Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

CHO TÔI KHEN MAI LINH THÊM MỘT CÂU NỮA!

Bài và ảnh trên Blog Mai Thanh Hải:

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA TRÊN BẢN ĐỒ MAI LINH

 

Dọc đường xuống miền Tây, xe khách Mai Linh dừng lại Trạm nghỉ của Mai Linh ở huyện Cái Bè, Tiền Giang cho cả khách và tài nghỉ ngơi, xả... nước và ăn uống, mua sắm sau hơn 2 tiếng đồng hồ đánh vật với các thể loại đường sá rộng hẹp, xe cộ đầy ứ  cứ chực ngoi lên đầu người khác và các thể loại CSGT rình nấp bắn tốc độ, phạt lỗi đè vạch... Lơ ngơ khoác ba lô đi tìm hiểu khắp khu dịch vụ của Mai Linh, đến khu vực đặt vé đi các tỉnh khác, tự dưng thấy ấm lòng, khi nhìn trên bản đồ Mai Linh minh họa địa bàn hoạt động, thấy rành mạch 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa phía ngoài biển, sát cánh với những địa danh trong đất liền. Những điều đơn giản là viết đầy đủ địa danh Tổ quốc, trên bản đồ như thế này (nhất là bản đồ... nội bộ), không phải ai cũng làm được. Mình biết thừa nhiều cơ quan quản lý Nhà nước, Ban Đảng ở Trung ương và nhất là dưới địa phương, khi làm bản đồ phục vụ công việc, sử dụng trong nội bộ, thường bảo thợ vẽ (cắt dán) bỏ Hoàng Sa - Trường Sa và các đảo - quần đảo của Tổ quốc, cho đỡ... tốn thêm tiền giấy mực. Chính vì vậy, nhìn tấm bản đồ minh họa của Mai Linh, mình hơi bị phục: Đâu phải doanh nghiệp nào cũng có tý ý thức chủ quyền biển đảo như thế?. Biết đâu sau này, Mai Linh vươn được ra Hoàng Sa - Trường Sa làm dịch vụ vận tải, thì vui nhể? 

 

 Bản đồ đây. Không hiểu các điểm khác, còn bản đồ thế này không?..

 

Nguyễn Xuân Diện: 

Chiều ngày 24.01.2010, nhân chuyến công tác tại Sài Gòn, tôi đến thăm Giáo sư Trần Văn Khê. Sau khi trò chuyện, Giáo sư Trần Văn Khê và chúng tôi đến thăm và ăn tối với Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng. Giáo sư Khê gọi xe taxi Mai Linh.Tan cuộc, xe taxi Mai Linh lại đưa GS Trần Văn Khê về đến nhà lúc 23h.

Cả lúc đi và về, GS Trần Văn Khê đều dành phần thanh toán tiền taxi bằng thẻ. Hãng taxi Mai Linh vì lòng trân trọng và ngưỡng mộ một nhà văn hóa lớn của đất nước đã tặng một chiếc thẻ để được phục vụ miễn phí GS Trần Văn Khê đi lại bất kỳ đâu và bất kỳ giờ giấc nào.

Vì vậy, cho tôi khen thêm Mai Linh Taxi một câu nữa!

Bài đọc thêm:

THĂM NHÀ GS TRẦN VĂN KHÊ VÀ ĂN TỐI Ở NHÀ GS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG

 

Hôm nay, 24 tháng Giêng năm 2010, nhân chuyến công tác tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi và Thạc sĩ Chu Tuyết Lan (cựu GĐ Thư viện Viện Hán Nôm) đã vinh dự được ghé thăm nhà riêng GS Trần Văn Khê. 14h15 máy bay hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất, người bạn là GĐ doanh nghiệp Cao Lầu (Q. Thủ Đức) đã cho xe đón và đưa chúng tôi về khách sạn rồi đưa đến nhà GS Trần Văn Khê.
.

Ngôi nhà của GS Trần Văn Khê ở số 32 Huỳnh Đình Hai, Phường 24 quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh. Đây vốn là một biệt thự cũ, nằm trên khuôn viên 600 mét vuông, do chính quyền Thành phố tặng GS Trần Văn Khê - người đã cả đời cống hiến và quảng bá cho văn hóa và âm nhạc Việt Nam trên khắp thế giới.

GS Trần Văn Khê đã về ở tại đây từ năm 2005. Và ông cho biết, sau này khi ông qua đời, đây sẽ là nhà lưu niệm Trần Văn Khê, và là nơi mà những người yêu âm nhạc có thể đến đọc sách, nghe và xem tư liệu về văn hóa và âm nhạc mà GS đã đưa từ Pháp về sau cả một đời tích góp và sưu tập từ khắp nơi trên thế giới. 

 

GS Trần Văn Khê và Nguyễn Xuân Diện
GS Trần Văn Khê và Thạc sĩ Chu Tuyết Lan

 

GS Trần Văn Khê nói với người giúp việc đưa chúng tôi đi thăm toàn bộ khu nhà: Thư viện sách báo, thư viện băng đĩa, bếp, phòng ăn và phòng tiếp khách - trưng bày nhạc cụ.


Phòng khách và trưng bày nhạc cụ

Phòng lưu trữ băng từ của GS Trần Văn Khê được bảo quản trong chế độ lạnh đặc biệt

Thư viện sách báo
Một giá sách nhỏ trong phòng riêng của GS Trần Văn Khê

 

Đúng như đã hò hẹn từ cả tuần nay, sau đó chúng tôi cùng đi taxi Mai Linh đến nhà GS Nguyễn Đăng Hưng để dùng bữa cơm tối, đàm đạo về văn chương và âm nhạc và tất nhiên sẽ cùng nhau đàn hát. Lúc ấy là 5h chiều. 

GS Nguyễn Đăng Hưng là một nhà khoa học lớn, hiện công tác tại Vương Quốc Bỉ, được biết đến như một người đã dành toàn bộ tài năng và tâm huyết để cống hiến cho sự nghiệp đào tạo cán bộ khoa học cho đất nước. Tôi đã được nghe danh ông đã lâu, đã đọc các bài viết và trả lời PV của ông trên các báo chí, và cũng đã thưởng thức các tác phẩm âm nhạc của ông; nhưng đến hôm nay mới vinh dự được gặp ông tại thành phố mang tên Bác Hồ.


GS. Nguyễn Đăng Hưng đón khách. Cận cảnh: Nhà biên khảo Thái Doãn Hiểu
và Nguyễn Xuân Diện

GS. Nguyễn Đăng Hưng và Thạc sĩ Chu Tuyết Lan

GS Nguyễn Đăng Hưng, GS Trần Văn Khê và Nguyễn Xuân Diện

GS. Nguyễn Đăng Hưng ôm đàn và hát các bài hát bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Ông chơi đàn với phong cách của một nghệ sỹ thực thụ khiến tất cả mọi người đều hết sức ngạc nhiên. 

Bữa cơm chiều trong nhà GS Nguyễn Đăng Hưng

GS Trần Văn Khê (89 tuổi) và GS Nguyễn Đăng Hưng (70 tuổi). Một người âm nhạc. Một người khoa học kỹ thuật. Một người nhẹ nhàng lịch lãm. Một người sôi nổi nồng nhiệt. Hai GS rất trân trọng và ngưỡng mộ sự nghiệp và nhân cách của nhau.

Từ phải sang: Bà Hoàng Liên và phu quân nhà biên khảo Thái Doãn Hiểu, GS Khê
và Thạc sĩ Chu Tuyết Lan

 

Sau khi GS Nguyễn Đăng Hưng hát các bài hát do GS sáng tác, là đến phần trình bày ca trù của Nguyễn Xuân Diện. GS. Trần Văn Khê nói về Ca trù và về "Chữ nhạc" của âm nhạc Việt Nam, về sự khác nhau giữa âm nhạc Việt Nam và Trung Quốc với minh họa sâu sắc và độc đáo. Nhà biên khảo Thái Doãn Hiểu đọc bài thơ ông sáng tác bên mộ cụ Nguyễn Du. Sau cùng, đã hơn 10h đêm, Nguyễn Xuân Diện ngâm bài thơ Tạm biệt để cảm ơn thịnh tình của chủ nhà và từ biệt GS Nguyễn Đăng Hưng.
.
Ngay trong buổi chiều đầu tiên đến Saigon, đã được đến thăm nhà hai GS danh tiếng của thế giới, đối với tôi là một vinh hạnh lớn lao. Và ngay trong lần đầu gặp mặt, GS Hưng đã mời cơm chiều và thưởng thức các tác phẩm âm nhạc của ông ngay trong căn nhà của ông với tình thân như đã quen nhau từ lâu, với tôi lại càng là một điều vô cùng may mắn và vinh hạnh.

Xe taxi Mai Linh lại đưa GS Trần Văn Khê về đến nhà lúc 11h. Cả lúc đi và về, GS Trần Văn Khê đều dành phần thanh toán tiền taxi bằng thẻ. Hãng taxi Mai Linh vì lòng trân trọng và ngưỡng mộ một nhà văn hóa lớn của đất nước đã tặng một chiếc thẻ để được phục vụ miễn phí GS Trần Văn Khê đi lại trong thành phố bất kỳ giờ giấc nào. 

 

Tp Hồ Chí Minh đêm 24.1.2010

20 nhận xét :

  1. Người Đà nẵnglúc 09:01 3 tháng 11, 2011

    Gía như cả xã hội chỉ cần có chút hiểu biết và nghĩa cử để cùng nhau nuôi dưỡng "HIỀN TÀI" thì "NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA" lúc nào chả "THỊNH" bác Diện nhỉ, Dân tộc, Đất nước đỡ đi những tật nguyền trên con đường phát triển từ nguồn "TRI THỨC CHÂN CHÍNH" này.

    Trả lờiXóa
  2. Chúc mừng Bác Diện đã có cuộc gặp gỡ với hai vị Giáo sư đáng kính. Nhưng mà Bác PR cho Taxi Mai Linh ác quá ..hehe..

    Trả lờiXóa
  3. Nhất trí với Bác Diện. Tôi cũng khen Taxi Mai Linh.

    Trả lờiXóa
  4. đọc bài này tự nhiên nhớ đến một câu chuyện (cách đây hơn 10 năm) có liên quan chút chút đến GS Trần Văn Khê : hôm đó nhà hàng xóm có đám cưới bài tiệc lấn qua sân nhà mình nên đóng cửa trước đi của sau cho tiện. Trong nhà xem tivi (vô tình) có chương trình giới thiệu âm nhạc dân tộc do GS Trần Văn Khê trực tiếp trình bài , vốn ban đầu chỉ định xem sơ qua rồi bật phim Mỹ xem ( vì cả nhà có ai khoái loại này đâu), nhưng từ từ hổng biết làm sau mà cả nhà xúm lại say mê nghe GS TVK thuyết giảng rồi trình bài về âm nhạc một cách rất thu hút với phong cách bình dân dễ hiểu , ổng còn biểu diễn từng loại nhạc cụ nữa (say mê luôn), đến phần ông biểu diễn đánh trống chầu và đờn bầu( không nhớ rõ lắm) thì sự cố xảy ra .Do khoái xem nên ông anh ổng bật âm thanh tivi lớn lên thì bỗng nhiên ở ngoài cửa trước nghe đùng đùng và tiếng la lối om sòm , chạy ra mở của xem chuyện gì thì bị hàng xóm chửi quá trời luôn , lí do nhà người ta đang có tiệc vui mà bật nhạc "đám ma " để trù ẻo người ta ( mà quan hệ với hàng xóm trước nay khá thân thiết) ,ông anh phải xin lỗi rối rít nhưng cũng không quên giải thích : Cái ông giáo sư này là trùm về âm nhạc của Việt Nam đó nha được coi chương trình của ổng là hiếm lắm đó , hổng có dễ đâu ! hàng xóm lỏ con mắt ra , vậy hả ! rồi thông cảm tiếp tục ăn nhậu . Cả nhà hú vía bật volum nhỏ lại ,rồi tiếp tục xúm vô xem tiếp.

    Trả lờiXóa
  5. Nhiệt liệt ca ngợi Mai Linh với hành động giữ gìn di sản đất nước của Tổ tiên.Chúc các Nhân sỹ mạnh khỏe để giữ gìn di sản văn hóa của Nhân dân

    Trả lờiXóa
  6. Chúc mừng anh Diện, Ôi, anh thật may mắn và hạnh phúc khi được gặp 2 vị giáo sư nổi tiếng. Tôi cũng ước ao dược có dịp diện kiến, gặp gỡ 2 giáo sư nhưng chắc là khó lắm vì tôi chỉ là người bình thường, 2 giáo sư cũng như anh Diện kiến thức thâm hậu, đa tài nên tôi biết đó chỉ là giấc mơ

    Trả lờiXóa
  7. Tôi là một cổ đông của Tập đoàn Mai Linh. Đã 3 năm nay rồi tôi không được chia lãi vì tình hình kinh doanh của TĐ gặp nhiều khó khăn. Thông tin của nhà báo Mai Thanh Hải làm tôi rất vui, còn hơn là được chia lãi mà phải ôm nỗi nhục không dám khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước. Bây giờ lại được biết thông tin của TS Nguyễn Xuân Diện về việc Mai Linh kính trong GS Trần Văn Khê như vậy, tôi càng vui hơn. Hoan hô Mai Linh! Tôi đã không lầm khi đầu tư vào Mai Linh. Từ giờ trở đi, nếu đi tắc xi tôi sẽ chỉ dung ML thôi.

    Trả lờiXóa
  8. Thưa anh Vincent Dinh,

    Cả hai Giáo sư đều là những người rất tài hoa và nhân hậu, yêu thương lớp trẻ.

    Giáo sư Khê mặc tù tuổi cao, sức yếu, đã 92 tuổi, vẫn đến các trường học để truyền bá về âm nhạc và văn hóa truyền thống.

    Giáo sư Hưng 71 tuổi từng xin chính phủ Bỉ cấp 400 học bổng Thạc sĩ và 40 Học bổng đào tạo Tiến sĩ cho Việt Nam.

    Gặp hai ông, chúng ta như được gặp những người ông, người bạn lớn. Uy tín khoa học và tấm lòng của các ông khiến cho bất cứ ai được gặp đều cảm thấy hạnh phúc, gần gụi.

    Chúc Anh sớm có cơ hội được gặp các Giáo sư Trần Văn Khê và Nguyễn Đăng Hưng.

    Kính thư
    Lâm Khang

    Trả lờiXóa
  9. Hay quá!
    Hãy nghe đài TQ dọa VN và DNA
    http://gocsan.blogspot.com/2011/11/ccp-media-china-should-kill-1-to-warn.html

    Trả lờiXóa
  10. TS Diện thật hạnh phúc, toàn là những cây đại thụ
    Xin chúc mừng
    Kèm theo đây: Tôi cũng là người tín nhiêm hãng Mai Linh trong nhưng dip về quê nghỉ dưỡng và thăm gia đình.

    TH

    Trả lờiXóa
  11. Xin chúc mừng anh Diện đã tiếp xúc với các Giáo Sư Đại Thụ của VN và thế giới.

    Trả lờiXóa
  12. Chỉ là một hãng Taxi kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hành khách,đây là một việc"Làm dâu trăm họ"nên cũng khó tránh khỏi những điều chê trách.
    Tuy chỉ là doanh nghiệp kinh doanh đơn thuần,không liên quan gì tới chính trị,nhưng Mai Linh vẫn khẳng định được vị trí của hai quần đảo HS-TS là của VN.Đó là điều mà nhiều tổ chức trong bộ máy chính quyền chưa làm được, hoặc có thể vì lý do nào đó nên không dám làm.
    Ủng hộ Taxi Mai Linh.
    Không những chỉ có Taxi Mai Linh trân trọng,quý mến GS Trần Văn Khê,mà khi nhắc tới tên GS,tôi nghĩ rất nhiều người cả trong nước cũng như nước ngoài luôn kính trọng và biết đến tên tuổi của GS.
    Nhà xuất bản Ricordi của nước Ý đã nhận xét"Giáo sư Trần Văn Khê là một người thầy lớn về âm nhạc Dân tộc Việt Nam,nguyên Giáo sư đại học Sorbonne Parir,thành viên danh dự của Hội đồng quốc tế âm nhạc thuộc Unesco,Viện sĩ thông tấn của Hàn Lâm Viện Châu Âu về Khoa học-Văn chương và Nghệ thuật,chẳng những hiểu biết thông suốt về Âm nhạc dân tộc tuyền thống Việt Nam mà còn là một chuyên gia về âm nhạc truyền thống Ấn Độ,Ba Tư,Trung Quốc,Nhật Bản và các nước Ả Rập,ông đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phổ biến âm nhạc Châu Á trên thế giới".
    Phải khẳng định một điều:Người Việt Nam nổi tiếng nhất trong lĩnh vực âm nhạc và dân tộc nhạc học ngày nay,danh tiếng nhất toàn cầu phải là Giáo Sư Trần Văn Khê.

    Trả lờiXóa
  13. Hi anh Diện!
    Từ nay cứ đi Taxi là gọi Mai Linh.
    "GS. Trần Văn Khê nói về Ca trù và về "Chữ nhạc" của âm nhạc Việt Nam, về sự khác nhau giữa âm nhạc Việt Nam và Trung Quốc với minh họa sâu sắc và độc đáo" -> Anh Diện có thể post lên vào 1 bài để chúng tôi được nghe không? Cảm ơn anh Diện!

    Trả lờiXóa
  14. "nhiều cơ quan quản lý Nhà nước, Ban Đảng ở Trung ương và nhất là dưới địa phương, khi làm bản đồ phục vụ công việc, sử dụng trong nội bộ, thường bảo thợ vẽ (cắt dán) bỏ Hoàng Sa - Trường Sa và các đảo - quần đảo của Tổ quốc, cho đỡ... tốn thêm tiền giấy mực"
    Giấy mực tốn thêm có đáng là bao, e rằng nguyên nhân là sợ mất lòng láng giềng? Các cụ bảo bán anh em xa mua láng giềng gần, đằng này vừa là láng giềng gần vừa là anh em.

    Trả lờiXóa
  15. Khen Mai linh quá , người "nước quen" sẽ tìm cách làm phiền Mai linh đấy!!!(tội trốn thuế, chậm thuế, xe thiếu giấy tờ photo,...)

    Trả lờiXóa
  16. Tôi ở gần nhà GS Trần Văn Khê mà tôi không hề hay biết, tiếc quá. chắc là hôm nào lén đến nhà GS để được diện kiến thấy tượng!

    Trả lờiXóa
  17. Năm 1981 mình còn là bộ đội thuộc Bộ chỉ huy quân sự Phú Khánh (nay là Khánh Hoà), GS Trần Văn Khê, lúc naỳ còn định cư ở Pháp, có buôỉ nói chuyện tại hội trường UB tỉnh (liền kề Tỉnh đôị), mình trúng phiên trực, không đi nghe được, cứ ngẩn ngơ tiếc maĩ. Sau này mình về sống ở Saì gòn nên có nhiều dịp được nghe cụ noí chuyện, mà laị còn được mon men laị gần sát bên cạnh cụ mơí thật sướng.muốn gặp cụ, ngaỳ mồng 7 tết, cúng hạ nêu Lăng Ông Bà chiểu, có hát bộ, 100% có cụ đến dự.

    Trả lờiXóa
  18. Cách đây khoảng 2 năm, một người bạn tôi từ Sài Gòn ra Hà Nội công tác, lúc ra sân bay trở về đã quên va li trên taxi thuộc hãng Mailinh. Tài xế đã tìm cách tim ra số máy của bạn tôi. Sau đó tôi thay bạn tôi đến nhận lại va li và cậu tài xế này đã trả lại rất chu đáo. Rất tiếc nay tôi quên mất tên của cậu lái xe trẻ này.
    Cách đây mấy tháng, chắc nhiều người biết sự kiện 1 tài xế taxi quyết không theo lệnh viên thiếu tá công an (là khách đi xe) bắt anh vượt đèn đỏ và anh đã bị hắn đánh. Nếu tôi nhớ không nhầm thì anh ấy thuộc Mailinh.
    Như vậy Mailinh có nhiều những tài xế rất đáng khen.

    Trả lờiXóa
  19. Nếu GS Trần Văn Khê không sống ở Pháp gần cả cuộc đời thì có được sự nghiệp đó không nhỉ? Nếu ở VN cả đời chắc là cũng chỉ cỡ Phạm Tuyên là cùng. Cho nên ta tự hào về GS Trần Văn Khê là người Việt Nam tài năng cũng có hạn thôi, còn là công của người Pháp đấy chứ.

    Trả lờiXóa