Đề xuất đưa Luật biểu tình vào chương trình chuẩn bị
02/11/2011 13:20 (TNO) Trình dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội (QH) khóa 13 tại nghị trường sáng nay, 2.11, Ủy ban Thường vụ (TV) QH đề nghị đưa vào chương trình chuẩn bị của QH khóa 13 các dự án luật như biểu tình, tiếp công dân, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân (HĐND)…, mà chưa đưa vào chương trình chính thức như đề nghị của một số đại biểu QH.
Thay mặt Ủy ban TVQH đọc Tờ trình tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, thực hiện quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Ủy ban TVQH đã có công văn đề nghị các cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của QH khoá 13 để trình QH.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý - Ảnh: Ngọc Thắng |
Tính đến thời điểm này, Chính phủ đã đề nghị đưa 115 dự án vào chương trình, gồm 107 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết của QH, 6 dự án pháp lệnh, 1 dự thảo nghị quyết của Uỷ ban TVQH.
Các Ủy ban của QH cũng đề nghị 15 dự án luật, 1 pháp lệnh, trong đó có 9 dự án luật đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011-2012, 7 dự án đã có trong đề nghị của Chính phủ.
Các Ủy ban của QH cũng đề nghị 15 dự án luật, 1 pháp lệnh, trong đó có 9 dự án luật đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011-2012, 7 dự án đã có trong đề nghị của Chính phủ.
Các cơ quan hữu quan cũng đề nghị đưa một số dự án luật, pháp lệnh vào chương trình của QH khóa 13.
Đưa vào chương trình chuẩn bị Luật tiếp cận thông tin Trong số các dự án luật được đề nghị đưa vào chương trình chính thức, đáng chú ý có các dự luật như Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi), Luật đất đai (sửa đổi), Luật tiền lương tối thiểu, Luật nhà ở (sửa đổi), Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực, Luật đầu tư công, mua sắm công... |
Trong Tờ trình, Ủy ban TVQH cho biết tán thành đề xuất của Chính phủ về việc đổi mới cách phân chia lĩnh vực của các dự án trong chương trình, với 5 lĩnh vực chính, như tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị; quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân; dân sự, kinh tế…
Một số dự án Chính phủ đề xuất đưa vào chương trình, như Dự án Luật ban hành quyết định hành chính, Dự án Luật xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của TAND, dự Luật đăng ký giao dịch bảo đảm…, Ủy ban TVQH đề nghị tạm gác lại để ưu tiên cho những dự án luật cấp bách hơn.
Đáng chú ý, theo ông Phan Trung Lý, tại kỳ họp thứ nhất QH khoá 13, một số ĐBQH đề nghị đưa vào các dự án Luật lập hội, Luật trưng cầu ý dân, Luật bảo vệ quyền riêng tư, Luật báo chí (sửa đổi), Luật nhà văn vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2012; một số cơ quan, ĐBQH khác đề nghị đưa vào Chương trình của nhiệm kỳ QH này các dự án Luật biểu tình, Luật tiếp công dân, Luật hoạt động giám sát của HĐND… song Ủy ban TVQH đề nghị đưa vào Chương trình chuẩn bị.
“Ủy ban TVQH nhận thấy đây là các dự án cần thiết ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992 và để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, để có thời gian nghiên cứu, chuẩn bị, đề nghị đưa các dự án này vào chương trình chuẩn bị trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH nhiệm kỳ khoá 13”, ông Lý cho hay.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đồng thời cho biết thêm Ủy ban TVQH sẽ tiếp tục giao cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu, soạn thảo, chuẩn bị dự án theo đúng quy trình, thủ tục của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình QH xem xét đưa vào Chương trình hằng năm khi đã có đủ điều kiện quy định.
Chiều nay, 2.11, QH sẽ thảo luận tại tổ về dự kiến Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của QH nhiệm kỳ khoá 13.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đồng thời cho biết thêm Ủy ban TVQH sẽ tiếp tục giao cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu, soạn thảo, chuẩn bị dự án theo đúng quy trình, thủ tục của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình QH xem xét đưa vào Chương trình hằng năm khi đã có đủ điều kiện quy định.
Chiều nay, 2.11, QH sẽ thảo luận tại tổ về dự kiến Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của QH nhiệm kỳ khoá 13.
Bảo Cầm
Nguồn: Thanh Niên Online
ANH CHỊ EM BIỂU TÌNH ĐÃ THẮNG LỢI VANG DỘI ĐẾN TẬN QUỐC HỘI.
Trả lờiXóaMỘT LẦN NỮA XIN CHÚC MỪNG NHIỆT LIỆT !!
De xuat thi de xuat. Nhung co thuc hien hay moi dang noi va noi dung nhu the nao moi la quan trong.
Trả lờiXóaNghe nói luật biểu tình được giao cho Bộ CA biên soạn, chưa biết kết quả thế nào nhưng cũng chớ vội mừng.
Trả lờiXóaKhông biết là luật biểu tình hay luật chống biểu tình?
Trả lờiXóaÍt ra có còn hơn không các bác ạ!
Trả lờiXóaChung ta hay cho xem Luat bieu tinh cu the nhu the nao da hay mung.
Trả lờiXóaChúng ta cũng phải kiên nhẩn chờ đợi sự thay đổi. Cần phải đấu tranh cho ra luật biểu tình cái đã, rồi nôi dung chúng ta từ từ xem xét đòi thay đổi sau. Tất nhiên luật biểu tình khắp thế giới đã có rồi , Vậy luật BT của ta giống thế giới bao nhiêu % thôi
Trả lờiXóaMình thích có ngay các luật: Biểu tình; Trưng cầu dân ý; Lập hội.
Trả lờiXóaCám ơn những ĐBQH đã đề xuất!
Chắc là có cho lấy vì, nó giống như trong hiến pháp quy đình quyền tự do dân chủ, quyền được nói được phát biểu nhưng khi ra luật lại quy định ngặt nghèo, hạn chế này nọ, rồi thòng 1 câu là tự do, phát biểu trong hiến pháp và pháp luật, trong khi luật lại chặt chết những cái cơ bản thì có cũng bằng không
Trả lờiXóaCó nhiều dự cảm không tốt về luật này,vì có lẽ rút kinh nghiệm từ những cuộc biểu tình của quần chúng yêu nước đã diễn ra mà không có luật để chế tài dẫn đến sự lúng túng trong xử lý và ràng buộc nên chính phủ ra luật biểu tình chẳng qua là hợp thức hóa những công cụ pháp lý để "siết" người yêu nước chặt hơn thôi! Rõ khổ cho con lạc cháu hồng, yêu nước cũng bị cấm cản, làm khó!
Trả lờiXóaVưỡn nên mừng đấy các bác ạ!Lâu nay cửa đóng then cài,ngày xuân tươi thắm đón nắng xuân tươi,bàn đến cái sự "mở" trước đã, rồi thì học lấy cái câu của cụ Nguyễn Bá Học (1857-1921):
Trả lờiXóa"Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông".
Các nhân sĩ trí thức Hà Nội đã trèo đèo vượt suối đấy thôi!
Không thể không có luật biểu tình. Đó là đòi hỏi tất yếu của một xã hội văn minh, tiến bộ. Chỉ có điều, bao giờ người ta xây dựng xong, năm 2012 hay là cả nhiệm kỳ này vẫn chưa xong? Hơn nữa, những điều quy định trong luật như thế nào? Ngay như luật về đình công mà trong nước, đã có khoảng 4000 cuộc đình công nhưng chiểu theo luật thì không có cuộc đình công nào là hợp pháp cả!
Trả lờiXóaThôi, hãy chơ xem và trong khi chưa có luật thì Hiến pháp là Bộ Luật cao nhất: công dân có quyền biểu tình.
Đề nghị thành lập một tổ chức vận động quốc hội thông qua luật biểu tình.
Trả lờiXóaDù sao thì cũng không thể "phớt lờ" một trong những hoạt động rất chính đáng cua người dân!
Trả lờiXóaCần có luật BT, phải có luật BT, sẽ có luật BT....vv...
Trả lờiXóa"Nếu những điều cơ bản trên đây không được đưa ra thảo luận để đi đến thống nhất quay trở về với khuôn mẫu Hiến pháp Hồ Chí Minh, thì tốt hơn hết là không nên đặt vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992 ra làm gì vội cho tốn kém thời gian, sức lực và tiền bạc ( là tiền đóng thuế của Dân )"Tôi rất đồng ý với Ông Chu Hảo.Nếu thực tâm thì hãy làm (Điều này chắc chờ "Trạch để ngọn tre") Đừng nêu lên chỉ "tuyên truyền làm chính trị" chỉ càng làm mất lòng tin thêm.Càng nguy hiểm hơn là đưa ra luật để siết chặt hơn nữa việc biểu tình.
Trả lờiXóa