Hiền tài, hào kiệt và sự thịnh suy của đất nước
Tô Văn Trường
Hiền tài và hào kiệt của đất nước ta thời nào cũng có và rất cần. Vấn đề là họ được huy động và sử dụng như thế nào để có thể đóng góp được nhiều nhất cho đất nước. Chính sách chiêu hiền đãi sĩ và mở rộng dân chủ thực sự phải đi đôi với nhau.
Cha ông ta đã nói: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" và câu này đã được viết trang trọng trước cửa "Nhà Việt Nam" tại Shanghai World Expo 2010 (Triển lãm Thế giới tại Thượng Hải, Trung Quốc năm 2010) bằng bốn thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, Hoa thu hút sự chú ý đặc biệt của khách thăm quan các nước.
Các cụ ta còn khẳng định "Hào kiệt thời nào cũng có"! Như vậy là ông cha ta luôn coi hiền tài và hào kiệt là nguồn lực đặc biệt quan trọng và vô tận, quyết định sự thịnh suy, hưng vong của đất nước.
Một thời, trên công luận nói nhiều về "think tank". Trong tiếng Anh: "think" là suy nghĩ, ý tưởng, "tank" là cái thùng, cái bồn cho nên có thể hiểu think tank là bồn trí tuệ hay là kho tri thức. Ở các nước đặc biệt là Mỹ và châu Âu (kể cả Trung Quốc) think tank xuất hiện từ lâu và hoạt động rất hiệu quả.
Think tank tập trung một số trí thức, chuyên gia về một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực nào đó để thực hiện xây dựng một số chính sách hay chiến lược nhằm cố vấn, tư vấn, định hướng chiến lược cho một tổ chức hay đối tượng khách hàng nào đó. Có thể có think tank tổ chức phi lợi nhuận hoặc lợi nhuận. Giá trị của think tank có thể thuộc về hiệu quả và chất lượng kết quả tư vấn chính sách hay chiến lược của nó mà chỉ có thực tiễn mới có câu trả lời. Think tank còn là nơi tập hợp "các nguồn lực chất xám tinh túy của quốc gia" (tôi thích định nghĩa thế này về think tank hơn là "bồn trí tuệ").
Cha ông ta đã nói: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" và câu này đã được viết trang trọng trước cửa "Nhà Việt Nam" tại Shanghai World Expo 2010 (Triển lãm Thế giới tại Thượng Hải, Trung Quốc năm 2010) bằng bốn thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, Hoa thu hút sự chú ý đặc biệt của khách thăm quan các nước.
Các cụ ta còn khẳng định "Hào kiệt thời nào cũng có"! Như vậy là ông cha ta luôn coi hiền tài và hào kiệt là nguồn lực đặc biệt quan trọng và vô tận, quyết định sự thịnh suy, hưng vong của đất nước.
Một thời, trên công luận nói nhiều về "think tank". Trong tiếng Anh: "think" là suy nghĩ, ý tưởng, "tank" là cái thùng, cái bồn cho nên có thể hiểu think tank là bồn trí tuệ hay là kho tri thức. Ở các nước đặc biệt là Mỹ và châu Âu (kể cả Trung Quốc) think tank xuất hiện từ lâu và hoạt động rất hiệu quả.
Think tank tập trung một số trí thức, chuyên gia về một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực nào đó để thực hiện xây dựng một số chính sách hay chiến lược nhằm cố vấn, tư vấn, định hướng chiến lược cho một tổ chức hay đối tượng khách hàng nào đó. Có thể có think tank tổ chức phi lợi nhuận hoặc lợi nhuận. Giá trị của think tank có thể thuộc về hiệu quả và chất lượng kết quả tư vấn chính sách hay chiến lược của nó mà chỉ có thực tiễn mới có câu trả lời. Think tank còn là nơi tập hợp "các nguồn lực chất xám tinh túy của quốc gia" (tôi thích định nghĩa thế này về think tank hơn là "bồn trí tuệ").
Think tank là sự cộng hưởng của nhiều khối óc ở nhiều lĩnh vực là sự sẻ chia trí thức để dồn nội lực của bao khối óc vào một tâm điểm: làm giầu dân tộc về mặt vật chất và tinh thần. Người Mỹ có một câu nói rất hay: "America is a melting pot". Người ta dịch: "Nước Mỹ là nước đa sắc tộc". Đấy chỉ là bề nổi của câu này, song ngụ ý sâu xa hơn, đó là think tank. Bao nhiêu văn hóa, trí thức, trí tuệ khi đã hội tụ ở nước Mỹ thì không còn tản mạn và hòa chảy thành một khối.
Lãnh đạo giỏi còn là biết sử dụng, tận dụng nhiều think tank giỏi, biết tập hợp nhiều nguồn lực chất xám tinh túy này, cùng với một lòng nhiệt tâm, hết lòng vì dân, vì nước. Do vậy, lãnh đạo giỏi phải biết khơi gợi, tạo điều kiện cho các tổ chức think tank phát triển mạnh. Biết "gạn đục, khơi trong" trong việc sử dụng lời khuyên, tư vấn, cố vấn của think tank. Lãnh đạo giỏi không chỉ là ở sử dụng think tank mà cả trong bộ máy của Chính phủ, bộ máy Nhà nước.
Nhìn ra thế giới, các bài học kinh nghiệm của họ về việc tổ chức và hoạt động các "bồn trí tuệ" của Chính phủ cùng như hoạt động trong xã hội dân sự là :
1/ Chỉ tư vấn có hiệu quả cho người biết trân trọng và biết làm việc với chuyên gia tư vấn (chuyên gia tư vấn là tên gọi khiêm tốn của "cố vấn"). Không dễ có người có tâm và có tầm như thế.
2/ Chỉ tư vấn có hiệu quả khi có những người thật sự xứng đáng về phẩm chất và tài năng là chuyên gia tư vấn. Không dễ có người có tâm và có tầm như thế.
3/ Chỉ tư vấn có hiệu quả khi quốc gia có những thể chế chính trị, kinh tế, xã hội thích hợp (chủ yếu là về tự do, dân chủ đạt tới mức cần thiết).
Thiếu một trong ba điều kiện trên đây là đủ để dẫn đến không thành công hoặc thành công giả tạo. Tuy nhiên, còn một yếu tố nữa rất quan trọng chính là dân tộc ấy, trình độ phẩm chất bản thân dân tộc ấy quyết định sản sinh ra người cầm quyền tốt, cố vấn tốt. Dân tộc nào cũng thế, cũng phải chịu trách nhiệm trước loài người về lịch sử của bản thân mình, được tôn vinh những điều tốt đẹp và bị chỉ trích, trừng phạt về những điều xấu xa, tội ác.
Nhìn ngược về quá khứ lịch sử, người xưa có lập ra chức "Gián nghị đại phu" để can Vua. Nhưng vì cái chức (của một người) chớ không phải tổ chức (có nhiều người), có quyền lực luật định nên hiệu quả cũng hạn chế. Bên Tầu Ngũ Tử Tư thời Chiến quốc, Lưu Dung thời Càn Long, Đại Việt có Nguyễn Trãi là những điển hình có tài, có đức, có chức mà không làm hết ý nguyện, Lê Thái Tổ có chiếu cầu hiền, và "cỗ xe cầu Hiền luôn còn chừa bên phía tả". Cụ thể hơn còn qui định "Ai biết người tài mà không tiến cử thì bị phạt". Thế nhưng chính người thảo chiếu ấy lại có một kết cục bi thảm. Như vậy, ta trọng hiền tài là chỉ biết dùng người tài chớ không biết tạo cái nôi cho hiền tài có nơi sống, nảy nở, được bảo vệ, được lắng nghe. Ngày nay gọi đó là "cơ chế"!
Lãnh đạo giỏi còn là biết sử dụng, tận dụng nhiều think tank giỏi, biết tập hợp nhiều nguồn lực chất xám tinh túy này, cùng với một lòng nhiệt tâm, hết lòng vì dân, vì nước. Do vậy, lãnh đạo giỏi phải biết khơi gợi, tạo điều kiện cho các tổ chức think tank phát triển mạnh. Biết "gạn đục, khơi trong" trong việc sử dụng lời khuyên, tư vấn, cố vấn của think tank. Lãnh đạo giỏi không chỉ là ở sử dụng think tank mà cả trong bộ máy của Chính phủ, bộ máy Nhà nước.
Nhìn ra thế giới, các bài học kinh nghiệm của họ về việc tổ chức và hoạt động các "bồn trí tuệ" của Chính phủ cùng như hoạt động trong xã hội dân sự là :
1/ Chỉ tư vấn có hiệu quả cho người biết trân trọng và biết làm việc với chuyên gia tư vấn (chuyên gia tư vấn là tên gọi khiêm tốn của "cố vấn"). Không dễ có người có tâm và có tầm như thế.
2/ Chỉ tư vấn có hiệu quả khi có những người thật sự xứng đáng về phẩm chất và tài năng là chuyên gia tư vấn. Không dễ có người có tâm và có tầm như thế.
3/ Chỉ tư vấn có hiệu quả khi quốc gia có những thể chế chính trị, kinh tế, xã hội thích hợp (chủ yếu là về tự do, dân chủ đạt tới mức cần thiết).
Thiếu một trong ba điều kiện trên đây là đủ để dẫn đến không thành công hoặc thành công giả tạo. Tuy nhiên, còn một yếu tố nữa rất quan trọng chính là dân tộc ấy, trình độ phẩm chất bản thân dân tộc ấy quyết định sản sinh ra người cầm quyền tốt, cố vấn tốt. Dân tộc nào cũng thế, cũng phải chịu trách nhiệm trước loài người về lịch sử của bản thân mình, được tôn vinh những điều tốt đẹp và bị chỉ trích, trừng phạt về những điều xấu xa, tội ác.
Nhìn ngược về quá khứ lịch sử, người xưa có lập ra chức "Gián nghị đại phu" để can Vua. Nhưng vì cái chức (của một người) chớ không phải tổ chức (có nhiều người), có quyền lực luật định nên hiệu quả cũng hạn chế. Bên Tầu Ngũ Tử Tư thời Chiến quốc, Lưu Dung thời Càn Long, Đại Việt có Nguyễn Trãi là những điển hình có tài, có đức, có chức mà không làm hết ý nguyện, Lê Thái Tổ có chiếu cầu hiền, và "cỗ xe cầu Hiền luôn còn chừa bên phía tả". Cụ thể hơn còn qui định "Ai biết người tài mà không tiến cử thì bị phạt". Thế nhưng chính người thảo chiếu ấy lại có một kết cục bi thảm. Như vậy, ta trọng hiền tài là chỉ biết dùng người tài chớ không biết tạo cái nôi cho hiền tài có nơi sống, nảy nở, được bảo vệ, được lắng nghe. Ngày nay gọi đó là "cơ chế"!
Trên thế giới này không có chính phủ nào tránh được sai lầm khi đưa ra các chủ trương, chính sách. Nếu lãnh đạo biết lắng nghe, phân tích, sàng lọc các ý kiến tư vấn thì chắc chắn mức độ sai lầm sẽ giảm đi đáng kể!
Trong bài "Tư duy kinh tế Việt Nam", GS Đặng Phong đã viết "Sự thịnh suy của một quốc gia lệ thuộc rất nhiều vào bộ máy lãnh đạo và đặc biệt là những người lãnh đạo. Xưa nay, trong lịch sử mọi quốc gia, không có thời đại nào được gọi là thịnh trị mà lại không phải là thời đại có một vị minh quân. Ngược lại, không có một thời đại nào suy đồi mà lại không liên quan tới một vị hôn quân, một bộ máy nhà nước hủ bại."
Trong cuộc sống, tôi đã được gặp một số vị trí thức thực sự tài năng, tâm huyết hay nói như người đời họ là những người rất khó chịu vì họ cứ làm cái việc đánh thức thiên hạ, không cho người ta ngủ. Không ít người đã chán nản buông bút nghiên...
Tôi cũng may mắn, từng được chứng kiến, hồi hộp theo dõi các diễn biến và cảm nhận được là nguồn trí tuệ đang dâng lên, dòng nhân ái đang chảy mạnh, nhiều tấm gương biết làm, biết viết, biết nói, để thúc giục nhân tâm, kiên nhẫn từng giờ, từng phút "vắt óc" nghĩ suy tạo ra năng lượng tích cực trong nhân gian. Đó cũng là nguồn lực sâu xa đang âm vang, cộng hưởng, sẽ tác động tới những nơi cần lắng nghe.
Trong bài "Tư duy kinh tế Việt Nam", GS Đặng Phong đã viết "Sự thịnh suy của một quốc gia lệ thuộc rất nhiều vào bộ máy lãnh đạo và đặc biệt là những người lãnh đạo. Xưa nay, trong lịch sử mọi quốc gia, không có thời đại nào được gọi là thịnh trị mà lại không phải là thời đại có một vị minh quân. Ngược lại, không có một thời đại nào suy đồi mà lại không liên quan tới một vị hôn quân, một bộ máy nhà nước hủ bại."
Trong cuộc sống, tôi đã được gặp một số vị trí thức thực sự tài năng, tâm huyết hay nói như người đời họ là những người rất khó chịu vì họ cứ làm cái việc đánh thức thiên hạ, không cho người ta ngủ. Không ít người đã chán nản buông bút nghiên...
Tôi cũng may mắn, từng được chứng kiến, hồi hộp theo dõi các diễn biến và cảm nhận được là nguồn trí tuệ đang dâng lên, dòng nhân ái đang chảy mạnh, nhiều tấm gương biết làm, biết viết, biết nói, để thúc giục nhân tâm, kiên nhẫn từng giờ, từng phút "vắt óc" nghĩ suy tạo ra năng lượng tích cực trong nhân gian. Đó cũng là nguồn lực sâu xa đang âm vang, cộng hưởng, sẽ tác động tới những nơi cần lắng nghe.
"Nồng nàn tâm huyết thưa thành quả
Gieo trăm gặt một thế cũng là
Được bao nhiêu cũng là được cả
Một thời khô héo một thời hoa"
Những trí thức tài giỏi thực sự, có nhiều đóng góp cho đất nước cũng chính là "hiền tài và hào kiệt". Họ rất tự trọng, luôn có ý thức tự hoàn thiện mình và phấn đấu không ngừng, luôn hướng tới các "chân trời mới" để khám phá và cống hiến. Tuy nhiên, không bao giờ có "chân trời thực" cả, vì thế đó chỉ là hướng đi để người trí thức và các bậc hiền tài, hào kiệt dốc sức vươn tới mà thôi. Cả đời người cũng chẳng ai có thể đi tới chân trời đó cả! Nhưng đó vẫn là động lực để người trí thức sống lạc quan và hết mình cho sự hưng thịnh, hùng cường của đất nước. Đó cũng là điều chúng ta ngưỡng mộ và tôn vinh họ.
Hiền tài và hào kiệt của đất nước ta thời nào cũng có và rất cần. Vấn đề là họ được huy động và sử dụng như thế nào để có thể đóng góp được nhiều nhất cho đất nước. Chính sách chiêu hiền đãi sĩ và mở rộng dân chủ thực sự phải đi đôi với nhau. Điều này tùy thuộc chủ yếu ở cái TÂM và cái TẦM của các nhà lãnh đạo, quản lý đất nước. Suy cho cùng, sự thịnh suy của đất nước cũng là ở đấy cả mà thôi!
Nguồn: Tuần Việt Nam.
Hiền tài và hào kiệt của đất nước ta thời nào cũng có và rất cần. Vấn đề là họ được huy động và sử dụng như thế nào để có thể đóng góp được nhiều nhất cho đất nước. Chính sách chiêu hiền đãi sĩ và mở rộng dân chủ thực sự phải đi đôi với nhau. Điều này tùy thuộc chủ yếu ở cái TÂM và cái TẦM của các nhà lãnh đạo, quản lý đất nước. Suy cho cùng, sự thịnh suy của đất nước cũng là ở đấy cả mà thôi!
Nguồn: Tuần Việt Nam.
Cảm ơn tác giả. Bài viết không có gì mới nhưng vẫn hay, vẫn rất có ích. Vấn đề là ở chỗ những người lãnh đạo có thực tâm muốn mời, muốn nghe cố vấn không ? Ở ta có 2 xu hướng chính :
Trả lờiXóa1/ Đã là lãnh đạo là người giỏi nhất, đã là đỉnh cao trí tuệ rồi, lại được bọn xu nịnh xung quanh bốc thơm ...nên coi mình là nhất, không cần nghe ai nữa cả .
2/ Lãnh đạo Vẫn coi mình là nhất nhưng giả vờ phỉnh phờ thiên hạ, hội đồng này , hội đồng nọ...toàn là hội đồng chuột gồm những người thích ca mãi lời chim chóc, không có tâm có tầm, không có dũng khí...
Cách đây ít lâu có loạt bài về think tanks rất đầy đủ và rất hay trên VNN của nhiều tác giả nổi tiếng. Ta ghét Tàu về thói bành trướng nhưng ta nên học Tàu món này, họ làm giỏi hơn ta nhiều... . Nếu TS Diện khoái chủ đề này nên rinh về đây cho bà con đọc luôn thể và bàn luận cho rôm rả. Dạo này blog bleo trầm lắng quá...Ít có chủ đề nào để bà con bàn, biết đâu có ông lãnh đạo, kể cả ông cấp xã, ghé vào đây nghe thì dân được nhờ.
Thưa bác Tô Văn Trường, tôi chỉ thấy ở đất nước ta thời nay, người ta không ưa gì người tài. Người ta luôn đề phòng người tài, người ta tìm cách vô hiệu hóa người tài. Nếu tài mà lại nhẫn nhục thì còn đỡ gặp vạ, chứ nếu khẳng khái thì người ta ghét lắm, không bao giờ cho ngồi vào mâm đâu, và nhìn chung chỉ chờ cơ hội là trị cho biết tay. Cho nên người tài mấy ở ta cuối cùng cũng phải tự gọt phần tinh túy của mình, cũng phải uốn éo ít nhiều mà tồn tại
Trả lờiXóa