Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

HAI CUỐN SÁCH VỀ VÕ NGHỆ LƯU TRỮ Ở VIỆN HÁN NÔM

 

HAI CUỐN SÁCH VỀ VÕ NGHỆ

1. VÕ KINH DIỄN NGHĨA CA 武經演義歌 [VÕ KINH TRỰC GIẢI DIỄN NGHĨA CA] 武經直解演義歌
2 bản viết (bộ: 6Q), 32 x 22, có chữ Hán.
AB.138/1 – 2: 516 tr.
AB.310: Vũ kinh trực giải diễn nghĩa ca, 438 tr.

Diễn Nôm các sách về quân sự của Trung Quốc sau đây:
Mỗi trang sách chia làm 2 phần: trên là nguyên văn chữ Hán, dưới là diễn dịch ra thơ Nôm thể 6 – 8.

2. VÕ NGHỆ QUỐC NGỮ CA 武藝國語歌
1 bản viết, 146 tr., 28 x 15, có hình vẽ minh họa, có chữ Hán.AB.577.
MF.1678.
Bài hát về cách đánh roi, gậy, côn, quyền, đao, kiếm, trường côn…
Cả hai cuốn sách này đều đang được lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Nguồn: Di sản Hán Nôm - Thư mục đề yếu. Nxb. KHXH, Hà Nội, 1993.

5 nhận xét :

  1. cháu là sinh viên trường ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN đang làm niên luận đề tài cửa cháu có liên quan đến văn bản
    3251. TÂY NAM LƯỠNG QUỐC THƯƠNG ƯỚC TẬP TỰ西南兩國商約摺敘
    1 bản viết, 18 tr., 31 x 22.
    A.992.
    MF. 1426.
    Những điều ước về buôn bán và ngoại giao giữa Việt Nam và Tây Ban Nha, do đại diện hai nước kí kết. 12 điều khoản về việc đi lại, buôn bán, đặt lãnh sự…
    cháu đang muốn tìm 2 cuốn sách ''Bang giao Đại Việt triều Nguyễn '' của tác giả Nguyễn Thế Long. và cuốn ''Ngoại giao Việt Nam và các nước phương tây dưới triều Nguyễn'' của tác giả Trần Nam Tiến . cháu mong Chú chỉ dùm cháu địa chỉ mua sách ạ.cháu đã đi nhiều cửa hàng nhưng không tìm thấy.

    Trả lờiXóa
  2. Xin TS NXD cho biết hai cuốn này được phát hành trong khoảng thời gian nào, năm nào.

    Ngoài hai bản gốc được lưu giữ tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, những cuốn sách này đã được in lại bao giờ chưa? Nếu muốn xem qua nội dung thì bằng cách nào để tiếp cận?

    Thành thật cảm ơn

    Trả lờiXóa
  3. @ Bạn Tiểu Tâm: Bạn có thể đến đọc sách mà bạn cần tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa , HN.

    Hoặc mua tại hiệu sách số 8 Bát Đàn, HN.

    @Bạn Hiếu Kỳ: Hai cuốn sách trên là sách cổ, viết bằng chữ Hán Nôm. Đây là hai bản sách chưa được dịch ra quốc ngữ, cũng chưa có người nghiên cứu.

    Bạn có thể đến đọc tại Thư viện Hán Nôm, theo địa chỉ ở trên.

    Kính thư
    NXD

    Trả lờiXóa
  4. Kính gửi: TS Nguyễn Xuân Diện.
    Tôi xin kể anh nghe câu chuyện nhỏ về việc tưởng nhớ liệt sỹ thế này.
    Quê tôi là một xã nghèo vùng trung du Bắc Giang, có nghĩa trang liệt sỹ xây dựng từ đầu thập niên 1970. Trên đài LS có ghi câu "Tổ quốc ghi công", bên dưới là hàng chữ "Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ", hai bên có hai cái bảng to ghi tên các LS của xã đã hi sinh. Cậu ruột tôi là LS hi sinh khá sớm, ngay từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống mỹ, cũng được ghi tên trên bảng.
    Nhà cậu tôi ở cách nghĩa trang liệt sỹ xã (NTLS) chỉ quãng đường ngắn. Lệ thường cứ đến ngày 27/7 hàng năm, lãnh đạo xã tổ chức viếng nghĩa trang và thắp hương tưởng niệm các LS thì mợ tôi, các em con cậu tôi cũng sắm hương hoa lên viếng và thắp hương cho cậu tôi. Cũng nhân dịp này, ông bí thư xã, vốn là bạn vong niên của cậu tôi cũng gặp gỡ mợ và các em con cậu tôi hỏi thăm sức khỏe ông bà ngoại tôi, hỏi thăm tình hình học hành của các em tôi...
    Đến đầu thập niên 1990s, xã tiến hành tu sửa, cải tạo nâng cấp NTLS. Công trình mới nhìn to, đẹp, hoành tráng hơn hẳn NTLS cũ. Trên đài tưởng niệm vẫn có câu "Tổ quốc ghi công", bên dưới là hàng chữ "Đời đời ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sỹ" bằng đồng, gắn nổi trên nền đá hoa cương sáng lấp lánh. Công trình được hoàn thành vào đúng dịp kỉ niệm ngày TBLS của năm đó. Lễ khánh thành công trình đồng thời là lễ dương hương tưởng niệm các LS, nên được tổ chức khá chu đáo, người đến dự đông hơn mọi năm, sau lễ có cả liên hoan. Ông bí thư của những năm 1970 - bạn cậu tôi lúc đó cũng đã nghỉ hưu nhưng cũng được mời. Quan sát buổi lễ không thấy có thân nhân của cậu tôi đến dự, tan cuộc ông tiện đường ghé nhà mợ tôi hỏi han xem sự tình thế nào. Nói chuyện với ông, chú em con cậu tôi bảo từ hôm nay mẹ con cháu thặp hương cho bố cháu tại nhà, vì trên NTLS xã người ta chỉ ghi công và tưởng nhớ những "Anh hừng liệt sỹ", bố cháu chỉ là LS thường nên gia đình cháu tự tưởng nhớ! Ông cựu bí thư xã nghe vậy giật mình, nghĩ lại thấy đúng, câu khẩu hiệu bằng đồng bóng loáng trên đài LS ghi rõ đời đời ghi nhớ công ơn các anh hừng liệt sỹ. Ông ngồi nói chuyện qua quýt rồi về. Nửa tháng sau, trên NTLS xã thấy có đội thợ đến sử chưa lại hàng chứ, ghi lại như cũ "Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ".
    Kể cho anh nghe chuyện này để thấy, ông cựu bí thư xã tôi kể cũng là người cầu thị anh nhỉ.
    Những năm gần đây, đọc báo, xem TV ahy dự mít tinh vào mỗi dịp ngày TBLS 27/7 tôi đều thấy họ nói ghi nhớ công ơn các anh hừng LS, hoặc như nhờ có sự hy sinh của các anh hừng LS mà đất nước ta, dân tộc ta thế nọ thế kia... Tôi đi nhiều nơi để ý thấy khá nhiều NTLS và ngay tại đài liệt sỹ Bắc Sơn - HN, tôi cũng thấy ghi ngay ngoài cổng dòng chữ "Đời đời ghi nhớ công ơn các anh hừng liệt sĩ", diễn văn, bài viết của nhiều vị lãnh đạo từ tỉnh đến TW, cỏ bãi viết của bộ trưởng bộ LĐ-TBXH, thậm chí phát biết của TTg, của TBT cũng nói vậy! Họ nói vậy không biết có phải vì chỉ có công lao của những LS là anh hùng mới được "đời đời ghi nhớ", hay họ xem tất cả những LS đều là anh hùng nhỉ(?)
    Tôi thắc mắc về điều này, nhiều người bảo để ý chữ nghĩa làm gì cho mệt. Mà tôi thấy cũng mệt thật anh ạ.
    Cảm ơn anh đã đọc và chia sẻ.
    Dũng _ Ninh Thuận

    Trả lờiXóa
  5. Thưa Tiến sỹ!
    Ở viện mình có sách dạy khí công không ạ ?
    nếu có. Tiến sỹ giới thiệu cho mọi người cùng biết.
    Trân trọng.

    Trả lờiXóa