Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

CẦN KHÁM BỆNH KHẨN CẤP CHO MỘT SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

 Luật cần không có, lại thò ra luật nhà thơ

Đại biểu không thể hiểu nổi tại sao lại đưa Luật Nhà thơ vào dự kiến chương trình xây dựng pháp luật của QH khóa XIII!

Ngày 2-11, thảo luận tổ về Dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội (QH) nhiệm kỳ khóa XIII, nhiều đại biểu (ĐB) cho rằng chương trình này còn nhiều vấn đề bất hợp lý cần phải điều chỉnh. Chẳng hạn, dự thảo chương trình đưa vào những dự án luật chưa cần thiết (như Luật Nhà thơ, Luật Thư viện) nhưng lại thiếu vắng những luật để điều chỉnh những vấn đề cấp bách hiện nay. Những dự án luật liên quan đến những quyền cơ bản của công dân lại bị bỏ ra ngoài.

Hành xử theo luật rừng giữa một rừng luật

Theo ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM), cử tri kiến nghị rằng mấy năm gần đây Nhà nước ban hành một rừng pháp luật nhưng rất nhiều cá nhân, tổ chức lại hành xử theo luật rừng. Thậm chí, một số người còn khinh nhờn, ngang nhiên không thực hiện những quy định đã đặt ra do pháp luật không chặt chẽ, không phù hợp với thực tế. Nguyên nhân là do luật thì nhiều nhưng chất lượng xây dựng lại quá thấp. Trưởng ban soạn thảo các dự án luật đa phần là người đứng đầu các bộ ngành nên không đủ thời gian để nghiên cứu, các chuyên viên giúp việc thì thiếu chuyên môn và kinh nghiệm. 

ĐB Nguyễn Sơn Hà (Hà Nội) cho rằng hiện nay còn có tình trạng tách nhỏ các  lĩnh vực ra để xây dựng các dự án luật. “Luật Khiếu nại thông qua trong kỳ này đã có một chương quy định về việc tiếp công dân nhưng trong chương trình khóa XIII lại đề nghị xây dựng Luật Tiếp công dân. Điều này khiến việc thực hiện pháp luật sau này sẽ rất chồng chéo và không hiệu quả” - ông Hà nói.


ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) phát biểu tại phiên thảo luận tổ ngày 2-11. Ảnh: THANH LƯU

Tương tự, ĐB Nguyễn Thị Kim Tiến (TP.HCM), ĐB Nguyễn Đức Chung (Hà Nội) và một số ĐB khác đều cho rằng một số dự án luật hiện nay có chất lượng rất thấp, chỉ ban hành 1-2 năm, thậm chí vừa có hiệu lực đã phải sửa. Cạnh đó, các ĐBQH được tiếp cận các tài liệu quá sát nên không thể nghiên cứu kịp. “Hai tuần vừa qua chúng tôi nhận được khoảng 20 kg tài liệu. Với thời gian và số lượng tài liệu như thế này thì làm sao các ĐB đóng góp ý kiến một cách hiệu quả được. Theo tôi, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định nên cung cấp thông tin công khai về các tài liệu liên quan đến dự án luật để các ĐB có thể tham gia góp ý ngay từ đầu” - ông Chung kiến nghị.

“Đưa Luật Nhà thơ vào làm gì?”

“Tôi không hiểu dự án Luật Nhà thơ nó chế định cái gì mà lại được đưa vào chương trình. Chẳng nhẽ lại bắt ông kia phải làm thơ, ông này không được làm. Trong khi những cái rất cần như Luật Quản lý vốn kinh doanh nhà nước, đã được đề nghị đưa vào từ khóa trước đến nay nhưng đến bây giờ chúng ta vẫn còn nợ cử tri” - ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) bức xúc. 

Đồng tình, ĐB Võ Thị Dung (TP.HCM) nói thời buổi này chẳng có mấy người vào thư viện thì xây dựng Luật Thư viện liệu có cần thiết? Trong khi đó, những luật liên quan đến quyền cơ bản của công dân, phát huy quyền làm chủ của người dân như Luật Trưng cầu dân ý lại chưa được xem xét. “Đề nghị đưa Luật Trưng cầu dân ý vào chương trình chính thức và đẩy nhanh tiến độ sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng. Đồng thời nên xây dựng dự án Luật Đạo đức cán bộ, công chức vì đây là vấn đề rất bức xúc hiện nay” - bà Dung kiến nghị. 

Bổ sung, ĐB Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) nói tại nhiệm kỳ trước, nhiều dự án luật đưa vào rồi đưa ra đều dễ dàng như nhau. Nguyên nhân do khâu chuẩn bị quá dễ dãi. “Đưa vào cũng không phân tích rõ, tới lúc thấy khó một chút thì xin rút, trong đó có nhiều dự án luật rất quan trọng như Luật Đầu tư công, Luật Đất đai sửa đổi… Rồi Luật Xuất bản, QH khóa XI đã sửa, khóa XII cũng sửa rồi đến khóa XIII làm lại thì tôi cũng không hiểu nổi” - ông Thảo băn khoăn.

Luật Biển vẫn chờ 
Về Luật Biển, suốt từ năm 1994 tới giờ, lúc thì nói cho ý kiến tại một kỳ, lúc thì nói cho ý kiến tại hai kỳ, rốt cuộc đến bây giờ vẫn chưa thông qua được. Cạnh đó, UBTVQH cần báo cáo rõ các đạo luật đã được QH khóa XII thông qua và có hiệu lực thì bao nhiêu luật có đầy đủ các văn bản hướng dẫn. Thực tế có những luật sau năm năm vẫn chưa có văn bản hướng dẫn.
ĐB NGUYỄN SƠN HÀ (Hà Nội)

QH nên lập cơ quan xây dựng luật độc lập 

Nếu lật lại tờ trình của khóa XII thì thấy các giải pháp cũng không khác mấy so với khóa này. UBTVQH cũng như QH cần có sự đổi mới trong việc xây dựng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. QH cần quy định rõ ràng hơn trách nhiệm của cơ quan thẩm định dự án luật. UBTVQH cũng nên tính đến giải pháp lập một cơ quan xây dựng luật độc lập của QH. Điều này để tránh việc mang lợi ích nhóm (của các bộ, ngành) trong việc xây dựng các đạo luật.
ĐB NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ(Hà Nội)

Soạn luật cũng mắc bệnh thành tích 

Việc xây dựng pháp luật gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều người cứ giữ khư khư cái cũ, cản trở cái mới. Bệnh thành tích trong việc xây dựng pháp luật còn rất phổ biến. Khi có một luật mới lại kéo theo một bộ máy ra đời như khi có Luật Nuôi con nuôi thì thành lập thêm Vụ Nuôi con nuôi, có Luật Giám định tư pháp thì thành lập thêm Trung tâm Giám định tư pháp Quốc gia… Nếu chúng ta không thay đổi mạnh mẽ thì không thể khắc phục được những vấn đề này.
ĐB ĐỖ VĂN ĐƯƠNG (TP.HCM)

THANH LƯU - ĐỨC MINH

Nguyễn Xuân Diện:
Ối giời đất ơi! Lúc đầu tôi cứ tưởng bọn blogger rác rưởi vô công rồi nghề nó giễu các đại biểu Quốc hội cho vui thôi! Làm gì có Luật Nhà thơ?!! Ai ngờ nó là thật!
Chúng tôi không thể hiểu nổi được điều này, thưa Ngài Chủ tịch QH. Vì vậy, xin Ngài khẩn cấp lên danh sách để đưa một số đại biểu đi khám kiểm tra sức khỏe tâm thần ngay, nếu cần thì cho nội trú để điều trị.
Đọc thêm:

Quốc hội bàn Luật Nhà thơ 

 

Đọc báo, thấy lần này Quốc hội bàn về Luật Nhà thơ. Nếu luật này thông qua, chắc chắn nhà thơ sẽ bị bó chặt thơ trong mồm, khó để xuất khẩu thành thơ, và dân gian cũng khó mà làm thơ trào phúng, thơ kiểu bút tre. 

 

Nếu luật đưa ra các quy định về niêm vần, bằng trắc cho các thể thơ tứ tuyệt, lục bát, song thất lục bát, thơ tự do, quy định số câu trong một bài thơ…thì chắc chắn chẳng ai nghe điều luật tệ hại này. Bởi đây là điều mà thơ cà và nhà thơ ai cũng hiểu, và hiểu hơn các nhà làm luật bởi đó là nghệ thuật ngôn từ, nhà thơ thông thái hơn những vị vẽ luật này. 

 

Nếu luật đưa ra các định chế về việc thơ là phải chính xác, không suy diễn, không ẩn dụ, phải theo luật thì đó không thể là thơ được. 

 

Nếu luật quy định thời gian sáng tác một bài thơ, một trường ca thì triệt tiêu cảm hứng. 

 

Nếu luật quy định các nhà thơ của chúng ta phải sáng tác trong các điều luật của Luật Nhà thơ, chắc chắn đất nước Việt Nam e không còn ai dám làm thơ, hay nói đúng hơn là nhà thơ mất hết. 

 

Không biết các nhà làm luật lấy cơm từ thuế dân có hiểu về địa hạt thơ ca hay không mà dám đưa ra một bộ Luật nhà thơ để bàn trước quốc dân? 

 

Từ lúc có con người, thơ ca cũng xuất hiện một cách tự nhiên và thăng hoa cho đến hôm nay và con người sở hữu những kiệt tác vĩ đại được truyền nối qua nhiều thế hệ bằng nhiều cách. 

 

Không triều đại nào của thời phong kiến dại dột soạn luật cho nhà thơ làm thơ, cũng không nhà vua nào dám luật hoá các nghệ thuật ẩn dụ, chơi chữ trong thơ ca cả. 

 

Không biết Luật nhà thơ làm được gì cho quốc kế dân sinh mà đưa vào bàn trong khi các luật Trưng cầu dân ý, Luật biển, Luật quản lý vốn kinh doanh nhà nước thì chưa thấy đã động.

 

          Ôi thôi, một đời lọ thơ
          Cu Làng Cát

Thật là :

Trời sinh vua để làm vua
Và thi sĩ để làm thơ ru đời
Một ông vua trái luật trời
Việc vua thì nhác, lại đòi… làm thơ.

(Trên đây là đoạn mở đầu của bài thơ Nhà vua và nhà thơ của Tú Mỡ, in trên báo Ngày nay ở Hà Nội năm 1939). 

Đọc thêm nữa, chùm đàm tiếu của giang hồ, do Ba Sàm điểm:

Luật chập cheng (Quê choa). “Ngồi nghĩ mãi không ra tại sao lại có cái luật dở hơi này. Hay bởi vì dạo này thơ chống Tàu, thơ Hoàng Sa, thơ Biên giới, thơ biểu tình, thơ “đạp mặt”… nổi lên nhiều quá, chính quyền phải bày ra cái luật này để đối phó?”.  – Đỗ Trung Quân: Tranh thủ trước khi có Luật nhà thơ (Quê choa).  – Hãy nghe nhà thơ, nhà báo, blogger, ĐBQH nói về Luật Nhà thơ  (Hãy dành thời gian).  – Bùi Văn Bồng: Ô HÔ CÁI LUẬT NHÀ THƠ (Lê Thiếu Nhơn).  – Thơ: cái họa của người Việt (Trương Duy Nhất).  – Nhà thơ Trần Mạnh Hảo nói về “luật nhà thơ”.  – LUẬT NHÀ THƠ   —  (Faxuca).  – CẦN KHÁM BỆNH KHẨN CẤP CHO MỘT SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI   —  (Nguyễn Xuân Diện).
Nguyễn Xuân Diện tổng hợp

117 nhận xét :

  1. Thật là không hiểu nổi các đại biểu nhân dân đang bàn những việc gì cho dân và vì dân.TÔI ĐỀ NGHỊ ĐƯA RA BÀN NGAY NHỮNG LUẬT mà người dân đang cần cho cái ăn,cái mặc,cho học hành,cho sự công bằng xã hội,văn minh trong ứng xử với nhân dân.Xóa bỏ độc quyền,độc đoán và đặc lợi.

    Trả lờiXóa
  2. Giời ạ! Vừa mới cơm no, thế này thì chết vì cười mất thôi!

    Trả lờiXóa
  3. Đúng là tâm thần thật. Luật nhà thơ. Đã là thơ thì ai thích thì làm, thích thì đọc, không thích thì thôi...có ảnh hưởng gì tới quốc gia đại sự mà làm luât. Đúng là L ơi hỡi L...Hết chỗ nói

    Trả lờiXóa
  4. Chắc tại vì thời gian vừa qua, ông Trần Gia Thái,tổng giám đốc đài PTTH Hà Nội suốt ngày cắm đầu vào làm thơ,không chú ý đến công việc, nên đã xúc phạm đến người biểu tình yêu nước,gây khó cho Quốc Hội.Do vậy QH muốn ra luật nhà thơ sớm,để hạn chế những người như ông Thái không nên làm thơ nữa.Hoặc do thơ ông Thái hay quá,nên ra luật để khuyết khích các lãnh đạo làm thơ để xuất ra nước ngoài,thu ngoại tệ về để xây dựng đất nước cũng nên.

    Trả lờiXóa
  5. Khám bệnh hết! tâm thần hết ! Điều trị nội trú hết !
    Kết quả : Lấy ai làm ĐBQH hả Bác Diện?
    Thanks Bác !

    Trả lờiXóa
  6. Tôi cũng tưởng người ta nói đùa có "Luật nhà thơ". Tôi mở qua trang Blog của anh Diện để kiểm chứng. Hoá ra có tin đó thật! Đại biểu nào mà lớn gan thế nhỉ, nghe sao mà bi hài không thể tưởng tượng nổi. Luật đó nếu có thì chỉ áp dụng cho những loại nhà thơ ăn lương Nhà nước thôi. Theo tôi, nên đưa ra luật để trừng trị những kẻ "ma cô văn học" và những kẻ dám cản phá tinh thần phát triển của nhân loại và sự sáng tạo của con người.

    Trả lờiXóa
  7. cai gi cung co the xay ra tren dat nuoc nay /vi sao thi cac ban deu biet /

    Trả lờiXóa
  8. ối giời ơi . bao nhieu là chuyện cơm áo gạo tiền thiết thực cũa dân cũa nước các đại biểu quốc hội chả lo dùm lại di xét ba thứ luật vô thưởng thế hả các ông nghị ơi... tốn bao tiền thuế dân nuôi cho mấy ông việc bàn không đâu... buồn quá . đúng là thừa cơm....

    Trả lờiXóa
  9. Thật chết cười: Luật Nhà thơ.
    Sau khi Luât NT rồi thì sẽ ra tiếp Luật Nhà nhạc sỹ, luật nhà..họa sĩ,luật nhà chăn nuôi( Sẽ tách ra vài luật con : Chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi đại gia súc),luật nhà trồng trọt,.............
    Lại đọc báo Pháp luật, ĐB QH Đặng Thị Hoàng Yến đề nghị - dùng tiền riêng của mình để soạn luật- lại cái gọi là : Xã hội hóa soạn luật. Té ra chỉ cần có tiền,là có thể có luật. Ôi thôi...
    Tôi đồng ý với Ông Diện- cần khám ngay bệnh thần kinh cho nhiều ĐB QH .Có thể có người bị bệnh TK mà cũng có người bị bệnh : Ăn no, rững mỡ .

    Trả lờiXóa
  10. Bác Diện ơi! Em thì em nghĩ ĐBQH ngoài việc cơ cấu thì tiêu chuẩn phải hiểu thế nào là "Qui phạm pháp luật" cái đã, kiểu này loạn rồi, ĐB mà không hiể u luật thì làm sao lập luật được.
    Còn theo chiều này em xin mấy cái luật cần làm thêm như sau :
    1. Đã dự kiến luật nhà thơ, thì thêm cái Luật nhà văn; Luật Nhà biên kịch; Luật Nhà điêu khắc; Luật Bách nhà nếu dựng chung, hu hu, ...
    2. Luật tiếng Việt, tiếng Việt hiện nay dùng lộn xộn quá, mất hế ttinh hoa, ...
    3. Luật cho những đối tượng ngoài luật
    4. Luật Tang ma
    5. Luật Công an, Kiểm lâm, ...
    ....
    Chưa nghĩ ra cái nào thêm, hu hu, em khóc cho đời, em khóc cho một dân tộc tật nguyền, hu hu
    Luật Biểu tình Hiến pháp đã đề từ mấ ychục năm nay vẫn không quan tâm, còn né tránh, kiếp nhược hết chỗ nói.

    Trả lờiXóa
  11. Thưa cùng các bác! Có khi có luật nhà thơ lại là một sáng kiến đấy ạ! Phải quản lý tốt thơ, quản lý cho chặt, chứ không lâu nay nhiều vị có quyền có chức hẳn hoi bỏ tiền mua thơ để lấy giải thưởng, lấy tiếng tăm danh dự. Nhiều vị lấy thơ đạo thơ để tán gái, mua bồ nhí. Oan cho thơ quá. Do vậy phải quản lý thơ. Phải cấp thẻ làm thơ. Tùy hạng người mới được phép làm thơ, in thơ, phát hành thơ. Cả nước làm thơ, cứ tình rtangj này thì lãng mạn hết cả, thánh thiện hết cả, không chịu nhập các dự án về để làm tiền, lại bỏ thời gian đi làm thơ có khổ không! Làm thơ nhiều thì mềm yếu hết, không ai chịu cứng cỏi để có gan rút tiền nhà nước!
    Ôi! Luật nhà thơ!

    Trả lờiXóa
  12. THẾ LÀ HẾT. TAN NÁT MỘNG TRỞ THÀNH THI SĨ CỦA EM RỒI./

    Trả lờiXóa
  13. Da nang noi
    Ong nao nghi ra Luat Nha tho chac bi tam than roi. Cho ong ta di benh vien tam than gap. Ong nao dong y cho soan thao luat nha tho thi cho di benh vien tam than luon. Dien het roi

    Trả lờiXóa
  14. Chết cha rồi, tôi tưởng mấy trang mạng tếu táo xỏ xiên cho vui. Ai ngờ là thật. Quốc hội nước CHXHCNVN ơi ! Tổ quố cua toi ơi .

    Trả lờiXóa
  15. Chán cho các người "mặt to" (đại diện). Hết việc làm hay sao mà phải bàn đến cái từ xưa đến nay (4000 năm) chưa bao giờ đặt ra. Có lẽ phải có cả "luật hố xí", "luật ngủ", "luật ăn", "luật văn xuôi", "Luật toán học", "luật v.v...". Đúng là "mặt to" có IQ cao, đỉnh cao trí tuệ có khác.

    Trả lờiXóa
  16. bui cong tu nói...
    cai gi cung co the xay ra tren dat nuoc nay /vi sao thi cac ban deu biet /

    Trả lờiXóa
  17. Sáng nay thăm nha Bọ Lập cứ tưởng nói chuyện tiếu lâm.tối nay thăm quán trà Xuân Diện thấy thông trin nay hóa ra là thật . Chết cười mất thôi

    Trả lờiXóa
  18. Mấy ông Quốc hội dở hơi biết đâu lại bày ra các Luật ăn thịt chó, luật ăn rau muống, luật ỉa đái, luật ngủ trên giường....

    Trả lờiXóa
  19. Không hiểu luật này nội dung thế nào?Không hiểu luật này có hiệu lực hồi tố hay không?Không hiểu là có còn được đọc thơ của các cụ Hàn Thuyên (1229-?), cho đến các cụ Nguyễn Du (1765-1820), cụ Nguyễn Khuyến (1835-1909), cụ Tú Xương (5/9/1870-29/1/1907)hay không nữa....hoang mang quá....

    Trả lờiXóa
  20. Co khi toan nhung vi hoc gia,bang that ngoi vao ghe soan thao luat.The nay thi tham hoa cho quoc gia roi.

    Trả lờiXóa
  21. Đất nước mà để mấy ông (bà) nghị "luật nhà thơ" dẫn dắt thì không biết đi về đâu?

    Trả lờiXóa
  22. Dấy mọi người thấy chưa,đưa chương trình xây dựng luật nhà thơ mới lòi hèm cái ngu,quá ngu của những đại biểu quốc hội dở hơi thế đấy.Càng nói càng tức muốn nổ con ngươi,bầy tui dân ngu khu đen cũng không thể hiểu được sao lại có những người ngu như rứa mà làm đại biểu quốc hội?Nên nhớ rằng bây giờ bước sang thập niên thứ hai của thế kỉ 21 rồi đấy...dân còn khổ dài dài vì phải nai lưng làm lụng đóng đủ loại thuế,phí để cho những ông bà nghị ngu như rứa ...xây dưng luật nhà thơ!Thử hỏi trên thể giới này có đâu như nước tôi không chỉ giùm với?

    Trả lờiXóa
  23. Ối giời cao đất dầy ơi! Thế này mà là "đỉnh cao trí tuệ" hả giời.

    Cứ thế bảo làm sao Dân oán thán, dân bất mãn, dân biểu tình.

    Tôi xin các ông các bà nghị, đừng no cơm ấm cật rồi rửng mỡ nữa. Các ông các bà không biết nhục à. Dân đen chúng tôi sắp chết rồi.

    Trả lờiXóa
  24. Thơ là tiếng thở dài của nhân loại, kiểu này chắc ngừng thở quá anh Diện ơi.

    Trả lờiXóa
  25. Thế này khác gì Đốt sách giết học trò của Tần thủy Hoàng đâu nhỉ? Mông muội!

    Trả lờiXóa
  26. Mới nghe thì tức cười.
    Nghĩ kỹ thì đó là điều đáng xấu hổ cho đất nước ta. Tinh hoa của đất nước mà trí tuệ như vậy ư ?

    Trả lờiXóa
  27. Buồn, lo, xấu hổ,

    Trả lờiXóa
  28. "No cơm ấm cật, rậm rật mọi đường"

    Trả lờiXóa
  29. Ai có ý định làm thơ hãy khẩn trương làm ngay chứ để đến khi có luật thì rắc rối to. Coi coi chừng ở tù cả lũ!

    Trả lờiXóa
  30. Em đề nghị nên đưa thêm "Luật về người tâm thần"

    Trả lờiXóa
  31. Cần phải có luật về "ngáp" nữa, ai họp mà "ngáp" thì...

    Trả lờiXóa
  32. Có luật nhà thơ thì phàm cái gì liên quan tới"Nhà" đều phải có luật.NHà thơ,nhà văn,nhà báo,nhà đạo diễn,nhà trai,nhà gái,nhà ăn,nhà bếp và cuối cùng nhà Xí.Cái anh cuối cùng cần phải chặt chẽ chứ không thối cả nước Dân không chịu được đâu.

    Trả lờiXóa
  33. Thế là thật à? Nhà cháu sáng nay đọc qua qua, cũng tưởng chuyện đùa(như là chuyện cựu TBT Nông Đức Mạnh cưới vợ ấy). Té ra là chuyện thật.
    Có Luật Nhà thơ thì sẽ có Luật Nhà văn, Nhà Biên kịch, Nhà Nhạc sỹ, Nhà Họa sỹ... hehe.. cháu thương Bác Hữu Ước lắm lắm!
    Không thể hiểu mấy ông (bà) nghị đề xướng Luật Nhà thơ là cái loại gì nữa? Không thể hiểu.

    Trả lờiXóa
  34. Thơ tác động đến đời sống xã hội.Trước đây khi chưa có các phương tiện truyền thông,người ta làm thơ hoặc sáng tác thơ dưới dạng Ca dao,hò vè để nhớ dễ hiểu và dễ truyền cho nhau.
    "Con ơi nhớ lấy câu này
    Cướp đêm là giặc ,cướp ngày là quan".
    Có thể sắp tới cấm Internet,cấm Blog và sợ rằng dân "phản động"lại làm thơ truyền miệng như những năm 80:
    -"Mất mùa thì tại thiên tai
    được mùa thì tại thiên tài Đ...ta"
    -"Đầu đường bác sỹ bơm xe.
    Cuối đường đại tá bán chè đỗ đen"
    ...
    THEO TÔI CỨ CHO RA LUẬT NHÀ THƠ
    Điều 1)Nhà thơ phải là những người có cái đầu "hơi ẩm".
    Điều 2)Trước khi làm thơ phải xin phép Ban tư tưởng văn hóa TW.
    Điều 3)Cấm nhà thơ ra Bờ Hồ để sáng tác.
    ..........

    Trả lờiXóa
  35. Đại biểu QH đề nghị có luật cho nhà thơ có lẻ vì thời nay không thấy có các nhà thơ như ông Sóng Hồng từng nói :"Là thi sĩ nghĩa là nhăn với mếu,
    Để tâm hồn treo ngược trên cành cây!..."
    nên đại biểu muốn có luật để tìm lại các hình bóng này cho cuộc đời thêm đa dạng?

    Trả lờiXóa
  36. Đọc mấy dòng đầu tưởng chuyện đùa, hóa ra chuyện có thật. Và cũng có lý.
    Nhưng đã có "Luật Nhà thơ" thì phải có các luật kèm theo mới đủ bộ: Luật Làm thơ, Luật In và Phát hành thơ (vì việc này đang lạm phát), Luật Tàng trữ thơ, Luật Đọc thơ và Ngâm thơ (nhiều nghệ sỹ bây giờ ngâm thơ theo kiểu "đớp lời", rất coi thường nhà thơ), Luật Giảng dạy thơ (nhiều thầy cô bây giờ giảng thơ rất vô cảm), Luật Phê bình thơ, Luật trao giải thưởng thơ (để trừng trị những kẻ bốc thơm vớ vẩn),...
    Người ta đề ra Luật Nhà thơ không hoàn toàn vô lý. Nước ta bây giờ lạm phát thơ kinh khủng. Ngay từ thời ông Xuân Diệu còn sống, ông ấy đã cảnh báo về loại "thơ phá rừng" (muốn in thơ phải có giấy, muốn sản xuất giấy phải chặt tre, gỗ trên rừng.
    Người ta đề ra Luật Nhà thơ không hoàn toàn vô lý đâu. Ngay từ thời ông Xuân Diệu còn sống, ông ấy đã cảnh báo về loại "thơ phá rừng" (muốn in thơ phải có giấy, muốn sản xuất giấy phải chặt tre, gỗ trên rừng). Bây giờ lượng thơ in ra chả gấp nghìn lần thời ông XD, mà lại giấy trắng, dày, mịn nữa, tức là toàn giấy xịn. Và lại rất lãng phí ở chỗ có khi bài thơ có 4 câu cũng để nguyên một trang giấy. Thử xem mỗi năm phải bao nhiêu giấy in thơ thì sẽ biết bao nhiêu diện tích rừng bị phá.
    Rồi thì nạn đọc thơ, tặng thơ. Thú thực, tôi rất sợ gặp các nhà thơ. Nhất là khi ai đó giới thiệu tôi là người yêu thơ hay sang hơn, “nhà phê bình”, thì ôi thôi, tôi có thể bị nghe một lúc cả chục bài thơ, không được đứng lên, không được cười, lại cứ phải gật đầu “hay hay hay”, rồi thì ký tặng, rồi thì cảm ơn, rồi thì hứa hẹn viết bài,…
    Cách đây khoảng 10 năm, GS.Nguyễn Đăng Mạnh có nói ông bị tặng khoảng 200 tập thơ (bây giờ chắc phải gấp mấy lần nữa). “Nhà phê bình” nhãi nhép như tôi mà đến nay cũng có khoảng 50 tập thơ tặng. Ấy là tôi trước sau chỉ chịu viết có 2 bài giới thiệu ngắn ngủn, còn lại mặc cho ai trách móc, nghỉ chơi, hay chủ tịch hội phê bình không làm nhiệm vụ, chứ nếu chịu viết bài “lăng sê” thì số thơ chắc sẽ gấp 2, 3 lần thế nữa.
    Mới đây, giữa những ngày Trung Quốc gây hấn, lòng tôi lửa giận ngút trời mà một anh bạn tôi lại nhờ giới thiệu một tập thơ thù tạc những “anh anh em em” trong khi hỏi anh ấy chuyện về Trung Quốc thì chả biết gì hết. Tôi đã từ chối như là mắng mỏ. Và chúng tôi đã quay mặt nhau từ đấy…
    Vậy thì cái Luật Nhà thơ không phải là không có lý. Giống như Bộ trưởng Thăng cấm cán bộ Bộ GTVT chơi gôn, dù thế nào cũng góp phần hạn chế tham nhũng tiền của và thì giờ.
    Hoan hô QH thông qua Luật Nhà thơ!

    Trả lờiXóa
  37. Bọ hiểu rồi. Các bác đọc đây nè:
    "Soạn luật cũng mắc bệnh thành tích

    Việc xây dựng pháp luật gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều người cứ giữ khư khư cái cũ, cản trở cái mới. Bệnh thành tích trong việc xây dựng pháp luật còn rất phổ biến. Khi có một luật mới lại kéo theo một bộ máy ra đời như khi có Luật Nuôi con nuôi thì thành lập thêm Vụ Nuôi con nuôi, có Luật Giám định tư pháp thì thành lập thêm Trung tâm Giám định tư pháp Quốc gia… Nếu chúng ta không thay đổi mạnh mẽ thì không thể khắc phục được những vấn đề này.
    ĐB ĐỖ VĂN ĐƯƠNG (TP.HCM)"

    CÀNG NHIỀU LUẬT THÌ CÀNG CÓ NHIỀU THÀNH TÍCH, CÀNG CÓ NHIỀU KẺ ĂN BÁM VÀO NHƯ ĐẠI BIỂU TRÊN NÓI ĐÓ.
    CHẾT CHA DÂN RỒI. ĐẾN LÚC NÀO ĐÓ CÁN BỘ NHIỀU HƠN DÂN THÌ CÓ LẼ CHÚNG ĂN THỊT CẢ DÂN MẤT. KHỐN NẠN!!!!!!!!!!!

    Trả lờiXóa
  38. Anh Diện à, đùa đấy chứ ?

    Trả lờiXóa
  39. Cám ơn Quốc Hội,buổi tối hôm nay mọi người được cười vỡ bụng.

    Trả lờiXóa
  40. Nông Dân Thái Bìnhlúc 22:23 3 tháng 11, 2011

    Các bác nhà ta sao nóng vội thế,bình tĩnh xem cái Luật Nhà Thơ nó ra Ngô,ra Khoai thế nào đã.Biết đâu đây lại là một Phát Minh lớn của Nhân Loại

    Trả lờiXóa
  41. Sáng nay trên blog Nguyễn Quan Lập có bài Luật chập cheng. Tôi cứ tưởng bọ Lập viết cho đùa vui thôi. Bây giờ vào trang của anh Diện đọc bài này mới thấy đó là SỰ THẬT như ĐÙA. Quốc hội năm kia có ông Cảnh IQ, năm nay có ông Đương rau muống và thêm mấy người loạn trí này nữa. Không biết đề xuất chương trình làm luật này là của Chính phủ hay là của ban nào của QH?
    Nhưng dù là ở đâu đi nữa vẫn là ở tầng lớp "tinh hoa", "tiên phong" của Việt Nam. Thương cho người dân, phải còng lưng đóng thuế để nuôi những kẻ tâm thần nghĩ ra những điều vớ vẩn này. Ôi đất nước tôi...

    Trả lờiXóa
  42. Cac vi dai bieu oi moi lan cac vi tu tap hop ngon het bao nhieu tien cua danma di lam viec ngo ngan the:luat nha tho,luat thu vien,trong khi do con bao nhieu luat cho quyen tu docua dan thi khong lam.

    Trả lờiXóa
  43. Đề nghị cho thêm cái Luật nhà thổ nữa ạ!

    Trả lờiXóa
  44. Nhục quá, thậm ngu, hết chỗ nói! Nhưng sao lại đến cơn cớ này hả trời?

    Trả lờiXóa
  45. Xin lỗi các bác trước nhé, em xem cái tin về Luật nhà thơ xong, cười đến nỗi ướt hết cả quần.

    Trả lờiXóa
  46. Trời ơi ngó xuống mà coi, dân tui khổ quá rồi.
    Những vấn đề cấp bách ảnh hưởng trực tiếp đến dân chúng thì không bàn, đi bàn chuyện tào lao.
    Thiệt hết biết.

    Trả lờiXóa
  47. Thật không ai ngửi được. Cứ như mơ

    Trả lờiXóa
  48. Kỳ này tiếp xúc cử tri tôi sẽ trân trọng đề nghị xây dựng LUẬT NHÀ VĂN. Nhà thơ có LUẬT NHÀ THƠ thì nhà văn cũng phải có LUẬT NHÀ VĂN cho nó công bằng chứ

    Trả lờiXóa
  49. Quốc hội kỳ này thông thoáng thật. Xây dựng chuyên cười hiện đai. Sau này căn cứ các diểm khoản điều luật của luật nhà thơ, thì phải cấm: Khi đang ăn , uống không được xem luật vì bị sặc gây tử vong.

    Trả lờiXóa
  50. Lố lăng hết mức, nực cười hết cỡ,
    Một nét mới của quốc hội mới

    Thấy đâu đó mùi thối inh ỉnh..

    Trả lờiXóa
  51. He...He...kiểu này thì sắp có luật nhà thổ rồi.

    Trả lờiXóa
  52. Hehe, Sẵn Nong Sẵn Né Rồi, Mời Các Vị Gật!
    ĐB Nguyễn Thị Kim Tiến (TP.HCM), ĐB Nguyễn Đức Chung...
    “Hai tuần vừa qua chúng tôi nhận được khoảng 20 kg tài liệu. Với thời gian và số lượng tài liệu như thế này thì làm sao các ĐB đóng góp ý kiến một cách hiệu quả được. Theo tôi, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định nên cung cấp thông tin công khai về các tài liệu liên quan đến dự án luật để các ĐB có thể tham gia góp ý ngay từ đầu”
    Thế này mà gọi là Thảo Luận Tổ Về Dự kiến Chương Trình Xây Dựng Luật, Pháp Lệnh Của Quốc Hội (QH) Nhiệm Kỳ Khóa XIII.
    Thảo cái gì nữa???
    Thế mà các vị ĐBQH không làm cho ra môn ra khoai nhỉ.!?
    Các vị ĐBQH hiền thế!
    Mà lo quá!
    Mình chẳng muốn có "Luật Nhà thơ" tí nào! Vì có "Luật Nhà thơ" rồi, biết đâu mai mốt lại có "Luật Yêu thơ"! Thế thì mình chết!
    (Mình yêu thơ lung tung lắm, yêu đủ loại, cứ thấy hay hay là yêu, chẳng theo đường lối nào cả! Không khéo bị cấm yêu ấy chứ, lo quá!)
    (Muathuhanoi)

    Trả lờiXóa
  53. Vừa Chợt Nghĩ Ra!!!
    Xin bác Xuân Diện cho mình phát biểu xây dựng thêm, vừa chợt nghĩ ra thôi...
    Có khi tại cái nhà bác "Nhà thơ Trần Mạnh Hảo" nên Quốc Hội mới thò ra "Luật Nhà thơ" cũng nên.!?
    (Nếu không phải, thủi thui cái mồm em đi bác Hảo nhé!)

    Trả lờiXóa
  54. Đà nẵng nói:
    Mấy ông ăn lương tren đồng tiền thuế của dân mà suy nghĩ kiểu TÂM THẦN thế thì lãng phí quá. Hết việc làm rồi hay sao mà nghĩ ra việc làm Luật Nhà Thơ. Cho đi nhập viện Tâm Thần hết bác Diện ơi! án phí mấy ông này em lo hết.
    Thật tức cừơi chết đi được.
    Ối dời ơi CUỐC HỘI khoa XIII, một nét đổi mới!

    Trả lờiXóa
  55. Ô hô, có người nói: ra LUẬT NHÀ THƠ là để chống những người như nhà thơ Trần Mạnh Hảo; LUẬT THƯ VIỆN là để chống những người như ông PGĐ thư viện Hán Nôm NGUYỄN XUÂN DIỆN. Phải không ta?

    Trả lờiXóa
  56. Em chu*a co' cho^ng`. vai' Troi*` Phat ddu*ng` co' ra lua^t. Ye^u! em ma` o^ng' che^` la` em kien^. !

    Trả lờiXóa
  57. "Các nước có chỉ số IQ cao đều có luật nhà thơ. Ra nước ngoài tôi theo luật làm thơ thử rồi. Thơ hay, dễ nhớ, nghị gật làm thơ, nghị ngủ làm thơ, nghị bồi làm thơ, nghị nâng bi làm thơ, nghị nâng lá đa làm thơ... Việt Nam không phải nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải làm luật nhà thơ".

    Trả lờiXóa
  58. Tại rãnh quá ko có việc làm nên phảibày ra để có tiền chứ.

    Trả lờiXóa
  59. Đây là điều hoàn toàn không mới. Tôi đã thấy từ lâu. Đó là ở Việt nam có tình trạng loạn luật.
    Cơ man nào là luật, luật chồng chéo nhau. Nhiều bộ luật chỉ cần là một chương của luật khác là đủ mà phải là luật riêng. Chỉ cần theo dõi đều đều (ko cần hằng ngày) VTV hay các phiên họp quốc hội bất cứ ai cũng thấy rõ điều này.
    Điều đó dẫn tới luật chống luật. Luật này làm giảm hiệu lực luật khác. Hiệu lực của chế tài thấp. Người dân thì bị nhiều tròng.
    Còn tình trạng "con ngồi đầu bố". Cao nhất là Hiến pháp, Luật sau đó Nghị định, quyết định nhưng nhiều Nghị định ở Việt nam có hiệu lực thi hành cao hơn Luật.
    Tại sao và ai làm vậy?

    Trả lờiXóa
  60. Mẹ, không biết rồi có Luật chửi bậy nữa không. Muốn chửi quá!

    Trả lờiXóa
  61. Cười mà rơi nước mắt.Cười vì sự Hài khi một kỳ họp còn ngổn ngang bao mong đợi của đất nươc của người dân như luật biển,luật quản lý vốn không được đưa ra bàn bạc lại đem cái luật dở hơi ra thảo luận.Rơi nước mắt vì Đau khi mà tiền thuế của Dân phải thắt lưng buộc bụng đóng để nuôi bộ máy ngồi làm những việc dở hơi trên

    Trả lờiXóa
  62. Tôi thì lại nghĩ đấy là ... "lỗi thằng đánh máy" đấy, có lẽ đẫ là luật Nhà ... thổ thì đúng hơn !

    Trả lờiXóa
  63. Phải tim hiểu xem vị nào đề xuất làm luật này để nhân dân và con cháu sau này biết.

    Trả lờiXóa
  64. Cái quan trọng là thực thi luật và giám sát việc thực thi lại chẳng biết đến bao giờ mới làm triệt để đây???

    Trả lờiXóa
  65. Qúa rỗi hơi nhàn việc ! Thật bất lương!

    Trả lờiXóa
  66. Điều lệ đảng đáng lẽ ra phải nghiên cứu nâng lên thành Luật về đảng thì không làm lại trình Luật nhà thơ.Đã có Luật báo chí và một rừng các văn bản điều chỉnh rồi mà "Nhà đài Hà Nội" còn ngang nhiên vi phạm thì luật mà làm gì.
    Thời buổi bây giờ"bầy sâu" nó phát triển nhanh quá thiết nghĩ phải có thơ ca chế giễu nhằm góp phần trừ sâu.
    Lại định hướng rồi đây.Cụt hứng rồi thì sáng tác thế đếch nào được!

    Trả lờiXóa
  67. Xin hỏi UB Pháp luật của Quốc Hội đâu rồi? Chương trình làm luật của QH phải được Ban này "chek" trước khi đưa ra QH chứ. Là công dân nhưng cứ thấy năm nào, kỳ nào QH họp cũng bàn đến luật, có luật vừa thông qua rồi lại sửa đổi ngay. Sao ta không tham khảo luật của các nước rồi vận dụng vào Việt Nam cho phù hợp? Các đại biểu QH có phải ai cũng có khả năng làm luật đâu mà cứ mang ra bàn thảo mãi thế?

    Trả lờiXóa
  68. Mẹ Mốc- Hà Nộilúc 08:43 4 tháng 11, 2011

    Các vị chẳng hiểu gì cả. Mỗi đời nguyên thủ hay chủ tịch QH phải để lại dấu ấn gì trong nhiệm kỳ của mình chứ. Vậy đưa ra Luật Nhà Thơ hẳn phải là "dấu ấn" của ông chủ tịch nhiệm kỳ này đấy. Bở vì suốt "bốn nghìn năm" lịch sử nước nhà chưa bào giờ có một đạo luật tương tự như vầy. Và trung cấp internet cũng thấy khắp bàn dân thiên hạ không có luật như vầy. Thế mới là độc đáo VN chứ!

    Trả lờiXóa
  69. Bác ơi, Bác xem giúp tên nào đưa cái dự luật này ra Quốc hội. Chứ chưởi cả đám thì cũng tội cho mấy ông đại biểu ký gởi.

    Trả lờiXóa
  70. Có hai khả năng:
    Thứ nhất, mỗi dự án luật đều có ngân sách hàng chục tỷ bảo đảm. Luật nhà thơ thì quá dễ, dễ từ soạn thảo đến thông qua QH vì "chẳng có gì để mà nói". Bởi vậy những người đề xuất, soạn thảo luật này sẽ sớm trở thành tỷ phú. Một kiểu làm kinh tế hợp pháp "bằng chất xám".

    Thứ hai, những người đề xuất làm luật này chắc chắn là thuộc đội tiên phong, được lựa chọn kỹ để bố trí vào những vị trí đó. Họ không phải là những kẻ có đầu óc vớ vẩn để nghĩ ra cái luật vớ vẩn. Theo tôi nghĩ những người này có ÂM MƯU gì đó. Có thể họ bị bọn THẾ LỰC THÙ ĐỊCH gài bẫy, mua chuộc để bôi bác hình ảnh QH, cơ quan đại diện cao nhất của người dân Việt Nam. Nếu thế thì anh Nhanh phải sớm ra tay thôi.

    Trả lờiXóa
  71. "Lại đọc báo Pháp luật, ĐB QH Đặng Thị Hoàng Yến đề nghị - dùng tiền riêng của mình để soạn luật- lại cái gọi là : Xã hội hóa soạn luật. Té ra chỉ cần có tiền,là có thể có luật".
    Nghĩ thật buồn cho các vị đại diện cho dân, ăn bằng tiền thuế của dân lại ngồi nghĩ ra những luật vớ vẩn, trong khi bao luật cần ra thì không ra, hoặc luật ra rồi mà chất lượng rất thấp.

    Trả lờiXóa
  72. Trong đời người một ngày có 24h, trong 24h đó, dứt khoát phải có vài phút hâm hâm. Chắc là Dự luật Nhà thơ được tác giả ra đời trong khoảng khắc đó !!!

    Trả lờiXóa
  73. Xin ông bà , anh chị em nào biết tên vị Dân biểu tác giả luật nhà thơ đăng lên cho tôi biết với .

    Trả lờiXóa
  74. Sau Luật nhà thơ sẽ là luật nhà vệ sinh, luật nhà bếp, luật nhà hàng, luật nhà nghỉ, luật nhà kho, luật nhà nho, luật nhà đồng nát... tiếng Việt có bao nhiêu nhà thì có bấy nhiêu luật. Thế nó mới máu!

    Trả lờiXóa
  75. Lại nói chuyện hôm trước khi đoàn cán bộ các trường ĐH ở VN sang bên này, gặp tranh luận với nhau họ nói đứng sau những người biểu tình là bọn Tân Viêt, công giáo. Còn các nhà thơ nhà văn là lực lượng chính đi đầu, kêu gọi, xúi dục. Có lẽ chính từ đây, trước vận mệnh sống còn của...chế độ mà ông bà ĐB "khùng" nào đó đã đưa ra đề ngghị QH làm luật thơ!
    Phải chăng căn bệnh "phải là nhất" cũng đã và đang lây lan vào QH VN. Chắc rằng các đại nhà thơ HỮu Thỉnh, Trần Anh Thái, Nguyễn Sĩ Đại và nhà thơ "phun nọc độc"...sẽ được vào làm ỏ các ban biên soạn luật thơ.

    Trả lờiXóa
  76. "Luật nhà thơ" được đưa ra, có phải lại là một cuộc cách mạng về văn hóa? Chỉ vì xã hội ngày nay quá thiếu văn hóa? Nếu thực vậy thì do ai? Do Giáo dục, do Bộ trưởng Bộ giáo dục? Hay ngược lại, xã hội đang có văn hóa quá cao (nhà nhà văn hóa) nên cần phải kiềm chế bớt? Vì nếu không kiềm chế, nếu để dân trí của dân quá cao họ sẽ phát hiện ra những việc làm và những suy nghĩ sai trái, những việc làm và suy nghĩ mang nặng tư tưởng của thời "lông lá".

    Trả lờiXóa
  77. ĐB QH chỉ biết làm thơ. Nên phải soạn thảo luật về "Thơ" là đúng rồi. Còn các luật khác có Bộ khác lo " Luật biểu tình " chẳng hạn. Thế thì biết làm gì khác đây. "VỀ VƯỜN ĐUỔI VỊT CHO RỒI"

    Trả lờiXóa
  78. VẬY MÀ CÁC ĐB NHÀ MÌNH VẪN NGỒI ĐỂ MÀ THẢO LUẬN THÌ HẾT BIẾT.. CAN ĐẢM THẬT CÁC VỊ Ạ

    Trả lờiXóa
  79. Mai rồi có luật nhà thơ
    kia rồi có luật nhà mồ cũng nên

    Trả lờiXóa
  80. Ngoài những nhà thơ "băm " nhà thơ " thái " sản xuất loại thơ chặt khúc thì những nhà thơ của THƠ phải có cảm hứng thật sự thăng hoa mới có được vần thơ cho đời . Thế thì làm sao có luật được .Điên à . Cũng như anh quan hệ với vợ đang lúc cao trào thì bảo STOP . Rõ dở .

    Trả lờiXóa
  81. rat can co luat an xin ,that su can ,toi noi nghiem chinh /

    Trả lờiXóa
  82. Chú Diện ơi, Chú xem ai đề xuất đưa ra QH bàn Luật nhà thơ để bà con gửi lời cảm ơn và chia sẻ.
    Mình và bà con đang nóng lòng chờ tin đấy.
    Cảm ơn Chú rất nhiều và mong tin sớm.. sớm

    Trả lờiXóa
  83. Đại ngu, Đại ngu. Đại biểu QH thế này thì chết cười.

    Trả lờiXóa
  84. Báo cáo các bác đấy là ĐB QH ta toàn là các bậc trí thức, IQ cao cả đấy mà còn đề nghị soạn cái Luật vô thưởng vô phạt thì hỏi làm sao xã hội chẳng loạn ?

    Trả lờiXóa
  85. Gửi anh Diện.
    Sáng nay công việc đang căng thẳng, sếp gọi sang bảo tao cho xem cái này để thư giãn. Cứ tưởng...Ồ không, tôi không tin được nữa: Luật Nhà thơ vào dự kiến chương trình xây dựng pháp luật của QH khóa XIII! Nghĩ nhanh tưởng cha nội nào đánh máy nhầm từ Luật nhà thổ thành Luật Nhà thơ. Về hỏi Mr Google hóa ra có thật, và tìm ra cả đại biểu cuốc hội chọn Luật nhà thổ à nhầm thơ. Tôi trích lại theo http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20111104/Chuyen-la-luat-Nha-van.aspx: Luật Biểu tình thì rất cần thiết, là đòi hỏi bức xúc hiện nay. Là một đại biểu QH, nếu phải lựa chọn giữa luật Biểu tình và luật Nhà văn thì tôi vẫn chọn luật Nhà văn (ĐB Nguyễn Minh Hồng (Nghệ An), hội viên Hội Nhà văn VN. Đại biểu hai đại ...!

    Trả lờiXóa
  86. Tôi rất nghi ngờ, rằng đây là âm mưu của bọn "diễn biến hòa bình" mà chúng ta đang được dạy là phải luôn luôn cảnh giác. Chả lẽ Đại biểu QH thật, được lựa chon qua mấy vòng hiệp thương lại đưa ra Dự án Luật này?
    Đề nghị tình báo ta vào cuộc để lật tẩy bọn "diễn biến" này!

    Trả lờiXóa
  87. Không chỉ là đổi mới mà là "đột phá về ní nuận"

    Trả lờiXóa
  88. các cụ nói ít thôi không có luật Blogger thì hết đường than thở

    Trả lờiXóa
  89. Quốc Hôi bàn bạc " Luật nhà thơ "
    các bác làm thơ chết bây giờ
    thơ phú văn chương làm luật hết
    dân tình nháo nhác trí ngẩn ngơ ..
    ơ hơ ...

    Trả lờiXóa
  90. Những người nào đưa ra Luật nhà Thơ chắn chắn là bị ấm đầu rồi , hết thuốc chữa rồi , không được lấy ngân sách để trã lương cho những người này . Thơ là một hình thức nghệ thuật vì vậy nếu có tối kiến để làm luật nhà thơ thì cũng nên có tối kiến về các hình thức nghệ thuật khác như luật họa sĩ , luật điêu khắc ... cá cảnh , cây cảnh , đá cảnh , chó cảnh ...tất tần tật .
    Ngay cả về định nghĩa đã mơ hồ thì lấy gì mà làm Luật .
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%A1
    Thơ, thơ ca hay thi ca, là một khái niệm chỉ các loại sáng tác văn học có vần điệu, có đặc điểm ngắn gọn, súc tích, nhiều ý cô đọng. Một bài văn cũng có thể là một bài thơ nếu sự chọn lọc các từ trong đó súc tích và gây cảm xúc cho người đọc một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, một bài thơ thường còn mang tính vần giữa câu nọ với câu kia và tổ hợp của các câu gây ra âm hưởng nhạc tính trong bài. Thơ thường dùng như một hình thức biểu tả cảm xúc trữ tình, hoặc tình cảm xúc động trước một hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, như khi người ta đứng trước một phong cảnh ngoạn mục, hoặc đứng trước một thảm cảnh. Sự tương tác giữa tình cảm con người và hoàn cảnh tạo nên những cảm nghĩ mà người ta muốn bày tỏ với một phong độ chắt lọc, tinh khiết, không rườm rà, song có mức thông tin cao, đột phát, nhưng cô đọng và chiết khúc. Muốn làm được như vậy, người làm thơ phải có một con mắt quan sát chi tiết, tổng quát hóa, và nhanh chóng liên tưởng giữa những hình ảnh quan sát được với những gì vốn có trước đây.
    .....

    Trả lờiXóa
  91. Mấy tay đề xuất luật này đúng là mấy gã "tâm thần". Có kênh nào trực tiếp và nhanh để phản ảnh với Quốc hội thì mong bác Diện làm gấp,để đưa các vị này đến các Bênh Viện Tâm thần (phải cỡ TW) khám ngay không thì nguy to.Nói như bác PV Quốc Doanh vừa đăng lên trang Bauxite: các vị này đang hoa chân múa tay trình diễn các màn hề. Hết gã IQ (mà đúng là AQ),rồi đến mấy vị tâm thần này không biết còn diễn trò gì nữa.Không ngăn chặn rồi thì chắc chắn các gã AQ và TÂM THẦN này sẽ còn tiếp tục nào "Luật Ăn, luật Ngủ, Luật Đ. ,luật Ỉa,... " Đúng là "chết CHA chết MẸ con DÂN"

    Trả lờiXóa
  92. Có một cái mang tên luật nhưng không phải luật mà ai sống dưới chế độ XHCN Việt nam cũng than rằng :sao dạo này Việt nam hay xài luật này thế.Luật này xài vô tội vạ nhưng chưa được Quốc hội CHXHCN VN thông qua. Đó là Luật...Bức xúc trước việc QH bàn cãi về luật Thơ nên quên mất tiêu. Ai biết nói ra giùm.

    Trả lờiXóa
  93. kiểu này vài hôm nữa lại có thêm luật 'nhân dân" nữa thì bon mình biết ở đâu giờ..

    Trả lờiXóa
  94. Sao quý vị lại làm ầm lên để cho các thế lực thù địch đánh giá IQ của đại biểu Quốc hội ta vậy.

    Trả lờiXóa
  95. Cứ ngỡ đây là chuyện "giải trí cuối tuần"!

    Chắc là lỗi tại thằng đánh máy thôi, hình như các ĐBQH muốn có luật "nhà thổ" hoặc "nhà thờ" đấy bác Diện ạ!

    Trả lờiXóa
  96. Đề nghị ông Hữu Thỉnh và Trần Gia Thái soạn bộ luật này!

    Trả lờiXóa
  97. Sắp sửa lại có thêm cả luật nhà xác, nhà tiêu, nhà sàn, nhà kho, nhà thương, nhà xí, nhà ma,... nữa

    Trả lờiXóa
  98. Mỗi năm chi ngân sách cho các kỳ họp Quốc Hội là bao nhiêu nhỉ?Tiền thuế của dân thì nên làm việc đàng hoàng và hiệu quả.

    Trả lờiXóa
  99. Sáng nay thấy báo Tuổi trẻ ,Thanh niên đăng bài nói là có ý kiến của đại biểu QH đề nghị đưa ra luật Nhà văn nữa đấy .

    Trả lờiXóa
  100. Thực trạng của đội ngũ " Nghị gật" do cơ cấu nên mới xảy ra những chuyện thật như đùa. Không biết thế hệ sau họ nhìn vào đánh giá ra sao nữa ? Buồn thay

    Trả lờiXóa
  101. Lâu nay các cụ về hưu hay làm thơ ca, mỗi khi gặp nhau đều mang ra đọc cho vui tuổi già. Bây giờ thì niềm vui nho nhỏ của các cụ có nguy cơ bị dẹp rồi các cụ ơi.
    Một số đại biểu do các cụ bầu lên đang nhăm nhe định ra luật Nhà thơ đấy, mà các cụ đâu có phải nhà thơ. Ôi, cái thời buổi này nó làm sao vậy? Các quan chức, vị nào mặt mũi cũng phương phi, béo hú, rỗi rãi không có việc gì làm nên nặn ra cái luật này để giết thời gian hay sao?
    Mà cũng lạ, một sự việc quá hài hước như vậy mà cũng được đưa vào chương trình nghị sự của "Cơ quan quyền lực cao nhất"(hình thức)là làm sao?

    Trả lờiXóa
  102. Thật không hiểu nổi ở đâu lại sinh ra mấy ông gàn gàn, hâm hấp, thậm chí khùng khùng điên điên... rảnh rỗi ngồi nghĩ ra mấy thứ ngớ ngẩn đó.

    Trả lờiXóa
  103. Nếu các vị đưa vào bàn (chỉ là bàn thôi) thì cũng đủ để dân nghĩ rằng các vị thuộc loại "Ấm cật dậm dật suốt đêm)

    Trả lờiXóa
  104. Đang sắp có Luật Quảng cáo.
    Lẽ ra đây chỉ là một chương trong Luật Thương mại thì không hiểu vì lẽ gì nó được đưa lên hẳn thành luật.
    Thực tế Luật thương mại của ta trước đây có một chương điều chỉnh mọi hoạt động Quảng cáo.

    Trả lờiXóa
  105. Hôm nay tớ sẽ làm thơ
    Làm thơ đúng luật hãy chờ mà nghe
    Nước ta rừng cọ đồi chè
    Dưới sông nhiều cá, trên xe nhiều người
    Dân ta vui sướng chỉ cười
    Sống đời hạnh phúc nên lười thở than
    Bình thường rất mực đàng hoàng
    Lâu lâu kẹt, mới thó hàng Tẹc - Pôn (Interpol)

    Trả lờiXóa
  106. ĐBQH khóa này có thêm nhiều bác IQ và kiến thức cao quá. Thế này thì dân đỡ sao nổi.

    Trả lờiXóa
  107. Co' luat cave va bia om hong ?

    Trả lờiXóa
  108. Hôm nay có luật làm thơ
    Ngày mai co luật nằm mơ hổng chừng
    Nghe qua tủi tủi mừng mừng
    Từ nay yên chí luật rừng bủa vây
    Thơ tui cũng có .....như vầy..
    (hết)

    Trả lờiXóa
  109. Lạy Chúa! Xin Chúa hãy cho con biết điều gì đang diễn ra trên Tổ quốc Việt Nam yêu dấu của chúng con!

    Trả lờiXóa
  110. Hóa ra luật nhà thơ là thật à, quốc hội cũng đưa ra bàn à?
    Thế họ không bàn luật giá cả à? Trong đó cụ thể các điều về luật giá thịt, giá rau í.
    Hay họ no cơm rồi mà chúng tôi thì vàng cả mắt.

    Trả lờiXóa
  111. Đây là chuyện quái dị, quái đản nhất từ trước đến giờ mà tôi từng nghe. Than ôi, đó lại là sự thật. Chuyện quái quỉ gì đang xảy ra ở VN vậy? Đảo điên, nhiễu nhương quá thể

    Trả lờiXóa
  112. Nghe mà thấy gai cả bgười , thấy buồn . Nói dại mình mà là đại biểu QH có lẽ còn xấu hổ hơn.

    Trả lờiXóa
  113. Tôi không thể hiểu nổi các ông nghị bà nghị nghĩ gì mà lại đưa các Luật đó ra trình.Trong khi cuộc sống đòi hỏi cần có các Luật bức thiết hơn để điều chỉnh thì lại.....

    Trả lờiXóa
  114. Kính ngài Chủ tịch Quốc hội
    Hãy xây dựng thêm nhiều nhà thương điên cho chúng tôi điều trị với

    Trả lờiXóa
  115. Tôi thì thấy rằng Việt nam mình quá chậm tiến. Mãi đến nay mới bàn về Luật Thơ. Trung quốc nó đã có luật Thơ từ đời vua Đường Minh Hoàng. Các vị chắc cũng đã từng học thơ Đường luật chứ?

    Trả lờiXóa
  116. Cám ơn Bạn đọc Trương Hữu Vinh về thông tin trên. Tuy nhiên Luật thơ theo tôi có khác Luật nhà thơ! Tôi ở Đức cố tìm trong google Luật nhà thơ mà không tài nào tìm ra. Mà Đức cũng đã cống hiến một số nhà thờ nổi tiếng cho nhân lọai đấy chứ. Cá nhân tôi cũng cho là bỏ sức vào điều này hiện nay là bất lợi, chưa cần thiết, thậm chí không bình thường. Chừng nào nhiều nước đã có, mà Việt Nam chưa có thì có lẽ mới có thể nghĩ tới "mình quá chậm tiến". Còn tôi không quá trọng văn hóa của Trung Quốc, mà ta cái gì cũng nên theo. Theo tôi chỉ theo cái gì tốt thôi! Thời phong kiến như đời nhà Đường TQ vua quan ăn no, hưởng sướng chỉ nghĩ tới bản thân, có làm Luật thơ mà không quan tâm ra Luật khác quan trọng hơn cho xã hội, dân trí phát triển theo tôi không có gì lạ lắm. Vua mà, muốn gì làm nấy. Xã hội ta tôi không muốn có vua.

    Hòang Hải

    Trả lờiXóa