Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

TRÒN 10 NĂM, NGUYỄN XUÂN DIỆN BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ


Ngày 30.3.2007, cách đây tròn 10 năm, Thạc sĩ Nguyễn Xuân Diện đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ vđề tài Ca trù. Đây cũng là luận án Tiến sĩ đầu tiên về Ca trù trên thế giới cũng như ở Việt Nam. 

Báo Thể thao & Văn hóa đăng bài vnhững công bố mới của tôi. Đây là một trong 8 bài báo đăng tin về sự kiện tôi bảo vệ Luận án Tiến sĩ, cách đây 10 năm.
.

CGiáo sư Tiến sĩ, Viện sĩ Trần Văn Khê đã nhận xét về bản luận án của Nguyễn Xuân Diện, toàn văn như sau:


NHẬN XÉT CỦA GIÁO SƯ TRẦN VĂN KHÊ 
VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NGUYỄN XUÂN DIỆN

Bản nhận xét về luận án Tiến sĩ Ngữ văn
Đề tài: NGUỒN TƯ LIỆU HÁN NÔM VỚI VIỆC NGHIÊN CỨU CA TRÙ

Chuyên ngành Hán Nôm

Tác giả:  Thạc sĩ Nguyễn Xuân Diện

Năm vừa qua, trước khi gặp tác giả tại quê nhà, tôi đã đọc được quyển sách Góp phần tìm hiểu lịch sử Ca trù của Nguyễn Xuân Diện. Tôi vô cùng thích thú và ngạc nhiên.


Thích thú vì trước kia khi bắt đầu tìm hiểu Ca trù, tôi chỉ đọc được hai bài viết trên báo Nam Phong của Nguyễn Đôn Phục và Phạm Quỳnh. Sau này, có thêm quyển Việt Nam Ca trù biên khảo của hai tác gỉa Đỗ Trọng Huề và Đỗ Bằng Đoàn. Hôm nay, quyển sách của Nguyễn Xuân Diện đã cho tôi biết thêm rất nhiều sách báo về hát Ca trù mà tôi chưa hề đọc được. Trước kia tôi chỉ biết một quyển Ca trù thể cách mà trong thư mục tác gỉa đã cho tôi biết thêm sáu, bảy quyển Ca trù thể cách khác, lại còn kê khai trên bảy chục văn bia viết bằng chữ Nôm đang được tàng trữ tại Viện Hán Nôm.

Ngạc nhiên vì tác gỉa là một thanh niên lại chịu học Hán Nôm, sưu tầm, nghiên cứu rất nhiều tư liệu về Ca trù và giữ chức vụ Phó Giám đốc Thư viện, ngạc nhiên vì quyển sách là một bước tiến rất mới và rất xa trong việc nghiên cứu Ca trù, vừa mang tính phát hiện, vừa mang tính bao quát, phương pháp áp dụng rất phù hợp với cách nghiên cứu trong các nước tiên tiến, đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế nên có độ tin cậy rất cao. Tôi rất mong khi về nước sẽ gặp được tác gỉa để tỏ lời khen tặng.

Nhờ biết trước khả năng của tác gỉa nên khi tôi làm cố vấn cho việc lập hồ sơ để trình bày những nét đặc thù của ca trù cho UNESCO, tôi đã nghĩ ngay đến em và mời em tham gia viết hồ sơ, cụ thể là phần lịch sử và phát triển ca trù Việt Nam.

Hôm nay, sau khi đọc bản Luận án của em thì tình cảm mến được tăng lên rất nhiều. Nội dung vô cùng phong phú. Công việc sưu tầm, nghiên cứu phân tích và phê phán các văn bia rất phù hợp với những phương pháp khoa học đã được áp dụng trên các nước Âu Mỹ theo phương cách đặt câu hỏi cái gì, ai, ở đâu, lúc nào, như thế nào (what, who, where, when, how) và không quên đối chiếu với những tư liệu khác.

Nhờ đó, có nhiều phát hiện mới mà từ trước đến nay chúng ta chưa được biết. Có những nghi vấn về Ông Tổ của Ca trù, về lúc nào danh từ “Ca trù” được dùng lần đầu tiên thì Luận án này đã đưa ra những bằng chứng đáng tin cậy.

Nhờ Luận án này, chúng ta thấy rõ


không gian biểu diễn Ca trù như hát thờ, hát chơi và hát chúc hỗ (hát chúc thọ nhà Vua hay tiếp Sứ ngoại quốc), 

cách tổ chức giáo phường, lề lối và hoàn cảnh sinh hoạt của các nghệ nhân, nghệ sĩ; 

nắm rõ được các thể cách, thể điệu (chín mươi chín thể cách trong đó có sáu mươi sáu về hát và ngâm và ba mươi ba hát và múa), 

xuất xứ và miêu tả nhạc khí căn bản của Ca trù như phách, đàn đáy, trống chầu; 

kỹ thuật hát (hát khuôn, hát hàng hoa):

các khổ đàn, khổ phách như phách khoan, phách mau, phách theo, phách róc, phách ba, phách hơi, phách vào ba ra bảy…).

Luận án đưa ra bảy kết luận nhưng trong Luận án, chúng ta thấy nhiều điều có thể mở ra những vấn đề nghiên cứu khác nữa.

Văn phong giản dị, ngôn ngữ và chánh tả chính xác. Nội dung và hình thức của Luận án cho phép chúng tôi đánh gía đây là một công trình khoa học tối ưu

Nguyễn Xuân Diện đã đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu về lịch sử Ca trù đồng thời cũng cung cấp được nhiều cứ liệu quan trọng trong việc phục hồi không gian văn hóa Ca trù và phát triển nghệ thuật Ca trù.

Mặc dầu đề tài Luận án đặt trọng tâm vào nguồn tư liệu Hán Nôm về việc nghiên cứu Ca trù, chúng tôi đề nghị thêm một phụ lục vào những bài viết đáng kể về Ca trù của các tác gỉa ngoại quốc như Baron trong quyển Histoires curieuses des royaumes du Tonkin et de Laos.

Nên có một bảng ngữ vựng về những thuật ngữ chuyên môn trong Ca trù.

Nên có một danh sách những dĩa hát xưa nay về Ca trù (Beka, Columbia…), những băng ghi âm ghi hình.


Ngày 26 tháng 3 dương lịch, năm 2007.
GS. TS TRẦN Văn Khê
Nguyên Giáo sư Đại học Sorbonne Paris
Nguyên Giám đốc nghiên cứu (Directeur de recherche) Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp. Thành viên danh dự Hội đồng Quốc tế Âm nhạc (Unesco).
Viện sĩ thông tấn Hàn Lâm viện châu Âu Khoa học, Văn chương, Nghệ thuật.

 
Bản scan nguyên bản: 



Giáo sư Trần Văn Khê dành cho tôi vinh dự 
được nói chuyện về Ca trù tại tư gia Giáo sư.
 
Nguyễn Xuân Diện

Tháng 1 năm 2010 (trước Tết Âm lịch), nhân chuyến công tác tại TP. Hồ Chí Minh, GS Trần Văn Khê đã dành cho tôi vinh dự được nói chuyện tại nhà riêng của Giáo sư Trần Văn Khê về Ca trù. Buổi nói chuyện nhằm chia sẻ với những người yêu mến nghệ thuật cổ truyền về lịch sử và nghệ thuật Ca trù - bộ môn nghệ thuật vừa được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới.

Thời gian: 19h30, Thứ Tư, ngày 27 tháng Giêng năm 2010.
Địa điểm: Nhà riêng GS. Trần Văn Khê, 32 Huỳnh Đình Hai,
Phường 24, Quận Bình Thạnh, tp Hồ Chí Minh.

 .

Buổi nói chuyện có sự hiện diện của GS Nguyễn Đăng Hưng, nhà biên khảo Nguyễn Quảng Tuân, TS Nguyễn Nhã và phu nhân, danh cầm Hải Phượng, vợ chồng Luật gia Hoàng Việt, các nhà nghiên cứu ở Học viện âm nhạc quốc gia TP Hồ Chí Minh, các nhà báo và các bạn sinh viên.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH BUỔI NÓI CHUYỆN TẠI NHÀ RIÊNG GS TRẦN VĂN KHÊ:


GS. Trần Văn Khê giới thiệu về Nguyễn Xuân Diện


Nguyễn Xuân Diện bắt đầu buổi thuyết trình bằng việc giới thiệu cuốn sách
Lịch sử và Nghệ thuật Ca trù (Nxb Thế Giới, 2007)


Đào nương hát ca trù luôn giữ cho khóe miệng hình chữ "nhất"(-)


Thính giả ngồi chật kín căn phòng khách rộng của GS Trần Văn Khê


Nguyễn Xuân Diện nói chuyện say mê


Cùng chụp ảnh chung với Giáo sư Trần văn Khê sau buổi nói chuyện

32 nhận xét :

  1. Nguyễn Minh Thuyếtlúc 12:05 15 tháng 10, 2011

    Từ Berlin, xin gửi lời chúc mừng TS Nguyễn Xuân Diện đã có điều kiện viết blog trở lại. Điều này cho tôi hiểu rằng Cụ nhà đã bình phục. Đó là một tin rất vui đối với những người yêu quý Nguyễn Xuân Diện.
    Điều thứ hai tôi xin chúc mừng anh Diện là công trình nghiên cứu của anh về ca trù được một chuyên gia lớn về ca trù như GS Trần Văn Khê đánh giá cao. Tôi đặc biệt lưu ý những đánh giá của GS Trần Văn Khê về những phát hiện của anh Diện liên quan đến lịch sử ca trù, lịch sử nghiên cứu, giới thiệu ca trù qua thư tịch cổ, văn bia cổ.
    Công trình của Nguyễn Xuân Diện về ca trù dựa trên cơ sở luận án tiên sĩ anh thực hiện tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của PGS Bùi Duy Tân. Trường ĐH Khoa học XH và NV có thể tự hào về chất lượng của luận án này.
    Chúc TS Nguyễn Xuân Diện đạt nhiều thành tựu xuất sắc hơn nữa trên con đường nghiên cứu khoa học.

    Trả lờiXóa
  2. NGUYỄN XUÂN DIỆN THỰC SỰ LÀ NGƯỜI CÓ TÀI VÀ CÓ TÂM.CHÍNH VÌ THẾ MÀ AI CŨNG MUỐN GHÉ THĂM blog nguyên xuân diện

    Trả lờiXóa
  3. Trước tiên học trò xin cảm ơn Thầy Nguyễn Minh Thuyết,

    Sau xin đính chính, Luận án của Học trò được 2 Giáo sư hướng dẫn. PGS Bùi Duy Tân hướng dẫn về mặt Ngữ văn, Hán Nôm; GS.TSKH Tô Ngọc Thanh hướng dẫn về mặt Âm nhạc.

    Luận án được thực hiện tại cơ sở đào tạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (vì lúc ấy việc đào tạo chưa đưa về các đại học như hiện nay).

    Luận án nhận được .25 bản nhận xét của các nhà khoa học về: Hán Nôm học, âm nhạc học, văn học, sử học, dân tộc nhạc học, vĂn hoá dân gian, dân tộc học...Đặc biệt, trong đó có 2 bản nhận xét của Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê và con trai là GS Tiến si Trần Quang Hải ("gửi từ Trung tâm nghiên cứu khoa học Quốc gia, Pháp C.N.R.S).

    Kính thư,
    Học trò: Nguyễn Xuân Diện

    Trả lờiXóa
  4. Chúc mừng những đánh giá của những Học giả chân chính đối với công trình của TS Diện, qua những bài viết vừa qua độc giả mới bước đầu hiểu biết về Ca trù, mong có cơ hội thưởng thức một số chương trình được TS đưa lên mạng, hoặc đĩa CD.

    Trả lờiXóa
  5. Sat That mean to kill Sino (Chines) Invaderlúc 14:21 15 tháng 10, 2011

    CHÚC MỪNG MỘT CÔNG TRÌNH KHOA HỌC MANH TẦM CỠ VÀ NỘI DUNG ĐƯỢC ĐỀ CẬP LÀ MỘT DI SẢN VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM VÀ NHÂN LOẠI.

    Trả lờiXóa
  6. Xin gửi lời nhiệt liệt chúc mừng Giáo sư. Công trình nghiên cứu này của Ông quả là một đóng góp hết sức quý báu cho sự nghiệp bảo vệ nền Văn hóa dân tộc, nhất là giữa lúc này. Chỉ có người trí thức thật sự yêu nước mới có thể đạt được thành quả xuất sắc như vậy.

    Trả lờiXóa
  7. Ông Thuyết này có phải ông Thuyết Quốc hội không hả ông Diện?

    Trả lờiXóa
  8. Gửi đến TS lời chúc mừng và sự ngưỡng mộ về những đóng góp to lớn cho Ca Trù Việt Nam cũng như những tâm huyết cho vận mệnh dân tộc.
    Chúc TS Nguyễn Xuân Diện đạt được nhiều thành tựu xuất sắc hơn nữa trên con đường nghiên cứu khoa học và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam yêu dấu!
    (Muathuhanoi)

    Trả lờiXóa
  9. Thành thật chúc mừng TS Diện về một công trình nghiên cứu mang giá trị văn hóa thuần túy cao đẹp của nước nhà.

    Giữa những học vị "dổm" tràn lan thì đây là một thành quả tạo ấn tượng đẹp và gầy lại niềm tin về một tầng lớp học giả có phong độ và tầm cở, hướng về phía trước.

    Tôi ở xa quê hương, xin TS cho biết ở hải ngoại làm thế nào để có được một ấn bản của luận án này? Xin cho biết nơi phát hành và đặt mua.

    Trả lờiXóa
  10. Chúc mừng chú Diện.

    Trả lờiXóa
  11. Tôi sẽ mua sách và đọc. Cảm ơn anh Diện !

    Trả lờiXóa
  12. Nguyễn Đăng Hưnglúc 00:55 16 tháng 10, 2011

    Chúc mừng TS Nguyễn Xuân Diện trở lại với vai trò chủ tiệc trà!
    Nguyễn Đăng Hưng,

    Trả lờiXóa
  13. Nói tới âm nhạc Việt Nam chính là những gì mà ca trù,nhã nhạc,đờn ca tài tử....mới chính là đây.chứ không phải là ba cái màn các ca sĩ ưỡn ẹo trên sân khấu.

    Trả lờiXóa
  14. TS ơi
    Hôm qua TS có dự buổi tổng kết ca trù ko?
    Bác Tô Ngọc Thanh có nói trong bài phát biểu đại ý 'à "... Lần này còn chưa được phong phú về các bài hát, vì theo TS NXD có tới 50 bài.." Thảo dân dài cổ tìm TS mà không thấy. Chỉ vui nhất là trao giửi cho ca nước 9 tuổi biểu diễn bài "Hồgn Hồgn tuyết tuyết" chững chạc ra phếp. Lại có 2 cụ cao tuổi nhất: cụ bà a nước: 90 cụ ông đàn đáy 92 tuỏi.
    Sao không thấy giáo phường Thái Hà vv dự liên hoan này hả TS?

    Trả lờiXóa
  15. Thưa Bác Dân Việt,
    Đêm qua, tôi có tham dự Đêm Tổng kết liên hoan Ca trù 2011. Có nghe GS Tô Ngọc Thanh nhẮc đến tên trong bài Tổng kết cuộc liên hoan.

    Lần này, giáo phường Thái Hà chỉ có 1 thành viên tham gia là Cụ Nguyễn Văn Mùi.

    Cảm ơn Bác đã quan tâm đến ca trù và đến cá nhân tôi!
    Chúc Bác mọi sự an lành!

    Kính thư
    Nguyễn Xuân Diện

    Trả lờiXóa
  16. Lúc nhỏ tôi được ông nội và cha tôi chỉ cho nên cũng biết được vài chữ hán. Những không được nhiều vì chỉ vài năm ông tôi mất, cha tôi đi chiến trường không còn ai chỉ cho. Sau lớn lên tôi tìm hiểu thêm về hán-nôm, nhưng vốn liếng cũng chả được bao nhiêu. Có điều, nhờ tìm hiểu hán - nôm mà tôi biết thêm vài chữ về ca trù, biết ít tôi nhưng khg hiểu sao tôi thích ca trù từ đó (30 năm trước). Cả trước đó cũng vậy, cứ nói đến ca trù mặt tôi đần ra, nghe được bài nào hay người tôi nhẹ hẳn ra. Bạn bè bảo mày học kinh tế sao đầu óc mày lúc nào cũng hán - nôm với ả đào(?). Tôi chỉ cười.
    Cách nay cũng khoảng hơn 10 năm, tôi được đọc loạt bài viết về ca trù của gs Trần văn Khê đăng trên báo Tuổi trẻ, tôi đọc xong, cắt lưu lại thỉnh thoảng đọc cho ngấm. Tôi ở tỉnh lẻ, muốn có một tài liệu về ca trù để xem chắc hiếm có cơ hội. Nay nghe nói anh nghiên cứu, viết sách, làm luận án về ca trù, có đóng góp trong việc bảo tồn phát triển ca trù, trong khi anh còn trẻ chỉ mới hơn 30 tuôi, thực lòng tôi rất mừng (khg biết mừng vì cái gì), và rất khâm phục anh.
    Nhân được biết anh là "nhà" hán-nôm, tôi mạnh dạn tham vấn anh chuyện này nhé:
    Tôi có cô con gái út nay 15 tuổi. Lúc mới sinh cháu, tôi hỏi cha tôi đặt tên cháu là gì, ông bảo Hướng Tần, chữ Tần trong câu "quân hướng tiêu tương ngã hướng tần". Rồi ông chấm đầu ngón tay vào cốc nước đang uống dở viết chữ Tần lên mặt bàn (chữ ông viết đẹp lắm).
    Tôi lại hỏi ông đặt tên cháu như thế có trên điểm tích nào khg, ý chữ Tần thế nào ông bảo để sau này cháu nó hỏi con còn biết mà nói cho nó.
    Cha tôi im lặng 1 lúc rồi nói tao không còn nhớ (lúc ấy ông cúng ngoài 70 rồi, lại mấy chục năm bỏ chữ bỏ nghĩa nên chắc ông quên thật).
    Tôi mong anh giúp "giải" cho chữ Tần, hay Hướng Tần - Tên con gái tôi nhé.
    Một việc rất riêng tư, mong anh đừng quá bận tâm.
    Rất cám ơn anh đã giúp.
    Dũng _ Ninh Thuận.
    Mong nhận được tin anh qua địa chỉ : dung_hakhdt@yahoo.com

    Trả lờiXóa
  17. Chúc mừng TS.NXD và cuốn sách !
    Đồ-Gàn

    Trả lờiXóa
  18. Chào anh Dũng-Ninh Thuận!

    Tôi tạm múa rìu qua mắt thợ giải thích với anh như thế này, tôi cũng biết chút chút chữ Hán, nên coi như anh em giao lưu học hỏi nhau thôi.Cái anh thắc mắc nằm trong bài thơ sau:
    淮上別故人

    鄭谷

    揚子江頭楊柳春,

    楊花愁殺渡江人;

    數聲風笛離亭晚,

    君向瀟湘我向秦
    Dịch hán nôm:
    Hoài thượng biệt hữu nhân

    Trịnh Cốc

    Dương Tử giang đầu dương liễu xuân,

    Dương hoa sầu sát độ giang nhân.

    Sổ thanh phong địch ly đình vãn,

    Quân hướng Tiêu Tương, ngã hướng Tần

    Trịnh Cốc đã cho độc giả thấu được cái tình bạn thắm thiết và nỗi buồn ray rứt lúc tiễn biệt cố nhân. Hoài Thượng, Tiêu Tương, Tần chỉ đơn thuần là tên địa danh thôi.hướng Tần ý nói tác giả đi về hướng tần (Thiểm Tây ngày nay). Đơn giản thế thôi, nhưng anh có thể nói với con gái rằng tên của cháu xuất phát từ một bài thơ, mà ở đó cái tình cảm được thể hiện một cách trân trọng và da diết. Con sống sao giữ lấy chữ tình!

    Chúc cả nhà vui, hạnh phúc!
    Quí mến!

    Hoàng Dũng

    Trả lờiXóa
  19. Chúc mừng chú Diện! Không nhiều những luận án TS làm ở trong nước được các học giả ngoài nước đánh giá cao.

    Trả lờiXóa
  20. Cám ơn anh Hoàng Dũng (?), nhờ anh mà tôi biết thêm về bài thơ hay của Trịnh Cốc.
    Nhân đây cũng phiền anh thêm tý nữa, nếu được anh giải cho chữ Tần được khg, vì phần chữ hán của bài thơ anh gửi kèm không đọc được.
    thank you anh nhiều.
    Dũng_NT

    Trả lờiXóa
  21. Gửi Hoàng Dũng và dung_hakhdt@yahoo.com

    Theo Đường Thi tứ tuyệt (Vũ Minh Tân), NXB Thế giới, 2006 thì tên bài thơ là “Hoài thủy hữu biệt”. Dịch nghĩa như sau:

    CHIA TAY BẠN BÊN SÔNG HOÀI
    Phía đầu sông Dương Tử liễu xanh mượt. Hoa dương liễu làm khách qua sông buồn não lòng. Chiều tối tiếng sáo cất lên ở đình chia tay. Anh về phía Tiêu Tương (thuộc đất Sở), còn tôi sang đất Tần.
    (Như vậy, Tần là nước Tần. Theo hình dung của tôi, Tần và Sở cách xa nhau, Tần ở phía tây bắc, còn Sở ở phía đông nam, đi về hai hướng đó cũng chỉ sự cách xa – ĐTT)

    Dịch thơ:
    CHIA TAY BẠN BÊN SÔNG HOÀI
    Liễu mướt xuân – đầu sông Dương Tử
    Hoa liễu buồn, héo rũ lòng người
    Đình chiều tiếng sáo chia phôi
    Anh về đất Sở còn tôi sang Tần.
    (Vũ Minh Tân dịch)

    Trả lờiXóa
  22. khong phai ai cung la tien si dzom ,xin bay to long nguong mo den tien si that nguyen xuan dien

    Trả lờiXóa
  23. Tên bài thơ trên tôi đánh sai một chút "Hoài thượng biệt cố nhân" thì mới đúng. Còn Tần (秦) theo hán ngữ đại từ điển (漢語大詞典) có tất cả 8 nghĩa, chủ yếu là danh xưng: tên bộ lạc cổ, thành cổ, triều đại, tên nước khi TQ chưa thống nhất, ngày nay Tần còn là cách gọi ngắn của tỉnh Thiểm Tây-TQ. Ngoài ra Tần còn là tên một loại cỏ thơm. Vài lời phúc đáp đến anh Dũng. Cũng cám ơn anh Diện đã cho chúng tôi một nơi để học hỏi và chia sẻ, cám ơn 2 người bạn mới anh Dũng-anh Thi!

    Quí mến
    Hoàng Dũng

    Trả lờiXóa
  24. Thầy nào trò nấy !
    Mong em cân bằng để làm việc lâu dài (bố em chưa hồi phục ông con trưởng ạ )

    Trả lờiXóa
  25. Tôi, Dũng_NT cũng xin có lời cảm ơn đến ts Diện.
    Thưa 2 anh Hoàng Dũng và Tiến thi.
    Về bài thơ của Trịnh Cốc, tôi có sưu tầm được bản dịch lục bát, khg biết của ai mà tôi thấy hay, xin thưa lại với 2 anh:
    Sông Dương bờ liễu xanh rì
    Hoa Dương sầu chết, bạn đi sang đò
    Tiếng tiêu gió thoảng mơ hồ
    Tiêu tương bạn đến, tôi vô xứ Tần.
    Về chữ Tần, một lần nữa xin rất cám ơn các anh đã quan tâm, có lời bàn cho tôi hiểu thêm, tôi thực sự rất cảm kích.
    Mới đây, một chú em tôi thấy anh bận tâm nhiều về chữ Tần - Tên cô con gái quý nên gửi vào mail cho tôi mấy dòng bàn về chữ Tần của nó.
    Nó bảo, chữ Tần trong tiếng "háng" có 3 bộ gồm bộ tam, bộ nhân và bộ hòa (hợp). Các cụ ta có câu: Tam nhân hợp. Anh tự nghĩ thêm.
    Thư nó viết vậy, tôi đọc, vẽ ra chữ Tần, ngồi nghĩ thấy cũng có lí. Các anh thấy thế nào?

    Trả lờiXóa
  26. Chúc mừng những thành công của Ts NXD . Thật tự hào cho người VN vì có mấy người thành công và dũng cảm như anh , nhất là trong lĩnh vực VH.

    Trả lờiXóa
  27. Thành thật chúc mừng và cám ơn TS Diện về các thông tin TS viện dẫn ra đây. Không ai có thể nghi ngờ rằng trí thức VN có nhiều người uyên bác như TS. Có điều rằng sao đất nước vẫn cứ như cái ao cạn mùa hạn hán. Tôi chờ một cơn mưa và mưa sẽ đến. Cám ơn TS.

    Trả lờiXóa
  28. Chúc mừng sự giao thoa của 2 tâm hồn lớn thuộc 2 thế hệ dành cho nghệ thuật truyền thống! Chúc TS Diện tiếp bước cha ông làm rạng danh quê hương Việt Nam nói riêng và "đất 2 vua" nói riêng.

    Trả lờiXóa
  29. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện là một học giả uyên bác, có tinh thần yêu nước, có nhân cách cao quý, và có sĩ khí của sĩ phu bắc hà.
    Ông bà ta luôn nói: Có học phải có hạnh là vậy.

    Trả lờiXóa
  30. Mình chỉ là anh thường thường thôi nhưng từ hồi đọc Tễu nhiều nên giờ đầu cũng sáng ra nhiều đấy! Cảm ơn Tễu!

    Trả lờiXóa
  31. chúc mừng anh chúc anh thành công trong công cuôc bảo vệ các di sản văn hóa và bảo vệ nhưng người dân oan...

    Trả lờiXóa