượng du Bắc Bộ, thậm chí có những thủ lĩnh làm chủ cả một vùng thay vì người Pháp. Nhưng nhờ quen biết một số quan chức Lưỡng Quảng, Phan được họ giúp đỡ nên đi chót lọt, sau lại còn được một lục lâm đưa đường xuyên sơn vào căn cứ địa Phồn Xương để gặp Hoàng Hoa Thám. Sau này, có lúc Phan Bội Châu mua được 500 cây súng từ Nhật để gửi về cho nghĩa quân Yên Thế nhưng việc không thành.
[2] Hội gồm những học sinh Vân Nam, Quế Châu (Trung Quốc) và Việt Nam đang học ở Nhật.
[3] Một số vẫn tìm cách ở lại, tự đi làm thuê lấy tiền ăn học, trong đó có hai anh em Lương Lập Nham (Lương Ngọc Quyến), Lương Nghị Khanh.
* Xem Phần 1, tại http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/11/loi-chieu-tuyet-cho-cu-phan-boi-chau.html
**Bài viết do tác giả gửi riêng Nguyễn Xuân Diện-Blog. Xin chân thành cảm ơn!
Đề nghị TS NXD cho đăng lại bài này:
Trả lờiXóahttp://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/50535/chu-tich-nuoc--lay-y-kien-cu-tri-ve-luat-bieu-tinh.html
Hậu bối thật ngưỡng mộ chí khí nhân cách dấn thân vì dân tộc của cụ Phan
Trả lờiXóaCám ơn tác giả về bài viết, nó giúp tôi hiểu thêm nhiều về cụ Phan, và cũng cho thấy trình độ hiểu biết lịch sử của ông HHP chỉ ngang cỡ học sinh tiểu học.
Trả lờiXóaĐảng Cộng sản cũng phải dành cho nhà yêu nươc Phan Bội Châu những lời lẽ tôn kính nhất, cho dù đường lối của ông khác hẳn (một số nhà yêu nước khác như Nguyễn Thái Học, thủ lĩnh Quốc Dân Đảng, cũng được Đảng cộng sản công nhận lòng yêu nước thương dân của ông, cho dù sau này QDĐ bị đàn áp đẫm máu). Tên của nhị vị tiền bối này được Đảng Cộng Sản đặt rất nhiều trên những con đường lớn ở các đô thị VN. Hoàng Hữu Phước là tên nào, bưng bô? xỏ lá? gián điệp? cầm đèn chạy trước ô tô? Tôi chỉ ước mong Đảng CS VN trừng trị tên bố láo, bưng bô, nịnh thần, phản dân hại nước này.
Trả lờiXóaHoàng Hữu Phước là con người cơ hội không hơn không kém, không hiểu soa một con người thiểu năng trí tuệ như vậy lại "bị" một số cử tri trót tin tưởng bầu làm nghị sĩ. Ông ta hãy thử xem lịch sử sử nước nhà có nhiều nhân vật trước đây còn đưa vào sách giáo khoa dạy co các em học sinh là có tội nay được minh oan như ông Trần Thủ Độ ngày trước ông bị cho là phạm tội khi quân lật đổ triều Lý đã mục ruỗng thối nát để lập nên nhà Trần hiển hách 3 lần đánh tan quân Nguyên vv... Với ông Phước thật là có tội lớn với cụ Phan.
Trả lờiXóaxin hoan ngheng bac dao tien thi,voi trach nhiem mot cong dan,bacy man cho dan ma cho nguoi doc hieu them va ro ve cu phan boi chau.roi cung cu phan boi chau voi o.phuoc,o hieu tim hieu tu dau,tai lieu lich su nao,y do gi,o.noi voi ham y cu la nguoi phan dong.o vi tri 1 dai bieu quoc hoi,o.hieu lich su nhu vay,that o the hieu noi o .mong ong tu xet lai minh,xin tu rut ra khoi quoc hoi,that la
Trả lờiXóaTên Phước đã dám to mồm phát ngôn vi hiến (sổ toẹt Hiến Pháp), công kích lòng dân và báng bổ dân trí. Hơn thế, lục tìm trong hồ sơ blog và website của y thì thấy y còn không tiếc lời báng bổ cả danh nhân nước Việt. Chẳng hạn, y đã láo xược bôi bác và rủa xả Cụ Phan Bội Châu (một Nhà Yêu Nước vĩ đại, một Anh hùng Dân tộc của VN) là kẻ cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về giầy mả...
Trả lờiXóa• Thế có kinh thiêng động địa không chứ ?! Chao ôi ! Nó đã bắn đại bác vào quá khứ và vong linh của tiền nhân !
• Tên Phước đã chọc tức và phỉ báng cả nhiều thế hệ của một Dân Tộc Anh Hùng.
• Nó đã tự vạch trần là một kẻ ma giáo và lưu manh chính trị, chui rúc vào quốc hội để phá bỉnh, hại Nước hại Dân !
• Ai đã "sáng suốt" mà bắc cầu cho nó leo cao và chui sâu đến thế nhỉ ? Bao giờ thì nó mới chịu chui ra và tọt xuống ống cống ?
Đọc báo Thanh niên sáng nay(30/11/2011)có đoạn như sau : " Là người đại biểu,tôi phải lo trước cái lo của dân,coi dân như cha mẹ,cha mẹ bảo con bất hiếu thì con chịu " Kết thúc phát biểu, ông Phước khẳng định mình không tán thành luật Biểu tình là vì "mong muốn bảo vệ cha,bảo vệ mẹ" (trang 4-cột 5 ).
Trả lờiXóaHỡi các bậc cha , mẹ ông Phước "coi như",có nên cám ơn Ông ta không nhỉ?
Riêng tui thì thấy: thằng Con này miệng lưỡi nó lươn lẹo quá , trí óc nó bất bình thường ...tui không coi nó là Con, những bậc trí thức yêu nước đã từng tham gia biểu tình chắc cũng không coi nó là Con . Những người thấy cần thiết phải có luật biểu tình cũng rõ là không coi nó là Con,dám chắc rằng, nếu QH thông qua luật BT ở nhiệm kỳ này thì dân VN cũng không coi nó là con... vậy thì nó là con ai: con hoang,con bất hiếu,con rơi, con bất trị- con TQ chăng.
Tui thấy hắn viết về Phan Bội Châu mà lộn cả ruột.
Hắn lươn lẹo mà điên cả tiết.
Mong rằng cử tri TP.HCM nên đưa hắn ra khỏi QH.
"Và sự thật đó càng dễ bị hiểu lầm khi môn lịch sử trong nhà trường luôn chỉ chú trọng giai đoạn từ 1930 trở đi, còn phần trước 1930 chỉ có sự kiện Nguyễn Ái Quốc đi tìm đường cứu nước là được chú trọng. Thi cử cũng chỉ xoay quanh như thế. Do đó dám chắc là những hoạt động cứu nước của hai cụ Phan hồi đầu thế kỷ XX, nhiều thế hệ học sinh nắm rất lơ mơ."
Trả lờiXóa(bác Đào Tiến Thi)
Trước hết, chúng tôi xin có lời cảm ơn bác Đào Tiến Thi đã có một bài viết rất sâu, rất rộng mà không phải đọc một sớm một chiều là có thể lĩnh hội được hết những kiến thức cũng như lời bình rất hay, rất chí lý của bác.
Thứ hai, chúng tôi giật mình khi đọc lời nhận định của bác mà chúng tôi đã trích dẫn ở trên. Quả thật, bác đã nói đúng tâm trạng của những bậc cha mẹ từ lâu có con đi học: các em được học sử một cách hời hợt, không liên tục. Đây là một mối lo tiềm tàng từ mấy chục năm nay, một mối lo mà chưa bao giờ báo chí trong nước nêu lên cả.
Thứ ba: Quả thật phải là người uyên bác thì mới vạch mặt được Hoàng Hữu Phước, rõ ràng đây là hành động phản quốc có ý thức, có sắp đặt mưu mô một cách thâm hiểm vô cùng:
"Thứ nhất, chỉ cần đặt một cái dấu nối vu vơ giữa việc cụ Phan Bội Châu sang Nhật theo chủ trương cầu viện hồi 1905 với việc quân đội Nhật vào Việt Nam sau này (1940 – 1945) đã đủ tạo mối hoài nghi về về việc làm “có hại” của cụ Phan Bội Châu."
(bác Đào Tiến Thi)
" Thứ hai, dù Phan Bội Châu sau đó có tỉnh ngộ thì việc cũng đã rồi, cái việc cầu viện Nhật Bản là hành động đã dẫn đến việc đội quân phát xít Nhật vào Việt Nam sau này (1940 – 1945) và gây ra tội ác “giết chết nhiều triệu người Việt Nam”."
(bác Đào Tiến Thi)
"Thật là kinh khủng. Giá ông HHP chửi bậy cụ Phan một câu cũng không sao (con cháu bây giờ thiếu gì kẻ vô lễ với tiền nhân). Nhưng với kiểu ăn nói trên, ông HHP đã cả gan ném bùn vào vong linh cụ Phan!"
(bác Đào Tiến Thi)
Một lần nữa, chúng tôi xin đa tạ bác Đào Tiến Thi.
Vâng, đây là links báo Thanh Niên:
Trả lờiXóahttp://www.thanhnien.com.vn/pages/20111130/bien-dong-la-van-de-he-trong-quoc-gia.aspx
Cũng tại buổi tiếp xúc, một số cử tri TP tiếp tục đề nghị đại biểu Hoàng Hữu Phước giải thích rõ tại sao trên diễn đàn QH nói dân trí thấp nên không cần ban hành luật Biểu tình. Ông Phước bày tỏ rằng, khi dân trí cao hơn, kinh tế giàu hơn thì mới ban hành luật Biểu tình. Ông nói: “Khi những người yêu nước, trí thức xuống đường tuần hành thì nếu như có cản trở mua bán của bà con thì liệu bà con đó có tạt nước hay không. Đó là chưa kể tôi thấy có trường hợp tụ tập đông người, những đôi nam thanh nữ tú chỉ vì không đến được nơi vui chơi giải trí mà đứng thóa mạ người biểu tình... Tôi nói là luật Biểu tình vẫn chưa nên ra. Đó là tôi không phải chống lại Hiến pháp. Là người đại biểu, tôi phải biết lo trước cái lo của người dân, coi dân như cha mẹ, cha mẹ bảo con bất hiếu thì con chịu” (!?). Kết thúc phát biểu, ông Phước khẳng định mình không tán thành luật Biểu tình là vì “mong muốn bảo vệ cha, bảo vệ mẹ” (!).
"Là người đại biểu, tôi phải biết lo trước cái lo của người dân, coi dân như cha mẹ, cha mẹ bảo con bất hiếu thì con chịu” (!?). Kết thúc phát biểu, ông Phước khẳng định mình không tán thành luật Biểu tình là vì “mong muốn bảo vệ cha, bảo vệ mẹ”"
Trả lờiXóaCó đứa con như vầy, chẳng thà lúc bấy giờ đẻ ra cái trứng luộc ăn còn có lý hơn.
cam on tac gia dao tien thi voi bai viet noi dung phong phu / mac du da doc nhieu ve phan boi chau ,toi van thay bai viet that bo ich ,hy vong cac ban tre chiu kho doc / hom truoc khi nhac den phong trao dong du ,toi hoi may dua chau cu nhan ,khong dua nao biet /
Trả lờiXóa"Muốn mạnh thì phải biết duy tân (đổi mới). Các nước Âu – Mỹ chẳng qua biết phế bỏ chế độ chuyên chế mà trở nên hùng mạnh, mà khi hùng mạnh thì ắt phải mở rộng đất sống, phải đi thôn tính nước khác."
Trả lờiXóa(bác Đào Tiến Thi)
Người ta phải đập tan chế độ chuyên chế, tôn trọng những giá trị phổ quát, căn bản của con người, tôn trọng sự sáng tạo của từng cá nhân thì đất nước mới mạnh giàu.
Đằng này Hoàng Hữu Phước lại nói:"bao giờ trở thành siêu cường thì lúc ấy mới có luật biểu tình", như vậy là ông Phước đã chà đạp lên quyền làm người thì lấy đâu ra một đất nước phát triển!
Rõ ràng một đại biểu nhân dân mà nói như là một nhà độc tài chuyên chế từ thời trung cổ!
"– Kìa xem Nhật Bản người ta
Trả lờiXóaVua dân như thể một nhà kính yêu
Chữ bình đẳng đặt đầu chính phủ
Bấy lâu nay dân chủ cộng hòa
Nghĩ như nông nỗi nước ta
Đến giờ mới mất cũng là trời thương…
(Hải ngoại huyết thư, 1906)
Ối giời ơi, dân ta khổ quá! đến tận cái thế kỷ hai mươi mốt này rồi, mà dân ta đâu đã được hưởng: "quan dân như thể một nhà kính yêu" đâu! hic...
Các bác quan ơi, đọc tiếp nhé:
"Nghĩ như nông nỗi nước ta
Đến giờ mới mất cũng là trời thương"
(hải ngoại huyết thư)
Phim "Đường tới Hoàng thành Thăng Long" với tên mới "Huyền sử thiên đô" đã được chiếu du kích lúc 00g35 hằng đêm trên VTV4 (đã tới tập 5)
Trả lờiXóa"Là người đại biểu, tôi phải biết lo trước cái lo của người dân, coi dân như cha mẹ, cha mẹ bảo con bất hiếu thì con chịu” (!?). Kết thúc phát biểu, ông Phước khẳng định mình không tán thành luật Biểu tình là vì “mong muốn bảo vệ cha, bảo vệ mẹ”"
Trả lờiXóa(Hoàng Hữu Phước)
Trước ngày đi họp, không biết có ai "gà bài" cho ông không, hay là ông mở sách cóp nhặt mỗi nơi một tí; ông chắc mẫm phen này, bài diễn văn "thông kim bác cổ" của ông sẽ làm "lác mắt" bàn dân thiên hạ. Ông diện cái cà vạt đo đỏ tím tím, "chơi" luôn bộ vét mới cắt chỉ, ưỡn ngực hùng hồn biện luận văng cả...nước bọt, sùi cả bọt mép. Ông chỉ chờ có ngày này để người ta biết ông là ai!
Không ngờ, người ta biết ông thật! Người ta lôi cả bài viết trên blog từ trước tới giờ để chứng minh ông là thằng đểu cáng. Thầy cũ của ông còn "phê" ông một bài đến giờ ông còn chưa gượng dậy được.
Ông bỗng nhiên sợ cái máy tính, cái máy mà nhờ nó ông "nổ"...văng miểng, cái máy mà từ nó ông "cóp" được một ít chữ nghĩa đem ra "lòe" thiên hạ.
Thế rồi, ông đi đâu cũng bị người ta chửi, người ta xem ông như cái đồ giẻ rách!
Ông hoảng! Ông hoảng thật sự! Ra đường ông cứ có cái cảm giác ai cũng nhận ra mình! Chẳng nhẽ bây giờ chui sống cống mà ở với lũ chuột. Vốn sẵn cái tính hèn, thôi thì lạy van cho xong, lạy van để được hưởng tí ...trưởng giả phù du.
Nghĩ thế, nên ông bắt đầu đổi giọng, ông tụng dân là cha mẹ, ông chịu làm con, làm con cho cả các bé nhân dân chỉ mới chừng hai, ba tuổi.
Những kẻ như ông, người ta gọi là "sớm đầu, tối đánh"!
Hắn còn báng bổ cả 2 danh nhân văn hóa là các ông Nhà thơ Xuân Diệu và Cù Huy Cận nữa đó. Mọi người vào Website của hắn đọc bài "Tôi và Cù Huy Hà vũ" tì sẽ thấy.
Trả lờiXóaCảm ơn tác giả Đào Tiến Thi.
Trả lờiXóaNay đọc lại càng hiểu thêm về "phong trào Duy Tân" của cụ Phan Bội Châu.
TH
Bác Đào Tiến Thi tìm hiểu , nghiên cứu sâu về cuộc đời cách mạng và tấm lòng yêu nước thiết tha của Cụ Phan Bội Châu thật công phu tỉ mĩ . Bài này để cho mọi người ít có dịp đọc sâu về Phan Bội Châu thì thật có ý nghĩa nhưng nói với Hoàng Hữu Phước thì e rằng như nói với đầu gối , đem đàn gãy tai heo , chẳng ích gì .
Trả lờiXóaXin
Đọc phát ngôn của Phước trên báo TN , thấy mà ngao ngán , vừa buồn vừa cười , chắc chẳng ai muốn cãi ( không dùng từ phản biện , vì như thế thì quá “sang” với Phước ) . Đúng là phát ngôn của một thằng điên .
Giới thiệu luôn các “tác phẩm” của Hoàng Hữu Phước : Tôi và Cù Huy Hà Vũ , Tôi và Lê Công Định , Tôi và Sadam Hussen . Hình như “ Tôi và …Thiên Lôi “ Phước chưa có .
Không hiểu ông HHP thông thái và đứng ở cương vị nào để phê phán cụ Phan Bội Châu,còn tôi từ khi đi học,biết đọc chữ thì chưa thấy ở sách nào có những lời lẽ như ông HHP.
Trả lờiXóaHồ Chí Minh đã đánh giá"Phan Bội Châu đấng anh hùng,vị thiên sứ dám sả thân vì độc lập tự do dân tộc,được trên 20 triệu người trong vòng nô lệ tôn sùng".
Vào thời điểm đó trên 20 triệu dân thì coi như gần cả nước đã tôn sùng cụ Phan Bội Châu.
Cho đến bây giờ chắc cũng phải trên 80 triệu dân vẫn ghi nhớ công lao của cụ Phan Bội Châu,chỉ có một mình ông HHP là dám phỉ báng Cụ.
Tay Phước này còn láo xược khi nói"Có lẽ tôi biết tên tiếng việt có bỏ dấu của y cũng như dây mơ rễ má của y với mấy nhà thơ tên Huy Cận và Xuân Diệu,những người mà năm học lớp 11 ở Sài Gòn(1973)tôi đã xếp thơ ca của họ vào danh sách những tác phẩm vô vị,nhạt nhẽo,quê mùa...Và vì tôi phải cẩn trọng với một tên điên dại có thể kiện tôi là người nói động đến y và dám khinh miệt mấy nhà thơ ắt có hình trên bàn thờ tổ tiên nhà y..."(Trích trong bài "Tôi và Cu Huy Ha Vũ"của HHP)
Đọc xong thấy giọng điệu vô cùng xấc xược,HHP có thể chửi CHHV,nhưng dở giọng miệt thị Cù Huy Cận và Xuân Diệu thì quá láo.Tôi tự suy diễn,nếu vì nịnh nọt để hưởng danh lợi,có thể có kẻ còn dám mang cả tông ty cụ kỵ,ông bà,cha mẹ mình ra để chửi và đào xới lên để nịnh bề trên, để vụ lợi cho đường công danh bẩn thỉu của mình.Thật là kẻ vô liêm sỉ.
Chúng ta ai cũng hiểu,Việt Nam đang trên đường hội nhập phát triển,bạn bè khắp năm châu cũng không ít.Dân tộc Việt Nam yêu chuộng hoà bình,không hề thích chiến tranh,người Việt Nam hiền lành,cần cù lao động và tôn trọng bạn bè,mến khách.Việt Nam không đi gây chiến hay chọc phá vào nội bộ của nước khác,do vậy Việt Nam trong lúc này không hề có kẻ thù,phải như thế nào đó thì mới bị dùng từ kẻ thù.Vậy mà ông HHP dám khẳng định"Việt Nam luôn có nhiều kẻ thù"(Trích"Tôi và Cu Huy Ha Vu"của HHP)
Người VN chân chính thì luôn tôn trọng lịch sử,tôn trọng các bậc tiền bối yêu nước,tôn trọng lòng tự hào của dân tộc,dù trong hoàn cảnh nào thì Việt Nam vẫn là Tổ quốc yêu quý nhất.Chỉ có những kẻ cơ hội,phản lại Tổ quốc thì mới có giọng lưỡi chửi bới các vị tiền bối cách mạng,coi thường nhân dân,bêu xấu đất nước.
Phan Bội Châu,Cù Huy Cận,Xuân Diệu là những nhà cách mạng,nhà thơ yêu nước.
Ông HHP là đại biểu quốc hội mà có sự nhìn nhận và phát biểu như vậy là quá lệch lạc,cần xem lại tư cách của mình khi ở cương vị đó.
Có một chỗ do lỗi đánh máy, lẽ ra năm 1908 bị sai thành 2008:
Trả lờiXóaSự giúp đỡ của Nhật Bản cho Duy tân Hội của Phan Bội Châu tóm lại chỉ nhận đào tạo giúp cán bộ và ủng hộ về mặt tinh thần. Thời gian cũng rất ngắn ngủi. Hai năm đầu thì học sinh còn rất ít, đến năm thứ ba (2008), vừa lúc số học sinh sang nhiều nhất (200 người) thì tháng 10 năm ấy, chính phủ Nhật đã lệnh trục xuất.
Nay xin sửa lại là:
Sự giúp đỡ của Nhật Bản cho Duy tân Hội của Phan Bội Châu tóm lại chỉ nhận đào tạo giúp cán bộ và ủng hộ về mặt tinh thần. Thời gian cũng rất ngắn ngủi. Hai năm đầu thì học sinh còn rất ít, đến năm thứ ba (1908), vừa lúc số học sinh sang nhiều nhất (200 người) thì tháng 10 năm ấy, chính phủ Nhật đã lệnh trục xuất.
Xin nhận lỗi cùng quý vị độc giả. Lâm Khang chủ nhân nếu có thể sửa giùm vào bài. Xin chân thành cảm ơn.
Đào Tiến Thi
Cụ Phan Bội Châu là một tấm gương sáng cho hậu thế. Quan điểm về cách mạng của cụ rất rõ ràng và nhân ái, thương dân.
Trả lờiXóaLúc đầu, cũng như nhiều nhà cách mạng Trung Quốc, cụ thấy rằng Nhật Bản là một quốc gia có nền văn hóa gần gũi với nước ta, và cụ rất phấn khích khi thấy nước Nhật đạt được những thành tựu kỹ thuật, cũng như những tiến bộ về thiết chế xã hội. Nhưng rồi, cụ nhanh chóng nhận ra rằng họ không tốt như họ đã hứa hẹn:
“Nhật Bản kia là một nhà nham hiểm nhất trong thế giới, cũng là một bác nhanh chân nhất trong phường đi săn."
(bác Đào Tiến Thi đã dẫn)
Cụ sẵn sàng thay đổi phương pháp đấu tranh, để sao cho nước nhà độc lập mà dân tộc không bị tiêu hao sinh lực, cụ đã lao tâm khổ trí, tìm đường cứu nước. Trong điều kiện thông tin ngày ấy còn yếu kém, cụ vẫn cố gắng tìm hiểu các con đường tranh đấu của các dân tộc khác:
"Trong tác phẩm Y hồn đơn (Bài thuốc chữa hồn), viết đầu những năm hai mươi của thế kỷ XX, cụ Phan hết sức đề cao phương pháp bất bạo động của Gandhy (Ấn Độ). Theo cụ đó là cách “lấy nhu thắng cương”. Mặc dù lúc ấy Gandhy còn đang bị giam, cụ vẫn tin tưởng nhân dân Ấn Độ sẽ giành được thắng lợi"
(Bác Đào Tiến Thi đã dẫn)
Cụ cũng đã có đề cập đến con đường của Lê-Nin, nhưng rõ ràng là cụ có cái nhìn rất nhân ái:
“Viết đảng sử đến đây, thiệt là muốn đau, quẹt nước mắt mà viết. Có các điều không nỡ viết, nhưng lại không nỡ không viết. Bởi vì hy sinh mất những người đồng bào có chí khí, tâm huyết để mong cho vận nước nhà được sống lại; nín cái thống khổ của thiểu số mà lo cho đa số, như Liệt Ninh (Lê Nin – ĐTT) tiên sinh đã từng nói”: “Sát kỳ nhứt dĩ sinh kỳ nhị” (giết một mà cứu sống được hai), chúng ta cũng không thể nào tiếc được!"
Cụ làm cách mạng là để đem đến thanh bình cho dân, cho nước. Quan điểm của cụ không phải là đưa cách mạng đến thắng lợi bằng mọi giá,cụ sẵn sàng tìm những con đường ít khổ đau nhất, ít xương mắu nhất để cứu nước non nhà; cụ đã khóc thật, đã thương xót cho đồng bào, đồng chí với tấm lòng của một nhà ái quốc cao cả:
"Than ôi, việc đời quá chừng trắc trở, cơ trời quá khó đo lường, chỉ giết oan đồng bào ở trong đám hy sinh mà không kết quả, thật là đại tội cực ác của tôi, mà tôi phải thiên vàn thừa nhận lấy!”.
(Phan Bội Châu toàn tập, tập 6, sđd)(bác Đào Tiến Thi đã dẫn)
Và trái tim của cụ, tâm nguyện của cụ, chí hướng của cụ vẫn nhất quán từ khi bắt đầu làm cách mạng cho đến lúc an nghỉ trên đất mẹ:
"1. Làm cho đất nước mỗi ngày một phú (giàu), dũng (mạnh) và mọi người biết hợp quần (đoàn kết) thì tự kẻ thực dân không dám khinh ta nữa, lúc ấy không trao trả độc lập cũng không được. Chứng cớ theo con đường này đã có Ba Lan, trước thuộc Nga và Phi Luật Tân (Philipine), trước thuộc Mỹ, nay đều độc lập."
(bác Đào Tiến Thi đã dẫn)
Cụ Phan Bội Châu mãi mãi là một nhà chí sĩ được toàn dân nhớ mãi. Tên của cụ, tâm hồn lớn lao của cụ mãi mãi sáng ngời trên trang sử Việt.
Xin cám ơn tác giả bài viết đã khái lược cuộc đời Chí sĩ yêu nước Phan bội Châu rất gía trị, Người được cả dân tộc Việt Nam tôn kính. Nay lại có kẻ tâm thần hoang tưởng, cơ hội dám báng bổ tiền nhân, thật đắc tội. Tội lỗi này không thể rửa sạch, không những do kẻ làm gánh chịu, mà còn ở cái cơ chế đã góp phần đưa những thành phần cặn bã vào tổ chức đại diện cao nhất của nhân dân, tạo điều kiện cho sự phá hoại, bôi bẩn của chúng thêm tầm ảnh hưởng nguy hiểm. Cả nước sôi sục giận dữ, cần có ai đó khởi xướng, hướng dẫn những hành động cần thiết để xúc tiến bãi miễn con sâu mọt ra khỏi quốc hội.
Trả lờiXóaCảm ơn bác Thi & bác NXDiện một lần nữa.
Trả lờiXóaTôi nghĩ rằng, với những gì mà HHP đã phọt ra một cách vô ý thức thì:
1- Nên tự mình nuốt lại những thứ cặn bã đó vào bụng và tự nhận ra sự kém trí của chính mình.
2- Nên tự mình kết thúc sự nhục nhã của bản thân đi để đỡ chật đất.
3- Nếu không đủ can đảm làm một trong hai điều trên, thì HHP thực sự là một thằng hèn.
Cảm ơn anh ĐT.Thi vì bài viết rất công phu, sâu sắc, đã làm rõ tấm lòng nhiệt huyết, hết lòng vì nước, vì dân của Bậc lão thành cách mạng Phan Bội Châu.
Trả lờiXóaVà mở mắt cho HH Phước. Chỉ tiếc rằng, anh ta thiếu tâm, thiếu trí, nhận thức lệch lạc, khùng khùng, hâm hâm lại quá chủ quan, tự mãn, tự đắc vì những cái mác hão gắn trên người.
Bây giờ anh ta lại đổi giọng vuốt ve cử tri TP. Hồ Chí Minh: đối với đại biểu thì cử tri là cha, là mẹ... làm con khó lắm thay... - nhằm xoa dịu cơn phẫn nộ của dân chúng. Ôi chao, cái miệng lưỡi đáng sợ của ông HH Phước.